Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Căn nguyên lạm quyền, lộng hành


Liên quan tới những khó khăn trong việc xử lý đồng phạm trong các vụ án kinh tế, PV báo Nguoiduatin.vn đã có cuộc trao đổi với ông Ngụy Thế Hùng - Văn phòng VKSNDTC để cùng tìm hiểu vấn đề trên.
              Vụ án có đồng phạm khác với đồng phạm
Có ý kiến cho rằng, đồng phạm trong vụ án kinh tế khó phân định rạch ròi, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Đồng phạm trong các vụ án nói chung và vụ án kinh tế nói riêng là phạm trù rất rộng. Trên thực tế đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu về đồng phạm, nhưng chưa thực sự thỏa mãn với những gì mà thực tiễn đã và đang diễn ra. Và việc làm rõ vai trò đồng phạm trong vụ án kinh tế có đồng phạm là việc phức tạp và khó rạch ròi.
Trong vụ án có đồng phạm, nhưng đồng phạm không cùng phạm tội với bị can chính nên cần phải đánh giá phân tích một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng để từ đó đánh giá đúng mức độ của từng bị can.
Ví dụ trong vụ án “bầu Kiên”, ngày 15/12, VKSNDTC đã có cáo trạng vụ án gây thiệt hại kinh tế lớn xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và một số đơn vị khác tại TP.Hà Nội, TP.HCM; đồng thời truy tố 7 bị can với nhiều tội danh.
Trong đó, bị can Nguyễn Đức Kiên “bầu Kiên” là cổ đông của ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB, bị truy tố 4 tội danh: Kinh doanh trái phép; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế
Ví dụ trên chỉ ra sự khác biệt cơ bản về vụ án có đồng phạm và đồng phạm cùng phạm tội với bị can chính (người chủ mưu, người cầm đầu) là hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này các đồng phạm không cùng phạm tội giống như “bầu Kiên” nhưng là những bị can trong vụ án có đồng phạm.
Chính vì những lý do nêu trên, khi kết thúc điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm phân tích làm rõ vai trò, vị trí  của từng đồng phạm, để xác định mức độ sai phạm của từng bị can trong vụ án có đồng phạm. Từ đó có căn cứ cho việc định tội danh và cân nhắc quyết định khung hình phạt cho chính xác. Đặc biệt khung hình phạt sẽ nặng hơn đối với kẻ chủ mưu và đồng phạm cùng phạm tội với kẻ chủ mưu.
Đâu là “mấu chốt” của vòng tròn khép kín?
- Thưa ông, như vậy việc xác định người chủ mưu (người cầm đầu, đầu vụ) trong vụ án kinh tế là rất khó khăn?
- Không phải khó khăn mà trước khi kết luận cơ quan điều tra phải thận trọng, tỉ mỉ trong việc xác minh đối với kẻ chủ mưu và kẻ đồng phạm cùng phạm tội với kẻ chủ mưu, vì khung hình phạt của những đối tượng này sẽ cao hơn những đồng phạm khác, trong cùng một vụ án có đồng phạm.
Trong các vụ án nói chung và vụ án kinh tế nói riêng, việc phải làm là tìm ra ai là người chủ mưu, người cầm đầu là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc xác định người chủ mưu trong một số vụ án kinh tế, tham nhũng cũng có khó khăn nhất định.
Vì những người chủ mưu, thường là những người có chức vụ, am hiểu tinh thông về một lĩnh vực, tạo thành vòng khép kín, gây khó khăn cho công tác điều tra. Trên thực tế, có vụ án do năng lực trình độ của một số cán bộ còn yếu kém, dẫn đến xác định vai trò của bị can trong từng vụ án có đồng phạm chưa chính xác, gây ảnh hưởng tới định tội danh và lượng hình.
Do đó trong quá trình xét xử phần tranh tụng tại tòa là rất quan trọng. HĐXX có trách nhiệm thẩm định lại, để xác định chính xác vai trò, vị trí của từng đồng phạm làm căn cứ quyết định khung hình phạt.
Tội phạm kinh tế ngày càng gia tăng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Dư luận cho rằng ngày càng nhiều con voi chui lọt lỗ kim. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này, thưa ông?
Tội phạm kinh tế ngày càng tinh vi nhất là khi xã hội càng phát triển. Để giảm thiểu vấn đề này, cơ quan chủ quản, cơ quan có liên quan, phải thường xuyên giám sát, kiểm tra. Nói cách khác, cần quy trách nhiệm tới cơ quan chủ quản. Mặt khác, phải luôn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, để xử lý sự việc được mau lẹ và chính xác, tránh bỏ lọt đồng phạm cũng như tội danh. Đồng thời pháp luật nên quy định: Không nên tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân sẽ dẫn đến lạm quyền.
 Lương Liễu - Quang Sơn / NĐT
-------------
**  Điều 20 - Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
----------------

12 nhận xét:

  1. Căn nguyên lạm quyền, lộng hành là do quyền hành của đảng quá lớn, không có tổ chức nào đối trọng,lúc giai đoạn chiến tranh mặt trận tổ quốc là cơ quan phản biện rất tốt cho đảng vì lúc đó đảng cần dựa vào dân để hoạt động nhưng nay cơ quan chĩ còn là bù nhìn ,đảng viên có tội cũng chưa xử theo luật pháp mà đưa ra đảng xem xét,tình trạng người có chức quyền lạm quyền đánh đập người dân rồi làm qui hoạch treo đền bù giá rẽ mạt để phục vụ lợi ích nhóm,phe cánh; nếu đảng tốt dân nhờ, nếu đảng lạm quyền lộng hành dân khỗ, cuối cùng là gì ? tức nước thì vỡ bờ , người dân cũng không muốn chống lại đảng nhưng đảng đẩy người dân vào thế đối đầu thì họ phải liều !

    Trả lờiXóa
  2. "Căn nguyên của lạm quyền, lộng hành" - do cái xấu lên ngôi, cái tốt bị vùi dập!

    Trả lờiXóa
  3. Nếu ở việt nam mà xử đồng phạm tội tham nhũng có lẽ"không còn ai để làm cán bộ".Tội đồ này do luật pháp hay hiến pháp ????....Theo O TIẾN nếu do vắc xin thì xử vắc xin vậy cứ xử hết....

    Trả lờiXóa
  4. Những bộ óc thông minh nhất của loài người đã tìm ra biện pháp
    hữu hiệu để ngăn chận lạm quyền và lộng quyền.Đó là tam quyền
    phân lập và sau là có thêm đệ tứ quyền : tự do ngôn luận.
    Do đó,Quốc Hội của dân chi lo việc ban hành và soạn thảo luật lệ
    gọi là quyền lập pháp.Chính phủ là quyền hành pháp chi lo việc thi
    hành pháp luật và hệ thống toà án thuộc về quyền tư pháp.Quyền
    thứ 4 là tự do ngôn luận,trong đó có báo chí TƯ NHÂN.
    Tất cả những quyền này hoạt động ĐỘC LẬP và BÌNH ĐẲNG,do đó
    mới có thể kiểm soát nhau một cách hữu hiệu nhất.
    Chứ như độc đảng độc quyền thì đến tết Congo cũng không chận
    đứng được lạm quyền và lộng quyền.Đừng to mồm nói láo làm gì,
    ngay cả báo chí cũng bị thao túng thì bịp bợm chỉ có thể lừa bịp
    được bọn con nít mà thôi !

    Trả lờiXóa
  5. Căn với chả nguyên?
    Đ/c Ngụy oy, đ/c nói cứ như nghị quyết í nhẩy?
    Bẩu mẫu giáo nó biết thì hơi quá, chứ hs lớp 1 hoặc 2 là chúng nó cũng biết tỏng XH nài dư lào dồi.
    Đ/c cứ chém gió!
    Căn nguyên đây nài: HĐXX vừa đái vừa dòm, vừa để ý alô cầm tay xem có bị mắng hay chỉ đạo gì không?

    Trả lờiXóa
  6. Căn nguyên của lạm quyền, lộng hành là quyền lực không bị giám sát bởi đối lập, đa nguyên, đa đảng, báo chí không có tự do.

    Trả lờiXóa
  7. Chi Co mot Can Nguyen duy nhat do la:
    - Doc dang,doc Tai,mot Che do thoi nat, Can dap do!

    Trả lờiXóa
  8. Căn nguyên lạm quyền lộng quyền?Đơn giản là do cơ chế quản trị Đất nước thiếu dân chủ hoặc dân chủ không thật nên không thể kiểm soát được quyền lực!Chuyện này ai cũng biết,lãnh đạo cao cấp càng biết rõ hơn nhưng nhóm lạm quyền đã biến trách nhiệm lãnh đạo thành quyền lợi ích nhóm nên chỉ có hai cơ hội thoát lạm quyền trong trường hợp này :

    -Hoặc là do chính số đông các đảng viên Đảng CSVN thấy rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân,chủ động và kiên quyết chiến đấu với "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hoá biến chất"để thoát bảo thủ trì trệ,giành lại quyền kiểm soát quyền lực trong tay nhóm lộng quyền , cải tổ cơ chế theo hướng dân chủ hoá xã hội mở lối an bình hạnh phúc cho nhân dân.

    -Hoặc là việc lạm quyền không thể kiểm soát,tiếp tục làm yếu thể chế và đến lúc nào đó,thể chế cũ kỹ,lạc hậu bị nhóm lạm quyền chi phối sẽ không còn chút sức sống,chế độ xã hội mới sẽ do nhân dân tự quyết trong gian khổ và nhiều thử thách nhưng cũng không phải chỉ là ảo tưởng .

    Trả lờiXóa
  9. LÀ BỞI THẰNG CHA CƠ CHẾ VÀ THẰNG CHA CƠ HỘI CÙNG VỚI THỂ CHẾ VÀ QUAN LIÊU ĐÃ GIAO QUYỀN QUÁ NHIỀU CHO MỘT NGƯỜI.

    Trả lờiXóa
  10. Tòa án nhân dânlúc 20:49 23 tháng 2, 2014

    Cán bộ phải mua bằng tiền thì phải lạm quyền mới kiếm chác bù lại tiền đa bỏ ra chứ.Cán bộ chúng tôi đâu phải do dân bầu ra mà phải lấy lòng dân.Ông Hùng nói đúng là;trong quá trình xét xử,việc tranh tụng tại tòa là rất quan trọng.Vì thế để nắm chắc phần thắng,tòa án và viện kiểm sát chỉ xử theo chỉ đạo của đảng, luật sư bào chữa mà do chúng tôi chỉ định cũng chỉ là quân mình với quân ta cả,còn do gia đình bị cáo thuê thì tất nhiên chúng tôi có cách:không cho chúng nó nghiên cứu hồ sơ trước hoặc đến sát ngày xử mới cho xem hồ sơ(như vụ Lê Quốc Quân và nhiều vụ khác).Chúng sẽ không đủ thời gian và không có căn cứ mà bào chữa thì phần thắng sẽ về chúng tôi.

    Trả lờiXóa
  11. Căn nguyên của lạm quyền là vì có toàn quyền trong tay .

    Trả lờiXóa
  12. HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG. HOANG XA NÊN ĐÁNH HAY TẶNG KHONG CHO TRUNG QUỐC????????. ĐỠ PHẢI QUYÊN TIỀN CỦA DÂN.

    Trả lờiXóa