Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

BÀN TIẾP VỀ LÒNG YÊU NƯỚC

Lòng yêu nước là một tùy bút của nhà văn Ilya Ehrenburg (1891 - 1965)
đăng trên báo Thử lửa vào ngày 26/6/1942, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Vệ quốc
của nhân dân Xô viết đang diễn ra khốc liệt
* Gs. NGUYỄN ĐÌNH CỐNG
Về lòng yêu nước, trước đây tôi đã có bài “ Lòng yêu nước  thời cộng sản”, trong đó nêu ra một số ý như sau:
+ Trong gần một thế kỷ qua lòng yêu nước của dân Việt được đề cập đến rất nhiều, nhưng được  hiểu và hành động theo các cách rất khác nhau, mâu thuẩn nhau. 
+ Dân Việt chia ra phe này , phái nọ chém giết nhau, thù hận nhau nhưng đều dựa vào, đều  giương cao lòng yêu nước , ai cũng tự cho mình yêu nước chân chính còn người khác là bọn bán nước, bọn phản động, làm nô lệ cho ngoại bang. 
+ Đất nước đã thống nhất được trên 40 năm nhưng chỉ mới thống nhất được lãnh thổ bằng vũ lực, còn lòng người  vẫn chưa thực sự hòa hợp, chưa có được sự thống nhất về lòng yêu nước.
>>  Lại bàn về ‘Lòng yêu nước’ 
Gần đây đọc bài “Lại bàn về lòng yêu nước” của Cao Huy Huân ( CHH- Trang Basam ngày 23/4/2016),tôi thấy có một số quan điểm cần trao đổi . Theo CHH, dẫn văn của Ehrenburg thì “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” ( * ), và rồi tác giả liên hệ với tình hình đất nước hiện tại, đưa ra câu hỏi : “ người Việt trẻ như mình nên kỳ vọng vào ai?”. Giữa bài CHH có đưa ra  : “Tôi chỉ mong bạn đừng đặt sự kỳ vọng thay đổi xã hội vào tay một ai đó. Bởi chính tay chúng ta sẽ làm nên những bước ngoặt lịch sử bằng việc sống, yêu, học tập, làm việc và không thoả hiệp với những cái xấu là đã đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội”. Sau khi nêu câu chuyện nước Nhật phục hưng sau thế chiến 2, CHH  nêu ý kiến của người Nhật “Yêu nước là vậy, bắt nguồn từ yêu bản thân, yêu công việc, yêu những gì do đôi bàn tay mình làm ra”  rồi tiếp “Thế nên không nên chỉ đặt kỳ vọng, thậm chí càng không nên đặt kỳ vọng vào một cá nhân nào khác để có thể thay đổi được lịch sử, ngoài chính bản thân mình. Mỗi người trẻ, cần có ước mơ của riêng mình và mạnh dạn thực hiện nó bằng sự khát khao và quyết liệt như cách mà người Nhật từng làm để đứng dậy từ nỗi đau” và kết luận “chỉ mong rằng ai cũng âm thầm sống tốt, trách nhiệm với bản thân mình, sống có ước mơ và dám thực hiện nó để tạo động lực cho xã hội. Vậy là quý lắm rồi, chẳng cần bàn luận cao xa về ba chữ “lòng yêu nước”.
Đọc xong bài viết tôi hơi băn khoăn. Tác giả CHH định gieo vào lòng dân tộc, đặc biệt là các bạn trẻ điều gì đây khi viết “ chỉ mong rằng ai cũng âm thầm sống tốt….chẳng cần bàn luận cao xa về ba chữ lòng yêu nước”.  Tại sao lại chỉ mong âm thầm sống tốt, chỉ có trách nhiệm với bản thân mình. Như thế không có gì sai nhưng liệu đã đủ chưa, và kết luận có mâu thuẩn với ý “Bởi chính tay chúng ta sẽ làm nên những bước ngoặt lịch sử bằng việc sống, yêu, học tập, làm việc và không thoả hiệp với những cái xấu là đã đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội”.
Cao Huy Huân dẫn câu ( * ) của Ehrenburg nhưng bỏ đoạn  phía sau : “Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu  ( yêu nước) mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách”,  và câu quan trọng : “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa?”.
Nếu như trước đây tôi không biét chút ít về Cao Huy Huân thì  nhầm mà cho rằng  ông là người của tuyên giáo đảng cs hoặc là một dư luận viên lợi hại. Luận điểm của ông hơi giống với  TS Nguyễn Bá Hải mà tôi đã có dịp phân tích trong bài “Đôi lời về tham luận của TS Nguyễn Bá Hải”. ( đọc tại đại hội thi đua toàn quốc 2015 , trong đó có khuyên thanh niên : “Nên lo lắng, chăm chỉ học tập, lao động,  bớt than thở và quy kết  vào lỗi hệ thống, là do hoàn cảnh khách quan hay do sự bất công nào đó. và trích dẫn câu : “ Chớ hỏi Tổ quốc đã làm gì cho chúng ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Những ý kiến như vậy nhằm xoa dịu thanh niên, cho rằng thanh niên chỉ nên lo làm tốt việc riêng của mình còn công việc nước nhà đã có đảng và nhà nước lo, rất phù hợp với mong muốn giữ yên sự toàn trị của đảng cộng sản.
Xin bàn đôi lời. Tình yêu nước cũng như nhiều tình cảm khác, theo Nguyễn Du là “ Có khi biến, có khi thường”, vậy nên “ Có điều nào chỉ một đường chấp kinh”. Theo Ehrenburg, tình yêu nước trong thời bình bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, nhưng khi gặp biến, có chiến tranh chống ngoại xâm thì “phải đem nó vào lửa đạn gay go thử thách” và “mất nước thì còn sống làm gì”.
Nội hàm của tình yêu nước như thế nào là đúng và đủ  còn cần bàn thêm. Về ngoại diên thì lòng  yêu nước sẽ thể hiện khác nhau trong các tình huống riêng của đất nước : bị nô lệ; chiến tranh chống ngoại xâm, nội chiến, xây dựng trong hòa bình dưới chính thể dân chủ, bị thống trị bởi thế lực độc tài v.v…Như vậy không nên bàn về lòng yêu nước chung chung, càng nên tránh nói đến lòng yêu nước một cách sáo rỗng, hô khẩu hiệu , mà  nếu bàn thì nên bàn về lòng yêu nước trong tình huống cụ thể hiện tại. Đó là yêu một đất nước Việt Nam tuy đã thống nhất về lãnh thổ nhưng chưa có sự hòa hợp dân tộc, đang bị sự xâm lấn và đe dọa của thế lực bành trướng Trung cộng, nhân dân đang chịu sự toàn trị của độc đảng  cộng sản theo đường lối chuyên chính vô sản với hệ thống rất nặng nề do 3 tầng kết hợp ( đảng, chính quyền, Mặt trận để hành dân là chính ), kinh tế tuy có phát triển, đã ra khỏi tình cảnh nghèo đói nhưng xã hội mất ổn định với nhiều tệ nạn nguy hiểm, đang tụt hậu so với nhiều nước, nhiều quyền tự do, đặc biệt là tự do tư tưởng bị hạn chế, dân bị oan kêu khóc khắp nơi…
Trong tình hình đất nước như vậy mà Cao Huy Huân và Nguyễn Bá Hải khuyên thanh niên chỉ nên làm tốt công việc riêng của mình thì chỉ đúng cho một số nào đó, không thể khuyên mọi người như vậy. Nếu khuyên mọi người chỉ lo làm tốt công việc riêng của mình thì vô tình hoặc cố ý đã mắc vào mưu mô của tuyên giáo cộng sản, muốn cho thanh niên, nếu không tuyệt đối trung thành với đảng thì cũng thờ ở với những việclàm sai trái của họ, để yên cho họ tha hồ thao túng. Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, ngoài việc có những người lo làm tốt công việc của mình thì dân tộc đang rất cần những người biết và dám hoạt động cho một nền chính trị dân chủ chân chính, đưa dân tộc thoát khỏi nền chính trị độc tài. Nếu mọi người đều theo lời khuyên của CHH và NBH thì ai sẽ đảm đương công việc đầy khó khăn, đòi hỏi sự hy sinh này. Nếu cho rằng  để thể hiện lòng yêu nước chỉ cần “âm thầm sống tốt, trách nhiệm với bản thân mình,”  thì thử hỏi trước 1945 làm sao có được những chiến sỹ như Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thái Học và hàng vạn, hàng vạn người khác, thử hỏi trong chiến tranh lấy đâu ra hàng triệu chiến sĩ ra đi không hẹn ngày về.
Cao Huy Huân có đưa ra một ý kiến quan trọng là : “sống, yêu, học tập, làm việc và không thoả hiệp với những cái xấu là đã đóng góp những giá trị tích cực cho xã hội”.Làm sao để không thỏa hiệp với cái xấu. Liệu âm thầm sống tốt có không thỏa hiệp với cái xâu được hay không.Theo luận văn của Etienne de la Boétie (Nô lệ tự nguyện- Discour de la servitude volontaire) thì đề chống lại độc tài nhân dân không cần đấu tranh, không cần dùng bạo lực mà chỉ cần không phục tùng, không tuân lệnh thôi . Chỉ cần một phần nhân dân không phục tùng, không tuân lệnh thôi (không thỏa hiệp với những cái xấu) thì chế độ độc tài đã không thể tồn tại. Nếu theo CHH, tất cả mọi người đều âm thầm sống tốt thì lấy đâu ra những người không phục tùng, không tuân lệnh những kẻ độc tài.
Cao Huy Huân còn đưa ra cách hành xử của người Nhật : “Yêu nước là vậy, bắt nguồn từ yêu bản thân, yêu công việc, yêu những gì do đôi bàn tay mình làm ra” để vận dụng cho người Việt. Tham khảo, học tập người Nhật là cần, là đúng, nhưng cách vận dụng như vừa nêu là kiểu học theo lối vuốt đuôi. Nhật Bản và Việt Nam đều thoát ra khỏi tàn phá của chiến tranh nhưng hoàn cảnh khác nhau xa, kiến thiết đất nước trong điều kiện khác nhau xa.
Nhật Bản đã kiên quyết từ bỏ con đưởng quân phiệt sai lầm, đã triệt để theo thể chế dân chủ với tam quyền phân lập, công nhận các đảng đối lập, tạo môi trường tự do tư tưởng, tự do cạnh tranh trong chính trị, tự do trong lao động sáng tạo, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động. Trong môi trường như vậy thì đa số người yêu nước là yêu công việc của mình. Tuy thế vẫn rất cần những người yêu nước theo cách khác, trở thành những người lo phản biện, lo đấu tranh cho dân chủ để vạch ra những sai lầm hoặc yếu kém của chính quyền và sẵn sàng thay thế khi chính quyền tỏ ra yếu kém, bất lực, mất lòng tin.
Việt Nam, tuy đa số người đã thấy rõ sai lầm của đường lối cách mạng vô sản, của chủ nghĩa Mác Lênin , thế mà đảng lãnh đạo vẫn cố duy trì chuyên chính vô sản, cố kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin, giữ chặt chế độ độc tài đảng trị, không công nhận nền dân chủ tam quyền với đảng đối lập, hạn chế nhiều quyền tự do, tạo nên không biết bao nhiêu tệ nạn và oan sai, chính quyền tỏ ra quá yếu kém, mất lòng tin , nhưng vẫn cố giữ cho được bằng mọi giá. Hơn nữa nhiều người lao động chân chính, trong đó có người lao động sáng tạo, nhiều nhà kinh doanh hợp pháp bị hạch sách, bị chèn ép, bị bóp nặn đủ điều , đến nỗi nhiều công ty phải đóng cửa hoặc phá sản. Thế mà bảo người Việt cũng yêu nước theo cách làm của người Nhật thì sao được.
Mấy lời bàn với tác giả Cao Huy Huân và trao đổi với bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ để rộng đường dư luận.
NĐC (Tác giả gửi BVB)
-----------

15 nhận xét:

  1. Âm thầm sống tốt trong một xã hội đầy bất công và bạo lực thì khác gì làm một bề tôi trung thành đối với hôn quân. Âm thầm như thế chỉ để yên phận mình mà cũng là "âm thầm" chung tay góp sức tàn phá đạo đức xã hội, giữ yên xã hội cho kẻ khác bóc lột chà đạp.
    Có sự canh nô và tự nguyện làm nô lệ là do loài người u mê mà sinh ra. Từ quân vương đến dân đen đều không ý thức được cuộc sống bản thân mình.
    Thật tiếc! Lúc nào thì nhân loại thoát khỏi u mê để không hành hạ người khác và không để người khác hành hạ?

    Trả lờiXóa
  2. Cao huy Huân và Nguyễn bá Hải viết theo đơn hàng của đcs lẽ dĩ nhiên phải viết như vậy mới có xiền. Điều khác nhau giữa VN và Nhật là : Nhật xây dựng một xh đa nguyên đa đảng , còn VN chỉ duy trì một chế độ độc tài. Vì thế kêu gọi người Việt yêu nước theo kiểu "yên phận" mặc cho chế độ muốn tham nhũng , muốn bán biển đảo , muốn cướp đất...thế nào cũng đc là phản lại lợi ích của nhân dân. Bất kỳ người dân nào cũng phản đối điều này.

    Trả lờiXóa
  3. Sống trong một xã hội không tử tế thì không một ai có thể làm tốt công việc của mình được. Với xã hội VN ngày nay, nói , yêu nước... bắt nguồn từ yêu bản than, yêu công việc của mình...là ngụy biện.
    Có cái kiểu yêu nước như thế này sao? Nước Nhật và nước Việt khác nhau nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Bác Cao Huy Huân bàn về Cái Gốc.
    Bác Nguyễn Đình Cống bàn về Cái Ngọn.
    Cám ơn hai Bác!

    Trả lờiXóa
  5. Vậy xin GS cho biết : những người cs có phải là người yêu nước hay không ?. Họ đặt lý tưởng của mình cao hơn Tổ Quốc !?. Dân đen chúng tôi chỉ hiểu một cách đơn giản : yêu nước là làm những điều tốt để xây dựng và bảo vệ đất nước. Trái và làm ngược lại với những điều đó là không yêu nước, thậm chí là phản động , bán nước. Các lọai khẩu hiệu : thi đua là yêu nước hay yêu nước là yêu CNXH vv đã làm mê hoặc, định hướng lầm lẫn cho nhiều thế hệ để phục vụ mục đích thống trị của quyền lực !.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tóm lại đảng bắt dân phải yêu kèm thêm ông râu xồm ( Mác ) và ông mao (4+16 ) . Ôi má ơi .
      Vứt mẹ cái đảng này đi . Đó là yêu nước nhất .

      Xóa
    2. ĐÚNG TRÊN 100% !!!

      Xóa
  6. "Đất nước"; "Tổ Quốc"... nhiều lúc cũng chỉ mang tính tương đối...
    Nhưng cái không hề có mà nhiều người vẫn nhầm là "Cờ Tổ quốc"? Trong lịch sử của 1 nước, không lẽ có hàng chục loại "Cờ Tổ quốc"? VD dễ hiểu, cờ đỏ xanh sao vàng của MTDTGPMNVN cũng là "Cờ Tổ quốc" ư? "Cờ chế độ" là chính xác nhất để chỉ cờ hiệu trong mỗi giai đoạn lịch sử.

    Trả lờiXóa
  7. Sau gần nửa thập kỷ trong chiến tranh và chế độ. Bao cấp Hà khắc , ngăn sông cấm chợ , nghèo đói thiếu thốn vật chất , chết chóc và thương tật , người Việt chỉ muốn được bình an .

    Từ khi đổi mới , nhờ viện trợ và đầu tư nước ngoài do thay đổi một phần thể chế chính trị khắc nghiệt . Đời sống xã hội được khởi sắc . Khiến nhiều đảng viên lại lầm tưởng là ơn Đảng mà thực chất chiến tranh nghèo đói cũng vì Đảng mà ra , hôm nay đã hạ bớt cái chuyên chính bao cấp độc ác của Đảng mà thành .

    Nhưng Đảng đã tạo nên nhiều oan khiên cho dân tộc . Đảng mắc phải nhiều lỗi lầm làm tổn thương xương máu dân tộc , tiêu hao tài nguyên đất nước , cuối đầu thuần phục ngoại bang khiến cho VN hôm nay dầu đời sống đỡ hơn xưa , nhưng vẫn là một nước nhược tiễu và yếu hèn trước cái nhìn chung của thế giới .

    Liệu tuổi trẻ , Đảng viên và nhân dân Việt có thấy được điều này khi báo chí truyền thông luôn luôn to vẽ VN anh hùng , Đảng lãnh đạo luôn luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .

    Khi một dan tộc không cảm nhận được giá trị thân phận yếu hèn , bị khi dễ , bị chèn ép hay bi xâm phạm , thì khó mà nhìn thấy hành động gọi là yêu nước . Đôi khi bị chính sách ngu dân để trị khiến tinh thần yêu nước bị phai mờ quên lãng như VN hiện nay .

    Muốn vực dậy tinh thần yêu nước hiện nay của dân Việt , cần phải khai dân trí trước các hệ thống tuyên truyền Đảng muôn năm . Nhân dân cần phải thức tỉnh sau 70 năm mê muội . Chưa làm cho nhân dân thức tỉnh , thì kêu gọi lòng yêu nước vô hiệu quả .

    Không khéo lại yêu nước chính là yêu Đảng , yêu Bác Hồ . Bác đã mắt , nhưng hòm nay yêu Đảng chẳng khác chi cùng Đảng dâng trọn trên hai tay đất nước này cho TQ .

    Trả lờiXóa
  8. Lão Huân và lão Hải khôn lỏi nhỉ ! Cứ lờm lờm như các lão này , rồi cuối cùng định hướng người ta hoặc là yêu đảng , hoặc là che mồm , bịt mắt để mặc đảng muốn đưa đến đâu thì đưa . Cảm ơn Bác Cống . Cần có nhiều bài phân tích sâu như vậy để tránh được cái mồ tập thể XHCN mà lão trọng sắp lùa dân vào .

    Trả lờiXóa
  9. Ai cũng có đất nước (tổ quốc) để sống. Yêu nước là làm tất cả những gì để bản thân và cộng đồng sống tốt hơn, nếu cần có thể chấp nhận hy sinh tính mạng và tài sản. Sống tốt hơn bao gồm cả về vật chất và tinh thần theo chuẩn mực chung của nhân loại chứ không theo ý của cá nhân, tổ chức hay chủ thuyết, giáo lý nào.

    Trả lờiXóa
  10. Lòng yêu nước là một chủ để gây mâu thuẫn. Lại còn lòng yêu nước trong xã hội việt nam thì lại càng mâu thuẫn vì chúng ta không có định hướng rõ ràng , không có sự thông nhất thì làm sao hiểu lòng yêu nước của 100 triệu con người . Bạn cứ thử hỏi những người xung quanh bạn xem ? thật rất khó để khẳng định được lòng yêu nước là gì ? vì tình yêu thì làm sao mà định nghĩa được ? Có thể với 1 số người ( như chúng tôi ) khi mất đi mới biết mình yêu cái đó , còn khi còn có thì thờ ơ . Nhưng mất đi rồi thì khó lấy lại lắm , Nước mất thì nhà tan . Tôi nghĩ Lòng yêu nước là của mỗi cá nhân không nhất thiết phải giống nhau , không thể có quyền yêu cầu họ phải làm thế này thế nọ . Nhưng trách nhiệm của 1 số người có lãnh đạo ( cả lề trái và lề phải ) phải là biết đem lòng yêu nước của mỗi cá nhân vào mục đích xây dựng tốt nhất cho tổ quốc .
    Chắc chắn chúng tôi đều có lòng yêu nước ,nhưng yêu nước đến đâu , đến mức hy sinh cho tổ quốc hay thờ ơ lạnh nhạt thì cũng còn phải tùy xem người ta sử dụng lòng yêu nước của chúng tôi vào việc gì , có chính nghĩa và xứng đáng hay không ? hay có phù hợp với tư duy hay không ? Hay không co nghĩa chúng tôi thờ ơ lạnh nhạt thì lại im lặng trước những bất công mà xá hội hiện tai đem lại . Thế nên đừng đánh đồng suy nghĩ của tất cả mọi người

    Trả lờiXóa
  11. PHỤC THÙ
    Người Nhật thua người Mỹ
    Trong thế Chiến thứ Hai.
    Họ phục thù bằng cách
    Xuất khẩu xe và đài.
    Người Hàn thua người Nhật,
    Cũng tìm cách phục thù,
    Bằng cách xuất sang Nhật
    Hàng Samsung, Daewoo.
    Người Trung Quốc ghét Nhật,
    Về hòn đảo Điếu Ngư,
    Thì phục thù bằng cách
    Nhiều nhà hàng gửi thư,
    Treo băng-rôn đỏ rực,
    Mời miễn phí bia hơi.
    Mừng nước Nhật động đất,
    Thương vong hàng trăm người.
    Người Việt thắng người Mỹ,
    Thế mà vẫn phục thù -
    Cho bọn quan tham nhũng
    Sang nước này định cư.
    Với thâm ý - qua chúng,
    Biến nước Mỹ văn minh,
    Dãy mãi mà không chết,
    Thành thiên đường như mình

    Thái Bá Tân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thơ Thái Bá Tân thật hay và khúc triết quá !

      Xóa
  12. That would assert that there’s a majority of people in Vietnam want to be communist
    Chưa từng có đánh giá nào có thể khẳng định đa số người dân ở VN muốn trở thành người cộng sản
    (Kết luận của 1 tổ chức quốc tế)
    Vì "Yêu nước" nên ai cũng muốn rời bỏ "Tổ Quốc"? Thật bi hài!

    Trả lờiXóa