Bình thường
vỗ tay là để tỏ ý tán thưởng, động viên, khen ngợi một phát biểu, một biểu diễn
của ai đó. Vỗ tay có giá trị cao khi nó
xuất phát một cách tự động, bất chợt, là sự bùng nổ ngẫu nhiên do cảm nhận được
cái hay, cái tuyệt vời. Lúc này vỗ tay càng to, càng kéo dài chứng tỏ sự hưởng ứng,
sự ca ngợi càng mãnh liệt. Trong tiếng vỗ ấy người ta cảm nhận được cái hồn, khơi
dậy được nguồn năng lượng tinh thần.
Vỗ tay
còn để thể hiện thái độ lịch sự khi tiếp nhận một biểu diễn nào đó.
Trong 2
trường hợp trên người ta căn cứ vào mức
độ tiếng vỗ tay để phán đoán tầm thành công của biểu diễn. Vỗ tay vì lịch sự thường
chỉ lẹt đẹt vài ba tiếng mà thôi.
Cũng thường
gặp vỗ tay theo “mồi”. Đó là khi người
trên diễn đàn, phát biểu xong một ý nào đó, rất muốn cử tọa hưởng ứng nhưng chẳng
có ai vỗ tay, đành tự mình vỗ tay trước để làm mồi cho người ta vỗ theo. Kiểu vỗ
tay như thế thường rời rạc, dựa vào sự nể nang.
Có một
loại vỗ tay theo chỉ đạo, được dàn dựng trước. Đó là vỗ tay trong các buổi mit
tin để chào mừng ai đó hoặc sự kiện nào đó , trong các đại hội . Kiểu vỗ tay
này là theo nhiệm vụ, theo kịch bản, đầy tính xu nịnh. Vỗ rất to, rất dài, nhưng
đấy chỉ là những tiếng động vô hồn. Trong mớ hỗn độn âm thanh ấy người ta cảm
nhận được sự rời rạc, sự áp đặt, kể cả sự khinh bỉ. Điển hình cho sự vỗ tay này
xẩy ra tại đại hội đảng cộng sản Rumani năm 1989 khi nghe bài phát biểu của Tổng
bí thư Ceausescu. Người ta vỗ tay rất to, rất nhiều lần, mỗi lần rất dài. Tưởng
rằng như vậy thì Ceausescu đang ở trên đỉnh cao của uy tín và quyền lực, không
ngờ chỉ sau vài ngày ông đã bị nhân dân vùng lên, lật đổ, bị tòa án kết tội tử
hình và bị bắn ngay sau đó.
Gần đây
lại thấy xuất hiện nhiều kiểu vỗ tay “từ thiện”.
Tại các tiệc cưới hoặc buổi liên hoan, thậm chí tại buổi thuyết trình, có vài
người ( chủ yếu là người dẫn chương trình MC ) đề nghị, xin xỏ : “ Xin
bà con cho một tràng pháo tay để…”. Vỗ tay là tỏ ý tán thưởng, thế mà phải đi xin thì quá yếu. Các MC tưởng nhầm thế
là lịch sự vì cúi đầu xuống để xin, nhưng chưa thấy được sự hèn kém ẩn dưới chữ
xin đó.
Xin kể
câu chuyện. Hồi tháng 5/ 2014 tôi thuyết trình tại Đại học Xây dựng Miền Trung
về Nghệ thuật giao tiếp. Khi tôi kết thúc, thính giả mà phần lớn là sinh viên đã
nhiệt liệt vỗ tay. Tiếp theo là phần giao lưu, giải đáp, thảo luận. Sau vài ý
kiến, một bạn trẻ phát biểu : “ Trước
khi em nêu nhận xét và câu hỏi, em xin các bạn một tràng pháo tay thật to để
cám ơn giáo sư Cống đã thuyết trình rất hay”. Nghe đến đây tôi vội vàng giơ tay ra hiệu ngăn lại và nói lớn ; “
Xin đừng, xin đừng”. Sau đó tôi nói tiếp : “ Tôi cám ơn bạn trẻ vừa rồi vì lòng tốt và sự kính trọng đối với tôi
mà xin các bạn vỗ tay, nhưng tôi không muốn nhận sự vỗ tay do xin xỏ ấy. Các bạn
đã thật lòng vỗ tay rồi, tôi đã cảm nhận được tấm lòng đó, bây giờ lại xin vỗ
tay thì tôi chẳng thấy vinh dự hơn mà còn cảm thấy bị xúc phạm, nào, bạn trẻ,
có nhận xét hoặc câu hỏi gì cứ nêu ra”.
Thế còn
khi bạn phát biểu xong mà cả hội trường im phăng phắc, không một tiếng vỗ tay
thì sao. Xin kể 3 chuyện.
Chuyện
1-Tại cuộc họp Quốc hội sáng ngày 01 tháng 4 vừa qua xẩy ra một việc như vậy (
tôi không được chứng kiến kiểu “kỳ mục sở
thị” mà chỉ biết qua tường thuật ). Đó là phát biểu nổi tiếng của đại biểu Trương
Trọng Nghĩa, phó chủ tịch Hội Luật gia VN. Trong 7 phút LS Nghĩa đã hùng hồn
phát biểu những vấn đề quan trọng và cấp thiết của đất nước, những sự thật mà
ít ai dám nói tới hoặc tìm mọi cách che dấu hoặc nói ngược lại. Phát biểu xong
không có tiếng vỗ tay nào. Hình như gần 500 đại biểu QH, khi nghe xong cảm thấy
tự đau xót, thấm thía, xấu hổ, bất động như bị đánh trúng tử huyệt. Cũng có nhận
xét là gần 500 đại biểu chỉ là nghị gật, phải cúi đầu xấu hổ trong thân phận bù
nhìn.
Chuyện
2-Tại cuộc Hội thảo do Hội Cựu giáo chức tổ chức bàn về “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới
giáo dục” vào tháng 11 năm 2013 tại Hà Nội ( do GS Phạm Minh Hạc điều khiển),
tôi được đọc tham luận. Đọc xong phần chính đã được duyệt, tôi phát biểu thêm mấy
câu sau ( không có trong bài chuẩn bị sẵn nộp cho ban tổ chức) : “Trong
hội thảo này tôi nghe có 3 tham luận nhấn mạnh rằng phải kết hợp chặt chẽ
tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác Lê nin. Tôi cho rằng việc đó không những
không cần thiết mà còn có hại. Càng ngày càng thấy rõ Chủ nghĩa Mác Lênin chứa
nhiều độc hại, nếu kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ làm cho tư tưởng đó bị xấu
đi. Tôi đề nghị, để phát triển giáo dục cũng như phát triển đất nước thì nên từ
bỏ Chủ nghĩa Mác Lê nin. Xin hết “.
Tôi kết
thúc tham luận, bước xuống trong không khí im lặng gần như tuyệt đối, không một
tiếng vỗ tay, không một tiếng xì xào, không gian như bị đông cứng lại. Vừa đi
xuống, tôi nhìn sang hai bên, nhận được những ánh mắt thông cảm, cổ vũ, và cả
vài ánh mắt, bộ mặt hằn học, thù hận. Khi giải tán, tôi cố nấn ná lại khá lâu
trước cổng để nhận những cái bắt tay thân thiện và một vài lời thì thầm “ được,
tớ đồng ý…, giỏi, dũng cảm…”. Tôi có hỏi vài người quen “ sao không vỗ tay”. Nhận
được câu trả lời : “ Ủng hộ trong lòng là được rồi, vỗ tay có mà…”. Đó là năm
2013 !
Chuyện
3- Xa hơn chút nữa, tháng 11 năm 2000. Trong chuyến thăm VN của Tổng thống Mỹ Bill Clinton,
có buổi gặp gỡ với sinh viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi không được
dự buổi gặp này, chỉ được nghe nói rằng những thầy cô giáo và sinh viên đến dự
phải được lựa chọn trước, được căn dặn là phải ngồi yên ( không được đứng dậy
chào mừng) khi Tổng thống Mỹ vào hội trường, không được vỗ tay khi nghe ông ta
nói chuyện. Không biết chỉ thị đó từ ai phát ra. Có người đoán là từ nguyên Tổng
bí thư đảng Đỗ Mười (Khi đó lê Khả Phiêu – Tổng Bí thư). Đây là kiểu không được
vỗ tay theo mệnh lệnh. Tôi có nghe tường thuật trực tiếp buổi đó. Nhiều điều
tôi cho là mới lạ, rất hay, đáng ra phải được vỗ tay nhiệt liệt, thế mà hội trường
vẫn im phăng phắc. Tôi hết sức thông cảm với những người dự trực tiếp, được
nghe những lời quá hay mà phải kìm nén. Ôi chao, các phóng viên ngoại quốc sẽ
đánh giá trình độ văn hóa của thầy trò đại học VN ở mức nào.
Thế mới
biết, chuyện vỗ tay hay không, tưởng là đơn giản nhưng nhiều lúc chẳng đơn giản
chút nào.
NĐC (Tác giả gửi BVB)
------------
Cảm ơn GSvề bài viết. Ông Trương Trọng Nghĩa nói lên sự thật đang diễn ra . ông nói với đại biểu QH nhưng thực ra là nói với toàn thể dân Việt nam . ông đâu cần tiếng vỗ tay trong hội trường của những kẻ bán linh hồn cho quỷ dữ , những kẻ hèn hạ , lừa dối ngay cả với lương tâm của chính mình , đã có tiếng vỗ tay của cộng đồng dân Việt dành cho ông công khai và ở trong lòng . Thật là tốt khi không có tiếng vỗ tay trong hội trường , điều đó nói cho dân chúng một sự thật khác là những kẻ lâu nay nói vì dân thực ra là dối trá , bộ mặt thật của họ đã được phơi bày , không biết vô tình hay cố ý nhưng đúng là không có cách phơi bày nào tốt hơn . Ngay cả bản thân tôi khi nghe điều này cũng khó tin đó là sự thật . Và đến hôm nay dân Việt đã biết rõ ai là bạn , là thù , ai là đối tượng mình phải loại bỏ . Quy luật đang phat huy tác dụng , khi đã xác định được đối tượng thì việc loại bỏ dễ hơn trước nhiều .
Trả lờiXóaLời bàn về 3 câu chuyện "vỗ tay":
Trả lờiXóa- Chuyện 1: Sau 7 phút phát biểu của ĐB Trương Trọng Nghĩa, không có vỗ tay của QH là điều đáng mừng, vì như vậy là cả 500 ĐB của dân đều còn ...cảm xúc (nếu đúng như các lý do mà tác giả suy diễn).
- Chuyện 2: Thôi thì "việc" của bản thân tác giả, tác giả có giác quan thứ 6 để tự cảm nhận.
- Chuyện 3: Ta cứ xem như cái chuyện vỗ hay không vỗ đối với ông Bill Clinton ở ĐHQG HN thì cũng giống như đối với ông Tập Cận Bình ở HT Diên Hồng vừa qua ấy mà; chỉ có đối tượng và địa điểm gặp gỡ là khác thôi!
Xin hết!
Ông Trương Trọng Nghĩa hãy làm thêm một việc nghĩa cử nữa vào những ngày tàn của nhiệm kỳ đó là khi chuẩn bị "bầu cử" thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ông hãy đề cử thêm một Đinh La Thăng vào chức vụ đó xem cái đàn nghị gật kia phản ứng ra sao. Không khéo ông trở thành anh hùng dân tộc đấy
Trả lờiXóaĐề cử thêm T.M.T cho đủ bộ!
XóaVãi! La # - kẻ gian hùng!
Chán cho cái Văn hóa vỗ tay kiểu Việt Nam bây giờ.
Trả lờiXóaVăn hóa vỗ tay
Văn hóa xin cho
Văn hóa chỉ định
Văn hóa sợ sệt
Là văn hóa bị trị
Văn hóa của sự lệ thuộc " Nô lệ "
Văn hóa của sự cùng đinh...
Giáo sư đã biết sự độc hại của chủ nghĩa Mác, quý thay (tuy hơi muộn chăng ?), nhưng vẫn còn tôn sùng cái tư tưởng "không có tư tưởng nào ngoài tư tưởng Mác" thì vẫn ... bó tay
Trả lờiXóa(ngoài ra thời đại internet đã cho thấy cái tư tưởng ăn theo kia cũng chả khá hơn gì cái chủ nghĩa mác lê rìu búa kia ... )
Bài viết quá hay,quá sâu sắc.Kính chúc Gs.luôn mạnh khỏe,đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng dân trí,thúc đẩy sự thay đổi xã hội theo chiều hướng tự do,dân chủ,công bằng và văn minh.
Trả lờiXóaChỉ thị không được vỗ tay cho Clinton chứng tỏ một cái đầu nhỏ nhen, bần tiện, vô văn hoá , thiếu lịch sự bang giao quốc tế. Đã mời người ta, cần người ta mà còn đem trò vụn vặt,tiểu nhân như một thằng hàng xóm hay phá thối, điều này làm báo chí quốc tế hiểu lầm và đánh giá thấp cả dân tộc VN chỉ vì cái chỉ thị ngu ngóc của một cá nhân nhân danh lảnh đạo.
Trả lờiXóaBài viết của GS Cống về Văn hóa vỗ tay hay quá. Mỗi lần xem Chương Trình thấy kiểu vỗ tay " Lại Văn Sâm " thấy đều đẹp nhưng lại thấy buồn vì nặng về hình thức " đạo diễn " quá. Lâu nay hình như người Việt quen thói không vỗ tay nên nhiều khi MC phải nhắc khéo " Xin một tràng vỗ tay "... bao nhiêu năm rồi VN tụt hậu về kinh tế kéo theo tụt hậu luôn cả về văn hóa ứng xử ...
Trả lờiXóaQHVNcs kỳ này có vẻ không êm thấm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đỗ Bá Tỵ đã được đề cử vào vị trí Phó chủ tịch Quốc hội. Ngân khó tự tung tự tác, ăn nói quàng xiên như Hùng Hói.
Trả lờiXóaTướng Đỗ Bá Tỵ từng chỉ huy các trận đánh ở biên giới với Tàu và từng gọi cảnh giác sự xâm lấn của Tàu ở biển Đông , một tướng có ảnh hưởng nhiều trong quân đội. Đưa ông Tỵ qua Quốc Hội để không còn quyền cầm quân trong tay. Ngày trước người ta đưa tướng Giáp từ "cầm quân sang cầm quần đàn bà".
XóaLũ khỉ được dạy khi nào vỗ, khi nào không vỗ tay.
Trả lờiXóaThưa Giao sư Nguyễn Đình Cống,chủ nghĩa xã hôi nó để ra cai cơ chế"xin,cho" vì vậy mà vỗ tay là một nét văn hóa sinh hoat cộng đồng cũng phả dược XIN và CHO.Trong bài viêt của Giaos sư đã thể hiện đầy đủ rồi.Cảm ơn Giao sư.
Trả lờiXóaHồi ông Bill qua VN,"đãng ta" đã chỉ đạo cấm tất cả mọi tay chóp bu cười khi bắt tay với ông ấy.
Trả lờiXóaMới nghe cứ tưởng là chuyện đùa,nhưng với bản chất của đãng thì chuyện đó là quá bình thường.
Cựu đãng viên,giáo sư Nguyễn Đình Cống thật là dũng cảm,dám nói giữa hội trường cái chuyện đương nhiên mà nhiều người không dám nói.
Kính chúc giáo sư luôn mạnh khoẻ!
Lâu lắm rồi, tôi có viết một bài"Nói thì hay vỗ tay thì lôi"Tôi cũng đã dẫn ra một vài kiểu vỗ tay như của ông Đồng, Ổng nói xong liền tự mình vỗ tay để "mồi"...Lamhx đạo đảng, nhà nước từ cụ Hồ trở đi đều mắc phải lỗi này, mà thật khó sửa. Vì sao đố các bạn.KM
Trả lờiXóaCả XH vừa giả dối vừa vô cảm! Cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóaĐể khẳng định , gần 500 cái ông bà NGHỊ GẬT đã không biết cách ứng xử hoặc là " sợ đảng trừng trị " nên với phát biểu rất dũng cảm ( tôi cho là như vậy trong thời buổi này ) của LS Trương trọng Nghĩa về những tồn tại yếu kém , yếu hèn ... của những kẻ mang danh " lãnh đạo thiên tài - quang vinh " trong những năm tháng vừa qua đã không nhận được những tràng vỗ tay của đám nghị gật . Cũng phải nói rằng , trong cái đám gần 500 ĐBQH " đảng cử dân bầu " không phải tất cả là những người yếu bóng vía , họ là đảng viên CSVN nhưng là " người tốt " nhưng họ cũng không dám " đụng vào ổ kiến lửa " , họ đồng tình , họ tán thưởng nhưng họ để trong lòng , số còn lại là ngỡ ngàng , bực tức , hằn học ... vì ông Trương trọng Nghĩa đã xoáy vào " tử huyệt " của họ và vì vậy họ đau , họ cắn rứt lương tâm ! Một bài phát biểu đầy ý nghĩa , đầy tính nhân bản như vậy lại không nhận được sự tán thưởng : vỗ tay ! Ấy thế mà , một thằng " giặc họ Tập " ngang nhiên đứng trên bục cao nhất của nghị trường , khua môi múa mép về cái gọi là " hữu hảo " , " 4 tốt 16 chữ vàng " ... trong khi nó xua quân đội đánh chiếm đảo chìm đảo nổi thuộc chủ quyền VN , bắn giết ngư dân , phá hoại tài sản của những ngư dân ngèo VN ... thì lại được 100% các ông bà nghị vỗ tay rần rần ! Có người lý giải , đó là phép lịch sự ? Không , đó không phải là phép lịch sự mà đó là sự ngớ ngẩn , sự yếu hèn , sự nhu nhược của một dân tộc , của một Quốc gia ( Quốc hội chính là đại diện cho một Quốc thể , cho nhân dân , cho dân tộc ) ! Có ai lại đi vỗ tay tán thưởng một thằng ăn cướp ? thằng ăn cướp lại còn đi dạy đời phải tử tế , chắc chắn là không ! Đúng như bài viết của Gs Nguyễn đình Cống , vỗ tay cũng đòi hỏi phải có trí tuệ , hãy hiểu cho đúng và vỗ tay cho " đúng chỗ , đúng việc " là vậy . Nhân đây cũng được nhắc lại cái việc ông " đảng trưởng " Nguyễn phú Trọng ( có lẽ cũng là để trả ơn cho họ Tập cùng bè lũ bành trướng bá quyền Trung cộng đã ủng hộ cũng như cố vấn cho ông tranh được cái chức TBT ) nên đã cố cao giọng hát rõ to bài " tình hữu nghị Việt nam - Trung hoa " ( ... núi liền núi , sông liền sông ... Hồ chí Minh - Mao trạch Đông ...) ! Ôi , qua đây mới thấy rằng cái đảng CSVN này đã làm thui chột lòng dũng cảm , sự tự trọng , sự liêm sỉ ... của dân tộc Việt nam mới khủng khiếp làm sao !
Trả lờiXóa