'Cái
thể chế này nó thế!'
TuanVietNam - Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi
tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó thế!" Chúng ta nói, và khoanh tay chờ
đợi.
Những người
cuối đường đua
Mỗi khi có dịp tới xem một cuộc chạy marathon, tôi
thường không quan tâm lắm tới người vô địch và liệu anh ta có phá được kỷ lục
này nọ hay không. Tôi thấy những người về chót thú vị hơn nhiều. Lần nào cũng
vậy, khi những người thắng cuộc đã lên bục nhận giải, chụp ảnh, trả lời TV, rồi
đã về nhà tắm rửa xong, thì nhóm người này vẫn hì hục, nhẫn nại ở những cây số
cuối cùng. Tôi đứng ở ven đường để ngắm lòng quyết tâm đầy đau đớn của họ.
Thường khi họ rẽ vào khúc ngoặt cuối cùng dẫn tới đích
thì các băng rôn đã được tháo xuống từ lâu, cũng không còn ai đứng ở vạch đích
để bấm thời gian cho họ, và người xem cũng đã ra về gần hết rồi. Bám sát gót
những người đang lê lết này là các nhân viên vệ sinh khua chổi quét đường.
Tôi không để ý tới những người về đầu vì họ là dân
chuyên nghiệp, họ sinh ra để dẫn đầu, họ có tố chất để làm điều siêu phàm.
Những người về cuối thì hiểu rằng họ không có vai trò
gì trong cái cuộc thi thố này. Họ chẳng đem lại vinh quanh cho ai, mà thất bại
của họ cũng không làm ai mảy may quan tâm. Động cơ để họ cắn răng lê bước tiếp
không phải là những gửi gắm của một tập thể, chẳng phải là danh dự của một quốc
gia, hay danh tiếng của bản thân mà họ cần phải bảo vệ. Họ đơn thuần bướng bỉnh
và có thể là hơi điên rồ. Họ tiếp tục chỉ vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của
họ.
Cái bướng bỉnh và điên rồ của những con người bình
thường này có cái gì đó thật lôi cuốn tôi. Nó làm tôi liên tưởng tới câu chuyện
mà tôi mới được biết về em bé 6 tuổi da đen Ruby Bridges - cũng là một cuộc
chạy marathon, nhưng ở dạng khác.
Kẻ bướng
bỉnh cô đơn
Vào cuối những năm 1950, bang New Orleans ở Mỹ đã xoá bỏ sự phân biệt mầu
da ở các thư viện, trên xe buýt và ở các công viên công cộng, duy ở các trường
học thì vẫn không. Năm 1960, một toà án liên bang ra quyết định bắt chính quyền
bang này phải cho phép học sinh da đen tới các trường vốn dành cho da trắng.
Ruby đăng ký học lớp Một ở một trường gần nhà. Em sẽ là học sinh da đen đầu
tiên và duy nhất của trường vào năm đó.
Ngày nhập trường, bốn cảnh sát toà án liên bang hộ
tống Ruby và mẹ em tới trường trong một chiếc xe limousine lớn. Đợi họ ở cổng
trường là một đám đông da trắng giận dữ, gào thét, chửi rủa.
Xuống xe, hai cảnh sát đi trước, hai đi sau để bảo vệ,
họ đi dọc những bức tường đầy vết cà chua và những dòng chữ thoá mạ. Một người
đàn bà da trắng gào lên "Tao sẽ đầu độc mày, tao sẽ tìm được cách."
Nhớ lại hành trình đi qua đám đông hung dữ đó, một cảnh sát liên bang nói về
Ruby: "Em không khóc. Em không thút thít. Em chỉ xốc bước đi cùng, như một
người lính bé nhỏ. Tất cả chúng tôi đều rất tự hào về em."
Cả ngày hôm đó, hai mẹ con không dám bước chân ra khỏi
phòng hiệu trưởng. Qua vách kính, họ chứng kiến cảnh các phụ huynh da trắng
xông vào trường và giận dữ kéo con mình ra ngoài.
Ngày hôm sau, cảnh sát lại hộ tống Ruby, đám đông da
trắng lại gào thét ở cổng trường. Ám ảnh nhất với Ruby là hình ảnh một chiếc
quan tài với một búp bê da đen nằm bên trong. Bên trong trường vắng tanh, không
có một học sinh nào khác ngoài em. Toàn bộ các giáo viên cũng từ chối đứng lớp.
Toàn bộ, trừ một cô giáo trẻ tên là Barbara Henry. Hôm đó, cô bắt đầu dạy bảng
chữ cái, như trước một lớp học bình thường. Và trong một năm học đó, ngày này
qua ngày khác, lớp chỉ có một thầy một trò.
Em Ruby Bridges, 6 tuổi, vào học lớp một
năm 1960
dưới sự bảo vệ của cảnh sát liên bang Mỹ (Ảnh: Internet)
Đọc những dòng trên thật là dễ dàng, chỉ vài giây là
xong. Nhưng chúng ta hãy dừng lại một chút để hình dung ra những gì mà Ruby và
gia đình em đã trải qua. Một năm trời lủi thủi một mình, không có bạn chơi, một
năm trời một đứa bé lớp một hứng chịu sự căm thù của người lớn.
Cái giá phải trả không phải chỉ là sự cô đơn và khủng
bố tinh thần mà Ruby 6 tuổi phải trải qua hàng ngày. Bố Ruby bị đuổi việc vì sự
cả gan của mình. Cửa hàng thực phẩm quen từ chối bán hàng cho mẹ em. Ngay cả
ông bà của Ruby ở Mississipi cũng bị đuổi khỏi mảnh đất mà họ đã thuê để trồng
trọt trong 25 năm qua, khi câu chuyện lan tới bang này.
Rụng đi sung ơi! |
Trong năm đó, mỗi ngày là một cơ hội để Ruby chuyển
sang trường tiểu học khác, nơi các bạn da đen của em đang học với nhau, và cuộc
sống sẽ trở lại bình thường, sẽ như cũ. Bố mẹ của Ruby không phải những người
hoạt động xã hội hay tham gia chính trị gì. Với một đứa bé 6 tuổi, với một gia
đình lao động nghèo và ít học, sự cám dỗ
để bỏ cuộc lớn tới mức nào. Thật khó mà lý giải được sự bướng bỉnh và điên rồ
của họ. Họ vẫn tiếp tục vì bỏ cuộc không phải là lựa chọn của họ. Vì
"như cũ" không phải là điều họ muốn.
Chúng ta hay có xu hướng bám lấy những người siêu
phàm, những người được cho rằng một tay thay đổi thế giới, mà bỏ qua câu chuyện
của những kẻ người trần mắt thịt như chính bản thân chúng ta, những người lê
lết đau đớn ở cuối đoàn marathon, những người như em Ruby.
Chúng ta bị thu hút bởi những người xuất chúng và nổi
tiếng, chúng ta dễ rơi vào tâm lý chờ đợi, phó thác. "Cái thể chế này nó
thế!," Chúng ta nói, và khoanh tay chờ đợi. Chúng ta đợi một Lý Quang Diệu
mới xuất hiện để bộ máy công quyền trơn tru hơn, đợi một Mẹ Theresia mới để
lòng tử tế nảy nở trong cộng đồng, đợi một Martin Luther King mới để sự bình
đẳng được lan truyền trong xã hội.
Dạng tâm lý này không chỉ đặc trưng cho những việc
ngoài xã hội. Với cuộc sống riêng của chúng ta, ta cũng xử sự như vậy.
Khi Ruby lên lớp hai, em không cần cảnh sát liên bang
hộ tống nữa. Không còn đám đông la ó trước cổng trường nữa. Trẻ em da trắng lại
tới trường, cùng với Ruby và thậm chí cả vài học sinh da đen khác nữa.
Điểm chung
của cuộc vật lộn của những con người vô danh này là họ hành động vì họ cho rằng
họ cần làm như vậy, không phải vì có người khác nhìn vào họ, trông
chờ vào họ, hay trao nhiệm vụ cho họ. Họ không đại diện cho ai cả, và có lẽ sự
kiên cường của họ đến từ điểm này.
Những cuộc marathon bướng bỉnh và điên rồ của những con người bé nhỏ, nếu may
mắn như trong trường hợp của Ruby thì được nhắc tới trong một chú thích bé tí
của lịch sử, nhưng phần lớn xảy ra âm thầm, không ai biết tới.
Nhưng tôi tin rằng không có họ thì cũng không có thay
đổi trong xã hội.
Đ.H.G
(Phó giám đốc CECODES - Trung tâm Hỗ trợ
Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
------------------
Có những người bỏ cuộc. Và luôn có những người vẫn chiến đấu, gánh thêm phần cho những người bỏ cuộc.
Trả lờiXóaLịch sử thế giới là vậy.
Trong xã hội VN hiện nay ai mà làm theo lương tâm mình thấy đúng,không hùa theo đám đông thì bị gán cho đủ thứ:nhẹ là "thích nổi tiếng" hoặc "do kẻ khác xúi giục",nặng là "vì tiền","phản động".v.v.
Trả lờiXóaBạn ĐHG phó giám thái tính tuyên truyền kích động gì đơi?
Trả lờiXóaTHế kỷ trước là cho đi học tập cải tạo mút mùa lệ thủy rùi nha.
Bọn mẽo nó ngu, nó đi bảo vệ lũ dân đen cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
Bọn tớ đang cần ổn định, giữ ngế, đang ăn trên ngồi chốc, muốn gì có đó, ngu gì bọn tớ cần thay đổi...???
Xin lỗi các bác, em là em cứ chọc...đúng tim đen bọn chúng nó.
Các bác thấy em nói đúng thì các bác cứ chủi cha bọn chúng nó lên cho em.
Chính vì sự tự ti thấy mình chỉ là hạt cát nhỏ nhoi tầm thường giữa
Trả lờiXóabiển cả bao la mà người ta trở nên an phận,thụ động với triết lý Chí
Phèo hay AQ.nên "mackeno" và trông chờ người tài đức hơn !
Nhưng điều khó khăn nữa mà người tốt phải đương đầu là sự đố kỵ
của những con người không muốn người khác nổi hơn và làm được
việc hơn mình !
Trong cảnh nan giải chủ quan và khách quan như vậy thì liệu nước ta
nhanh chóng CÂT CÁNH lên được không hay kẻ quyền thế chỉ muốn
tìm cách HẠ CÁNH an toàn sau nhiệm kỳ,thay vì cất cánh ?
"Cán bộ đảng" đang múa rối múa may quay cuồng trước tượng đài Lý Thái Tổ
http://www.youtube.com/watch?v=xO5daEqa-3o
Cú Xuân nhảy múa giữa Ba Đình
****************************
"Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa"
Thi sĩ Đỗ Mục đời nhà Đường
(Kỹ nữ đâu KIA biết Hận mất Nước !
Bên sông NÀY vẫn hát HẬU ĐÌNH HOA )
NHV dịch
Chim cú xinh
Cú đa tình
Vui nhảy múa
Hoan lạc kinh !
Chim cú bay
Chim cú say
Cú nhảy múa
Tựa âm binh
Khúc nhạc tình
Cha cha cha !!! .. ..
Anh Khựa già
Cú nhảy múa
Cha cha cha !!! .. ..
Bay la đà
Dưới chân Tượng
Lý Thái Tổ
Bên Hồ Gươm
Chim cú bay
Chim cú say
Cú nhảy múa
Tựa âm binh
Khúc nhạc tình
Cha cha cha !!! .. ..
Chú Chệt già
Cha cha cha !!! .. ..
Xuân ngất ngây
Hương đậm đà
Say mê nhảy
Cha cha cha !!! .. ..
Nắng chan hòa
Cha cha cha !!! .. ..
Chim cú xinh
Cú đa tình
Vui nhảy múa
Hết cả kinh !
Cú nhảy múa
Tựa âm binh
Khúc nhạc tình
Cha cha cha !!! .. ..
Chú Chệt già
Cha cha cha !!! .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Có một điểm nho nhỏ thấy cũng nên bàn:
Trả lờiXóa- Chính quyền Mỹ lúc đó đã làm đúng theo những gì họ nói và cũng không có những hành vi đàn áp những người da trắng gào thét ném trứng vào bé da đen, những người này trong chế dộ Cộng Sản sẽ bị ghép tội chống đối chính quyền, chống đối chính sách của đảng và nhà nước.
Phàm nhìn một việc thì nhìn vào kết quả, nước Mỹ bây giờ thì không còn kỳ thị chủng tộc nữa. Chính quyền Mỹ đã thành công đấy chứ.
Một điểm cộng cho chính thể tự do, một chính thể không phải là độc tài, một chế độ "lãnh đạo đất nước" chứ không phải một chế độ "cai trị đất nước"..như chế đô Cộng Sản.
Không biện minh thể chế, cơ chế gì hết! Tham nhũng, ăn cắp phải bị diệt!!!
Trả lờiXóaNhư bác Lê hiếu Đằng thì có phải đã chán, mặc kệ...bỏ cuộc không ? Hay là bác vẫn marathoon theo kiểu của bác nhỉ ? Xã hội chưa thay đổi nhưng sẽ phải thay đổi nhờ những người "bỏ cuộc" như thế, chứ không phải nhờ mấy người vẫn trong cuộc mà chả thấy làm được gì, chỉ giỏi chém gió và phá.
Trả lờiXóaTác giả DHG nên cảnh giác với chính thiện ý của mình vì "cái thể chế này nó thế".
Bay gio dan ta ha mieng cho sung ?...cay dang thay....
Trả lờiXóaThượng tướng Phạm Quý Ngọ đã từ trần
Trả lờiXóaTHEO PETROTIMES 18/02/14 20:36
(GDVN) - Thứ trưởng Bộ Công an đã từ trần vào hồi 16h ngày 18/2 tại Bệnh viện Quân đội 108 vì căn bệnh ung thư quái ác.
Ô mai gót.
XóaĐai nhạy cảm tóa?
Dù nhỏ bé nhưng bé Ruby đã góp sức mình làm cuộc cách mạng phân biệt chủng tộc... vậy ai làm cuộc cách mạng dân chủ ở ta bây giờ? khi mà Nghệ an bắt dân cam kết không đi dự phiên toà xử LS Quân (phiên toà xử công khai) vậy ai giải thích dùm tôi Công khai là thế nào? Người ta có quyền gì mà cấm người khác đi dự toà vậy? hay là người ta định qua việc làm ngu ngốc của mình để làm xấu cái chế độ này ? chắc theo họ hiểu chế độ này chưa đủ xấu!
Trả lờiXóaCHÉP địa chỉ dưới để XEM VIDEO Cán bộ CÁI và TRAI LƠ của Đoàn Đảng đang đú đởn nhảy múa múa may quay cuồng dưới chân Tượng đài Lý Thái Tổ
http://www.youtube.com/watch?v=xO5daEqa-3o
Thơ Hậu Hiện đại Thời Hại Điện : HẬU ĐÌNH HOA xưa nơi BẮC KINH nay dời đô về HÀ L..ỘI
******************************************
Bóng Lộc Vừng thẫm đỏ Hồ Gươm
Lý Thái Tổ Tượng đài đoạn trường
Dưới chân vịt gian đang nhảy múa
Côn an côn đồ cưa chơi Hoa Cương
Ả 4 DỐT lợn xề điệu luân vũ
Ô mê li đú đởn nhịp vũ trường
Trùm dư lợn viên nặc mùi ngụy biện
MAO ĐÀI rựa mận suốt đời náu nương
Trần Nhật Quang + Nguyễn Tuấn Khiên + .. . cùng rọ
Lũ vịt gian nhan nhãn gặp ngõ đường
http://www.youtube.com/watch?v=T28FZfhJtx8
CHÉP địa chỉ dưới để XEM VIDEO TRÙM SÒ t(r)ung tá CÔN an CÔN đồ Nguyễn Tuấn Khiên được nuôi sống cả gia
đình bằng THUẾ DÂN thay vì đi bắt GIÁN ĐIỆP TÀU KHỰA lại đóng kịch
bác phu thợ CƯA ĐÁ cưa ngang xẻ dọc phá đám LỄ TƯỞNG NIỆM 40 NĂM
HOÀNG SA !!!
Sương che Hồ lạnh Trăng Tháp Bút
Thuyền bên Chùa Trấn Quốc lệ sầu vương
Vũ nữ chẳng hay Hận mất Nước
Dưới Tượng đài nhún nhảy cảnh nhiễu nhương
Lưu đày ngay giữa Quê Hương lạc phách
Hồn Lưu vong Hận vong Quốc đoạn trường
Hà Nội đêm đen chợt tỉnh Trăm năm Mộng
Phố đèn đỏ lầu xanh kỹ nữ lạc ngoài đường
Thương nữ thất phu nay quên Hận mất Nước
Trách Tâm bút bằng trăm sư đoàn chiến trường
Cam chịu kiếp báo nô thi nô lo Vong quốc vũ
Thành nô lệ mất Nước nhảy bên Hồ Gươm
TÂN Trần Thúc Bảo - TÂN 陳叔寶
http://www.youtube.com/watch?v=q-s8mkV050M
CHÉP địa chỉ dưới để XEM VIDEO TRÙM SÒ dư LỢN viên Trần Nhật Quang lo sợ TÀU KHỰA cấm vận Việt Nam !! !