* NGUYỄN TRẦN BẠT
Từ trước đến
nay, tự do luôn được quan niệm như là một tài sản tự nhiên hay một quyền tự
nhiên của con người và xã hội được cấu thành từ sự góp một phần tự do của con
người.
Xuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất
định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là
kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự
nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân
chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao
hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá
nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển. Tuy
nhiên, rất nhiều quốc gia không nhận thức được điều này. Kết quả là pháp luật
trở thành một thứ dây trói hoặc công cụ cai trị và do đó, nó thuộc sở hữu của
những kẻ thống trị' chứ không còn là tài sản của nhân dân.
Trong bài viết này, pháp luật sẽ được tiếp cận như một
đối tượng triết học nhằm chỉ ra ý nghĩa thiêng liêng nhất của pháp luật đối với
đời sống con người - đó là Pháp luật như là tài sản tinh thần của nhân dân hay
Biện chứng của Tự do.
Pháp
luật – Hình thức thể hiện tập trung nhất toàn bộ giá trị tự do của con người
Bất kỳ sự thỏa thuận nào cũng thể hiện quyền tự do của
con người. Khi đối thoại với nhau, với nhà cầm quyền và thậm chí với thần
thánh, con người đã thể hiện tự do của mình. Nếu không khẳng định được địa vị
của mình, không cảm nhận được giá trị của mình tức không có tự do thì con người
sẽ chỉ biết lắng nghe và tuân lệnh mà không thể đối thoại. Pháp luật là khế ước
tinh thần của con người với nhau và với nhà cầm quyền và vì thế, pháp luật thể
hiện một cách tập trung nhất toàn bộ giá trị tự do của con người. Mối quan hệ
giữa tự do và pháp luật là mối quan hệ hệ quả, nói cách khác, pháp luật là hệ
quả của tự do. Vấn đề này đã được thảo luận từ thế kỷ XVII, XVIII bởi nhiều học
giả lớn, trong đó nổi bật là Montesquieu với 'Tinh thần pháp luật" và
Rousseau với “Bàn về khế ước xã hội”.
Tuy nhiên, đến nay không phải tất cả mọi người trên
thế giới đều nhận ra giá trị của tự do, nhận ra mối quan hệ biện chứng, mối
quan hệ nhân quả giữa tự do và pháp luật. Vì thế, không phải tất cả mọi người
đều coi pháp luật là sở hữu của mình và ở những chỗ khuất nẻo của cuộc sống,
con người vẫn làm những điều phi pháp mà không cảm thấy áy náy. Chỉ khi nào con
người nhận ra mình là chủ sở hữu của những quy tắc sống, là đồng sở hữu những
khế ước xã hội thì lúc đó con người mới đối xử với pháp luật một cách tự giác.
Không ít người chúng ta sẽ tự hỏi tại sao lại phải
cưỡng bức con người tuân thủ pháp luật trong khi pháp luật là tài sản tinh thần
của nhân dân, là cái mà đáng ra con người phải tự nhiên tuân thủ? Tại sao tình
trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra tràn lan và càng ngày càng khó kiểm soát?
Phải chăng, con người sinh ra là để phản bội lại những đòi hỏi của chính mình?
Trong quan điểm của chúng tôi, tất cả những tình trạng này đều bắt nguồn từ
những hạn chế trong nhận thức của con người về tự do.
Do đó, cần phải giúp con người nhận thức rằng, tự do
không phải là một thứ bất tận và nếu con người không chấm dứt việc chà đạp tự
do thì con người sẽ mất tự do, cũng chính là đánh mất những giá trị người của
mình. Do đó, xét về bản chất, nghiên cứu pháp luật chính là nghiên cứu tự do
với tất cả hình hài cụ thể của nó. Nếu pháp luật không có quan hệ hệ quả với tự
do thì pháp luật không có nội dung, hay nói đúng hơn là nghiên cứu pháp luật
chính là nghiên cứu cấu trúc văn hóa của tự do. Tự do làm cho con người nhận
thức được cả lợi ích lẫn rủi ro trong mỗi hành động của mình; nó, đồng thời,
giúp con người tự đánh giá tính hợp lý trong hành động của mình và với nhận
thức như vậy, con người sẽ hành động một cách tự giác và thận trọng. Vì vậy, có
thể nói, mọi thỏa thuận, mọi khế ước của cuộc sống được thể hiện dưới hai hình
thức: luật thành văn là luật pháp và luật bất thành văn là văn hóa.
Con người sinh ra, dùng địa vị tự do của mình để thỏa
thuận. Sự thỏa thuận ấy có hai hệ quả, hệ quả thành văn là nhà nước - pháp luật
và hệ quả thứ hai bất thành văn là các quy tắc cộng đồng hay văn hóa. Tự do, vì
thế, là nguồn gốc của mọi trật tự mang tính tự giác; mọi trật tự không có tự do
chỉ là trật tự cưỡng bức và con người sẽ chà đạp lên những trật tự cưỡng bức
đó. Do đó, tự do hoàn toàn không gắn với sự hỗn loạn như bấy lâu nay các nhà
nước phi tự do vẫn áp đặt lên nhận thức của người dân; nó là một khái niệm vĩ
đại và cần phải chỉ ra tất cả cách thức con người đùng để ngụy biện cho việc
đánh cắp tự do của người khác và nhất là sự đánh cắp trên quy mô nhà nước đối
với xã hội.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quan niệm mục tiêu của
pháp luật là giữ gìn trật tự xã hội. Đó là một cách nghĩ quá đơn giản và đã tầm
thường hóa vai trò của pháp luật. Chúng tôi cho rằng, sứ mệnh của pháp luật là
đảm bảo tự do và phát triển quyền tự do của con người. Nếu pháp luật được định
ra bởi ý chí của nhà cầm quyền thay vì là kết quả của quá trình thảo luận và
đàm phán giữa các thành viên trong xã hội, thì pháp luật đó sẽ trái với ý chí
xã hội và không thể hiện các giá trị tự do. Nếu duy trì tình trạng đơn nguyên
trong nhận thức và hành động thì không bao giờ pháp luật trở thành tài sản tinh
thần của nhân dân, bởi thông qua các hành động nói chung và đặc biệt là thông
qua hành động chính trị, con người sử dụng tự do để xây dựng các khế ước văn
hóa và khế ước pháp luật. Thể chế dân chủ là cơ cấu duy nhất để con người thực
hiện quyền tự do của mình trong quá trình đàm phán, bởi tất cả các khế ước đều
được thể hiện thông qua các quan điểm chính trị và con người lựa chọn người đại
diện cho mình thôn gí qua việc đàm phán ấy, chính là lựa chọn ra cấu trúc của
khế ước. Nói cách khác, dân chủ là cách thức duy nhất để kéo tự do xuống các
tầng hàng ngày của cuộc sống.
Tự
do sinh ra con người và hành trình tìm lại tự do bị đánh cắp
Từ trước đến nay, người ta luôn cho rằng, con người
sinh ra đã có tự do; tuy nhiên, trên thực tế, ở một số nơi trên thế giới, con
người hoàn toàn không có tự do. Điều này, đương nhiên, đã phủ nhận chân lý con
người sinh ra đã có tự do nhưng đồng thời, lại đưa đến một kết luận mới - đó là
Tự do sinh ra Con người (*), hay nói khác đi, tự do sinh ra tất cả các quyền
làm người. Đó cũng chính là ý nghĩa thiêng liêng nhất của tự do.
Hãy thử quan sát những gì đang diễn ra ở các nhà nước
phi dân chủ, nơi tự do của con người đã bị đánh cắp từ trước khi sinh ra. Liệu
có thể coi con người ở những quốc gia như vậy đã đạt đến trạng thái phát triển
hoàn chỉnh chứa trong khi họ đang sống một đời sống rất phi con người với những
giá trị người đang ngày càng suy thoái? Vì thế, nếu thừa nhận con người sinh ra
đã có tự do thì vô tình chúng ta đã tạo ra cơ sở tồn tại hợp pháp cho các nhà
nước phi dân chủ. Với cách tiếp cận như vậy, chúng ta buộc phải thừa nhận một
chân lý khác - đó là tự do sinh ra con người; nói khác đi, tự do là nguồn sống
của con người. Nếu coi tự do như một thứ tài sản thì con người sẵn lòng chà đạp
tự do của chính mình và chiếm đoạt tự do của người khác, bởi không ai chết khi
tự chà đạp tài sản của mình hay khi bị tước đoạt tài sản. Nhưng, nếu coi tự do là
nguồn sống của con người thì con người sẽ ứng xử một cách chừng mực và thận
trọng hơn với tự do, bởi con người sẽ chết khi bị chà đạp hay khi bị tước đoạt
nguồn sống của mình. Với ý nghĩa như vậy, có thể nói, tự do là chất xúc tác để
các sinh vật ở trạng thái tiền con người trở thành con người và không có tự do
là không có môi trường để con người thực sự sống với tư cách con người.
Mặt khác, cần chỉ ra mối tương quan giữa hai phạm trù
tự do và bình đẳng. Rõ ràng, không có tự do, chúng ta sẽ không có những con
người theo đúng nghĩa và đi theo chuỗi logic này, chúng ta sẽ nhận ra sự vô lý
khi các nhà nước phi dân chủ bàn đến sự bình đẳng hay bác ái giữa con người và
những sinh vật ở trạng thái tiền con người. Và rằng, tự do chỉ tồn tại, hay nói
cách khác, con người chỉ có thể sử dụng tự do và phát triển khái niệm tự do khi
có sự tương tác với những con người khác. Trong khi đó, một xã hội phi dân chủ
không phải là môi trường để con người thể hiện mình với tư cách là con người.
Do đó, nếu tiếp tục đánh cắp tự do của con người, các nhà nước phi dân chủ sẽ
phải chịu đựng hậu quả tất yếu là sự biến mất vĩnh viễn của những giá trị
người. Những nghiên cứu nghiêm túc về tự do sẽ khiến những nhà nước phi tự do
nhận ra sự tồn tại bất hợp pháp của mình và giúp con người ý thức về sự tồn tái
tvô lý của mình. Nếu tồn tại mà không có tự do từ tư duy đến hành động thì
chúng ta chưa phải là những con người hoàn chỉnh. Muốn đạt tới trạng thái con
người hoàn chỉnh thì chúng ta phải phấn đấu để tự do thấm vào tất cả các hoạt
động của mình. Tự do là nội dung đúng đắn của mọi hành động cũng như sáng tạo
của con người. Nếu không có tự do trong ý nghĩ thì chúng ta không thể tự sáng
tạo ra giá trị của mình và càng không thể đàm phán một cách bình đẳng để tạo ra
những khế ước có chất lượng pháp luật và văn hóa. Nếu không hiểu được mối quan
hệ biện chứng giữa tự do và con người, thì sẽ không hiểu được luận điểm pháp
luật là tài sản tinh thần của nhân dân và càng không hiểu được mối quan hệ giữa
tự do và văn hóa, tự do và pháp luật, hay nói chung là giữa tự do và xã hội.
Không có tự do thì không có con người và hơn nữa là không có tự do thì không có
xã hội loài người. Phấn đấu vì tự do và dân chủ, do đó, đã trở thành nhiệm vụ
số một của mọi quốc gia trên thế giới này.
Tuy nhiên, con người không bao giờ chấp nhận sự tồn
tại ở trạng thái tiền con người của mình; họ dần nhận ra rằng, nếu không có tự
do thì những giá thị mang chất lượng con người sẽ biến mất vĩnh viễn và bởi tự
do là khoảng không gian hợp lý duy nhất tạo ra con người, nên những khao khát
về tự do sẽ khiến con người bùng nổ và họ sẽ đòi lại tự do bằng cách mạng. Đó
là những con người, những dân tộc không may mắn và ở đây, xin được nhấn mạnh
rằng, chúng ta không được phép nhân danh nỗi bất hạnh của con người để ngụy
biện cho sự tồn tại của những nhà nước phi dân chủ.
Nhưng liệu những cuộc cách mạng có phải là những giải
pháp tối ưu trong khi cách mạng là một loạt hoạt động rất bản năng và luôn để
lại đằng sau nó những chuỗi đứt gãy đột ngột? Trong khi đó, tiến trình phát
triển của con người phải là các chuỗi logic, mà ở đó mọi sự thay đổi đều phải
tự giác và được kiểm soát bởi các tiêu chí về sự hợp lý. Vì lý do đó, chúng tôi
đề xướng Lý thuyết Cải cách như một giải pháp để tìm lại tự do một cách hợp lý.
Sự trở về của tự do cũng phải là một lộ trình được hoạch định tương xứng với
những nhận thức của con người về tự do; nếu không, con người sẽ rơi vào trạng
thái choáng ngợp trước những giá trị của tự do và sẽ sử dụng nó một cách liều
lĩnh, hay đúng hơn, sẽ lại cống hiến tự do một cách thiếu chín chắn và đẩy mình
vào những trạng thái không tự do khác.
Nhằm chứng minh cho luận điểm cải cách như là công
nghệ phát triển duy nhất trong xã hội hiện đại, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích
trường hợp của Việt Nam với việc thực hiện chính sách Đổi Mới từ năm 1986 mà
thực chất là một cuộc cải cách kinh tế.
Nền kinh tế thị trường mới vào Việt Nam khoảng hơn mười năm nhưng nó đã tạo ra sự
đột biến vĩ đại trong tư duy của người Việt Nam . Đó là mỗi người đều cảm thấy
bị thất thiệt nếu không có tự do và đó cũng chính là nguồn gốc của tất cả những
thành tựu mà chúng ta đạt được kể từ năm 1986 đến nay. Cần phải khẳng định như
vậy để bác bỏ cách tiếp cận sai lầm của một số người khi lên án nền kinh tế thị
trường như là căn nguyên của sự suy thoái của một số giá trị, cụ thể là của
tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan và gần như không thể kiểm soát. Như đã
phân tích trong phần trước, tình trạng vi phạm pháp luật có căn nguyên sâu xa
là những nhận thức phiến diện của con người về những giá trị của tự do chứ không
phải là do kinh tế thị trường hay tự do kinh tế Chính vì thế, người ta không
được phép hạn chế tự do kinh tế, kể cả nhằm mục đích khôi phục trật tự, bới
trật tự trước đây ở Việt Nam là một thứ trật tự của tình trạng chậm phát triển
còn sự nhôn nháo trong hiện tại là một sự nhốn nháo vĩ đại - nó chứa đựng trong
đó những khát vọng tự do, những mưu cầu hạnh phúc, những tìm kiếm cơ hội của
con ngườiViệt Nam và vì thế, nó chứa đựng những yếu tố phát triển. Pháp luật
phải đảm bảo an toàn cho con người trong khi họ đổ ra đường để tìm kiêm cơ hội
chứ không phải tước đi của họ sự tự do trong việc tìm kiếm và khai thác các cơ
hội. Quan trọng hơn, pháp luật phải từng bước xây dựng và khẳng định tâm lý sở
hữu trong người dân Việt Nam
và hãy bắt đầu sứ mệnh này với việc thừa nhận tầm quan trọng của tích luỹ. Nếu
tiếp cận vấn đề tích luỹ một cách thiếu hợp lý như hiện nay thì chúng ta sẽ có
một tương lai không có tích luỹ, trong khi tích luỹ là tiền đề để phát triển.
Bản
thân việc thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đề tích lũy sẽ mở ra một chương
mới trong nhận thức của con người Việt Nam về tự do kinh tế nói riêng và tự do
nói chung và như thế nghĩa là chúng ta đang gieo những mầm phát triển trong
cuộc sống hiện tại.
Tính
biện chứng của quá trình cống hiến tự do
Các phân tích về tự do đã khẳng định rằng, xã hội được
cấu thành từ sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do của các thành viên. Không
ít người đặt câu hỏi về giá trị hay ý nghĩa của phần tự do còn lại: trong quan
điểm của chúng tôi, phần tự do còn lại là phần Qự phòng cho sự phát triển của
khái niệm tự do bội còn người luôn cần tự do để nhượng tiếp trong những chặng
phát triển tiếp theo. Vì thế, có thể nói, quá trình phát triển của con người là
quá trình nhượng thêm tự do hay nói cách khác, con người nhượng bớt tự do để mở
rộng tự do hay không gian phát triển của chính mình. Đó chính là khía cạnh biện
chứng quan trọng nhất của quá trình cống hiến tự do.
Nhưng phải chăng tự do là một đại lượng hữu hạn? Câu
trả lời là không, vì con người góp tự do như góp vốn; nó sẽ tạo ra tài sản
trước mắt và giá trị gia tăng trong tương lai. Giá trị gia tăng đó chính là
quyền tự do phát triển. Như vậy, tự do không phải là một đối tượng tĩnh mà luôn
luôn vận động; sự vận động đó, rõ ràng, đã mở rộng khái niệm tự do và tạo ra tự
do với một chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nếu con người nhận ra rằng phần tự do mà họ
đóng góp đã bị đánh cắp, thì họ sẽ không còn tín nhiệm đối tượng nhận sự góp
vốn của họ. Chính vì thế, họ sẽ từ chối góp phần tự do của mình và tìm cách giữ
lại phần tự do càng lớn càng tốt. Đó chính là khuynh hướng tiêu cực của sự phát
triển tự do, tức là con người không tin tưởng vào người đại diện hay nhà nước
và tạo ra tình trạng vô chính phủ. Vô chính phủ là sự không thừa nhận các giá
trị minh bạch của chính phủ và ở đâu, chính phủ càng xuất hiện như một công cụ
cưỡng bức con người, thì ở đó mức độ vô chính phủ càng nghiêm trọng. Cần phải
nhắc lại rằng, con người cần đến chính phủ như là đối tượng bảo vệ lợi ích,
trong đó quan trọng nhất là bảo vệ quyền sở hữu của họ đối với pháp luật trên
tư cách là tài sản tinh thần của nhân dân.
Nếu nhà nước, với tư cách là người quản trị nguồn vốn
tự do của cộng đồng và xã hội, chiếm đoạt phần tự do mà các thành viên trong xã
hội đóng góp thì sẽ tạo ra tình trạng độc tài; nói cách khác, bản chất của chế
độ độc tài chính là sự chiếm đoạt các phần tự do được đóng góp bởi các thành
viên trong xã hội. Những kẻ thiết lập và duy tự chế độ độc tài là những kẻ
không hiểu tự do. Tự do là những giá trị có thật và mỗi người đều có đủ lượng
tự do cho mình. Bản thân sự chiếm đoạt tự do đã tự nó nói lên những hạn chế
trong nhận thức về giá trị của tự do của những kẻ đi chiếm đoạt. Người biết sử
dụng tự do là người biết khai thác tự do của mình và không phải chiếm đoạt của
bất kỳ ai. Bi kịch của nhân loại là con người không hiểu giá trị của tự do và
không có kinh nghiệm sử dụng tự do nên tưởng rằng mình cần nhiều hơn hoặc không
cần đến nó. Những người tưởng rằng mình không cán tự do đã dâng hiến trọn vẹn
tự do của mình và trở thành đối tượng bị trị, còn những người tưởng mình cần
nhiều tự do hơn thì chiếm đoạt tự do của kẻ khác và trở thành kẻ cai trị, kẻ
phá hoại đời sống xã hội. Thật ra, không chỉ những kẻ chiếm đoạt tự do của
người khác mới có tội, mà ngay cả những người để cho người khác chiếm đoạt tự
do của mình cũng là những kẻ có tội bởi không ý thức được về thứ đã sinh ra
mình. Đó cũng chính là khuyết tật nghiêm trọng nhất về nhận thức của con người
và là cơ sở tồn tại hợp pháp của các nhà nước rút; dân chủ như đã phân tích
trong phần trước.
Tự
do tinh thần – trạng thái phát triển cao nhất của tự do
Các phân tích về tự do dưa chúng ta đến kết luận tự do
là tài sản thiêng liêng nhất đối với mỗi con người và vì thế, chúng ta không
được nhuyễn nhượng và cống hiến tự do một cách ngẫu hứng. Tuy nhiên, một trong
những khía cạnh tinh tế nhất của khái niệm tự do và đồng thời cũng là đối tượng
dễ bị xâm phạm và chiếm đoạt nhất là tự do tinh thần. Trước khi đi vào những
phân tích sâu hơn, chúng ta hãy cùng nhau đưa ra định nghĩa tự do tinh thần.
Chúng tôi cho rằng, tự do tinh thần là trạng thái con người không bị lệ thuộc
về mặt nhận thức vào bất kỳ ai, cho dù người đó có vĩ đại đến đâu đi chăng nữa,
bởi sự vĩ đại của một cá nhân không thể thay thế cho sự vĩ đại của một dân tộc
và càng không thể thay thế tự do tinh thần.
Giải thích tình trạng chậm phát triển của một số quốc
gia trên thế giới, trong một số bài viết, chúng tôi đã phân tích trạng thái
không thể ra khỏi quá khứ của những quốc gia này. Nhưng, sự không thể ra khỏi
quá khứ, xét về bản chất, phải chăng là trạng thái bị đánh cắp tự do tinh thần
hay trạng thái tự nguyện cống hiến trọn vẹn tự do tinh thần cho quá khứ? Xin
được nhấn mạnh rằng tự do là cảm hứng phát triển quan trọng nhất và tự do tinh
thần là điều kiện không thể thiếu để phát triển về mặt nhận thức. Con người
không thể trưởng thành nếu không thoát rà khỏi cái bóng của những cá nhân vĩ
đại. Một dân tộc càng không thể phát triển nếu không có cảm hứng phát triển
trong hiện tại, tức là không có tự do tinh thần trong hiện tại.
Thực ra, ngay cả tình trạng giáo điều về mặt nhận thức
hay sự khủng hoảng lý thuyết phát triển cũng bắt nguồn từ sự không có tự do
tinh thần, hay nói đúng hơn là từ sự không có tự do nhận thức. Tại sao con
người lại tự trói buộc mình vào những thứ chưa hẳn đã là chân lý mà quên mất
rằng ngay cả chân lý cũng là một đối tượng của triết học; nó cũng vận động,
thay đổi để tự làm mới mình và làm đúng mình? Cần phải khẳng định rằng sự tôn
sùng và phổ biến những chân lý lạc hậu đã tiêu diệt cảm hứng tư duy của con
người trong hiện tại. Một triết gia từng nói “Tôi tư duy tức là tôi tồn
tại". Vậy phải chăng, con người đã chết nếu không còn cảm hứng tư duy?
Vì tất cả những lý do đó, chúng tôi cho rằng tự do
tinh thần là hình thức phát triển cao nhất của tự do mà nếu không có nó, các
dân tộc sẽ bị thoái hóa về mặt tinh thần và không thể phát triển.
Lời
kết
Sẽ là thừa nếu nói thêm bất kể lời nào về những giá
trị của tự do bởi tự do là chính nó, tự do sinh ra con người, tự do khiến con
người sáng tạo ra mình và tự do mang lại sự thức tỉnh vĩ đại cho các dân tộc.
Chúng tôi tin tưởng rằng tự do sẽ đến với con người khắp nơi trên thế giới,
thậm chí cả những nhà nước hiện còn trong tình trạng thiếu hoặc không có tự do.
N.T.B
(Nguồn: Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp)
---------------
Đúng ra thì "Thượng tôn Pháp luật mới là Tài sản tinh thần của nhân dân".
Trả lờiXóaLúc 6h 21 phút sáng nay VOV1 có bài bình luận của BLV Hồ Điệp "xin đừng lợi dụng dân chủ".Nghe bình luận về u crai na và Thái lan,nói người mà nghĩ đến ta .Dân chủ luôn luôn là giấc mơ của loài người từ xa xưa ,tự do dân chủ không những là món ăn tinh thần của con người mà còn là động lực phát triển của xã hội .Một xã hội lạc hậu về tự do dân chủ sẽ là xã hội lạc hậu về mọi mặt trên mọi lĩnh vực :kinh tế,khoa học,văn hóa, giáo dục....Nó chính là nguyên nhân sâu xa của nghèo nàn lạc hậu .Đất nước Việt nam có phát triển được hay không,dân tộc việt nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không phải có TỰ DO DÂN CHỦ thực sự .mất tự do dân chủ là dân tộc mất tất cả ,người dân lao động sẽ phải đi làm cu li cho dân tộc ngoại bang....
Trả lờiXóaNgười ta sợ không được ăn tạp một cách "tự do" nữa.
XóaKhông nghe: tự do là cái con củ kiệu....
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaViệt Nam có lắm Luật hình , dân nghèo bị hiếp - quan quyền ngồi trên , chúng ta biết rõ vậy rồi , nói ra cũng thế giận mình còn ngu , tin rằng Pháp luật công bằng , ôi thôi chẳng có công bằng chi đâu , có tiền xấu cũng thành hay , không tiền đút lót trắng thay đen xì .
Bác Bạt chắc viết cho hậu thế nghía?
Trả lờiXóaHiện tại: Dẫm chân lên hiến pháp, ngồi xổm vô luật pháp, đánh địc vô dư luận......
Luật pháp VN vẫn trong giai đoạn bao cấp , được phân phối theo từng đối tượng , các vị lãnh đạo thì tuyệt đối là chỉ có công không có tội , con cháu các vị không những vi phạm pháp luật mà chúng nó còn nguẩy đuôi vào mặt những người thi hành công vụ . Có thằng vi phạm luật giao thông , nó dọa là cháu ông bộ trưởng , lập tức công an chùn tay lại như bị điện giật . Pháp luật phải là pháo đài bất khả xâm phạm , không có " ưu tiên " bất kể ai , để đến được cái đích này người VN còn phải có một thời gian rất dài để " Tiến hóa " vì chúng ta đang sống trong RỪNG .
Trả lờiXóa