Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Quốc hội dừng lấy phiếu tín nhiệm - Đơn giản là "chờ hướng dẫn"?


Quyết định dừng lấy phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn xuất phát từ ý kiến của Bộ Chính trị trong một thông báo cuối năm 2013. Việc lấy phiếu ở các kỳ họp sau sẽ do Quốc hội quyết định. 
Sáng 21/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết số 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đưa ra đề nghị tạm dừng việc lấy phiếu trong năm 2014.
Việc tạm dừng này thực hiện theo ý kiến của Bộ Chính trị tại thông báo số 149 ngày 20/12/2013. Bộ Chính trị đề nghị tạm dừng tổ chức lấy phiếu tại kỳ họp đầu năm để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 của Quốc hội.
Phát biểu cuối buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, lần lấy phiếu năm 2013 được tiến hành đúng với tình hình đất nước, nghiêm túc, công tâm. Có nhiều góp ý về thời gian lấy phiếu, mức tín nhiệm, bỏ phiếu… vì thế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy "cần phải bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị quyết 35 để phù hợp thực tiễn".
Việc bổ sung, sửa đổi này được giao cho Ban Công tác đại biểu và phải hoàn tất trước phiên họp của Ủy ban Thường vụ tháng 3 để thẩm tra. “Kỳ họp Quốc hội thứ 7 vào tháng 5/2014 sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu lần sau sẽ chờ Quốc hội chấp thuận việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý khẳng định, lần lấy phiếu tín nhiệm vừa qua được người dân đánh giá cao. Tuy nhiên, do thực hiện lần đầu nên cần đánh giá, rút kinh nghiệm để đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương xem xét hoàn thiện. Quốc hội và HĐND các cấp cũng phải nghiên cứu thêm để phát huy hiệu quả đánh giá cán bộ.
Ông Lý đề nghị, việc ngừng hẳn hay lấy phiếu một hoặc hai lần mỗi kỳ cần nghiên cứu. Hướng sửa đổi là đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết 35. Trong khi đó, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nêu quan điểm "chỉ dừng một kỳ lấy phiếu để Ban Công tác đại biểu sửa".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét, điểm yếu của lấy phiếu là “chỉ đánh giá được một bộ phận cán bộ chứ không phải toàn bộ”. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm 2013 cho thấy, hầu hết cán bộ cơ quan của Quốc hội, HĐND tín nhiệm cao nhưng ở khối hành pháp thì tín nhiệm thấp, thậm chí là dưới 50%.
"Thể chế, văn bản lạc hậu làm cho cán bộ hành pháp dễ va chạm, dễ gặp khuyết điểm, sai lầm dẫn đến bức xúc của người dân", ông Phước nói và đề nghị chỉ bỏ phiếu tín nhiệm với khối hành pháp, nơi thường xuyên tiếp xúc với dân, với cuộc sống, để đánh giá mức độ hài lòng của dân với chính quyền, để người dân giám sát công tác điều hành, quản lý của chính quyền địa phương và Trung ương.
- Tại các kỳ họp Quốc hội vừa qua việc thử nghiệm thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu mặc dù có những quy định về mức đánh giá "tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp" cũng chưa được khoa học và hợp lý cho lắm nhưng khi công bố kết quả trên diễn đàn QH cử tri cả nước cũng tạm ấm lòng và cũng có phần tự hào về "công và lực " của các đại biểu của dân. Nhưng nềm vui này lại tạm dừng lại để chờ thống nhất hướng dẫn cũng là điều đơn giản và dễ hiểu thôi nhưng phải chờ đợi đến khi nào thì chúng ta vẫn chưa rõ và dễ hiểu được, nhưng chúng ta  vẫn có quyền hy vọng và chờ đợi sự thống nhất này. 
MHTH / tamnhin
--------------

11 nhận xét:

  1. Cham dut mot tro he.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đang nặn "bã đậu" nghĩ ra nhiều trò hề khác.

      Xóa
  2. Đã là Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước rồi, sao lại phải còn chờ ai hướng dẫn nữa.
    Câu nói này ;lộ mặt chuột của CSVN.Lâu nay vẫn xưng xưng những câu rất ngô nghê: QH là cơ quan quyền lực cao nhất nước, nhưng đảng CSVN lại "lãnh đạo toàn diện", rồi : "đảng lãnh đạo, dân làm chủ, nhà nước quản lý..." nghe lúc nào cũng tưởng là hay nhưng thực chất là ngô nghê, đểu giả, không giống một hình thức dân chủ nào!

    Chẳng thà nói toạc ra: CSVN không cần dân chủ, cho nên không cần lấy phiếu tín nhiệm, tất cả mọi chức vụ là do đảng cử ra, nói như tên 3X là "tôi theo đảng 51 năm rồi, mọi việc là do đảng hết, tôi làm thủ tướng cũng do đảng cử nên tôi không thể từ chức được..." nghe hay chưa đồng bào và bạn bè quốc tế???

    Trả lờiXóa
  3. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân sao lại dưới quyền của BCT..Nếu BCT lại bị một nhân vật nào đó thao túng thì đất nước đi về đâu ????....

    Trả lờiXóa
  4. Có mỗi mộet việc rất đơn giản, đứa trẻ học lớp 1 cũng biết là phiếu tín nhiệm chỉ có 2: tín nhiệm và không tín nhiệm, vậy mà QH do anh phó rèn NSH chủ trì họp mãi mấy ngày không ra? Hu hu, Việt Nam đến hồi mạt vận rồi, theo Tàu đi là vừa để tụi chệt nó lãnh đạo, còn không theo Mỹ để tụi dãy chết nó dạy cho thế nào là bò phiếu tín nhiệm.

    Toàn là đỉnh cao trí tuệ cả đó!!!

    Trả lờiXóa
  5. Lấy phiếu,bỏ phiếu tín nhiệm là trái với cương lĩnh :Đảng lãnh đạo toàn diện, triệt để. Tốt, xấu gì chỉ cần Đảng nhận xét là xong béng.
    Ai bày ra trò này ? Đảng ( BCT ), với ý đồ giả vờ mở rộng dân chủ, làm thử một lần thấy ngay cái tréo ngoe. Nay tuyên bố tạm dừng, nhiều khả năng sẽ bỏ.
    Các vị đbqh thấy cũng hăng hái tham gia bỏ phiếu lắm, phải làm vậy thôi mặc dù trong bụng thừa biết đây chỉ là một chiêu trò.Dân thường còn thấy nữa là các vị.
    Việc cần thì không làm, việc vô bổ, vô ích lại cứ thích bày ra. Rõ khổ.

    Trả lờiXóa
  6. Có hai vấn đề trọng việc này.
    1. Dừng lấy phiếu vì lo sợ ... vén áo cho người xem lưng. Không sợ sao được khi mà đầy dẫy các vụ việc bê bối mà ngành nào cũng dính phải.
    2. QH mà còn phải đợi BCT chỉ đạo thì ... một là đổi tên thành Đảng Hội, hai là ... giải mẹ nó tán cái đám lộn xộn này đi cho rồi, vì nó có phải là tổ chức quyền lực cao nhất đâu?!

    Trả lờiXóa
  7. Chỉ có 2 loại phiếu là tín nhiệm và bất tín nhiệm chứ đâu phức tạp vậy ? Nếu loay hoay tìm cách giữ ghế lại cho nhóm lợi ích thì mới phải tìm mọi cách phức tạp đánh đố nhau vậy thôi . Các ngài hãy cố gắng vì dân, do dân, dân chủ thực sự một chút xem sao ?

    Trả lờiXóa
  8. Xin chào mừng Hiến pháp của Nhà nước Pháp quyền Tunisia !
    **********************************

    Ba năm sau Cách mạng Hoa Nhài
    Diễn biến hoà bình có Một không hai !
    Nước A-rập Tunisia giành Dân chủ
    Thế giới nhìn Hồi giáo cũng nở khai
    Nhân quyền Giá trị phổ quát Nhân loại
    Chế độ Cộng hoà tương đối Thiên thai
    Hiến pháp xem đạo Hồi như Quốc giáo
    Đào thải Thánh luật cực đoan liêu trai !
    Nhà nước Pháp quyền : Phụ nữ bình đẳng
    Lão đạo râu dê xồm hết vợ ba vợ hai !
    Hiến pháp bảo đảm Tự do tín ngưỡng
    Cùng Tự do Lương tâm ai cũng như ai
    Ôi ! Điều 4 HiếP pháp Xuống Hố Cả Nút
    Đảng ký sinh trùng hàm cá mập vẫn nhai ! .. ..

    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  9. Thôi, hay là QH bỏ phiếu "Có Tín nhiệm dân?" hay không cho nó vui!

    Trả lờiXóa
  10. Cảnh họp hành hiện nay chính là tra tấn tinh thần người dân!

    Trả lờiXóa