Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Chúng tôi chọn tôm cá

Hôm nay báo tuổi trẻ đăng tin (25-04-2016) rằng Ông Chu Xuân Phàm, trưởng văn phòng Forsoma tại Hà Nội, muốn biết người dân chúng tôi chọn gì giữa tôm cá và nhà máy của Forsoma tại Hà Tĩnh. Tôi nói cho Ông rõ rằng chúng tôi chọn tôm cá. Nếu như Forsoma làm ô nhiễm môi trường ở Việt Nam thì chúng tôi yêu cầu Forsoma đóng cửa và dọn đi chỗ khác. Hai mươi tám tỷ USD là số tiền Forsoma đầu tư cho dự án tại Vũng Án, số tiền đó vô cùng lớn, và rất có giá trị kinh tế. Nhưng người dân chúng tôi vẫn chọn ưu tiên môi trường sống trong lành, an toàn hơn là có tiền nhưng sống trong môi trường ô nhiễm.
Dân tôi có câu nói này: “đói cho sạch và rách cho thơm”. Chỉ câu nói đó thôi, Forsoma nên tự biết phải làm gì. Ông Chu, tôi không biết Ông là ai đến từ đâu? Nhưng nếu văn hóa chọn tiền thay vì chọn môi trường sạch sẽ an toàn là văn hóa của Ông thì Ông không hiểu gì về văn hóa người Việt. Nếu Ông là người Việt thì làm ơn học lại văn hóa, nếu Ông không phải người Việt thì mời Ông đi chỗ khác. Đừng ở đây làm ô nhiễm môi trường Việt Nam.
Theo thông tin các báo đăng tải, cá chết hàng loạt rất bất thường, tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và nhiều nơi dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cá chết có thể do thiên tai hoặc nhân tai. Nhưng nguyên nhân thiên tai đã được loại bỏ bởi Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Nhiệt độ và độ mặn của nước biển cũng không biến đổi lớn đến mức gây chết cá hàng loạt như vậy, vì nếu có biến đổi lớn nhất định người dân đi biển sẽ biết. Vậy nguyên nhân còn lại là do nhân tai. Chẳng lẽ dân ven biến xúm nhau “đái” xuống biển cho cá tôm chết? Không phải, vì nước tiểu không độc như vậy.
Vậy đâu là nguyên nhân cá chết hàng loạt?
Chúng ta phải bắt đầu từ hiện tượng lượng tôm cá giảm đi nhiều trong khu vực biển, nơi mà Forsoma sả nước thải. Quan sát của dân địa phương cho biết từ khi Forsama xả nước thải ra, lượng cá tôm giảm đi thấy rõ. Vậy chính nước thải từ Forsama làm giảm lượng cá tôm sinh sống trong khu vực này. Nước thải từ Forsoma gây giảm lượng tôm cá trong vùng có thể theo nhiều nguyên nhân: (a) tôm cá mới sinh ra còn nhỏ không đủ  khả năng kháng/tránh chất độc hại trong môi trường nước nên chết đi, vì vậy với thời gian lượng tôm cá trong vùng không tái sinh kịp so với lượng bị đánh bắt, (b) môi trường nước bị ô nhiễm nên cá tôm di chuyển đi chỗ khác để sinh sống hoặc chết đi một phần.   
Ngày 6 tháng 04 năm 2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở nhiều nơi thuộc thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Cho đến giữa tháng 04 thì phát hiện cá chết với số lượng lớn tại các nơi khác dọc ven biển Quảng Bình, Quảng Trị và Huế (ước tính chiều dài bờ biển có cá chết nhiều là 250 km). Mặc dù đến thời điểm này chưa có đủ chứng cứ khoa học xác thực về nguyên nhân cá chết nhưng có thể nghi ngờ chính nước thải từ Forsoma gây ô nhiễm môi trường nước biển trong khu vực, đầu độc cá và làm cá chết với số lượng rất lớn. Nếu kiểm tra môi trường khu vực gần miệng ống xả thải của Forsoma có thể tìm thêm các chứng cứ khác như các sinh vật biển khác (rong reo tảo, tôm, mực, ốc…) có chết không? Nếu có chết thì chất độc là đến từ ống xả thải của Forsoma.
Thông thường cá sẽ biết được môi trường nước có sống được hay không, nếu như môi trường ô nhiễm hay không phù hợp để sinh trưởng, cá sẽ di chuyển đi chỗ khác. Nhưng tại sao ở đây cá chết hàng loạt và chỉ tập trung trong thời gian khoảng 10 ngày?  Thêm vào đó lượng nước biển là vô cùng lớn (sâu hơn 10 m) và luôn luôn biến động do các dòng nước di chuyển kèm theo hiện tượng khuyếch tán tự nhiên (do nhiệt) của các phân tử hóa chất (và nước). Vậy cá chết là do (i) chất có độc tố rất mạnh phân bố rộng, gây ngộ độc nhanh khiến cá khi tiếp xúc không kịp chạy thoát thân, (j) nồng độ độc tố cao và phân bố rộng, (k) cả hai nguyên nhân vừa nêu. Không phải là một chất độc mà là nhiều chất cùng tác động.
Nếu độc tố này là do Forsoma thải ra, vậy họ thải ra từ thời điểm nào, bao lâu?
Cá bắt đầu chết ở thị xã Kỳ Anh ngày 06 tháng 04 và kết thúc hiện tượng chết tại thị xã Kỳ Anh tầm giữa tháng tư. Như vậy, Forsoma đã thải liên tục ra biển khối lượng lớn chất độc trong vòng tầm 10 ngày. Forsoma có thể đã bắt đầu xả nước thải chứa độc tố trong khoảng ngày 1 đến ngày 2 tháng 04 và kết thúc tầm ngày 7-8 tháng 04. Lượng chất thải phải được tích tụ đủ lớn để gây chết hàng loạt tại Kỳ Anh trước khi dòng nước độc này di chuyển xuống các tỉnh khác.  
Họ thải ra bao nhiêu nước thải?
Phải xem thông số bơm ở đầu trên đường ống thải. Nhưng thông số này vẫn chưa đủ vì người vận hành có thể điều chỉnh đồng hồ đo. Vậy phải xem họ đã tiêu thụ bao nhiêu nước trong thời gian đầu tháng cho đến giữa tháng 04. Nếu biết được thông số này có thể ước tính lượng nước họ thải ra biển. Có thể ước lượng thể tích khối nước độc dọc ven biển (gồm những nơi cá chết hàng loạt đồng thời).
Họ thải chất gì và bao nhiêu trong nước thải?
Phải xem trong thời gian cuối tháng 03 và đầu tháng 04 họ đã tiêu dùng những hóa chất nào, bao nhiêu và vào thời điểm nào thì sẽ biết được. Điều tra cái này thì không ai giỏi bằng Công An. Danh mục các chất (như chống ăn mòn, chống gỉ, chống khuẩn…) của Forsoma do báo Tuổi Trẻ cung cấp chỉ là danh sách tên thương mại. Danh sách này chỉ cung cấp tên thương mại các chất Forsoma mua về, nhưng không cung cấp những chất và hàm lượng đã tiêu dùng trong thời gian qua. Một số chất tìm được trên Internet, cho thấy chúng rất độc, có thể gây chết người như: SPECTRUS NX1106, RORSHIELD NTD4203.
Forsoma cho rằng họ thải nước đạt tiêu chuẩn môi trường ra biển?
Để biết thông tin này có chính xác không thì chỉ có một cách duy nhất là hỏi cơ quan quản lý môi trường Hà Tĩnh. Cơ quan này có chức năng theo dõi đo đạc thường xuyên, định kỳ, đột xuất để kiểm tra chất lượng nước thải của Forsoma. Nếu cơ quan này không thu thập đủ số liệu chính xác thì chúng ta không có cách nào biết được chất lượng nước thải của Forsoma mấy ngày qua (trước và trong khi cá chết). Không nên tin vào các thông số do hệ thống đo đạc tự động của Forsoma. Vì các giá trị chuẩn (chuyên ngành gọi là set point) của hệ thống đo đạt được điều chỉnh dễ dàng. Cho nên dù nước thải không đạt chất lượng cũng dễ dàng “by pass” (lọt qua, đi vòng) hệ thống kiểm soát tự động. Nếu thực sự Forsoma tuân thủ tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam vậy tiêu chuẩn này phải có vấn đề nghiêm trọng!
Vậy làm sao có thể khép tội cho Forsoma?
Chỉ còn cách duy nhất là thu thập nhanh nhất có thể (nếu không chất độc sẽ khuyếch tán đi) và tìm độc tố có trong mẫu “bẩn”: nước biển, đất (lòng biển), rong reo gần miệng ống xả, cặn bã nằm trong ống, miệng ống thải, trong xác cá chết. Các thông tin liên quan đến độc tố trong các mẫu này cần so sánh đối chiếu với các mẫu “sạch” (mẫu chuẩn): nước biển nơi không có cá chết, cá khỏe mạnh  để biết thông số nào là khác thường. Cuối cùng là tìm ra sự trùng hợp giữa hóa chất mà Forsoma đã sử dụng và độc tố có trong các mẫu “bẩn”. Nếu sự trùng hợp này là đúng, vậy Forsoma đã gây ra thảm họa môi trường cho khu vực các Tỉnh, gây tổn hại nghiêm trọng môi trường và kinh tế. Lúc này Forsoma có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả:
1) Lập tức đóng cửa nhà máy cho đến khi Forsoma đầu tư công nghệ xử lý tốt nước thải. Chất lượng nước thải sẽ được đánh giá qua môi trường sống của sinh vật biển, nơi gần miệng ống thải, có tốt không. Các sinh vật biển có sống tốt không? Nếu tốt thì chất lượng nước thải đạt yêu cầu.
2) Forsoma phải bồi thường thiệt hại kinh tế và tinh thần cho dân trong vùng bị thiệt hại.
3) Forsoma phải bồi hoàn chi phí cho Nhà Nước, chi phí để xử lí vụ Cá chết hàng loạt (thanh tra, kiểm tra, điều tra…).
Trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường Hà Tĩnh:
Phải thiết lập hệ thống đo đạc độc lập và đủ độ tin cậy các thông số của nước thải từ Forsoma. Yêu cầu cấp trên cho phép cơ quản quản lý của Hà Tĩnh có quyền kiểm tra đột xuất hoạt động của Forsoma.
Nhắn các cơ quan quản lý môi trường toàn quốc: Hãy bảo vệ môi trường sống của ta cho an toàn. Không chỉ an toàn cho người mà cho các loài sinh vật khác
Tịnh Mộc Thường/anhbasam
--------------

47 nhận xét:

  1. Chỉ có môi trường mới tạo ra cuộc sống, còn cuộc sống không tạo ra môi trường! Vì vậy cuộc sống như thế nào là bạn phải lựa chọn?
    Cái hình ảnh người Anh gói những túi không khí trong lành ở đất nước của họ, gửi sang bán cho người dân Trung Quốc hít thở chẳng lẽ không nói lên điều gì sao?
    Hãy khôn ngoan lên để cùng tồn tại?

    Trả lờiXóa
  2. DÂN Việt hãy chọn đi
    CÁ hay NHÀ MÁY???
    Theo TÀU hay Theo MỸ???

    http://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/3559/3825/original.jpg

    Trả lờiXóa
  3. ==> Trước thảm họa môi trường tại miền Trung gần đây, chúng ta phải có nghĩa vụ lên tiếng. Cả nước hãy cùng xuống đường vào:<==

    Thời gian: 09h00 ngày 1/5/2016.
    Địa điểm:
    + Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền.

    + Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1

    + Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook.

    Chủ đề: Vì môi trường trong sạch.

    ==>KÍNH THƯA ĐỒNG BÀO,<==

    Hà Nội mới phát hiện thủy ngân (một chất cực độc) có trong không khí. Biển miền Trung từ Hà Tĩnh tới Huế cá tôm đang chết, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn đang bị lấp. Đồng Bằng Sông Cửu Long đang ngập mặn, Tây Nguyên đang khát cháy…

    Chưa khi nào Việt Nam phải đối mặt cùng lúc với nhiều thảm họa về môi trường đến như thế. Vì nhiều lý do như: đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, thay đổi khí hậu… Và nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu sự quan tâm của chính mỗi người dân đến môi trường sống của mình.

    Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”

    Trước thảm họa môi trường tại miền Trung gần đây, chúng ta phải có nghĩa vụ lên tiếng.

    Cả nước hãy cùng xuống đường vào ngày giờ nói trên với những thông điệp về môi trường (như một số gợi ý dưới đây) để cùng nhau hướng về đồng bào miền Trung, cùng nhau vì một môi trường trong sạch.

    Đồng ý xuống đường, đồng ý với nội dung này, đồng bào vui lòng góp tay chia sẻ và mời gọi bạn bè mình cùng tham gia, cùng nhau, vì một môi trường trong sạch.

    Danh sách các khẩu hiệu gợi ý:

    1. Hãy lên tiếng để bảo vệ môi trường sống

    2. Hãy cứu lấy môi trường sống.

    Trả lờiXóa
  4. Qua phát ngôn của tên Chu Xuân Phàm là thấy rõ bằng chứng Formosa thải chất độc ra biển . Nhà máy thải chất độc gây chết cá , vậy người việt hãy chọn thép hay tôm cá . Như vặy là ta có cơ sở để cáo buộc thủ phạm , bắt chúng phải bềi thường .
    Tôi rất tán thành ý kiến " quyền kiểm tra đột xuất " , phải như vậy chúng mới không kịp trở tay xóa dấu vết . Cái trò ảo thuật một đường ống có thể thải cả nước bẩn và nước sạch ai cũng làm được , chỉ cần có đoạn đường vòng với 2 vân đóng mở ở 2 đầu là được , đúng như trong bài viết về " nghệ thuật by pass " . Nếu khu CN này ở các nước khác thì chắc chắn bị ngư dân cho ra tòa án quốc tế rồi , nếu như tòa án trong nước im lặng không giải quyết vụ này . Bồi thường thiệt hại là cái chắc , cam đoan ngư dân thắng kiện 100!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã gần 1 tháng rồi, tụi Formosa thừa sức chạy án và chạy sạch sẽ dấu vêt rồi. Tối nay 19 giờ, Bộ TN-MT họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt.
      Để xem bộ này công bố ra sao là biết chính phủ VN bảo kê hay trừng trị bọn Formosa, hay nói như tay Phàm là xem CSVN chọn tôm cá và nhân dân hay chọn nhà máy, nhóm lợi ích thân Tàu???

      Xóa
    2. Khi còn đương chức, tay bịp bợm Nguyễn Sinh Hùng đã từng dự báo về khu kinh tế Vũng Áng – Formosa như sau: “Giai đoạn một, ngân sách Hà Tĩnh sẽ đạt mức từ 5.000 – 7.000 tỷ. Giai đoạn hai sau năm 2015 nguồn thu ngân sách sẽ trên mười nghìn tỷ đồng/năm“.

      Bây giờ, 5.000, 10.000 tỷ đồng ngân sách đâu không thấy, chỉ thấy tôm cá chết la liệt khắp nơi, người dân ở 4 tỉnh có cá chết, cũng sắp chết theo vì chẳng còn tôm cá đâu mà ăn!

      Các thế hệ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng để cho báo chí ca ngợi về công lao của mình đối với dự án ở Vũng Áng như sau: “Ðể có một khu kinh tế Vũng Áng và những dự án tầm cỡ quốc tế như Formosa là công lao của các thế hệ lãnh đạo, sự vào cuộc của toàn Ðảng bộ, quân và dân Hà Tĩnh. Mùa xuân là sự góp sức của nhiều cánh én, song không ai quên công lao của cánh én đầu đàn Formosa“
      HAY QUÁ PHẢI KHÔNG TRỌNG LÚ, 3X VÀ BẦY ĐÀN???

      Xóa
    3. Có đến 4 bộ với các viện hàn lâm khoa học VN cùng hàng trăm giáo sư tiến sĩ nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cá chết.
      Hay là chúng đang tìm cách che dấu tội phạm và tìm câu trả lời để an lòng dân chúng và vẫn được lòng bọn Tàu Formosa?
      Cái việc này khó đây. CSVN phải chọn: đi với tụi Tàu phù hay đi với nhân dân và đất nước VN.

      Xóa
    4. Formosa là tập đoàn kinh tế được thành lập ở Đài Loan năm 1954 từ một khoản tiền vay của Mỹ. Công ty này, ban đầu là hoạt động chính trong sản xuất nhựa (PVC). Những năm sau này họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Formosa đầu tư ở Đài Loan, Mỹ, và hiện nay là Việt Nam. Lịch sử hoạt động của tập đoàn này cho thấy họ gây ra rất nhiều thiệt hại cho người và môi trường, nơi họ đầu tư. Năm 1999, họ mua chuộc quan chức Campuchia và xả 3000 tấn chất thải chứa thủy ngân (độc tố nguy hiểm) ở thành phố Sihanouville. Năm 2004 và 2005 đã xảy ra hai vụ nổ của tập đoàn này (ở Mỹ) khiến 5 người chết và nhiều người bị thương. Nhà quản lý ở Mỹ đã phạt Formosa 300 nghìn USD về vụ nổ năm 2004 ở Illinois. Về môi trường, từ 2003 đến 2013, Formosa vi phạm nhiều quy định bảo vệ môi trường (nước, không khí và chất thải). Trong thời gian này họ đã nộp phạt tại Mỹ với số tiền lên đến tầm 5 triệu USD. T

      Formosa được tổ chức bảo vệ môi trường Scorecard xếp vào tốp 10% công ty tại Mỹ có thành tích tồi nhất trong bảo vệ môi trường!

      Xóa
    5. Năm 2008, ông Hoàng Trung Hải (lúc đó là Phó thủ tướng) ký hai văn bản đồng ý cho Formosa đầu tư nhà máy liên hiệp luyện thép và cảng nước sâu tại Vũng Áng, Hà Tĩnh. Theo thông tin các báo cho hay, Formosa đầu tư tổng số tiền là 28 tỷ USD vào dự án này. Giai đoạn đầu họ đầu tư 8 tỷ USD. Họ được thuê đất 70 năm (theo luật tối đa chỉ được 50 năm), 15 năm đầu miễn phí thuê đất, những năm còn lại thu 80 VND/m2/năm, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp (chỉ 10%) so với thuế thu nhập doanh nghiệp bình thường năm 2008 là 28%. Bên cạnh đó họ còn có nhiều ưu đãi khác. Chưa bàn đến việc công ty này mang người lao động Trung Quốc vào làm việc trái phép.
      Tại sao Formosa lại được nhiều ưu đãi vậy?
      Chắc là họ sẽ mang lại sự “đổi đời” cho dân Hà Tĩnh như báo Nhân Dân đăng năm 2011 trong đó nêu ý kiến của một người dân về việc khởi công dự án Formosa tại Vũng Áng: “Lâu nay nghe nói mà chưa thấy chi, bầy tui lo lo, phấp phỏm. Nay được nhìn tận mắt lễ khởi công là bà con vui rồi, sướng rồi. Nhất định dân tôi sẽ đổi đời, quê hương Ðèo Ngang sẽ không phải mang tiếng ‘đang nghèo’ mãi nữa“.
      Đối với Hà Tĩnh, dự án Formosa là động lực của Khu kinh tế Vũng Áng. Có một điều khá ngạc nhiên đó là khi Formosa vào Hà Tĩnh, các báo chỉ đăng tải công trạng của các cơ quan quản lý, vinh danh sự có mặt của Formosa như là cứu cánh cho dân trong vùng. Chẳng ai đếm xỉa đến trách nhiệm hay cam kết của Formosa trong dự án này là gì và đặc biệt là các cam kết bảo vệ môi trường sống cho khu vực này. Formosa chỉ cam kết một việc là đảm bảo dự án đúng tiến độ. Năm 2015, một nghiên cứu ngắn của Viện Nghiên Cứu Chính Sách và Phát Triển đã quan tâm và khuyến cáo vấn đề bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng chỉ dừng ở đó, về phía quản lý Nhà Nước không ai đoái hoài gì đến việc bảo vệ môi trường. Các nhà báo cũng quên luôn!
      Hậu quả phá hoại môi trường của Formosa thì chúng ta đã bắt đầu thấy. Nhưng phải nói rõ, Formosa đến Việt Nam vì quyền lợi của họ chứ không phải vì Việt Nam, không phải vì Hà Tĩnh. Vậy Formosa không có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trừ khi cơ quan quản lý yêu cầu họ một cách hiệu quả. Còn quản lý là Bộ TNMT thì đẩy cho tỉnh Hà tĩnh, tỉnh thì giao cho Formosa nộp báo cáo lấy lệ.
      Thế cho nên Formosa được nước thả chất bẩn vô tội vạ!

      Xóa
    6. Qua sự việc này, chúng ta thấy rõ sự vô trách nhiệm của Sở Tài Nguyên và Môi Trường của Hà Tĩnh. Họ đã không làm tròn trách nhiệm giám sát hoạt động của Formosa trong lĩnh vực Sở quản lý. Sở này cũng không biết Formosa mấy ngày qua xả ra chất gì và bao nhiêu? Tất cả những gì các cơ quan quản lý nói là hệ thống xử lý nước thải hiện đại có hệ thống quan trắc tự động, ống thải ngầm dưới biển đã được cấp phép… Vậy trách nhiệm của Sở là làm chi? Các ông/bà không đo đạc, kiểm tra thì làm sao biết họ thải ra chất có độc không? Chất độc có nhiều không? Và nếu các ông/bà làm tròn trách nhiệm của mình thì ngay bây giờ đã biết được Formosa có liên can trong sự việc hay không hoặc là đã ngăn chặn được sự cố đáng tiếc này.

      Xóa
    7. Khi các công ty nước ngoài đến đầu tư tại các nước phát triển, họ được nhiều ưu đãi. Họ có thêm thị trường là một chuyện. Nhưng điều tệ hại là họ không có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống, nếu có thì chỉ qua loa, lấy lệ. Điều tệ hại tiếp theo là họ thường bóc lột người lao động trong nước, họ trả công với đồng lương chết đói. Hai điều tệ hại này sẽ không xảy ra (hoặc ít xảy ra) trừ khi họ được cơ quan quản lý của Nước chủ nhà bật đèn xanh. Chính sự nhân nhượng của Nhà Nước là nguyên nhân sâu xa gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt nổi bật như Trung Quốc và Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ muốn kiếm tiền, còn Nhà Nước phải biết giúp dân bảo vệ môi trường. Nếu không, thì có Nhà Nước để làm gì?

      Nhà Nước nào nhân nhượng các công ty nước ngoài, thì các công ty này sẽ phá hoại môi trường và bóc lột người lao động.

      Xóa
    8. Cho đến hôm nay, mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải.

      Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội.

      Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản – tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia – đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy.

      Không thể không nhắc đến những ưu đãi khác thường mà lãnh đạo Hà Tĩnh và trung ương đã dễ dãi cấp cho Formosa Hà Tĩnh, từ thời hạn sử dụng dài hết mức (70 năm) đối với một diện tích đất đai rộng lớn tại một vị trí xung yếu về quốc phòng, đến những lỏng lẻo trong quản lý, như về lao động (với số lượng lớn lao động đơn giản China Đại lục không có giấy phép lao động), về thuế, về kiểm soát nước thải (hoàn toàn lệ thuộc công ty). Những người có quyền quản trị quốc gia đã cho phép Formosa Hà Tĩnh được hoạt động như một đặc khu, các cơ quan chức năng của Việt Nam không dễ gì được vào để kiểm tra kiểm soát về an toàn môi trường cũng như mọi hoạt động của nó, như thực tế đã cho thấy trong vụ cá chết vừa qua.

      Xóa
    9. Trước sự kiện chấn động cả nước như thế, ngày 23/4/16 khi trả lời báo, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này.

      Quả tình là ông Phó Chủ tịch cố tình trấn an dư luận một cách bi hài, hay là ông không hề có một khả năng cảm nhận về một chuyện vốn rất… “nhạy cảm”, như gần đây người ta thường dùng mấy chữ này để nói về những sự cố liên quan đến lợi ích của một nhóm quyền lực – cấp trung ương hay cấp tỉnh – nào đấy. Vì những phát ngôn xin nói thẳng là liều lĩnh đó của ông mà dân chúng và công luận đã lên tiếng thách thức ông tới tắm biển và ăn đồ biển ở Vũng Áng. Điều khôi hài hơn, một cư dân sở tại xưng tên là Dũng, gọi điện thoại trực tiếp cho ông ngỏ ý muốn tặng ông mỗi ngày một kg cá tươi đang nuôi ở lồng bè, ông cười giả lả không muốn nhận. Đến khi ép, ông thoái thác bằng cách bảo ông sẽ cho người liên hệ để nhận. Anh Dũng còn mời ông ra tắm biển Vũng Áng, ông chống chế là ông đang bận, tiếp đoàn khách Phó thủ tướng, chưa thực hiện lời hứa được.
      Đúng là CHÓ MÁ THẬT.

      Xóa
    10. Xin mời mọi người xem video về thử nghiệm của phóng viên VTC tại Vũng Áng: phóng viên thả cá đang khoẻ mạnh vào nước biển Vũng Áng, chỉ sau 2 phút, cá bơi trong nước biển đã bị chết!
      Nguồn video: https://www.facebook.com/HaTinh24h/videos/1076127499126744/

      Xóa
  5. Bác Hồ ơi cứu dân miền trung chúng con, ra khơi thì bị tàu lạ tấn công bắt bớ, ở gần bờ thì bị tàu quen xả độc. Phen này chúng con chắc chết đói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trời ạ, thế kỷ 21 rồi, thời @, chứ có phải thời hang Pác Pó để mà kêu cứu kiểu ôn vật nầy?
      Hết người để kêu sao, vẫn chưa sáng mắt sáng lòng????
      Mệt thiệt, đến bao giờ VN mới chịu mỡ mắt để nhìn thấu vào tấm gương đạo đức kiểu ở hang rừng rú nay vậy nè.
      Híc

      Xóa
    2. Vật đổi sao dời, giả sử bây giờ Bác Hồ có sống lại cũng không thể làm Tổng bí thư vì Bác không phải là người miền Bắc và không có bằng tiến sỹ “ní nuận”. hãy để Bác yên nghỉ, đừng gọi Bác làm gì, Bác không giúp được đâu.

      Xóa
  6. ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

    Đất nước mình ngộ quá phải không anh
    Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
    Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
    Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

    Đất nước mình lạ quá phải không anh
    Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
    Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
    Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

    Đất nước mình buồn quá phải không anh
    Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
    Rừng đã hết và biển thì đang chết
    Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

    Đất nước mình thương quá phải không anh
    Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
    Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
    Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

    Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
    Anh không biết em làm sao biết được
    Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
    Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

    TRẦN THỊ LAM
    GV Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gửi lại cô giáo từ 1 đồng hương xa quê:
      Em hỏi anh, anh biết hỏi ai
      Người đời hay nói mồm gần tai
      Cực lực phản đối hoài không chán
      Tóm lại vẫn mồm nói cho tai.

      Xóa
    2. "Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…"

      Sẽ về MẨU QUỐC Tàu thôi chức về đâu nữa, vì "bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương" bởi vậy đừng NO cô giáo LAM ơi, hãy để đảng NO

      Xóa
    3. Bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam hay quá. Xúc động, xót xa cay đắng quá. Cảm ơn cô!

      Xóa
    4. Đi xuống mồ hoặc làm nô lệ cho Tàu cộng.

      Xóa
    5. Tôi đề nghị cô giáo Trần thị Lam thôi nghề dạy học, về tỉnh làm phí chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh , cho thàng cu không học hành gì có tên là đặng Ngọc Sơn giáng chức Phó chủ tịch tỉnh sang làm nhân viên phát ngôn chon tụi Tàu Formosa thì quá đẹp, cũng là dịp chào mừng các ngày bầu cử các loại hội đồng nhân dân 9Maf không nhân dân sắp tới

      Xóa
    6. Đọc thơ của cô giáo thấy phảng phất niềm u uẩn của cụ Tiên Điền. Xin mạo muội họa lại bài thơ của cô.
      Đất nước mình ở cửa ải mà em
      Bốn ngàn tuổi dân trải bao họa lớn
      Bốn ngàn tuổi thêm một lần đau đớn
      Trước những bất công, nung nấu chí căm hờn...

      Đất nước mình sắp vượt ải mà em
      Những chiếc bánh chưng thấm nhuần đạo lý
      Những dự án, tượng đài của đám người ấu trĩ
      Sinh mạng con người chúng xem nhẹ, xéo giày…

      Đất nước mình đang đứng dậy mà em
      Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
      Rừng gầm rú và biển khơi gào thét
      Đất lở, sóng cồn vùi lấp lũ tà ma…

      Đất nước mình đang vươn tới mà em
      Mỗi đứa trẻ sẽ được hưởng những gì ông cha để lại
      Hãy hiệp lực chống lại điều ngang trái
      Đứng trước năm châu chẳng thẹn cúi đầu…

      Đất nước mình sẽ tươi đẹp mà em
      Anh phải làm, em cũng làm mới được
      Câu hỏi các hiền triết đã trả lời từ trước
      Cả dân tộc đồng tâm đưa đất nước tới tương lai…

      Xóa
    7. Bài thơ hay quá bác à và câu trả lời cuối rất có hậu:

      "Đất nước mình sẽ tươi đẹp mà em
      Anh phải làm, em cũng làm mới được
      Câu hỏi các hiền triết đã trả lời từ trước
      Cả dân tộc đồng tâm đưa đất nước tới tương lai…"

      Cám ơn, dậy mà đi thôi ACE ơi,

      "Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi
      Đừng tiếc nữa cần chi khóc mãi
      Dậy mà đi sông núi đang chờ..."

      Xóa
  7. Đổ Mười cái thằng anh em cùng (đồng) ch' khốn nạn CS, coi sức khoẻ, mạng sống Dân Việt như cỏ rác nên mới phách lối thách thức trình độ nhận thức của tộc Việt như vậy.
    Xin hỏi 24000 ông bà TiÊN SƯ GIÁO SĨ xã nghĩa học dõm, bằng thiệt ăn theo lũ bầy đàn CS còn chổ nào NHỤC hơn không???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thẳng chữ Địt Mẹ cho nhanh, vòng vo Đõ Mười làm gì cho bẩn mắt.

      Xóa
  8. Dân tôi có câu nói này: “đói cho sạch và rách cho thơm”.
    Câu nầy cũng nên hỏi mấy ông bà trí thức xã nghĩa ĂN THEO nhà SẢN nữa.

    Trả lờiXóa
  9. Nếu không giải quyết cái ống ngầm đó đến nơi đến chốn thì sau này ai dám mua cá ăn, ngư nghiệp miền trung coi như đến hồi mạt vận, ngư dân phải đổi nghề hay đi xứ khác mần ăn. Cá VN ở các vùng khác cũng có thể bị vạ lây do hoài nghi có độc.

    Trả lờiXóa
  10. "Nhưng nguyên nhân thiên tai đã được loại bỏ bởi Viện Hàn Lâm "
    Thôi khỏi HÀN LÂM của nhà sản học hỉa bằng thiệt làm gì cho RÁCH VIỆC, lại tốn tiền và thời gian chỉ cần ĐEM những con cá mới CHẾT còn tươi tới nhà ông phó cuc..CÁ CHẾT VÌ ÂM THANH ỒN ÀO. Hoàng Dương Tùng tọng vào hong của gã ăn bẩn thử nghiệm khoảng 2-3 ngày là biết KẾT QUẢ liền chứ gì.

    Trả lờiXóa
  11. CÔN AN đảng ta chỉ giỏi đièu tra để đàn áp dân VIỆT thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng thời NGIÊM CẤM cơ quan quản lý môi trường Hà Tĩnh nhận tiền Bồi dưỡng "hối lộ" nếu có của Forsoma để tiếp tay hủy hoải môi trường cũng là hủy hoại giống lòi VN !!!!. Việc làm này CẦN PHẢI NGHIÊM TRỊ !!!!!

    Trả lờiXóa
  13. Nhìn mặt thằng Tàu Cộng này rõ là Bắc Kinh xâm lược!

    Trả lờiXóa
  14. Dù là một tập đoàn có vốn nhiều tỷ USD, Formosa cũng đã từng bị chính quyền Đài Loan phạt vì các vấn đề liên quan đến môi trường.
    Chẳng hạn hồi tháng 7/2010, Formosa bị cho là "gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài Loan" sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ.
    Cục Bảo vệ Môi trường Đài Loan đã phạt Formosa Plastics Group 1 triệu đô la Đài Loan một ngày vì gây ô nhiễm không khí.

    Trả lờiXóa
  15. PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư, từ Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam nói:
    - Đây là một sự cố môi trường do con người gây ra, bây giờ các cấp các ngành, đặc biệt là từ lãnh đạo đến các cấp cao nhất phải có trách nhiệm. Khi cấp phép cho tất cả các doanh nghiệp, phải rất quan tâm đến việc kiểm tra, kiểm soát. "Bây giờ các nhà chức trách ấy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, không thể nói như vậy về hậu quả với người dân.
    Hậu quả nó lâu dài, không thể nói rằng khắc phục sớm được, đây là một bài học rút ra và trong quá trình kiểm tra, kiểm soát ấy là phải ngặt nghèo, tuân thủ một cách chặt chẽ, thì mới thực hiện được.
    Và thứ hai, phải rà soát toàn bộ các khu công nghiệp ở dọc dải bờ biển của Việt Nam, kiểm tra và nâng cao trách nhiệm, đặc biệt với Bộ Tài nguyên, Môi trường.

    Trả lờiXóa
  16. DÂN tôi chọn tôm cá, không chọn sắt. Không đóng quan tài bằng sắt!
    Farmosa cút đi!!!

    Trả lờiXóa
  17. Tay giám đốc đối ngoại phát ngôn liền bị ném đá tới tấp nhưng than ôi đó lại là sự thật! chúng ta phải biết tôn trọng sự thật! hay là nhiều người đã quen với sự xảo ngôn dối trá rồi nên không biết tôn trọng sự thật! cái đáng nói là những kẻ nào bảo kê, tiếp tay cho sự thật đó!có 2 trường hợp: 1,ăn tiền đút rồi nên làm ngơ!2, quá ngu dốt để bọn chúng qua mặt. cả 2 loại này đều phải dẹp bỏ! còn một điều nên chú ý là Fomusa là tập đoàn Đài Loan mà bọn Tàu khựa nó chẳng ưa gì bọn Đài đâu.Trước đây cũng nhiều công ty của Đài Loan ở Bình Dương, Đồng nai, Sài gòn bị đập phá!những ai là người bị hại? cũng phải cảnh giác với những âm mưu thâm độc

    Trả lờiXóa
  18. Formosa kiếm tiền trên sự sống của dân Việt Nam. Lợi nhuận của Formosa vào túi bon Tư sản mại bản người Tàu và bọn tay sai người Việt cùng đám quan tham VN. Dân chúng tao chẳng sơ múi gì. Chúng tao cần tôm cá, tôm cá nuôi sống chúng tao hàng ngàn đời nay.
    Chúng táo sẽ tống cổ chúng mày cùng bọ tay sai liếm gót dày Tàu về Trung Hoa...
    Đã dảo ... đã đảo bọn giết người.
    Bon tay sai Trung Quốc ăn sắt thép của Fomosa sẽ gấy hết răng và chết dần do độc tố cho cả đời con cháu chúng mày. Ăn cá tôm sẽ béo khỏe trường tồn. Chúng mày hãy lựa chon.

    Trả lờiXóa
  19. Ô hô công nghiệp hóa
    Phát triển bằng mọi giá
    Đanh đỏi cả môi trường.
    Phải làm giàu nhanh đã.

    Khi giết chết môi sinh.
    Con cháu đất nươc mình,
    Mai sau lấy gì sống?
    Lãnh đạo cứ vô tình!

    Quan giàu lên như núi,
    Dân lầm than nghèo đói.
    "Đảng ơi! Chính phủ ơi! (1)
    Hãy "trông xuống mà coi"(1)

    (1): Lời của bà lão ở trong Ký sự:CÁI ĐÊM ẤY LÀ ĐÊM GÌ của Phùng Gia Lộc.

    Trả lờiXóa
  20. Các báo Dân trí, Lao động...đều trưng cầu bạn đọc ,chọn "tôm cá" hay "sắt thép" ,99.9% chọn tôm cá , số còn lại chọn "ý kiến khác". Nghĩa là tuyệt đại bộ phận dân ta đều chọn "môi trường". Chỉ có các quan mới chọn "công nghệ" mà phải là "công nghệ bẩn của TQ" mới đã cái túi tham và cái tâm thối !

    Trả lờiXóa
  21. Gã họ Chu trả lời như thế vì hắn biết chắc chắn rằng "mọi việc đã có đãng và nhà nước lo".
    Thằng dân được phong làm "ông chủ" nghe cho sướng tai thôi chứ mở mồm ra là chẳng còn cái răng nào.
    Bọn chúng biết chắc rằng,chỉ cần nắm đầu được vài thằng chóp bu đãng là muốn làm gì trên đất nước này thì làm.
    "Ông chủ" nào mà ý kiến,ý cò thì đã có súng đạn,nhà tù đón chờ.

    Trả lờiXóa
  22. Dân Việt Nam Chúng tôi:
    1. Cần Con tôm, con cá;
    2. Không cần công nghiệp thép nhơ bẩn của các người!
    Hãy cút khỏi đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam không cần loại người như tay Phàm!

    Trả lờiXóa
  23. 28 Ti Hay 280 Chuc ti. Cung nho qua ko The dem 90 Trieu Sinh menh dan VIET Ra ma Danh doi Yeu Cau CP hay Suy tinh...Farmosa. Hay Cut di La thuong sach

    Trả lờiXóa
  24. Tâm sự cùng 03 : 02

    Đất nước mình có bao nhiêu điều lạ
    Đến cái binh vôi cũng được gọi bằng ông.
    Mồ ma không khóc,đi khóc tổ mối.
    Muôn năm hoài.Có nực cười không?

    Từ Vua Hùng tính tuổi bốn ngàn năm.
    Đã tích tụ một nền Văn hóa
    Đủ vững bền nối dài theo lịch sửu,
    Có cần gì du nhập thứ ngoại lai.

    Thứ ngoại lai khập khễnh xa vời
    Với người Viêt không dễ gì tiêu hóa
    Khi cơ thể tiếp thu nhiều độc tố
    Thì làm sao không lở loét ốm đau

    Khi tổ mối còn cứ đùn cao.
    Khi mồ ma phải dời đi,chuyển lại.
    Khi quê hương như quân bài trên chiếu.
    Thì dân mình chưa hết đau thương.

    Trả lờiXóa
  25. Hôm nay "người ta" sẽ công bố nguyên nhân cá chết.
    Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ họp để nghe các báo cáo kết quả khiến cá chết ở bốn tỉnh miền Trung.
    Thông tin này được báo Tuổi Trẻ đưa ra, cho biết sẽ có các đơn vị trực tiếp lấy mẫu phân tích tham gia, để cho ý kiến và tìm nguyên nhân gây cá chết.
    Trong suốt hơn ba tuần vừa qua, cá chết hàng loạt dọc bốn tỉnh ven biển miền Trung, gây mùi hôi thối và khiến ngư dân thiệt hại nặng nề vì không thể đánh bắt cá.
    Chắc chắn chúng ta sẽ được nghe "Cá chết vì anh Lê Văn Tám gây ra biến đổi khí hậu"?
    Đại loại vậy.
    Chẳng phải X dằn mặt đồng bọn "Hãy sống tử tế" mà?!

    Trả lờiXóa
  26. CHÍNH QUYỀN ĐỪNG CÓ BƯNG BÍT ĐỂ HỦY DIỆT LÒI GIỐNG VN . CẦN PHẢI NÓI SỰ THẬT VÀ HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN BIẾT TỰ BẢO VỆ MÌNH !!!

    Vụ cá chết: Nhận định của 3 nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

    http://soha.vn/vu-ca-chet-nhan-dinh-cua-3-nha-khoa-hoc-viet-nam-o-nuoc-ngoai-20160426200256119.htm

    Trả lờiXóa
  27. Biển chết thì Việt Nam không chỉ thiệt hại về ngư trường, mà con thiệt hại rất nhiều ngành liên quan chỉ vì một số tiền giá trị 10.5 tỷ đô la của dự án Formosa Hà Tĩnh Steel Corp.

    Đầu tiên là toàn bộ thu nhập hàng tỷ đô la do ngư dân đánh bắt, nuôi trồng hải sản mỗi năm đem về. Theo báo cáo năm 2015 chỉ riêng ngành xuất khẩu hải sản đã mang về cho Việt Nam 6.72 tỷ đô la! Chưa kể, đảng cộng sản vẫn rêu rao rằng, ngư dân bảo vệ biển đảo quê hương, chứ không phải quân đội bảo vệ.

    Thứ hai là, ngành du lịch cả nước sẽ chết, một ngành công nghiệp không khói, không gây ô nhiễm chết đi. Tốc độ tăng trưởng ngành du lịch trong 10 năm qua đã tăng gấp 6 lần. Tổng thu du lịch năm 2015 theo báo cáo của tổng cục du lịch ngày 30/12/2015 là 338.000 tỷ đồng tương đương hơn 15 tỷ đô la.

    Thứ ba là, ngộ độc toàn dân vì ăn thực phẩm biển và tắm biển không thể tính bằng tiền khi di chứng nó để lại bệnh tật, dị tật bẩm sinh cho những thế hệ tiếp theo. Tấm gương của Nhật Bản về bệnh Minamata do ngộ độc thủy ngân từ việc súc rửa đường ống của Tập đooàn Chisso vào năm 1956! Nhưng ở Formosa Hà Tĩnh Corp không biết có bao nhiêu kim loại nặng ngoài thủy ngân?

    Thứ tư của thiệt hại có thể dẫn đến bạo loạn xã hội là tình trạng thất nghiệp của ngành nuôi trồng đánh bắt hải sản trong cả nước, và ngành du lịch gây ra. Trong khi, Formosa Hà Tĩnh Corp chỉ có thể giải quyết công ăn việc làm không tới 5000 lao động Việt Nam.

    Chỉ tính riêng ngành du lịch đến năm 2010 đã giải quyết 1.472.000 lao động, và đến năm 2015 bổ sung thêm 620.000 lao động mới, vị chi là giải quyết công ăn việc làm 2.092.000 lao động. Cũng chỉ tính riêng ngành nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá năm 2014 của Tổng cục thống kê đã có đến 7.989.700 người làm nghề đánh bắt cá chưa kể hơn 100 ngàn lồng bè với 1.053.900 hecta nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân trên khắp cả nước.

    Thứ năm của thiệt hại là, khi hơn 10 triệu lao động kia thất nghiệp sẽ kéo theo những ngành nghề khác như ảnh hưởng trực tiếp là nhà hàng khách sạn có kinh doanh đồ hải sản, và các ngành liên đới bị giảm sút vì sức mua trong dân giảm. Như vậy cần khu công nghiệp thép Formosa Hà Tĩnh hay cần biển như ông giám đốc đối ngoại của Formosa đã nói thì quá rõ.

    Tôi cho rằng ông Chu Xuân Phàm là người tốt, ông đã giúp cho chính quyền và nhân dân Việt Nam sáng mắt ra khi phải hy sinh dân tộc và tổ quốc cho 10.5 tỷ đô la kiếm ăn của nhóm lợi ích, là điều không thể chấp nhận được! Ông đã dạy chúng ta một bài học cần phải làm gì, và hãy bỏ nó khi chưa muộn. Cảm ơn ông.

    Trả lờiXóa