Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị

Đổi mới để đất nước phát triển tốt hơn, để người dân có quyền biết tiền của họ được chi tiêu thế nào.
LTS: Tuần trước, ông Bùi Quang Vinh là bộ trưởng - thành viên Chính phủ được Quốc hội lưu luyến nhất, khi nhiều đại biểu chưa muốn ông nghỉ lúc này. Cũng như vậy, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII hồi đầu năm, ông cũng được nhiều đại biểu đề nghị tiếp tục tham gia trung ương.
Điều gì đã tạo nên sự hấp dẫn ở một chính trị gia như vậy? Bài phát biểu của ông Vinh, trong một hội thảo góp ý cho “Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới soạn thảo, mà chúng tôi giới thiệu dưới đây có thể phần nào giúp giải đáp câu hỏi này.
Dư địa phát triển từ năm 1986 đến nay đã cạn dần, đặc biệt gần đây kinh tế Việt Nam bộc lộ nhiều khiếm khuyết, nhiều rào cản lớn xuất hiện. Có những khác biệt đang trở thành rào cản trong chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường đầy đủ, là nguyên nhân làm méo mó phân bổ nguồn lực, lãng phí tài nguyên, con người, làm thị trường không phát huy đầy đủ chức năng của nó. Thực tế đó đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, tạo hệ thống động lực để khuyến khích phân bổ lại nguồn lực quốc gia hiệu quả hơn.
Mặc dù có nhiều thành tựu nhưng chúng ta cũng thấy rằng nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém cạnh tranh hơn, trong khi chúng ta đang hội nhập mạnh mẽ. Chúng ta đã quyết tâm hội nhập mà không đổi mới mình, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế thì chắc chắn thất bại.
Phải đổi mới toàn diện
Việt Nam đã qua hơn 30 năm đổi mới, 40 năm sau ngày thống nhất đất nước. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu so với chính chúng ta nhưng so với bạn bè cùng điều kiện thì chúng ta chậm hơn, thậm chí có khoảng cách rất xa.
Ông Bùi Quang Vinh đã để lại những dấu ấn đậm nét
về tư tưởng phát triển của mình trong thời gian
đảm trách vai trò bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: CTV
Động lực của 30 năm đổi mới, chuyển từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, dù chưa đầy đủ và hiện đại nhưng đã là một thành tựu vĩ đại. Đó là bước chuyển sang tự do, giúp cởi trói, khơi đậy động lực của nền kinh tế.
Nhưng rõ ràng chúng ta đã tới hạn, nếu tiếp tục như thế thì đất nước không phát triển thêm, thậm chí rối loạn.
Chúng ta đã tích cực hội nhập nhưng chưa có giải pháp cần để tận dụng cơ hội và hạn chế tiêu cực của hội nhập. Đây là điều rất đáng lo. Hội nhập là sức ép lớn để cải cách thể chế. Đây là sự thật. Chúng ta vào cuộc chơi chung thì phải đổi mới, nếu không sẽ thất bại.
Song, cải cách thể chế cần đi đôi với cải cách chính trị. Điều này không mới và chúng ta có chung nhận thức. Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị. Vấn đề này tôi đã suy nghĩ nhiều năm, ngay sau Đại hội XI và chúng tôi đã tổ chức hội thảo nhiều lần ở hội trường này.
Xin khẳng định rõ ở đây là đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng hay thay đổi CNXH. Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. CNXH cũng không thay đổi vì đó là điều tốt đẹp cho mỗi con người Việt Nam.
Qua các thời kỳ, Đảng đã chứng tỏ khả năng thay đổi, năng động, sáng tạo. Lịch sử của Đảng rút ra điều này rồi cho nên lúc này phải đổi mới.
Đổi mới thể chế kinh tế đi đôi với thể chế chính trị không có gì mới, vì đó là yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XI được thông qua năm 2011. Chỉ có điều năm năm qua triển khai đổi mới trong kinh tế nhiều hơn, trong khi những đổi mới thực sự trong chính trị chưa được nhiều…
Chúng ta thống nhất là lần này, chúng ta phải đổi mới một cách toàn diện, phải thay đổi bộ máy để phù hợp với kinh tế thị trường.
Làm rõ vai trò cá nhân: Chọn người tài, loại người kém
Muốn đổi mới thì phải có dân chủ… Phải hướng đến dân chủ trực tiếp (Hiến pháp đã quy định) để chọn người tài.
Vai trò cá nhân phải rõ ràng hơn… Nếu không làm rõ vai trò cá nhân thì không thể xác định được ai hoàn thành nhiệm vụ, ai không. Cốt lõi vấn đề ở đây. Không làm rõ được vai trò cá nhân thì sao loại được người kém ra. Đây là cốt lõi sâu xa. Mà vấn đề dân chủ, trách nhiệm cá nhân thế giới đã làm.
Trong kinh tế, kinh tế tư nhân làm rất rõ vai trò cá nhân. Họ làm được thì ăn, không thì chết. Trách nhiệm cá nhân gắn với từng đồng bạc của họ.
Còn bên Nhà nước, không rõ ràng gì cả. Cá nhân mang danh tập thể tiêu tiền của Nhà nước. Có sai cũng không kỷ luật được ai vì không biết cá nhân ai sai.
Chúng ta bức xúc trước những vấn đề không giải quyết được như thế này. Đây là nguyên nhân sâu xa thuộc về nguyên lý quản lý, trong thể chế nên chúng ta phải đổi mới. Đổi mới để đất nước phát triển tốt hơn, để người dân có quyền biết tiền của họ được chi tiêu thế nào.

* * *
Thành tựu 70 năm hiện hữu trên quảng trường Ba Đình dịp lễ Quốc khánh 2-9 vừa rồi với diễu binh, diễu hành… Nhưng chúng tôi muốn bổ sung rằng dù thành tựu trên quảng trường như vậy thì vẫn còn rất nhiều vấn đề làm Việt Nam tụt hậu, còn nhiều vấn đề phải xem xét.
Khi chúng ta mở cửa lớn như vậy mà không tận dụng được cơ hội lớn, để rơi mất, vuột đi thì khi “tỉnh giấc” cũng chẳng lấy lại được. Đi ra ngoài, thấy họ làm được, sao ta không làm được? Đó là điều nhức nhối, xấu hổ!
Không ảo tưởng các chuyện này sẽ thay đổi một sớm một chiều nhưng nếu không ai nói, không đặt ra vấn đề thì xã hội sẽ đi đến đâu? Đây là trách nhiệm của cơ quan xây dựng chính sách, trong đó có bộ của tôi - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sự khác biệt Bùi Quang Vinh!
Nhiều đại biểu Quốc hội và nhân dân đã bày tỏ sự lưu luyến đối với Bộ trưởng Vinh - người mạnh miệng nói về những cải cách mạnh mẽ cho kinh tế đất nước!
Ở Đại hội XII, sau khi có bài phát biểu làm dậy sóng hội trường, ông là một trong số 62 người được nhiều đại biểu tham dự đại hội đề nghị tái cử. Nhớ lại, trong bài phát biểu ấy, ông đã thẳng thắn: “Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”. Trăn trở về con đường phát triển của quốc gia, ông khẳng khái nói: “Việt Nam phải đi trên con đường nhân loại đã đi”. Những điều ông nói có thể không mới nhưng lại là điều cần thiết trong bối cảnh vẫn còn những nhóm lợi ích lưu luyến với những gì cũ kỹ, vốn chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng.
Sức ép này như ông thừa nhận với báo chí: “Cái mới thì luôn bị phản đối. Đổi mới thì không thể tránh được việc đụng chạm lợi ích của từng ngành, từng cá nhân. Đổi mới mà không bị phản ứng thì không phải là đổi mới. Vì khi đổi mới, minh bạch thì nhiều người không thể lợi dụng để tư lợi nên họ phải phản ứng.” Chắc chắn chỉ có suy nghĩ về lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc mới giúp ông đủ sức vượt qua những phản ứng.
Thể chế và con người, như ông nói là hai nhân tố quyết định để phát triển đất nước. Cũng như nhiều người tâm huyết với dân tộc, ông đồng quan điểm phải tuyển dụng được những người tài để đảm nhận những vị trí quan trọng ở nhiều tầng nấc xã hội. Bởi ông hiểu rằng chỉ có những người tài mới có thể sản sinh ra thể chế tốt và kiểm soát nó. Nếu không con đường phát triển của Việt Nam vẫn lạc điệu với những thể chế tiên tiến, hiện đại nhất của nhân loại.
Đôi lúc trong những cuộc trao đổi riêng, ông bày tỏ mình không muốn nói gì nữa trong lúc này. Thế nhưng những trăn trở về đất nước, về doanh nghiệp, cộng đồng luôn thường trực trong con người ấy. Ngay trong buổi họp, được xem như cuối cùng với tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà ông làm tổ trưởng, những phát biểu của ông vẫn thẳng thắn: “Nếu tất cả vì lợi ích chung thì xử lý không khó. Nhưng nếu lý sự kiểu quyền anh, quyền tôi, luật ngành anh, luật ngành tôi thì sẽ rất khó giải quyết những khó khăn phát sinh”.
Thôi thì chúng ta cứ tin vào điều mà ông nói về cải cách: “Đơn giản, muốn biến củ sắn to thành bột mịn thì cũng phải qua các công đoạn chặt nhỏ, xay thành bột, sau đó mới lọc sơ rồi lọc kỹ. Nếu dùng rây lọc mịn ngay từ đầu thì sẽ tắc”.
Ông sẽ nghỉ ngơi và có thể sẽ về làm ruộng như ông đã từng tâm sự với báo giới khi còn rất nhiều điều dang dở. “Tôi nghĩ rằng trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải được đặt lên trên lợi ích của bản thân, của ngành mình”. Lời tâm sự gần như là cuối cùng này của ông với báo giới cuối năm 2015 cho chúng ta niềm tin: “Tinh thần Bùi Quang Vinh” chắc hẳn sẽ vượt ra khỏi khuôn viên của Bộ KH&ĐT. Bởi tinh thần của ông là sự khác biệt và sự khác biệt ấy cần được hiểu ở góc độ tích cực nhất!
Tư Giang ghi/(Pháp luật TPHCM)
-------------

27 nhận xét:

  1. mới đọc tưởng hay ho ..nhưng tới đoạn này thì làm dơ nhà ...

    [...] đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng hay thay đổi CNXH. Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. CNXH cũng không thay đổi vì đó là điều tốt đẹp cho mỗi con người Việt Nam.[...]

    đổi mới thể chế chính trị mà không thay đảng và CNXH thì đổi cái con ^%#@$^#@ gì ?

    lại dám nói "là sự lựa chọn của nhân dân" ? nhân dân có được tự do chọn lựa đâu ? cũng như thức ăn thiếu vệ sinh cũng là lựa chọn của nhân dân vậy, vì chính dân tự đi mua mà ...

    lại còn CNXH là điều tốt đẹp cho ng VN ... nếu tốt đẹp sao phải ngửa tay xin tiền viện trợ của kiều bào ? văn hoá và đạo đức xã hội tụt hậu ....

    đúng là 1 đỉnh cao trí tuệ, chung với lũ khỉ ba đình ..
    bó toàn thân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XHCN là cái gì? Ngay cả tên đảng trưởng là Trọng Lú cũng không hiểu, không biết là 100 năm nữa có hay không?
      Thế mà chỉ vì lợi ích của CSVN mà nhắm mắt lùa cả dân tộc đi theo con đường không hiểu, không thấy, không biết này!
      Thật là không có ai NGU hơn CSVN, à quên, không có ai khôn lỏi hơn CNVN, lùa cả dân tộc vào đường u mê để dễ bề cai trị.
      Lại nhớ hồi còn học cấp 1 (tiểu học bây giờ) được dạy rằng thực dân Pháp dùng thuốc phiện và rượu đầu độc nhân dân Việt nam, không cho người Việt được học hành để nhằm mục đích u mê hóa người Việt cho dễ bề cai trị!
      Nay thì thấy CSVN đang làm y chang những gì mà chúng thường chửi thực dân Pháp ngày trước.
      Có điều là thực dân Pháp còn cai trị theo pháp luật, còn CSVN thì cai trị theo luật rừng của CS!

      Xóa
    2. Nhân dân VN có lựa chọn đảng CSVN đâu, tự chúng kêu lên như vậy chứ?
      Còn nếu CNXH là tốt đẹp thì không dại gì hàng loạt nước XHCN đều bỏ hết, nay chỉ còn trơ khấc anh Việt và anh Triều, anh Tàu cũng đã bỏ rồi, anh Cuba cũng đang bỏ gác ngủ với VN rồi. Thế mà không biết là chúng đang đi trên con đường của thằng khùng Kim Un gì đó bên triều tiên, suốt ngày dọa thế giới nào bắn tên lửa nào tấn công hạt nhân y hệt như một thằng Chí Phèo giữa chợ. Còn lũ CSVN thì cúi đầu im re làm nô lệ cho Tàu để chúng thả cho yên phận bòn rút của cải của nhân dân!

      Xóa
    3. Thay đổi chế cũ đã thối nát , lỗi thời sang một chế độ mới tốt đẹp là đúng và chắc chắn đến trong tương lai , nhưng mong muốn ngày mai điều đó đến là không tưởng . Một chế độ độc tài đã ăn sâu trong lòng dân muốn chuyển đổi phải có quá trình , quá trình đó chính là gỡ dần nó ra khỏi lòng dân . Ông Vinh đã nhìn thấy và nói đúng qua hình ảnh ông nói về chế biến củ sắn to thành bột mịn phải có quá trình chứ nếu dùng rây lọc ngay ban đầu thì sẽ tắc .
      Hiện nay đảng và chế độ đang bị 4 dòng thác tấn công , đó là :
      1) Sự suy thoái về kinh tế , xã hội , sự thối nát của đảng là không thể cứu vãn ( nguyên nhân là do độc đảng ). Chính những điều này đang gỡ dần lòng dân ra khỏi đảng .
      2)Lực lượng cấp tiến trong đảng ,chính quyền đang tăng dần làm suy yếu đảng từ trong ra ( tự diễn biến ) .Ví dụ như ông Vinh , ông Nghĩa , ông Lai ...
      3) lực lượng dân chủ ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, ngày một trưởng thành hơn .
      4) Dòng chảy dân chủ nhân quyền trên thế giới đang gây sức ép , tác động mạnh mẽ lên Việt nam . Điều khoản bắt buộc lập công đoàn độc lập trong TPP là một ví dụ .
      Với sự tấn công của 4 dòng thác này thì không một chế độ độc tài nào có thể tồn tại được nhưng phải là một quá trình và quá trình này phù hợp với sự tăng dân trí của đất nước . Chính những người như ông Vinh , bác Bồng đang làm điều này đấy .

      Xóa
    4. Trong lúc này,cơ chế này mà nói được như Bác Bùi Quang Vinh là cái tâm,cái tầm của bác ấy đã mấy ai hơn được.

      Bài phát biểu của Bác Vinh tại Đại hội XII năm 2016 xứng đáng là cương lĩnh đổi mới lần thứ 2 của Đảng CSVN ,tiếp theo lần 1 ở Đại hội VI năm 1986.

      Đổi mới rồi sẽ phải là quá trình liên tục ,hiện nay định hướng từng kỳ 5 năm theo nhiệm kỳ Đại hội Đảng cầm quyền ,về lâu dài sau này sẽ theo nhiệm kỳ Chính phủ và hy vọng đến nhiệm kỳ Chính phủ 2020 -2025,việc đổi mới thể chế sẽ cơ bản hoàn thành.

      Xóa
  2. Không thay đổi chính trị,nhất định 100% VN sẽ bị xóa sạch trên bản đồ thế giới,đổi mói GIÒ NÀO HAY GIỜ ĐÓ (nói là giờ chứ đừng nói ngày và tháng,VÌ THỜI GIAN KHÔNG CÒN NỮA VÀ VÔ CÙNG CẤP BÁCH!)

    Trả lờiXóa
  3. Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

    Trả lờiXóa
  4. Đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng , thay đổi XHCN vì Đảng đã có nhận thức về đổi mới , Đảng đã tiến bộ . Đồng thời VN phải đi trên con đường nhân loại đã đi !

    Con đường của các nước tư bản phát triển đang đi không có nền kinh tế nhà nước định hướng , không có những xí nghiệp nhà nước quốc doanh chủ lực . Điều quan trọng nhất trong luật lệ của các nước tư bản hiện nay là phải đặt nhân quyền lên trên hết , nhằm tránh bị giới chủ nhân bóc lột , ngược đãi kỳ thị thuộc cấp và cạnh tranh làm ăn phải được công bằng , minh bạch , không có hối lộ mua chuộc dù là làm ăn tai nước mình hay làm ăn ở nước ngoài .

    Chỉ nhìn vào một khía cạnh nho nhỏ trên , chúng ta thấy ngay tại sao kinh tế VN không thể phát triển , xã hội VN chậm tiêu chậm tiến . Chính cái vách ngăn sàn lọc XHCN khiến cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào VN hay từ VN đầu tư ra nước ngoài , hay cả những doanh nghiệp tương tác tại VN với nhau , tất cả đều khó khăn hơn bình thường xen lẫn trắc trở hiểm nguy ví hai chử độc quyền nhà nước .

    Tại sao muốn đi trên con đường nhân loại đã đi lại chính mình tạo nén vách ngăn sàng lọc XHCN , khiến cho mình phải đi sau cả mấy chục năm hay cả trăm năm ? Cái lợi này ai hưởng ? Cái hại này ai chịu ?

    Những trăn trở , nhận xét và đề nghị của ông Vinh đều hoàn toàn đúng để một VN hòm nay ổn định phát triển trên con đường chậm tiến . Đảng lợi trên vai trò lãnh đạo muôn năm của giai cấp chủ nhan ông và nhân dân thiệt thòi sống đời sống của một đất nước chậm tiến trên thế giới .

    Trả lờiXóa
  5. - Kinh tế thị trường là tinh hoa của Nhân loại vì tuân theo quy luạt cạnh tranh nên nó đổi mới từng ngày.
    - Định hướng XHCN thì cần phải đổi mới một cách mạnh mẽ và đổi mới triệt để chứ đừng hô hào chung chung.Trải qua hơn 40 năm thống nhất đất nước và hơn 30 năm đổi mơi đã có nhiều thành phần kinh tế phát triển,trái lại thành phần tạo nên cái hệ thống chinh trị vẫn như cũ và cách vận hành có phần quan liêu nặng nề hơn.Ngày nay đi ra khỏi nhà,theo cách nói dân giã"Điện-Đường-Trường-Trạm" có khang trang,to,rộng,cao,đẹp hơn,nhưng khi đến vào cơ quan chính quyền thì cách làm việc vẫn như xưa,cái hệ thông chính trị vẫn như xưa và có phần phát triên đồ sộ:cơ quan đảng,Hội đồng Nhân dân,Uỷ ban Nhân dân,Đoàn thanh niên,Hội Phụ nữ,MTTQ,Quân đội,Công an rồi còn Hội cựu chiến binh,Hội nông dân,Hội người cao tuội..khi vận hành để giải quyết công việc rưởm rà,chồng chéo và đặc biệt không có người chịu trach nhiêm.Nói như người của Ngân hàng thế giới: Một đất không chịu phát triển' là vì cái hệ thông chính trị này đây.
    Viêt Nam thực hiên đương lối phat triên kinh tế thị trường thế là đủ và may ra tiến kịp các nươc trong khối Asean.

    Trả lờiXóa
  6. Dân lương thiệnlúc 07:34 16 tháng 4, 2016

    Bộ trưởng Bùi Quang Vinh " Ra về " lúc này có lẽ là một "tín hiệu hay" phản ánh phong trào đòi hỏi "Đổi mới kinh tế" đang bế tắc trầm trọng ở nhà nước VN lúc này, một nhà nước không cho phép tồn tại một nhân tố tích cực nào, khi mà ĐCS do một ông già kém hiêu biết làm TBT đang lãnh đạo toàn diện và ra đủ thứ lệnh chỉ để bảo vệ chính cái ghế và quyền lợi của cá nhân ông ta. ( Thậm chí con cái ông ta, họ hàng thân thích ông ta ngày mai sống chết ra sao ông không cần biết)
    Điều đó càng chứng tỏ đất nước cần đổi thay thể chế chính trị mục ruỗng, thối nát, mà không chỉ khiến người dân lương thiện bất bình mà ngay cả "đồng đảng" của ông, những đ/c "cùng hội cùng thuyền" với ông cũng đang rất bất bình.
    Nhưng tại sao lúc này họ chưa làm?
    Tại sao lúc này họ đang nghe theo lệnh ông răm rắp?
    Bởi vì thời cơ chưa đến.
    Bởi vì "Cơn say" của Ông Tổng đang ở hồi hưng phấn nhất, mọi người đang né tránh ông như né tranh một con nghiện đang "phê"... nhưng chỉ ít bữa nữa thôi, con nghiện sẽ lịm đi và gục xuống.
    Tôi nhớ đến một lời bình rất hay của Trần Khánh Dư khi nói về tài cầm quân của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo:

    "Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận
    Người giỏi bày trận thì không cần đánh...."

    Giờ G đã điểm.
    Ông Bùi Quang Vinh "ra đi" khi ông còn rất sung sức và đầy nhiệt huyết.
    Ông "ra đi" để ông xung vào đội ngũ tiến bộ của quần chúng nhân dân.
    Ngày mai, chậm nhất là ngày mốt, đội ngũ đó sẽ có người tài thay đổi thể chế CHÍNH TRỊ va đưa NÊN KINH TẾ của đất nước đi lên.

    Không quét sạch rơm rác mục nát, mầm non lành mạnh không thể mọc lên được

    Trả lờiXóa
  7. Vâng, bác Vinh nói đúng lắm ! Chỉ có điều đảng trưởng nó "éo" nghe,"éo" muốn. Nó chỉ sợ teo mất tài khoản ở ngân hàng Thuỵ sĩ thig chết! Tôi nói đảng trưởng là cả cái tên đang làm và cả tên sắp lên thay và cả tên sau đó nữa, nghĩa là mãi mãi ,chúng cùng duộc với nhau! Người như bác Vinh mới tham gia 1 khoá nó đã lấy cớ đến tuổi đá về rồi, trong khi nó thất thập cổ lai hy thì vẫn...đặc biệt! Thế nên cơ bản là "ai? Cách nào treo chuông vào được cổ mèo"?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng trưởng nghe chớ, nghe phần này

      "đổi mới thể chế chính trị không có nghĩa là thay đổi Đảng hay thay đổi CNXH. Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. CNXH cũng không thay đổi vì đó là điều tốt đẹp cho mỗi con người Việt Nam"

      Xóa
    2. "Chúng ta khẳng định Đảng Cộng sản Vn vẫn lãnh đạo, vì đó là lựa chọn của DLV, của lịch sử Lê Văn Tám!"

      Xóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 09:55 16 tháng 4, 2016

    1/-Một bài như thế nầy mà được đăng trên báo Pháp Luật của nhà nước thì chúng ta có quyền hy-vọng.
    2/-Tôi ước mong mau có ngày Hội Dân Chủ để được bắt tay và nói lời cám ơn những người tôi mến mộ như ông Bùi Quang Vinh,Bùi Văn Bồng,Luật Sư Nguyễn Văn Đài,những đứa con tướng Trần Độ,Thiếu Tướng Vĩnh và con rễ Đại tá Quang, nữ nghệ sĩ Kim Chi,chú Têu Blog,Trần Xuân Bách v.v..... và nhiều nhiều lắm,cả ngàn cả chục ngàn người khác đang miệt mài tranh đấu cho một VN Tự Do.
    3/-Thật lòng tôi cũng muốn thấy (bên ngoài) những người như Nguyễn Phú Trọng,Nông Đức Mạnh,Nguyễn Xuân Phúc,Trương Tấn Sang....coi họ sao mà họ tham lam quá vậy. Biết là mình đang làm hại đất nước mà vì ham ghế ham tiền mà cứ bám riếc !-Tôi muốn chưỡi họ một câu trước mặt cho đã (thay vì cứ phải chưỡi trên Net hoài).

    Trả lờiXóa
  9. Trong một chế độ xã hội độc đảng - độc quyền ( CSVN ) lãnh đạo thì những vị " tư lệnh ngành " như ông Bùi quang Vinh không thể tồn tại , đó là điều chắc chắn ! Tình trang đủ kiểu " chạy " ( chạy dự án , chạy ngân sách , chạy qui hoạch ...) của những kẻ lãnh đạo tỉnh - thành , tham nhũng tràn lan ( quốc nạn tham nhũng ) ... thì người " chặn họng " lũ này như ông Vinh làm sao chúng lại có thể chấp nhận để ông tại vị được . Với những việc làm kiên quyết của ông cùng những phát biểu " đụng chạm " đến quyền lợi cũng như thể chế của cái đảng CS , đứng đầu là Nguyễn phú Trọng , thì sự ra đi của ông Vinh là điều đương nhiên . Lũ lãnh đạo CSVN luôn muốn sự qui phục , biết nghe lời , khen nịnh , thành tích đểu của các quan chức , của nhân dân mà thôi , ngược lại những điều này là chúng truất phế liền , hoặc chúng chụp cho cái mũ " chống đảng , chống chế độ ... " theo điều 258 và .... bóc lịch thậm chí " Văn Điển " luôn ! CSVN luôn là như vậy ! Thật đáng tiếc và buồn thay cho những " tư lệnh ngành " tử tế như ông Bùi quang Vinh ! Hãy nhìn 19 gương mặt " vua tập thể " kỳ này , chúng ta đã thấy cả một bầu trời u ám và nặng mùi . Với những kẻ như thế , Việt nam không thể phát triển cũng chẳng phải là điều lạ phải không các bạn ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là lí do vì sao mà thế giới văn minh gọi cncs là quái thai của thế kỉ 20.
      Người tài giỏi,tử tế nếu không chịu "thấm nhuần" thì chắc chắn sẽ bị nó đào thải,thậm chí là triệt tiêu.
      Không phải vô cớ mà 3X kêu gọi mấy tay chóp bu "ráng làm người tử tế".

      Xóa
    2. 3X và đồng bọn tự tát nhau qua câu nhắn nhủ đó! Họ mà cũng mở mõm như vậy ư?!

      Xóa
  10. Xin đồng cảm với Trương Minh Tịnh !

    Trả lờiXóa
  11. So với ông Donal Trump, bà Hilary Clintol, và ngay cả ông NPT... thì ông Vinh còn trẻ (và khỏe, và minh mẫn, và ...hăng máu) chán, chục năm nữa cũng chưa muộn để thi thố tài năng. Chỉ có điều không biết đến lúc đó ông đã được quyền ứng cử ...TBT hay chưa mà thôi?

    Trả lờiXóa
  12. "Muốn đổi mới về kinh tế thì trước hết cần đổi mới về thể chế chính trị"

    Nhưng nếu đởi mới thể chế , thì cái bằng "RÁO SƯ TS LÍ LUẬN" của bác Trọng qoẳng cho chó nó tha à ???. Không ...Không Tôi nghĩ bác Trọng rất tiếc , không muốn vứt đi đấu !!!!

    Trả lờiXóa
  13. Đề nghi bác Bồng đăng bài "Nếu không có rượu mới" của Huy Đức đăng trên bbc để các còm sĩ phản hồi :

    http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/04/160414_huy_duc_vietnam_binhluan

    Trả lờiXóa
  14. ông Vinh đi về vườn là đúng qui trình rồi. bỡi ông ở lại tiếng nói của ông cũng như đàn khảy tai trâu thôi...lãnh đạo nhà sản ta đang toan tính và lúng túng, còn đãng còn mình,,,còn bám víu.chừng nào dẫn nổi can qua thì ta lại về với dân,vì ta đã mặt dày rồi cùng với sự ngu dốt láo luế một cách trơ trẽn,,dương cao ngọn cờ dân chủ, lấy dân làm gốc?!!?

    Trả lờiXóa
  15. Tôi chắc rằng, nói trong phạm vi hẹp, chỉ có đa nguyên thì nền bóng đá VN mới phát triển. Giờ cứ như mèo hen tự khen. Vì mèo đẹp luôn bị đá đít.
    Hình như tập đoàn HAGL đang phá sản?
    (1 người làm bóng đá)

    Trả lờiXóa
  16. nói vòng vo,chẳng qua chỉ là trò khỉ, tiên lên xhcn để rồi hugo chavez cho dân venezuela xếp hàng mua giấy chùi đít, tuần tắm 3 lần

    Trả lờiXóa
  17. Quái vật Hugo Chavez cũng may là bị ĐỀN TỘI sớm,chứ nếu không dân Venezuala giờ chắc phải ăn vỏ cây mà sống !

    Trả lờiXóa
  18. Nói mãi làm gì, đổi cái này đổi cái kia ... Đừng đổi gì cả, sáu bảy chục năm nay quen rồi, cứ thế mà làm, cùng lắm là cả nước ăn mày thôi. Hôn quân thì nước tàn dân lụn. Đầu nó đặc sệt, mồm nó khít rịt, nó đang ở truồng trước bàn dân thiên hạ mà nó cứ tưởng hả hê đang khoác hoàng bào.

    Trả lờiXóa
  19. Còn điều 4 hiến pháp: đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, và chỉ duy nhất đảng được ngồi ỉa vào đầu dân- thì nói "đổi mới thể chế chính trị" chỉ là lừa đảo dân chúng, chỉ là bịp bợm lừa thế giới mà thôi.
    tích cực "định hướng"(lừa) dân để giữ "ổn định chính trị"(câu giờ tồn tại); Tha hồ tham nhũng, tự do bán nước, tận tụy làm tay sai cho Bắc kinh- đó là khẩu hiệu hành động thực tế hiện nay của những kẻ cầm quyền trong đảng csVN.

    Trả lờiXóa