Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Lại nổ ra tranh luận về tấm ảnh Bác Hồ tát nước


Ông Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  hơn nhà cháu một tuổi nên xin phép được gọi tắt là Bác Nhân cho thân mật. Dù chưa quen và chưa vinh dự được gặp Bác Nhân bao giờ. Song hôm Chủ nhật được bác ghé thăm nhà (blog cá nhân). Hôm qua lại được người của Bác (CTV  Anh Nông Dân) viết bài phản biện, khiến nhà cháu sướng củ tỷ. Rồng ghé nhà tôm mà lỵ, hì hì…
Như bà con độc giả đã biết, trong entry Đôi lời về việc Cụ Hồ đi tát nước chống hạn với dân của nhà cháu chỉ là sự ngứa nghề (phó nháy) để góp ý kiến với nhà báo đã đăng tấm hình chưa ổn trên báo Tuổi trẻ. Vậy mà ngay lập tức bị một ông anh nhà văn phang cho mấy gậy không thương tiếc. Cho đó là rất phản cảm; là vạch lá tìm sâu; là cách nhìn tù đầy với định kiến soi mói mà không khoa học“.
Nay Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân (không biết anh này có quen anh nhà văn không?) lại bồi thêm cho cháu những cú trời giáng nữa. Cho là: “chuyên đi bới móc thế hệ cha ông”; ”đầu óc kém tư duy và không hiểu nông nghiệp”; “thiếu quan sát và láo toét”; ”tiếng nói xuyên tạc và đầy cắc cớ, bới móc”; ”thầy bói mù” (Xem: Ở đây).
May mà nhà cháu không có tiền sử bệnh tim. Nếu không thì…
Cảm động trước nghĩa cử cả hai anh giai và xin đáp lễ cho phải đạo và vui chút thôi. Chứ công to việc nhớn của nhà quan mắc chi đến cái thá dân đen thấp cổ bé miệng như nhà cháu mà phải lo xa.
Ở bức ảnh lờ mờ được đăng trên báo để tuyên truyền về việc Cụ Hồ về Thường Tín, Hà Đông thăm và cùng tát nước chống hạn với dân, thì không riêng nhà cháu mà rất nhiều người đều cho là phản cảm. Tấm hình lại được tác giả bài báo cắt mất phần nước và bôi đen bên dưới, khiến có người chế giễu, cho rằng Bác đang tát nước bùn đen vào các chiến sĩ bộ đội” (Kami – Dân bây giờ ghê gớm lắm).
Người nhẹ nhàng hơn thì nêu thắc mắc: “Bác tát nước như vậy thì đổ nước đi đâu? Chả lẽ múc nước đổ ra đường? nếu vậy thì mấy “chú” đứng trên kia ướt hết à?” (Mõ Làng Chờ, on 10/02/2014 at 9:25 sáng).
Trong bức ảnh chưa bị cắt cúp và bôi đen mà blog Hiệu Minh đưa lên để phản biện lại thì độc giả có thể yên tâm sẽ không ai bi cụ Hồ hắt bùn vào cả. Vì tác giả còn khoanh vòng tròn đỏ đánh dấu cả “chỗ nước hắt vào”.
Vòng đỏ là chỗ nước hắt vào. Một anh đứng bên phải 
đang nép vào anh áo trắng. (HM blog)

Mặt khác, bài viết còn chỉ rõ:“Người cầm dây gầu phía đối diện, còn để tréo dây, tư thế tay và đứng như thế, làm sao múc được nước”, mà vội suy luận “Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình”… Bạn đọc lưu ý, trong ảnh trên, phần mương khá rộng, đủ để biết là cái sòng cụ đang lấy nước vào gầu là có nước chứ không phải bùn. Không hiểu do vô tình hay cố ý, người ta đăng ảnh trên các báo lại cắt mất phần mương đầy nước, gây cho người xem có cảm giác cụ đang tát bùn” (Tát Nước Gàu Dây – Hiệu Minh).
Như vậy câu hỏi được nêu ra ở đây là, tại sao tòa soạn (báo Tuổi trẻ) lại chấp nhận giải pháp cắt bỏ phần nước và bôi đen một phần bức ảnh như thế để độc giả (không tiếp cận được ảnh gốc) dễ bị hiểu lầm?
Xin thưa, thủ phạm chính là hai cái dây gàu bị quấn chập vào nhau mà anh cán bộ đang tát nước gàu giai cùng Bác đấy! (Xem ảnh dưới đây).


Vòng tròn đỏ đánh dấu chỗ 2 dây gàu bị quấn vào nhau (GCM)

Cho nên nếu không bôi đen che chỗ dây gàu chập chéo nhau đi thì cái câu mô tả:
“Tôi tuy xa công việc nhà nông mấy chục năm nay nhưng tát nước thì vẫn nhớ”. Một số đồng chí muốn được cùng tát đôi với Bác, nhưng Người đã đề nghị một đồng chí lãnh đạo của Hà Đông có mặt lúc ấy tát cùng. Thấy đồng chí này có vẻ lóng ngóng, Bác hướng dẫn: “Phải kéo bằng dây trên, đổ bằng dây dưới”. Trong tư thế vững chãi của người tát gàu giai có kinh nghiệm, Bác thả gàu vục nước đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông.”
Giữa nội dung bài viết và ảnh sẽ không thể cùng chung sứ mệnh lịch sử được.

Tấm hình đăng trên TTO đã bị sửa để cho ảnh và câu chữ ăn nhập với nhau!
Đồng bệnh tương lân, Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân cũng không ngại ngần khi bốc thơm lãnh tụ:
“Bác là người từ vùng quê nghèo mà lớn lên. Bác đã đi nhiều nơi, sống nhiều năm trong rừng với bà con dân tộc, trồng cây, đi cày, tát nước, cưỡi ngựa, tập võ là chuyện thường, thì việc Bác đổ nước một cách thuần thục không khác một nhà nông là điều dễ hiểu!”
Một độc giả cao tuổi của Hiệu Minh (Đinh Gia Viễn - February 9, 2014 at 2:50 pm) phi lộ:
“Nhớ không chính xác lắm, nhưng đại khái là vị cán bộ tát nước với Bác không biết tát, mọi người đề nghị được thay cho vị cán bộ đó, nhưng Bác không đồng ý và bảo để chú ấy phải học tát nước cho quen đi”.
Nếu tác giả bài báo mà đưa thêm chi tiết thật này vào bài báo thì chả cần phải cắt cúp lại ảnh và bôi đen chỗ dây gàu quấn, mọi độc giả khó có thể hiểu nhầm đáng tiếc như đã xẩy ra.
“Cái lõi của đời sống là phải trung thực”! Nhà văn Nguyễn Văn Thọ đáng mến viết còm vào “Phây” của tôi như thế, sau khi xem bài Tát Nước Gàu Dây – post trên Hiệu Minh, nói: rất muốn chia sẻ bài viết này! Đó cũng chính là động lực để tôi viết bài phản biện.
Đáng tiếc là cộng tác viên Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân, lại bỏ rất nhiều công sức ra để dùng Photoshop nhằm chứng minh lại mệnh đề (nói Cụ Hồ hắt bùn vào lính là sai) mà blog Hiệu Minh đã làm rất kỹ. Song lại cố tình lờ đi cái chi tiết hai dây gàu bị chập chéo nhau của anh cán bộ lãnh đạo của Hà Đông. Như thế là trung thực hay nguỵ biện? Xin bà con độc giả quan tâm tới đề tài này phân xử dùm!
Bức ảnh do tác giả Anh Nông Dân diễn giải khá công phu…
 Xưa kia các cụ thường dạy con cái bằng cái câu “khôn không qua nhẽ, khoẻ không qua nhời”. Dân gian còn có câu: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Trong 175 cái Commente hiện thị trên Hiệu Minh blog (hôm qua đã khóa còm), tôi rất tâm đắc với phần Commente điềm đạm của hai độc giả sau đây, xin trích:
“Tôi không rõ ông cụ định làm gì trong bức hình trên. Dạy dân tát nước hay dạy chiến sĩ tát nước?
Quan sát góc dưới bên trái và gần góc trên bên phải có 2 bà nông dân thứ thiệt kìa. Không rõ hai bà ấy có cười mỉa trong bụng không nữa.
Mà ông cụ diễn cảnh này làm gì chứ ?” (Quỳnh Anh - February 10, 2014 at 4:21 am)
“Nói gì thì nói, cảnh Bác Hồ mình tát nước, đánh banh, đánh võ, đạp nước, làm… nhạc trưởng, cho kẹo thiếu nhi… đều là DIỄN cả. (Làm chính trị mà không biết “diễn” thì đừng làm chính trị,… nhưng đến “pha” “Tát nước” thì do kịch bản, cùng đạo diễn kém nên ra như thế, mặc dù “diễn viên” vẫn… xuất thần như ngày nào” (HỒ THƠM1 - February 10, 2014 at 1:27 am)
Điều cuối cùng, tôi muốn nói là văn hóa phản biện trên trang blog cá nhân của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân nói riêng và của các lãnh đạo đảng và nhà nước ta nói chung là rất hàng tôm hàng cá. Nếu đó chỉ là lời thục mạng của vài anh ít học “ăn theo nói leo”  hay dân viết lách có thói quen văng tục (cho đỡ nhạt miệng) thì có thể châm chước. Nhưng trong các bài viết phê bình (phản biện) nghiêm túc của các cộng tác viên (như CTV Anh Nông Dân là ví dụ!) mà có những ngôn từ thô bỉ mang tính chửi bới miệt thị nhau thì có nên không? Cho dù bên dưới đều có dòng ghi chú cẩn thận: *Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
STT trang blog của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân
Làm như thế liệu có đem lại sự sang trọng cũng như cảm tình của độc giả khắp nơi hay không?
Thật là:
Thành đổ đã có vua xây
Việc gì gái goá lo ngày lo đêm
Xin có nhời cám ơn Anh Nông Dân của Bác Thiện Nhân! Anh làm cho tôi sáng mắt sáng lòng!
Gocomay
------------------

43 nhận xét:

  1. Hai ông thợ sửa điện, 20 chục ông thợ đứng ngó mà vẫn lãnh lương!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rõ là một bức ảnh dàn dựng một cách quá thiếu thực tế. Gàu dai hắt nước lên mặt mấy ông mặc áo trắng ở bên trên đứng đối diện với miệng gầu à?

      Xóa
  2. Ti tiện ,bới móc chả ích gì cho ai.

    Loại phản biện thiếu nhân cách này chỉ làm hại qua trình dân chủ hoá xã hội.

    Trả lờiXóa
  3. Qua tấm ảnh, Bác Hồ đã chứng minh rõ ràng và tiên đoán trước sự thất bại của CNXH : Một người làm hàng trăm người ăn không ngồi rồi. Bọn vô công rỗi ngề như vậy trong bộ máy nhà nước hiện nay nhiều lắm. Cắt giảm 100.000 mới chỉ là 1/3. Chúng còn phá hơn giặc cướp.

    Trả lờiXóa
  4. "Đảng của ta trăm tay nghìn mắt" mà. 50 người làm thì có 500 người đứng xem.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng được cái chịu ĐÒN thì chẳng ai bằng!:"Đảng ta đây xương sắt da đồng".

      Xóa
  5. Mấy anh cán bộ lóng ngóng chẳng biết làm gì cho nên hồn, ngoài việc nói tinh tướng!
    Mà Bác ơi, tại sao không lo công nghiệp hóa nông nghiệp, mà cứ dạy tát gàu sòng thế này? Những năm 1930 lão Mussolini đã dạy dân Italia lái máy cày rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi năm nay hơn 50 tuổi do xuất thân ở vị trí con nông dân nghèo phải làm lụng rất sớm và thạo việc nhà nông từ 12 tuổi trong đó có việc tát nước gầu đôi.
    Tôi đồng ý cần phản biện trong bức ảnh trên vì sao chính trị và nghệ thuật không nên làm xấu thêm hình ảnh lãnh tụ Đảng - cán bộ Nhà nước nhất là trong thời điểm này.
    Người đứng tát nước cùng Bác không đúng tư thế và không biết tát nước. Đội tháp tùng Bác (ăn theo) đông quá

    Trả lờiXóa
  7. Tôi năm nay hơn 50 tuổi do xuất thân ở vị trí con nông dân nghèo phải làm lụng rất sớm và thạo việc nhà nông từ 12 tuổi trong đó có việc tát nước gầu đôi.
    Tôi đồng ý cần phản biện trong bức ảnh trên vì sao chính trị và nghệ thuật không nên làm xấu thêm hình ảnh lãnh tụ Đảng - cán bộ Nhà nước nhất là trong thời điểm này.
    Người đứng tát nước cùng Bác không đúng tư thế và không biết tát nước. Đội tháp tùng Bác (ăn theo) đông quá

    Trả lờiXóa
  8. Có lẽ mọi người không hiểu cách tát nước chống hạn những năm 1958 - 1965 ở miền Bắc: đa số đều phải tát qua nhiều bậc mới đưa được nước từ dưới sông lên những rãnh kênh nhỏ để dẫn vào đồng ruộng, vì thời đó hầu như không có máy bơm nước loại đi động mà chỉ có một số trạm bơm cố định đặt ở các công trình thuỷ lợi lớn.
    Hình ảnh Bác Hồ đang tát nước là ở bậc thứ nhất, tát từ sông lên một vũng nước nhỏ (gọi là vũng 1), từ đó sẽ có một cặp đôi nữa tát lên vũng thứ 2 lên thứ 3 và cứ thế tiếp tục cho đến rãnh kênh trên cùng để chảy vào đồng ruộng tuỳ theo mức nước sông cao hay thấp. Do người chụp hình này đứng ở vị trí bên trái quá lệch nên không chụp được để cho chúng ta thấy vũng nước thứ 1 (bị che lấp do người đứng xung quanh).
    Bác Hồ làm động tác tát nước vào vũng 1 là có tính cách hướng dẫn cho các cán bộ phải biết tát nước về cơ bản chứ không phải để biết tát nước thành thục, mục đích là để cho cán bộ thấu hiểu sự khó nhọc của công việc tát nước, qua đó dạy cho biết công tác cán bộ phải đi sát với công việc của dân.
    Và thực ra, Bác Hồ cũng ra đi khỏi đồng ruộng từ tuổi thiếu niên (15-16 tuổi) nên chắc chắn Bác sẽ không thành thục việc tát nước như những nông dân thực thụ!
    Mọi người hiều sai về cách tát nước ở miền Bắc thời đó và hiểu sai về phương pháp dạy cán bộ của Bác nên không nên bình luận lung tung quá nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ơi, bình luận là bình luận, còn lung tung hay không lung tung cũng... chẳng sao. Vì nó chính là nhân quyền. Nhiều khi bình luận "lung tung" lại hay hơn bình luận "định hướng".

      Xóa
    2. tôi hoàn toàn đồng tình với ND 07 : 00 . Bình luận , là bình luận theo nhận thức ,chính kiến , ý kiến chủ quan của mỗi người , dù hay dù dở cũng là ý kiến của mình , không thể định hướng được , đó là dân chủ , nhân quyền , và đó là điều quý nhất . Tuy nhiên bản thân mỗi người cũng sẽ phải tự chịu trách nhiệm ( Về tính đúng đắn , tính xác thực , của thông tin hoặc vấn đề mình đã nêu ) trước cư dân mạng , và xã hội thực bên ngoài .

      Anh sẽ được tung hô , hoặc khen ngợi nếu phát biểu đúng với suy tư của số đông . Ngược lại sẽ bị ném đá cho tơi bời nếu nói không chuẩn . Đó là tính hai mặt của thông tin . Đó cũng là trách nhiệm của tự thân mỗi người cần cẩn trọng mỗi khi phát ngôn .

      Xóa
    3. Rất chính xác. Một số kẻ chán ghét chế độ, vô công rồi nghề, hoặc ăn tiền tư bản nên một hành động cao cả như các vua Tiền Lê, vua Lý vẫn làm lễ cày Tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất mà bọn chúng cũng soi mói và nói xấu được. Thật đáng hổ thẹn .

      Xóa
  9. Xem đây này, con rể Bảo Hoàng thuê báo Mỹ bốc thơm bố vợ 3X của mình có vai trò giống như nhà cải cách vĩ đại của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình, định hình một nước Việt Nam hiện đại, tự tin, và thịnh vượng là sứ mệnh căn bản của ông Dũng:
    .http://dantri.com.vn/su-kien/bao-my-thu-tuong-nguyen-tan-dung-la-dong-luc-sau-su-chuyen-minh-cua-vn-837678.
    Mọi người có giỏi thì vào đây mà bình luận, đừng bình luận về những việc đã xảy ra cách đây nửa thế kỷ làm gì!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn vô đó bình luận lắm mà thối quá, ngồi chưa đầy phút phải bỏ rồi!

      Xóa
    2. Đó là "Dantrithấp.com.vn"

      Xóa
  10. Bác Hồ nên lo chuyện lớn hơn là việc này. Chẳng hạn ngăn chặn cuộc Cài cách ruộng đất đẫm máu.

    Trả lờiXóa
  11. Bác Hồ làm động tác tát nước vào vũng 1 là có tính cách hướng dẫn cho các cán bộ phải biết tát nước về cơ bản chứ không phải để biết tát nước thành thục, mục đích là để cho cán bộ thấu hiểu sự khó nhọc của công việc tát nước, qua đó dạy cho biết công tác cán bộ phải đi sát với công việc của dân. Bác Hồ thị phạm để giáo dục cán bộ ảnh này tả anh cán bộ không biết tát gầu dây, dây đang bị xoắn. Gầu dây tát nước khi mức quá 80 cm đến 120 ccm mức náy gầu sòng(gầu 1 dây) không tát nước được. Tôi vẫn thích và quý tấm ảnh này, tôi nghĩ phi nông là loạn mất gốc?

    Trả lờiXóa
  12. Người ta là nông dân, việc địt gì ông phải hường dẫn? Nói thối bỏ mẹ ấy...

    Trả lờiXóa
  13. Muốn ngụy lý, giải thích, cãi ngang thế nào, thì đây quá rõ là 'hiện trường' dựng sẵn, chuẩn bị sẵn trước khi Bác về thăm và dàn dựng cảnh để chục ảnh. Các chú thích: "Bác Hồ cùng nông dân tát nước chống hạn" - xem ảnh biết là không cùng nông dân mà cái anh cán bộ xăng xái nào đó chưa biết tát gầu dai. Còn chú thích: "Bác Hồ dạy nông dân tát nước" càng trật lấc. Cái gì thì khác, riêng tát nước thì Bác cùng phải học nông dân. Ảnh dựng lên cho oai để tuyên truyền. Nhưng phản tác dụng là chỉ có Bác đi thăm nông dân mà cán bộ theo cả đống. Thời đó còn thế, nay phình to biên chế, tăng cường quan liêu là phải lắm rồi! Cũng như mới nhất các báo đưa lên ảnh mấy ông lãnh đạo xúm lại tưới nước "trông" cái cây đã làm cột nhà được rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các vị lãnh đạo tưới cây đầu xuân Giáp Ngọ này cùng quan liêu và thiếu nhạy bén, cấp dưới yêu cầu sao làm vậy, để đưa lên báo tấm ảnh vô lý ầm ầm. Trớ trêu thay!

      Xóa
    2. Trồng cây là việc rất tự nhiên và theo quy hoạch của vùng. Việc chó gì phải phát động phong trào nhỉ?! (Xin lỗi, bực bọn ngu đần quá, không kìm được việc chửi.)

      Xóa
  14. Năc danh 8:35 nói là chuẩn của ngườ nông dân năm 1958-1965 . Nước đươc tát lên từng bậc một...để cuối cùng lên đến ruông . Bác nói được , làm được , cái đó phải công nhận , chỉ cái bọn tham lam , thoái hoá , biến chất thời nay đã ko chịu học và ko muốn học Bác đức tính đó.

    Trả lờiXóa
  15. THÀNH ĐỔ ĐÃ CÓ VUA XÂY
    HAY LÀ XƯƠNG MÁU DÂN GẦY ĐỔ RA...???

    Trả lờiXóa
  16. Chống hạn bằng gàu thắt(nút) dây
    Trồng rừng thì lại chọn cây đã già.hi hi.ôi,"sáng suốt" quá!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh không hiểu về cả một thời kỳ gian khổ của dân tộc. Phải chăng anh quá sung sướng để biết rằng hầu hết những công việc nhà nông vẫn phải làm bằng tay, chân.

      Xóa
  17. Đất nước mình lạ là thế, chướng tai gai mắt cũng là thế và ngu muội cũng vì thế. Một thằng chân đất mắt toét, lên làm lãnh đạo được mấy hôm đi đâu cũng đòi “dạy”, “hướng dẫn”, “lên lớp”... người khác. Gần đây nhất, tối hôm kia, trong chương trình đón nhận bằng vinh danh đờn ca tài tử ở TP HCM, tay 3X lên phát biểu cũng yêu cầu cái này, nên làm thế kia, phải thực hiện thế nọ... Nghe mà thối... Đám nghệ sỹ bảo nhau: “Còn ông, nên tham nhũng ít thôi và nên quan tâm đến đời sống của các nghệ sỹ, nhất là nghệ sỹ sân khấu truyền thống”...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh chí nói hay đấy , đập bỏ mẹ bố con thằng Bá Kiến đi

      Xóa
  18. Ông can bộ tát nước , mà đứng như thằng bị đau dái , thế thì tát gì . Lại còn ông đội mũ ngồi sau ông này mới chán chứ . Kịch quá .

    Trả lờiXóa
  19. Tật sùng bái lãnh tụ vẫn được nhiều người tung hô ở ta. Ở Mỹ, dân "chừi" Tổng thống khá thoải mái, khi Tổng thống đang phạm sai lầm. Nhờ vậy ông ta mới biết điều chỉnh lại cách điều hành chính phủ để đất nước phát triển.
    Thời tuyên truyền nên chấm dứt!

    Trả lờiXóa
  20. giá như ngày đó Bác cho nhập máy cày máy bơm về để hiện đại hóa nông thôn , tiến lên CNXH còn hơn nhập xe pháo giải phóng miền nam , thi đua miền Bắc miền Nam phát triển kinh tế lúc đó ai giả phóng ai thì tự người dân sẽ định đoạt , có phải không mọi người ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn mải đánh Mỹ hộ Liên Xô - Trung Quốc . Vài Triệu mạng dân tép riu quan trọng gì đâu .

      Xóa
    2. Một tấc đất của Cha ông để lại cũng không được để rơi vào tay giặc, lời vua Lê căn dặn, các ngươi không biết sao? Lũ mê muội?

      Xóa
  21. Khai giảng, 20- 11, tổng kết của trường chúng tôi năm nào cũng được đón quan chức Đảng - chính quyền về dự. Trong đó có nhiều kẻ thời học sinh chúng học dốt và lười học kiểm tra toàn nhìn bài. Bây giờ thực chất chúng là kẻ tham lam, lưu manh, bằng rởm. Lên phát biểu chúng rất vênh váo, hách dịch yêu cầu các thầy phải làm cái này, các thầy nên làm thế kia... Nghe mà thối không ai chịu được

    Trả lờiXóa
  22. Cái vụ bác tát nước này tốn nhiều giấy mực quá. riêng phần tôi chỉ có một câu hỏi mà không trả lời được là từ khi còn tuổi thanh xuân bác của chúng ta đã bôn ba tìm đường cứu nước như đi Mỹ, đi Tây, đi Nga, đi Tàu, thậm chí đi cã Xiêm nữa lận. Vậy hổng biết Bác học tát nước ở đâu, và hồi nào mà xịn quá vậy. Anh chị em nào biết chỉ dùm, cám ơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  23. Bác đến tuổi thanh niên mới ra nước ngoài mà . hồi nhỏ ở quê 12 tuổi trẻ em ở nông thôn - nhất là nông thôn Bắc bộ đã phải biết hết tất cả các việc nhà nông rồi trừ việc cấy , cày mà thôi

    Trả lờiXóa
  24. Thôi, hãy cất bức ảnh này vào ngăn kéo và khóa lại. Nó chẳng còn giá trị tuyên truyền nữa. Thậm chí còn phản tuyên truyền.

    Trả lờiXóa
  25. Tình cờ đọc được bài này, tôi có ý kiến như sau:
    - Việc Bác Hồ tát nước hay làm những việc khác khi đi thăm nơi nọ nơi kia, không cần phải bàn đến và đừng lợi dụng nó để nói cho sướng mồm làm gì! Chỉ tổ mất thời gian, chẳng đem lại cái chó gì cả, thời "cũ" đã qua rồi ...
    - Về bố cục bức ảnh: Các ông có phải là người biết nhìn ảnh đen trắng không? Các ông có phải nông dân không mà phán lung tung thế?
    + Bức ảnh này chắc chắn người chup phải đứng ở ngoài sông để chụp chéo góc vào cảnh tát nước dọc bờ sông (trên thuyền, hay lội xuống nước chẳng hạn để lấy nhân vật chính là Bác Hồ). Vì là ảnh đen trắng nên nơi cửa đổ nước vào sẽ bị một phần bờ sông che đi do cửa đổ nước vào của những nơi tát nước bằng gầu dây bao giờ cũng tụt vào trong so với bờ nước - ai từng là nông dân thì thừa biết điều này và vì thế người nhìn vào ảnh sẽ không nhận ra, nếu là ảnh màu thì sẽ rất rõ.
    + Chỉ có thằng ngu, chưa bao giờ tát nước hặc xem tát nước bằng gầu dây mới không biết tại sao dây gầu tát nước của người cầm dây gầu đứng gần góc chụp, xoay lưng lại phía ống kính bị chéo nhau! Vì người chụp đứng phía sau chéo góc cái gầu tát nước (gần vị trí của người tát nước đứng gần như xoay lưng lại ống kính) nên hai sợi dây trước và sau của gầu đương nhiên phải cắt nhau vì khi bắt đầu vục miệng gầu xuống nước thì dây miệng gầu phải hạ thấp xuống và dây trôn gầu phải nâng cao lên để cho chiếc gầu vục chéo vào dòng nước, đến khi kéo nước lên thì một dâu phía miệng gầu phải nâng lên trước, dây phía trôn gầu sẽ nâng lên theo sau, vì vậy nhìn từ phía sau nó phải chéo nhau. Trong khi đó 2 dây bên phía Bác Hồ kéo thì ở đối diện với người chụp ảnh, vì vậy nó song song nhau là hợp lý (nếu người chụp đổi vị trí chụp ngược lại thì 2 dây phía Bác Hồ sẽ lại chéo nhau). Bố cục bức ảnh chụp là để lấy nhân vật chính là Bác Hồ nên góc chụp đã thể hiện điều đó.
    Phản biện là điều cần thiết và hoàn toàn tốt đẹp cho xã hội khi người phản biện với thái độ công tâm, khách quan, cẩn trọng và hiểu biết. Đừng vì thành kiến cá nhân, bất đồng quan điểm mà cái gì cũng xía vào với con mắt tiêu cực, xoi mói mù quáng kiểu bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng thì thật đáng chê trách. Chúng ta đấu tranh là để cho xã hội tốt đẹp hơn chứ không phải để gây chia rẽ, hận thù dân tộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi công nhận sự phân tích của bạn về mặt hình học không gian , về vị trí chụp ảnh . là chính xác . Bạn đã rất tinh , tuy nhiên bạn đúng cái này nhưng lại sai cái khác .

      1- Khi zoom to ảnh , lập tức phát hiện ra đoạn xoắn của hai dây với nhau , trong đó 2 đoạn dây khi đi qua đường chéo đáng lẽ phải thẳng căng vì gầu đang đày nước ( Nặng ) nên dây phải căng , nhưng nó lại hơi ( chỉ một chút thôi ) bị chùng bất thường , chứng tỏ nó không còn thẳng hàng , từ đó suy ra sợi dây đang bị xoắn do chịu các lực tác động không đồng hướng với nhau .
      2- Quan sát các ánh mắt nhìn của những người trong ảnh , đa số đều hướng vào chỗ dây bị xoắn , chứng tỏ chỗ đó có vấn đề .
      3- Khi phân tích và phản biện một vấn đề gì trên mạng là có rất nhiều người khác chú ý , vì vậy nên thận trọng và khiêm tốn khi phát biểu , dù người khác có sai mình cũng nên góp ý với thái độ thiện chí và khiêm nhường , như thế người sai sẽ dễ chấp nhận mà không tự ái . Đừng nên dùng những từ miệt thị nặng nề như từ “Chỉ có thằng ngu “ ..v….v…để phê phán người , bởi chắc gì mình đã hoàn toàn đúng như sự việc trên , trong khi ở cuối còm bạn lại nói “ Chúng ta đấu tranh là để cho xã hội tốt đẹp hơn chứ không phải để gây chia rẽ, hận thù dân tộc. “ . Như vậy trong cùng một còm mà đầu cuối đã khác nhau .
      4- Phản biện tưởng là rất dễ , nhưng không hề đơn giản .

      Vài lời xin chia sẻ cùng bạn , chúc bạn khỏe , vui .

      Xóa
    2. Chính xác nhưng chúng ta không nên đôi co với lũ "theo gót giấy tây béo mập đầu" này làm gì cho phí thời gian

      Xóa
  26. Xem ra chúng mày cũng chỉ là lũ vô tích sự, thích chửi cho sướng miệng, khi vui thì vỗ tay vào, đến khi gặp nạn thì nhào chạy ngay ... Chúng mày thử làm một cái gì đó như anh Vươn, anh Viết chẳng hạn, tao sẽ gọi chúng mày là anh hùng! Còn sớm muộn gì với cái cách thể hiện của chúng mày thì tao thấy chủ Blog này khi sa cơ như Trương Duy Nhất thì chúng mày cũng biệt tăm mất tích, không còn đứa nào dám ra mặt mà chửi nữa đâu - chúng mày hãy nhớ tiên đoán này của tao để hồi sau kiểm chứng. Chống tham nhũng, tiêu cực phải cần hành động chứ không phải chỉ ngồi xó chửi đời như bọn mày đâu, chẳng khác nào Chí Phèo.

    Trả lờiXóa