Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Luật có là giá trị tự thân ?

Nhân dân phải được tự do bày tỏ thái độ, chính kiến và ý nguyện
* NGUYỄN SĨ DŨNG
Quốc hội khóa XIII đang tổng kết nhiệm kỳ của mình. Bên cạnh các chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, chức năng lập pháp cũng đang được mang ra phân tích, đánh giá, và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về chức năng này là rất khác nhau.
Bên cạnh những ý kiến đánh giá tích cực, không ít vị đại biểu đã thật sự băn khoăn về chất lượng, cũng như tác động ngoài mong muốn của nhiều đạo luật. Có vẻ như thời kỳ chúng ta coi luật là một giá trị tự thân, luật là tốt đang qua đi. Và có vẻ như chúng ta đang có được cái nhìn tỉnh táo hơn về việc ban hành pháp luật.
Thật ra, để ban hành một đạo luật, việc đầu tiên mà Quốc hội của nhiều nước làm là tổ chức một phiên họp để tranh luận về sự cần thiết của đạo luật đó. Các vị đại biểu sẽ tranh luận và tìm cách trả lời các câu hỏi sau: Cuộc sống có vấn đề gì không? Đó có phải đang là vấn đề hệ trọng nhất không? Có cách gì khác để xử lý vấn đề hiệu quả hơn là ban hành pháp luật không?
Muốn hay không muốn thì ban hành pháp luật cũng là một cách giải quyết vấn đề hết sức tốn kém. Việt Nam ta chưa có con số tính toán cụ thể, nhưng theo tính toán của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), năm 1998, chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Australia để tuân thủ các quy định của luật pháp về môi trường và điều kiện lao động là 17 tỷ USD (khoảng 2,9% GDP). Nên nhớ đây chỉ mới là việc tuân thủ pháp luật về môi trường và điều kiện lao động và cũng chỉ mới là chi phí của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi phí để tuân thủ các quy định của pháp luật nói riêng và của cả xã hội nói chung sẽ lớn biết nhường nào?! Trước đây, có lần Bộ trưởng Bộ Tư pháp của nước ta đã nhắc tới một nghiên cứu cho rằng chi phí tuân thủ pháp luật ở Việt Nam chiếm khoảng 30% GDP. Không biết nghiên cứu trên chính xác đến đâu, nhưng điều chắc chắn là con số đó cực lớn. Chi phí tuân thủ mới chỉ là chi phí của người dân, còn với toàn bộ chi phí cho luật pháp, chúng ta phải kể đến cả chi phí áp đặt sự tuân thủ, chi phí giải quyết tranh chấp, chi phí truyền thông và chi phí soạn thảo, thông qua văn bản.  
Ngoài ra, quyền tự do của người dân là nội dung cần được luôn luôn quan tâm khi tranh luận về sự cần thiết của các dự luật. Tất cả các đạo luật đều nhằm điều chỉnh hành vi của người dân, vì thế mà hạn chế quyền tự do của họ. Khi và chỉ khi một sự hạn chế như vậy là thật sự cần thiết mới nên ban hành pháp luật. Chân lý bất biến của cuộc sống là: người dân càng tự do, thì đất nước càng phát triển. TS Phạm Duy Nghĩa đã diễn đạt điều này rất hay bằng câu nói: “Đất nước ta sẽ giàu có hơn, khi nhân dân ta tự do hơn”. Mà như vậy thì sự anh minh của Quốc hội không nằm ở khả năng ban hành luật, mà nằm ở khả năng canh giữ quyền tự do của nhân dân.
NSD/Tia sáng
---------------

8 nhận xét:

  1. cách đây đã hơn 1/4 thế kỹ,một hôm ngồi ở T 78 Sài gòn Anh Dăng Qu ốc Bảo bấy giờ là UV TW trương ban Khoa giáo khi dự một hội nghị triển khai NQ ĐH đảng noi vui với tôi bấy giờ được cử đi dự.Ông Bảo nói mèn ra mỗi giòng NQ ít ra là giá trên một lượng vàng.Các nghị quyết của đabgr càng tốn vì nhiều nghị quyết không đi vào đời sống xã hội. Đó là nhận định của đảng. Than ôi! Vì thế tpanf bộ cái nhà nước này nếu không sử đổi chắc sẽ sum bae chè mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Xem mà kinh: "...chi phí tuân thủ pháp luật ở Việt Nam chiếm khoảng 30% GDP... Chi phí tuân thủ mới chỉ là chi phí của người dân..."!
    Dường như tác giả NSD đang mở đường (về lý thuyết) cho việc tăng biên chế NN, vì rõ ràng công việc soạn thảo, ban hành và tổ chức thực thi PL ở ta còn quá ... mỏng.

    Trả lờiXóa
  3. Để pháp luật có thể đi vào cuộc sống,phát huy vai trò vốn có của nó trong việc điều chỉnh hành vi xã hội,cần phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu sau.
    Một: Bộ máy lập pháp phải bám sát thực tiễn ban hành kịp thời những bộ luật cần,đúng và đủ. Tránh tình trạng thiếu luật cũng như thừa luật,dù có "rừng luật" nhưng không phù hợp nên người dân phải sử dụng "luật rừng" để cư xử với nhau
    Hai: Mọi công dân phải biết nội dung từng bộ luật đã ban hành để tự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,tránh tình trạng phạm tội vì "không hiểu và không biết " luật.
    Ba: Mọi người dân, trước hết là quan chức Nhà nước phải thượng tôn pháp luật,chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,tránh tình trạng luật chỉ dành cho dân thường, quan lại thì "ngồi xổm trên luật pháp" như những ông vua tập thể hoặc "cha mẹ dân"với quyền sinh quyền sát và đặc quyền đặc lợi.
    Bốn: Với những trường hợp vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, công bằng, công khai thông qua tòa án hiến pháp độc lập với chính quyền, tổ chức chính trị, không có "vùng cấm" do chỉ đạo,can thiệp từ cấp trên.
    Xem ra ,VN ta còn lâu mới đáp ứng được những đòi hỏi nói trên. Vì vậy,mong muốn xây dựng một xã hội dân sự thượng tôn pháp luật như các nước văn minh để phát triển chỉ là một giấc mơ xa vời ,hoặc như một khẩu hiệu mị dân mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. điều kiện tiên quyết là nhà nước, quan chức phải thượng tôn pháp luật ...

      nhưng khổ nỗi ..đảng có quyền ngồi và xổm nhăn mặt trên pháp luật, thâm chí hiến pháp thì ... tất cả ý tưởng về tôn trọng pháp luật chỉ là phù phiếm ...

      ở VN chỉ có (lệ) phí luật mà thôi

      Xóa
  4. Nếu xã hội không có công lý thì cần luật để làm gì.
    Sống trong xã hội cộng sản hoang dã, tốt nhất là " Xin làm người hát rong".
    Và " Công bằng, Dân chủ, Văn minh, Tự do, Hạnh phúc" là những món xa xỉ chỉ để ngắm không được sờ.

    Trả lờiXóa
  5. Luật Trời Đất là tối cao!

    Trả lờiXóa
  6. Ông này tui ấn tượng quá thể
    Nhiều lần lên TV phát biểu như shit
    Đặt cái tiêu đề bài báo, rồi nhìn câu kết muốn ói ra bàn
    Quá nản!

    Trả lờiXóa
  7. " Chủ nghĩa Tư Bản không thể tồn tại nếu không có Tự Do . Trong khi Chủ nghĩa Cộng Sản không thể nào nếu cho phép Tự Do " !

    Một người nào nổi tiếng đã nói như vậy .

    Trả lờiXóa