Các tổng công ty bảo hiểm, tài chính lớn sẽ tiếp tục
là một trong những trọng tâm kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong năm 2014.
Thông tin này được ông Lê Minh Khái – Phó tổng Kiểm
toán Nhà nước (KTNN) cho biết tại cuộc họp báo Công bố kế hoạch kiểm toán năm
2014, diễn ra sáng 18/2.
Theo Phó tổng KTNN, năm 2014 KTNN sẽ tập trung kiểm
toán để phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế (tái cơ cấu đầu tư công, DNNN, các tổ
chức tín dụng); kiểm toán thu, đặc biệt là kế hoạch thu ngoài quốc doanh, các
khoản thuế lệ phí ngành giáo dục, y tế, giao thông… gắn với các chuyên đề giáo
dục đào tạo, xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm thứ 2, KTNN cũng tập trung vào kiểm toán một
số vấn đề xã hội quan tâm, như: giá xăng dầu, thu mua lúa gạo, sử dụng vốn cho
vay – đầu tư tại một số ngân hàng…. Trọng tâm thứ 3 của KTNN năm 2014, chỉ có 7
cuộc kiểm toán có nội dung lồng ghép (năm 2013 là 12 cuộc) để tập trung kiểm
toán sâu, chặt chẽ hơn.
Trong niên độ kiểm toán năm 2014, KTNN cũng quan tâm
tới số lượng tập đoàn, tổng công ty được kiểm toán là 42 tập đoàn, tổng công ty
(năm 2013 là 32), đi sâu vào nhóm tập đoàn tài chính, tiền tệ để đánh giá ảnh
hưởng, hiệu quả tới nền kinh tế. Ngoài ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông
Cửu Long (MHB) sẽ được kiểm toán trong năm 2014 thì các tổng công ty bảo hiểm,
tài chính lớn như Tổng công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), Công ty TNHH MTV
Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC)… cũng sẽ vào “tầm ngắm” kiểm toán của KTNN.
Tổng số cuộc kiểm toán sẽ được KTNN tiến hành trong
năm 2014 là 185 cuộc, trong đó 14 bộ ngành và 35 tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương. Trong đó đã lồng ghép kiểm toán 5 chuyên đề trong 7 cuộc kiểm toán
tại 7 địa phương, 17 chuyên đề độc lập, 35 dự án đầu tư, 42 doanh nghiệp và
ngân hàng thương mại Nhà nước, 30 đầu mối thuộc lĩnh vực an ninh, khối cơ quan
Đảng và cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2013.
Phó tổng KTNN Lê Minh Khái tiết lộ, so với năm 2013
tổng số cuộc kiểm toán của KTNN năm 2014 sẽ tăng 11 cuộc, đồng thời KTNN cũng
đổi mới trong xây dựng kế hoạch, mở rộng để kiểm toán chặt chẽ hơn.
“Tuy tăng về số lượng nhưng quy mô và phạm vi các cuộc
kiểm toán năm 2014 cũng bằng với năm 2013” – ông Lê Minh Khái nói.
Nói về kết quả kiểm toán năm 2013, lãnh đạo KTNN cho
biết, đã thực hiện 151 cuộc kiểm toán, trừ 1 cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán
NSNN năm 2012 đang được thực hiện và kết thúc vào tháng 3/2014 thì tổng hợp
kiểm toán từ 150 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài
chính 22.778,1 tỷ đồng. Trong đó các khoản tăng thu 4.014,4 tỷ đồng, các khoản
giảm chi 5.290,8 tỷ đồng, các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo
của cơ quan quản lý thu ngân sách Nhà nước 2.587,5 tỷ dồng, các khoản phải nộp,
hoàn trả và quản lý qua NSNN 9.817,5 tỷ đồng và kiến nghị xử lý khác 1.067,9 tỷ
đồng.
Qua kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các
bộ, ngành, địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sử đổi, bổ sung và đề
xuất bổ sung 71 văn bản (sửa đổi, bổ sung 49 văn bản, hủy bỏ 22 văn bản) không
phù hợp với quy định chung của Nhà nước hoặc chưa phù hợp với thực tiễn.
KTNN
cũng làm thủ tục chuyển 5 vụ việc cho các cơ quan chức năng, trong đó 4 vụ việc
được chuyển cho cơ quan điều tra và 1 hồ sơ cho cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà
nước để điều tra, thanh tra, xử lý những vụ việc, hành vi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật được phát hiện thông qua kết quả kiểm toán. Cụ thể, 1 hồ sơ liên quan
tới lĩnh vực ngân hàng là vụ việc bán ngoại tệ cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam của 3 ngân
hàng: HSBC, BIDV chi nhánh Cần Thơ, Agribank.
Nguyễn Hoài / Infonet
-----------------
** Liên quan:
... Ông
Lê Minh Khái, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát biểu tại buổi họp báo của
KTNN.
Theo
ông Khái, vụ án Huyền Như, cơ quan kiểm toán khó có thể kiểm soát hết được. Qua
những vụ như thế này, đó là một bài học đối với ngành kiểm toán.
Vị
đại diện KTNN cho rằng, khi kiểm toán một ngân hàng, kiểm toán chỉ có thể thực
hiện bằng cách chọn mẫu.
Vụ
việc xảy ra ở một phòng giao dịch nào đó thì có thể phòng giao dịch đó không
thuộc nhóm mẫu mà kiểm toán lựa chọn và vụ Huyền Như là cá biệt.
Ngoài
ra, mỗi ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ riêng nhưng vẫn lọt sai phạm.
'Trong
nhiều người tốt có những người xấu, người làm giám sát nội bộ đều muốn phát
hiện ra những vụ việc này nhưng con người không phải thánh để có thể phát hiện
hết', ông Khái nói.
Tại
cuộc họp báo, ông Khái cũng nêu ra nhiều thành quả mà KTNN đạt được và phát
hiện nhiều vi phạm của các tổ chức, doanh nghiệp để kiến nghị CQĐT xử lý.
Vào
năm 2014, KTNN sẽ tiến hành 185 cuộc kiểm toán, trong đó kiểm toán báo cáo tài
chính và các hoạt động liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm
2013 tại 42 tổng công ty Nhà nước.
---------------
Giờ này mà ai còn tin vào mấy điều vớ vẩn này thì đúng là non thật?
Trả lờiXóa3 cái bọn kiểm toán, thanh tra, kiểm tra... cho phép xủa mới được xủa.
Éo tin.
Vâng! Đúng thế. Mõm bọn này được lắp rọ có dây điều khiển hướng lên trên: cho phép xủa mới đươc xủa. Chẳng qua , ở VN không có CQ độc lập để giám sát cái bọn này nên chúng mới lộng ngôn ra vẻ ta đây đang làm việc quan thôi. Lừa đảo, ai còn tin ở thời đại này có mà điên .
XóaXuy thoai...xuy thoai.....
Xóađọc điều tứ hiếp phớp chưa? Rám đòi CQ độc lập dám xát hừ....???
bọn kiểm toán nhà nước, bọn thanh tra, kiểm tra của VN chẳng đáng tin.
Trả lờiXóacháu Tôi trước đây là tài vụ quân đội. Sau khi học có bằng kiểm toán viên nó phải bán 2 mảnh đất khoảng 1 tỷ đồng để chạy vào kiểm toán nhà nước. Bây giờ nó quá giàu, nó quá nhiều tiền, nhưng đức thì không có. Tuy là cháu thật song tôi quá thất vọng.
bọn kiểm toán nhà nước, bọn thanh tra, kiểm tra của VN chẳng đáng tin.
Trả lờiXóacháu Tôi trước đây là tài vụ quân đội. Sau khi học có bằng kiểm toán viên nó phải bán 2 mảnh đất khoảng 1 tỷ đồng để chạy vào kiểm toán nhà nước. Bây giờ nó quá giàu, nó quá nhiều tiền, nhưng đức thì không có. Tuy là cháu thật song tôi quá thất vọng.