Thực tế, đất nước này đã phân cực từ khi giành độc lập năm 1991. Các đảng dân tộc chủ nghĩa trông cậy vào sự ủng hộ ở phía Tây trong khi các đảng xã hội có nền tảng hậu thuẫn ở phía Đông. Không chỉ xa cách trong quan điểm chính trị, hai miền của Ukraine còn cách biệt về kinh tế. Nhờ giao thương xuyên biên giới với nước Nga, khu vực phía đông có nền kinh tế trù phú. Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ GDP bình quân đầu người ở thành phố phía Đông Dnipropetrovsk, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Ukraine, là 4.748 USD. Trong khi đó, ở khu vực Liviv, một trong những trung tâm công nghiệp phía Tây, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 2.312 USD.
Giáo sư Boris Shmelev, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính trị của Viện Kinh tế Nga cho biết, tình hình ở Ukraine hiện nay có nhiều nét tương đồng với những gì từng diễn ra trong giai đoạn đầu của cuộc nội chiến ở Kosovo. Trớ trêu thay, tại Ukraine, các bên đều không muốn can dự vào giai đoạn đầu của cuộc xung đột và nó đã nhanh chóng bị các thế lực địa phương bắt làm con tin. Nhà phân tích Andrew Weiss của Viện nghiên cứu Carnegie Endowment vì hòa bình, một chuyên gia về Ukraine từng làm việc cho các chính quyền Clinton và George H.W Bush của Mỹ cho rằng, biến động vừa qua là thất bại chính trị của cả Ukraine, châu âu, Nga và Mỹ.
Việc duy trì một nước Ukraine thống nhất là ưu tiên của cả chính quyền Obama lẫn chính quyền Putin. Đối với Điện Kremlin, nội chiến ở quốc gia láng giềng sát sườn như Ukraine quá nguy hiểm cho chính nước Nga, nhất là trong bối cảnh Nga không muốn NATO và Mỹ hiện diện quân sự ở đây. Hơn nữa các doanh nghiệp quốc phòng của hai nước hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực chế tạo máy bay, tàu chiến. Hạm đội Biển Đen của Nga đang thuê căn cứ quân sự ở Sevastopol trên bán đảo Crimea của Ukraine và một trong những tuyến đường ống chính vận chuyển khí đốt Nga sang châu âu đi qua lãnh thổ nước này. Vì vậy, nếu kịch bản Kosovo xảy ra ở Ukraine, Nga sẽ ra sức bảo vệ kiều dân của mình và căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea. Còn nếu Ukraine bị xé lẻ, điều này sẽ kích hoạt một cuộc chiến tranh và người Ukraine sẽ mất Crimea đầu tiên vì Nga chắc chắn sẽ làm mọi cách để bảo vệ hòn đảo này, giống như họ từng làm ở Gruzia.
Trong khi đó, Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov đã tuyên bố Ukraine sẽ chú trọng vào mối quan hệ thân thiết hơn với châu Âu. Cho dù Moscow đã phủ nhận ảnh hưởng của mình đối với Kiev nhưng chắc chắn ông Putin sẽ không lặng lẽ để Ukraine dịch chuyển vào quỹ đạo của phương Tây. David Remnick, biên tập viên của tờThe New Yorker đồng thời là cựu phóng viên nước ngoài tại Moscow cho biết, ông Putin sẽ giữ thái độ quyết đoán và cứng rắn khi cân nhắc các vấn đề địa chiến lược và lợi ích khu vực.
Về phía Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng Washington sẽ giữ thái độ khá chừng mực trước Ukraine. Mặc dù Washington bày tỏ sự ủng hộ quyết định của Nghị viện Ukraine và khẳng định đứng về phía bên nhân dân Ukraine, nhưng cái khó của Nhà Trắng là không thể can thiệp vào cuộc khủng hoảng trong khu vực mà Nga coi là sân sau của mình bởi đây là vấn đề tế nhị. Theo các quan chức ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry đã có cuộc trao đổi với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov về tình hình ở Ukraine, trong đó ông Kerry đề nghị Nga không can thiệp quân sự vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Bộ Ngoại giao cũng đã cảnh báo công dân Mỹ hoãn và hạn chế các chuyến du lịch không cần thiết đến Ukraine.
Trong khi đó, Ba Lan đã kêu gọi các nhà lãnh đạo mới của Ukraine duy trì các cuộc đối thoại cởi mở với Moscow, bởi bên cạnh các vấn đề quan trọng khác, Ukraine vẫn cần các hợp đồng bán khí đốt với giá thấp của Nga, cũng như không muốn Moscow dùng tới các biện pháp trừng phạt kinh tế.
Thanh Chi /ĐBND
-----------------
Nếu dân 2 miền nhất trí thì tách ra cũng tốt.Cũng như Đức và VN trước đây,Triều tiên hiện nay.Khác là Liên xô trước đây là ông anh lớn gồm 15 nước công hòa đã bao cấp cho các nước cùng phe,cho hết để "các chú cứ phá"(CCCP),vậy mà đến nay gần 1/4 thế kỷ thống nhất, phần Đông Đức vẫn chưa theo kịp Tây Đức.Bắc Triều tiên ăn còn không đủ Liên hiệp quốc phải cho gạo,trong khi Nam Triều tiên đã thành con rồng kinh tế châu Á với những tên tuổi như Hyundai,Samsung..v.v..
Trả lờiXóaSắp tới, nước mình chỗ nào có phố Tàu cũng sẽ thân Tàu và đòi tự trị cho coi. Lúc đó cũng kịch bản như Nga bây giờ đưa quân đội vào để bảo vệ Hoa kiều, thế là nước ta chia năm xẻ bảy, Tàu, ta lẫn lộ kiểu da báo. Không biết nước ta còn được bao nhiêu diện tích nhể. Khi đó người Việt trên đất Việt lại thành Viều kều hà.
XóaCháo ngu chẳng hỉu và cũng chẳng quan tâm đến chính chị, cháo thích chính em hơn.
Trả lờiXóaHôm qua 26/2, xem trang vina ếch xờ pờ rét, có cái ảnh chụp vệ tinh Hàn xèng và Hàn ủn.
Hàn xèng nó sáng rực rỡ lung linh (DKM cài bọn giả tạo)
Hàn ủn lom rom như nhà chị Dậu quê cháo. (Hê..hê...Thằng ủn này sống thật)
Chỉ 1 bức ảnh thôi, đã nói lên tất cả..... vĩ mô-vi mô-quan điểm-lập trường cái con mẹ gì?
Bắc Triều Tiên là niềm mơ ước của Việt Nam đó. Ông đại sứ nói thế mà.
XóaNên nhẹ nhàng viêc chia tách,hãy tôn trọng ý nguyện của nhân dân,nhỏ như singapore hay bruney cũng làm người ta kính phục,to như tàu chỉ làm người ta khinh!
Trả lờiXóaNgày 27/2/2014, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ (Đô đốc DK Joshi) vừa từ chức sau vụ tai nạn tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Mumbai khiến hai thủy thủ chết và bảy người khác bị thương.
Trả lờiXóaTàu INS Sinduratha đang chạy thử nghiệm ngoài biển hôm 26/2 thì bị bốc khói, khiến các cửa khoang tàu tự động đóng lại.
Chiếc tàu ngầm này là tàu lớp Kilo do Nga sản xuất.
Những người cầm quyền nước Mỹ, ủng hộ những xung đột tại châu Âu mấy mươi năm qua, để thể hiện vai trò sen đầm trên thế giới, chứ không phải vì cuộc sống bình yên của nhân dân lao động châu Âu
Trả lờiXóaBạn có hiểu nghĩa "sen đầm" không mà nói kiểu tuyên truyền như vậy?
XóaBình yên trong đói nghèo hả bạn???. Xung đột để đổi lại một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì tại sao không giành lấy. Chắc bạn đang "bình yên" hưởng thụ trên sự đói nghèo của bao người khác nhẩy?
Xóa"Sen đầm" là "lính giữ Hiếp pháp (tốt)" đó bà!
XóaBắt nguồn từ tiếng Pháp " les gens d' armes" ( những người có vũ trang làm công tác bảo vệ trật tự), được viết gọn lại là " les gendarmes".
Vẹt mà biết...chữ ?
XóaQuả này lạ quá à nha !
Đính chính "Hiến pháp", không phải "Hiếp pháp".
XóaSen đầm nghĩa là Hiến Binh. Nghĩa tốt.
Việc tách – Nhập và Nhập – Tách luôn là vấn đề muôn thủa của thế giới này nếu xét về phương diện lịch sử và địa lý qua suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm .
Trả lờiXóaVấn đề của nhà nước Ucraina cũng không nằm ngoài quy luật đó . Việc bản đồ Ucraina có thể trở thành muôn mảnh như từng xảy ra với Liên bang Nam Tư hay không , đến thời điểm này chắc chỉ có ……Chúa mới biết .
Tuy nhiên nhắc đến Ucraina xa xôi để liên tưởng đến hiện trạng Việt Nam hôm nay . Thật đáng để suy nghĩ vì nó có nhiều nét tương đồng về mối quan hệ có tính lịch sử giữa các quốc gia ( Nga – Ucrai na ) và ( Việt Nam – Trung Quốc ) .
Những điều đang xảy ra hôm nay tại Ucraina không tự nhiên mà có , đất nước này đã từng rất chao đảo trong quá khứ khi đứng bên cạnh một người khổng lồ ( Cả về lãnh thổ và sức mạnh quân sự ) như nước Nga .
Về mặt tham vọng bành trướng lãnh thổ ( và cả ảnh hưởng về không gian sinh tồn ) của người Nga trong quá khứ là rất ghê gớm ( Nếu không họ không thể có một quốc gia rộng lớn như hôm nay ) và nó vẫn đang không ngừng diễn ra , họ đã dùng mọi phương sách có thể để hàng phục , tiến tới sát nhập và đồng hóa các quốc gia lân cận ( Như từng xảy ra với 15 nước cộng hòa trong liên bang xô viết và các nước Đông Âu ) .
Việt Nam trong quá khứ đã từng xảy ra điều tương tự ( 1000 năm Bắc thuộc ) Trước Trung Quốc , nhưng tinh thần dân tộc quật cường của người Việt đã không để cho TQ thực hiện được tham vọng đó ( Đồng hóa ) . Tuy nhiên những gì đang xảy ra với Việt Nam hôm nay ( Cho TQ thuê hàng vạn km2 rừng ở biên giới , cho TQ làm Boxit ở Tây Nguyên , lập nên các lãnh địa của người Hoa ở khắp các tỉnh thành trong cả nước , hàng hóa tràn ngập , phụ thuộc chính trị và Kinh tế nặng nề vào TQ ) chắc chắn sẽ để lại một hậu quả vô cùng lớn đối với tương lai đất nước như Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các nhà yêu nước từng cảnh báo .
Điều gì sẽ đến với Việt Nam khi đất nước có biến động , và các lực lượng ở khu vực này nổi lên và lập vùng tự trị , đòi ly khai . Những điều trên phải là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ cho chính quyền Việt Nam , để nghiên cứu , điều chỉnh phù hợp , trước khi quá muộn .
Từ những biến động đang xảy ra tại Ucraina hôm nay , sẽ có những ảnh hưởng và tác động gì đến Việt Nam , những bài học gì sẽ được rút ra sau đó đó , chỉ biết rằng đất nước đang đối mặt với rất nhiều khó khăn , trong đó Trung Quốc đang có những sự tác động rất lớn đến Việt Nam về nhiều mặt - Đó chính là một dạng của quyền lực mềm , một loại chiến tranh không tuyên bố . Đó chính là thế lực thù địch náu mình bấy lâu nay , mà chính phủ Việt Nam khỏi phải mất công tìm kiếm .
Để gió cuốn đi