Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Cần hoàn thiện thể chế kinh tế


Nền kinh tế Việt Nam đang vừa làm vừa sửa nên hiệp định này rất phù hợp với cải cách thể chế của Việt Nam.
“Tại sao Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được nói đến nhiều nhất? Đơn giản đó là trò chơi do Hoa Kỳ dẫn dắt, là hiệp định của thế kỷ XXI. Điều cơ bản là hiệp định không phân biệt giàu nghèo, không ưu đãi cho những nước nghèo…”. 
Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đã nói như thế trong buổi hội thảo kinh tế Việt Nam 2014 “Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp” diễn ra tại TP HCM ngày 21-2.
Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP
TPP không chỉ là một hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực chiếm gần 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, mà còn là khuôn mẫu liên kết kinh tế của thế kỷ XXI. Việt Nam có thể kỳ vọng gì về tác động của TPP lên nền kinh tế?
Ông Võ Trí Thành cho biết: “Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ TPP. Xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương ứng 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP. Nền kinh tế Việt Nam đang vừa làm vừa sửa nên hiệp định này rất phù hợp với cải cách của Việt Nam
Trong đó, Chính phủ là đơn vị xung kích, vì cần phải thay đổi nhiều văn bản để phù hợp với hiệp định”. Có thể thấy khoảng cách đòi hỏi của TPP và năng lực thực tế của Việt Nam là không hề nhỏ. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện thể chế kinh tế như khung pháp lý, chế tài thực thi để có thể đáp ứng cam kết trong TPP. 
Việc thực thi cam kết cùng cải cách sẽ tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh. Trước mắt, Việt Nam cần khôi phục, tạo dựng lòng tin đối với thị trường, các nhà đầu tư. Điều đó có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc không chỉ vào ý chí chính trị, mà cả sự nhất quán trong kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô và tính quyết liệt trong cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế.
Doanh nghiệp cần hiểu nhà nước
Đối với doanh nghiệp, cần chuẩn bị chu đáo nhất có thể, phải nắm được tinh thần chung và những cam kết cụ thể nhất là khi có liên quan đến ngành hàng, sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải hiểu nhà nước, phải học cách “kết nối”, biết chân thành và chia sẻ. Vì thế giới kinh doanh hiện nay là thế giới của mạng, cụm sản xuất, chuỗi cung ứng, là thế giới của những liên kết nghiên cứu, trong không gian các mối quan hệ đối tác và xã hội. 
Thiếu kết nối thì không thể “chạy” cùng sự dịch chuyển nhanh của các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh như công nghệ, lao động và thông tin. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần gắn bó với luật sư để giải quyết những vấn đề tranh tụng, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp.
Tác động tổng thể của TPP đối với nền kinh tế Việt Nam có thể rất tích cực, song không có nghĩa đúng với mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Việt Nam phải mở cửa mạnh hơn và do vậy cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Những ngành vốn được bảo hộ nhiều và những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản. 
Các vấn đề xã hội nảy sinh. Giảm thiểu phí tổn điều chỉnh và những rủi ro xã hội trong quá trình hội nhập nói chung và thực hiện TPP nói riêng cũng là bài toán Việt Nam cần thực sự quan tâm giải quyết. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực thi các chương trình mục tiêu cụ thể và hoàn thiện dần hệ thống an sinh xã hội chính thức… là những giải pháp cần tiếp tục triển khai.
Phương Danh/Người lao động
 
------------------

6 nhận xét:

  1. "Nền kinh tế Việt Nam đang vừa làm vừa sửa". Kết quả là ta nhận được một tấm giẻ rách, thay vì một tấm áo đẹp lành lặn.
    Biết bao giờ mới có những người giỏi lên nắm việc điều hành đất nước này? Buồn thay, người giỏi không đủ ác, còn những người vô liêm sỉ cứ nhung nhúc như bầy sâu!
    Những người giỏi thì không ác. Và những người ác thì không giỏi!

    Trả lờiXóa
  2. Muốn hoàn thiện thể chế kinh tế, trước hết phải hoàn thiện thể chế chính trị. Không vậy thì bàn lắm cũng vẫn thế thôi. Cây Sung không thề cho ra quả Táo , dù có chăm bón kiểu gì thì Sung chỉ có mọc ra quả Sung mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, tôi đang định viết như thế nhưng bác đã nói mất rồi: cần phải hoàn thiện thể chế chính trị trước đã , vì đó là nền tảng cho KT.

      Xóa
    2. Chính xác nên dẹp bỏ "chính trị". Vì thực chất có ai biết đúng "chính trị" là cái gì? Chỉ đem ra tung hỏa mù làm bà con "chảy nước mắt, nước mũi", rối loạn tinh thần, suy nghĩ không tỉnh táo nổi.
      Cáhc sống trên đời rất đơn giản:
      1. Giúp người (vị tha)
      2. Hại người (ích kỷ)
      Chẳng có thứ gọi là "chính trị" đâu. Cho nên, sống tốt chính là biết đẩy nền kinh tế đất nước đi lên. Hãy xem Singapore, họ chỉ bàn về kinh tế - cách điều hành và thực hiện, chẳng có nhấn mạnh "chính trị chính em" gì cả.
      Như vậy mới thực sự "muôn năm"!

      Xóa
  3. Muốn chơi nhưng éo tuân thủ luật chơi, muốn xài luật R?

    Trả lờiXóa
  4. "Cần hoàn thiện thể chế..." - cứ như đang sống ở thập niên 1950?

    Trả lờiXóa