Báo chí Nga và Ukraine ngày 26-2 đưa tin binh sĩ Nga đã có mặt trên bán đảo Crimea – Ukraine để bảo vệ các cơ sở chiến lược.
Theo đó, một đội tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã chở đến nơi này 11.000 quân có vũ trang. Ngoài ra, 2 xe quân sự mang biển số Nga chở đầy binh sĩ kèm vũ khí đã đến TP Yalta, miền Đông Ukraine, chiều 25-2. Theo cổng thông tin 73online.ru, cuối tuần trước, một lữ đoàn lực lượng đặc biệt Spetsnaz (Nga) đã được điều động đến Crimea và sẽ ở lại đó cho đến khi Ukraine ổn định hoàn toàn.
Theo báo Vzglyad, cư dân Crimea yêu cầu chính quyền địa phương không công nhận chính quyền mới của Ukraine và đòi khôi phục hiến pháp 1992, trong đó quy định Crimea có tổng thống và chính sách đối ngoại độc lập. Tại thành phố cảng Sevastopol ở Crimea hôm 25-2, người ta đã thay thế lá cờ Ukraine bằng cờ Nga trên tòa nhà chính quyền địa phương. Trong khi đó, ông Leonid Slutsky – Chủ tịch Ủy ban Quan hệ với các nước cộng hòa Xô viết cũ của Quốc hội Nga – cảnh báo nước này sẽ hành động nếu căng thẳng leo thang ở Crimea và xảy ra nguy cơ an ninh tại căn cứ hải quân của nước này.
Dù vậy, báo Đức Deutsche Welle dẫn lời ông Gerhard Mangott, giáo sư chính trị học của Trường ĐH Insbruk (Áo), nhận định chiến sự sẽ không xảy ra ở Crimea. “Thứ nhất, can thiệp quân sự dẫn đến tổn thất lớn cho quan hệ của Nga với châu Âu và Mỹ. Thứ hai, quân đội Ukraine sẽ ở trong tình trạng có đối kháng nghiêm trọng” – ông nói.
Ngoài ra, ngày 26-2, Quốc hội Ukraine thu thập chữ ký để thành lập chính phủ mới, với 2 ứng viên sáng giá cho chức thủ tướng là thủ lĩnh đối lập Arsenyi Yatsenyuk và doanh nhân Petr Poroshenko. Tay đấm Vitali Klitschko tuyên bố chạy đua cho chức tổng thống. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng tổ chức bầu cử tổng thống Ukraine vào tháng 5 tới là quá sớm và đi ngược lại thỏa thuận mà chính phủ và phe đối lập đạt được ngày 21-2.
Trong khi đó, sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Anh William Hague ở Washington hôm 25-2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Ukraine không phải là nơi Đông và Tây giao chiến, đồng thời kêu gọi mọi quốc gia cùng nhau đem lại sự ổn định cho Ukraine.
* * *
* * *
Các hãng thông tấn đưa tin ngày 26/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tiến hành một cuộc tập trận khẩn cấp nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang trên khắp khu vực phía Tây nước Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Moskva và Phương Tây trở nên căng thẳng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói: “Theo lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc Quân khu phía Tây đã được đặt trong tình trạng báo động vào lúc 14 giờ (10 giờ GMT) ngày hôm nay.”
Ông Shoigu cho biết cuộc tập trận sẽ được tiến hành trong hai giai đoạn, kết thúc vào ngày 3 tháng 3 và cũng có sự tham gia của một số lực lượng quân đội ở miền Trung nước Nga.
Ông Putin đã ra lệnh nhiều cuộc tập trận bất ngờ tương tự ở các bộ phận khác nhau của quân đội Nga kể từ khi ông trở lại chức Tổng thống Nga vào năm 2012. Ông nói rằng quân đội Nga phải được giữ trên các ngón chân của mình.
Tuy nhiên, lệnh tập trận vừa mới được đưa ra của Tổng thống Nga diễn ra trong một bối cảnh chính trị nhạy cảm. Đặc biệt, lực lượng chủ công tham gia tập trận là các lực lượng vũ trang Nga ở khu vực phía Tây giáp với nước láng giềng Ukraine đang trong vòng xoáy khủng hoảng chính trị khiến dấy lên đồn đoán về khả năng can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine.
Các quan chức Nga đã nhiều lần khẳng định Moskva sẽ không can thiệp vào Ukraine, trong khi cáo buộc phương Tây làm như vậy.
Tuy vậy, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết hôm 24/2 rằng lợi ích của Nga và công dân của mình tại Ukraine đã bị đe dọa – ngôn ngữ gợi nhớ lời biện minh cho cuộc tấn công quân sự vào vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia trong năm 2008, khi ông Medvedev là Tổng thống.
Có cho vàng Nga cũng không dám đưa quân vào Ukraina! Giờ thằng Mỹ còn có vũ khí laser, mỗi lần bắn chỉ tốn 1 USD mà có thể diệt máy bay giá mấy chục triệu USD. Oải nhỉ? TQ đang tìm cách chôm công nghệ đó.
Trả lờiXóaTúm lại: Không có kẻ thù mãi mãi- không có bạn bè mãi mãi- chỉ có quyền lợi là mãi mãi.
Trả lờiXóaMà quyền lợi của đất h2o, của dân tộc là trên hớt.
Kiểu zì guyền lợi nhóm, guyền lợi của dân tọc là dân đen từ bị thương tới chết...
Dung coi thuong suc manh QS cua gau Nga,va su quyet Doan cua vo si judo dai den nha !
Trả lờiXóaCâu kết của bài báo thật chí lý và bao quát .
Trả lờiXóaPutin và Nước Nga sẽ hành động gì tiếp theo , mọi điều vẫn đang để ngỏ , bởi ngoài nguyên nhân nội tại , nó còn là cuộc chiến Địa - Chính trị giữa các cường quốc ( Nga – Liên minh châu âu + Mỹ ) .
Khả năng Nga quyết định can thiệp quân sự vào Ucrai na trong lúc này là có , nhưng không cao , bởi lý do chưa rõ ràng , nếu làm như vậy ( Can thiệp quân sự ) thế của Nga sẽ rất yếu , sẽ mang tiếng xâm lược quốc gia có chủ quyền . Tuy vậy việc này có thể sẽ đến khi tình hình có tính bước ngoặt xảy ra ( Một chính quyền mới thân Nga được dựng lên ở phần phía Đông Ucraina , thậm chí có ý muốn tách khỏi Ucrai na và sát nhập vào Nga ) , như vậy đã có “ Cớ “ để Nga hành động nhằm “ Bảo vệ người Nga “ như từng xảy ra với Ossetia và Abkhazia của Gruzia trong năm 2008 .
Trước mắt Nga sẽ kiếm lý do tăng cường bảo vệ cho căn cứ hải quân tại bán đảo Crime để đưa quân vào đây – Đó là việc họ đang làm .
Trong tương lai nếu tình hình ngày càng xấu đi , bất lợi cho họ ( Nga ) , họ sẽ kích động để phân rã nước này ( Ucraina ) nhằm giành lấy cho mình phần phía Đông . Đó chính là chính sách “ Không ăn được – thì đạp đổ “ , việc này đã nằm trong tính toán từ rất lâu của Nga nhằm tạo ra “ Vùng đệm “ với Nato .
Chưa thể biết mọi việc sẽ diễn ra theo kịch bản nào - Chỉ biết rằng ở thời điểm này , Ông Putin sẽ ít có thời gian để dạo chơi với những con hổ Siberi , ngụp lặn , ngắm ánh bình minh trên hồ Baican và câu cá măng trên những dòng sông thơ mộng tại Tuva .
Để gió cuốn đi
Tôi chẳng muốn làm nhà "dự báo thời tiết". Nhưng khả năng chiến tranh Nga - Mỹ không cao. Về cơ bản, họ không căm thù nhau.
Trả lờiXóa