Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Tân Thống đốc Lê Minh Hưng rốt ráo ra tay "dẹp" nợ xấu

Tính tới cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đã giảm về dưới 3%, còn 2,5%. Tuy nhiên, ngay khi vừa nhậm chức tân Thống đốc Lê Minh Hưng đã ban hành 2 văn bản liên tiếp chỉ đạo việc xử lý rốt ráo “cục máu đông” nợ xấu.
Dốc sức đưa nợ xấu về dưới 3%
Theo số liệu của Báo cáo kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tính tới cuối năm 2015 đã giảm về còn 2,5% - dưới ngưỡng 3%. Tuy nhiên, mối lo nợ xấu có nguy cơ “phình” lên khi thực chất những khoản nợ này mới chỉ được “gom” về VAMC, còn thực tế quy mô nợ xấu vẫn còn lớn.
Người tiền nhiệm – nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã “đi được một nửa chặng đường trong xử lý nợ xấu”, và thách thức với tân Thống đốc Lê Minh Hưng là không hề nhỏ.
Có lẽ chính vì vậy mà ngay khi vừa ngồi vào “ghế nóng” điều hành chính sách tiền tệ, tân Thống đốc Lê Minh Hưng đã có ngay những động thái đầu tiên, thể hiện quyết tâm “dẹp” nợ xấu trong hệ thống tín dụng.
Thống đốc Lê Minh Hưng
Động thái đầu tiên khi tân Thống đốc ban hành Quyết định số 618/QĐ-NHNN phê duyệt việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Quyết định này quy định cụ thể, chi tiết phạm vi, đối tượng, điều kiện đối với các khoản nợ xấu mua theo giá thị trường, cũng như nguyên tắc xác định giá mua nợ, trình tự thực hiện mua nợ xấu theo giá thị trường; nguồn vốn sử dụng để mua nợ theo giá thị trường; xử lý các khoản nợ xấu đã mua…
Ngoài ra, để rốt ráo hơn trong việc giải quyết nợ xấu, tân Thống đốc cũng vừa ký văn bản số 2588/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu. Theo nội dung văn bản này, tân Thống đốc yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đảm bảo nợ xấu ở mức an toàn dưới 3% tổng dư nợ.
Đồng thời, người đứng đầu cơ quan quản lý tiền tệ cũng yêu cầu các ngân hàng phải tập trung đẩy mạnh, xử lý nợ xấu bằng cách dự phòng rủi ro, bán nợ xấu cho VAMC, đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, hỗ trợ khởi kiện khách hàng và phối hợp với cơ quan thi hành án trong việc thi hành các bản án có hiệu lực và các hình thức khác; kiểm soát chất lượng tín dụng và nợ xấu, nợ quá hạn.
Đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2016 và gửi NHNN qua NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các quỹ tín dụng nhân dân; qua cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài… trước ngày 28/4/2016.
 “Tổng kết” của NHNN cho thấy, giai đoạn 2013-2015, VAMC đã mua 24.512 khoản nợ, tương ứng với 243.335 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 207.909 tỷ đồng.
Nợ xấu mua về chỉ để “thờ”
Đồng tình với những chỉ đạo quyết liệt của tân Thống đốc Lê Minh Hưng, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn xử lý dứt điểm nợ xấu, căn cơ vẫn phải có thị trường mua bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, nếu không nợ xấu mua về chỉ để ... thờ.
Chia sẻ với Infonet, TS. Trần Hoàng Ngân – Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing (TP. Hồ Chí Minh) nhìn nhận, nợ xấu phải được xử lý dứt điểm chứ không thể kéo dài thêm.
Ông Ngân phân tích, vừa rồi nợ đang được “tập trung” về VAMC và cơ quan này đóng vai trò “nhà kho lưu giữ nợ xấu”. Nợ xấu được mua gom về VAMC khi thị trường bất động sản (BĐS) chưa ấm lên, nên chỉ có thể tách nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng để tiền tệ, rồi tín dụng có thể lưu thông. Khi tín dụng “thông” sẽ làm tăng dư nợ và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
“Với điều kiện bối cảnh như vừa qua thì việc xử lý nợ xấu của NHNN theo tôi là hợp lý, hữu hiệu nhất” – TS. Trần Hoàng Ngân nhận xét.
Tuy nhiên, bối cảnh thị trường hiện tại, ông Ngân cho rằng, đã khác trước, khi thị trường bất động sản đang ấm dần lên, hướng giải quyết nợ xấu theo đó cũng phải căn cơ triệt để hơn.
“Bước đi tiếp theo, tân Thống đốc cùng các cộng sự của mình phải xử lý dứt điểm và triệt để hơn “cục máu đông” này”- ông Ngân bình luận và đề xuất, ngoài giải pháp vừa được NHNN đưa ra thì cần tính toán, mổ xẻ “cục nợ” để thanh lý, đấu giá... rồi đẩy nhanh việc hình thành thị trường mua bán nợ.
“Điều kiện hiện giờ khá thuận lợi do thị trường bất động sản đã ấm lên, việc bán đấu giá tài sản nằm “chết” trong thị trường này giờ đã có tới thời điểm “chín”, vì thế không nên chần chừ”- vị chuyên gia này nêu quan điểm.
Cũng nhấn mạnh tới việc phải phát triển thêm thị trường mua bán nợ xấu, mua bán tài sản, TS. Trần Du Lịch nói thẳng, “không chỉ là bán nợ xấu theo giá thị trường mà phải tạo lập thị trường cho những “món hàng” này được giao dịch”- ông Lịch nói.
Thực tế, việc xây dựng thị trường mua bán nợ đúng nghĩa đã được các chuyên gia nhắc tới khá nhiều với quan điểm đây chính là “nút thắt” để “gỡ” nợ xấu, tuy nhiên việc hình thành thị trường như vậy không dễ.
Đơn cử quyền chủ nợ trong bán tài sản quy định như thế nào trong thị trường mua bán, giao dịch, TS. Trần Du Lịch nhìn nhận, “điểm vướng” lớn nhất chính là hệ thống pháp luật.
“Một mình NHNN không thể tự giải quyết hết những thứ nằm ngoài hệ thống ngân hàng, nên cần có một chính sách, cơ chế tổng thể xử lý những bất cập trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, cần có sự phối hợp của nhiều đầu mối cơ quan khác nhau, mới mong hình thành được thị trường mua bán nợ. Từ đó nợ xấu mới giải quyết triệt để, nếu không VAMC mua nợ xấu về cũng chỉ để “thờ” – chuyên gia Trần Du Lịch thẳng thắn.
Nguyễn Hoài/Infonet
-------------

20 nhận xét:

  1. Loay hoay trong vũng bùn...

    Trả lờiXóa
  2. Giải quyết triệt để nợ xấu có gì là ghê gớm đâu. Đây là hành động đánh bùn sang ao thôi. Bùn ở các ao vừa và nhỏ đem đánh gom sang ao lớn. Nhưng cái tốn kém là "Tiền trả lương" cho công việc này lại làm phình thêm nợ sẽ dùng ở tiền thuế DÂN. Xưa có câu "Chẳng ai lại đi mua nợ vào thân", nghĩa là không làm cái việc tự hại mình, ôm rơm rặm bụng. Xoá nợ kiểu này là uống thuốc an thần nghĩa là loại độc loại làm tạm yên ổn rồi độc về sau. Khi con bệnh vô phương cứu chữa thì uống nhiều cho vỡ ung nhọt ra là HẾT. VAMC không phải là đơn vị sản xuất ra sản phẩm, không phải phân phối sản phẩm, nghĩa là phục vụ sản xuất đưa sản phẩm đến người tiêu dùng (lấy tiền công nuôi người làm), mà chỉ là có vốn ẢO mua nợ THẬT. Thứ hàng hoá mà VAMC mua được chỉ họ "dùng" thôi chứ phân phối cho ai. Tóm lại là phân phối trong DÂN vào thuế DÂN nộp.- kẻ hạ ngu về kinh tế nói vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Muốn giải quyết nợ xấu, trước hết phải tìm nguồn gốc của nợ xấu. Theo tôi nguồn gốc của nợ xấu là do con người xấu. Nhà nước cho đẻ ra quá nhiều Ngân hàng rất nhiều Ngân hàng giám đốc chẳng học hành đến nơi đến chốn, có nhiều giám đốc không học ở các Trường Ngân hàng, Tài chính mà giao cho họ cả đống tiền để họ cho vay. Tiền lương của giám đốc Ngân hàng mỗi tháng hàng trăm triệu đồng nhưng không đáng kể so với khoản tiền lại quả của các đại gia đi vay. Do đó khoản vay của các đại gia khó mà đòi lại đầy đủ được, nó trở thành cả đống nợ xấu. Tài sản của các giám đốc Ngân hàng ngày càng chất cao nhưng không hề bị thu hồi, xử lý, bởi vì giám đốc Ngân hàng cấp dưới họ ăn nhưng họ lại chia cho các giám đốc Ngân hàng cấp trên cũng như các cơ quan khác có quyền lực che chắn cho họ. Nếu không xử lý, ngăn chặn từ gốc thì đống nợ xấu ngày càng chất cao, đè gãy lưng, gãy cổ người dân mà thôi. ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ xem ngay cái tiêu đề của bài báo là biết có học hay không. "Rốt ráo" là tiếng Việt, thế mà còn không biết nghĩa, vẫn cầm bút với cái mác "nhà báo", qua đủ các loại biên tập, kiểm duyệt, vẫn được đưa lên mặt báo để mọi người xem.

      Xóa
    2. "Rốt" là sau cùng. Còn "Rốt ráo" nghĩa là gì thì tôi chịu chết! Cứ dùng từ tào lao, không chuẩn (VD: "nhạy cảm"). Hay từ "quyết liệt" (mới là đúng) nghe... nhàm chán rồi?

      Xóa
    3. 'Rốt ráo' là từ dân Nam bộ thường dùng: Làm cho đến nơi đến chốn, làm cho triệt để.

      Xóa
    4. Nặc danh19:14
      "Rốt" là cuối, "ráo" là hết, "rốt ráo" với nghĩa là "cuối cùng". "Rốt ráo" được dùng thông thường với nghĩa (cho đến) cuối cùng. "Đã làm thì làm cho rốt ráo, không làm thì thôi" = Đã làm thì làm cho đến cuối cùng, không làm thì thôi. Trong kinh sách nhà Phật, khi dịch sang tiếng ta, cụm từ "cứu cánh niết bàn" được dịch là "rốt ráo niết bàn" = cuối cùng (là) niết bàn. Bây giờ nhiều cán bộ, "học giả", nhà báo... lại dùng từ "cứu cánh = cuối cùng", một từ Hán Việt, với nghĩa là phương tiện, cách làm dùng để giúp cho việc (cái) gì đó. Đấy chính là đỉnh cao trí tuệ !!!
      Tiêu đề bài này phải dùng từ "ráo riết" = chặt chẽ, nhanh chóng ...

      Xóa
    5. Tôi tra tự điển Khai Trí thì:
      - "Ráo" - 1. Khô; không ướt; không ẩm. 2. Hết sạch; không còn gì (tiền quỹ hết ráo).
      - "Ráo riết" - Tính người khô khan chặt chịa, không cò vị tình gì cả (ăn ở ráo riết).
      Xin đừng giải thích theo cảm tính cá nhân. Hãy tra tự điển gốc.

      Xóa
    6. Nặc danh06:02 Theo Tử Điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học-2003
      Ráo riết : (tính từ)
      1. (ít dùng) khắt khe, không chút nhân nhượng, vì nể trong quan hệ đối xử. (như) Ăn ở ráo riết.
      2. (thường dùng phụ cho động tử). (làm việc gì) khẩn trương, căng thẳng một cách liên tục. (như) Ráo riết luyện tập. Hoạt động ráo riết.
      Ví dụ tiêu đề bài báo "NATO ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Nga?".
      Link: http://www.baomoi.com/nato-rao-riet-chuan-bi-chien-tranh-voi-nga/c/18615637.epi
      Có lẽ cũng chỉ là cảm tính !!!

      Xóa
    7. Dĩ nhiên "ráo riết" sử dụng như động tính từ để chỉ 1 hành động không đàng hoàng. 1530 ạ.
      VD: "Ráo riết tiến hành...". Hồi xưa ta hay nghe tuyên truyền "Mỹ ráo riết tiến hành chiến dịch".
      À, về "Phản động", TĐ Khai Trí nói "chống lại cái hiện hữu"; còn Tử Điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học của bạn thì nói "là bọn phản đảng, phản cách mạng". Bạn thấy cái nào khách quan?

      Xóa
    8. Nặc danh 05:58 Đầu tiên ta phải thống nhất với nhau là, những cái do người làm ra, không có gì hoàn bị, không ngoại trừ Việt-Nam Tự-điển của KTTĐ và Tử Điển Tiếng Việt của VNNH. Các văn bản cần theo từ điển hiện hành được nhà nước công nhận. Việc sai trong giải thích từ "phản động" không ảnh hưởng đến việc giải thích từ "ráo riết". Còn thế nào là "Từ điển gốc"? Gốc từ bao giờ? Xin thưa, với từ "rốt" thì không phải do Việt-Nam Tự-điển thu thập đầu tiên. Trong Việt-Nam Tự-điển có thu thập chữ "dốt", nhưng Đại Nam Quấc Âm Tự Vị không có chữ này, và chữ "dốt" trong Việt-Nam Tự-điển được dùng như chữ "rốt". Xưa ở ta gọi là "blời" rồi "lời", "giời", bây giờ là "trời". Liệu một văn bản hiện hành viết là "lời sáng", có ai hiểu là "trời sáng" không? Từ "ráo riết" là tiếng Việt, tương đương với từ Hán Việt "khẩn trương". Nó chẳng có gì là dùng cho ý xấu cả.

      Xóa
  4. Bộ máy đảng , chính quyền phình to , nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội , các khoản vay ODA sắp đến hạn phải trả , càng chống - tham nhũng càng phát triển bền vững ………. là những thứ mà người dân VN đang phải gánh chịu .
    Cần lưu ý : tháng 12- 2015 WB ( Ngân hàng thế giới ) Đã dừng các khoản vay ưu đãi cho VN . IMF , Ngân hàng phát triển châu á ( ADB ) Các chính phủ Australia , thụy điển , đan mạch , sắp tới là Nhật cũng sẽ hành động tương tự .
    Thông điệp mà họ đưa ra là VN phải cải cách . tiền họ cho vay để phát triển cho nhân dân VN , không phải để nuôi ĐCS và chính phủ tham nhũng . không cải cách , chống tham nhũng thực sự , sẽ không được vay tiền!

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa
  5. Còn nợ máu, nợ xương dân tộc này suốt 86 năm qua, đất đai biên giới hải đảo, đất đai của tổ tiên gia tộc trăm họ trên đất Việt bị người cầm quyền tịch thu mất rất vô lý, quyền làm người của người dân... là thứ đã trở thành nợ xấu, quá xấu-thì ai trả cho dân tộc tôi đây? ông Lê Minh Hương bảo con ông thay vì vòng vo những thứ vớ vẩn hiện tượng ấy, hãy đi vào bản chất vấn đề, cái nợ to nhất ấy trả lại cho dân tộc tôi.
    Những nợ quá xấu ấy đây này:
    https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0
    (cựu binh F330 đánh Tàu cộng 79)

    Trả lờiXóa
  6. Muốn giải quyết tận gốc nợ xấu phải chỉ ra được nguyên nhân gốc phát sinh nợ xấu : quản lý đất -tài nguyên quá kém, quản trị các DNNN cực kỳ tuỳ tiện, và, bộ máy của toàn hệ thống không những khổng lồ mà còn vô tích sự,chồng chéo, nhũng nhiễu. Chỉ ra cái gốc rồi nhưng có mạnh tay triệt những gốc đó hay không lại là chuyện khác. Tóm lại, các ông đầu óc tiểu nông pha chút ma quái đc làm lãnh đạo thì chỉ phá là nhanh , chứ tổ chức thực hiện bài bản nguyên tắc cực kỳ khoa học đầu đất thì làm sao làm đc! Chẳng qua toàn tự sướng với nhau thế thôi! Cuối năm ,cuối khoá kiểu gì chả ép đc vài bài báo tổng kết "thắng lợi" ,"thành tích"?!

    Trả lờiXóa
  7. dạo này cựu binh chống tàu xuất hiện nhiều nhỉ, đây là các cựu binh không được chính quyền hoan nghênh, có thể quy cho là 1 thế lực thù địch, nhìn đường PVđ, hoành tráng khắp các tp thì đủ hiểu, cảnh ca ngợi kẻ ra lệnh binh sĩ buông súng thì biết

    Trả lờiXóa
  8. Chúc chiến dịch xóa nợ xấu của ông tân Thống đốc thành công !

    Trả lờiXóa
  9. Tôi vốn dốt về kinh tế nên thiển nghĩ : giải quyết nợ xấu không gì hiêụ quả hơn là triệt để diệt bọn tham nhũng, phải dùng các hình phạt cao nhất, kể cả tử hình với lũ lũ chuột tham nhũng đang cố thủ trong bình. Chống tham nhũng, chống hoang phí vào các tiệc tùng, hội thảo, lễ hội vô bổ...khiến ngân sách Nhà nước cạn kiệt, dân chúng mất hết lòng tin vào chế độ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác này ấu trĩ quá: nằm mơ trong thời độc đảng toàn trị đấy à?:
      giữ độc đảng để làm gì ? (độc đảng toàn trị chính là tham nhũng quyền lực-nó chính là tham nhũng gốc sinh ra mọi thứ tham nhũng khác)- Vậy tử hình diệt tham nhũng kinh tế thì giữ độc đảng để thờ bố nó à?
      vậy muốn chống tham nhũng thì phải bỏ độc đảng toàn trị=xoá điều 4 HP
      (ccb diệt Tàu cộng 79-thân nhân l/s- dân HN)

      Xóa
  10. "Rốt ráo" là từ mới. Đại khái "Hiểu sao cũng được, tùy địa phương"? Bó tay!

    Trả lờiXóa
  11. Lẽ ra phải ra tít "Tân Thống đốc Lê Minh Hưng mạnh mẽ ra tay "dẹp" nợ xấu"
    Chứ "rốt ráo" nghe có vẻ văn hóa nhậu quá! 1, 2, 3 - Dzô!

    Trả lờiXóa