Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Con đường TPP của VN ‘còn nhiều ổ gà’


Việt Nam tin rằng sẽ có thêm lợi ích từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước mắt còn gặp nhiều trở ngại.
Trong bài viết 'Vietnam and the TPP Traverse Rough Seas Towards Promised Land' trên trang  www.vietnam-briefing.com, tác giả Edward Barbour-Lacey cũng nói về những rủi ro khi Hà Nội đặt bút ký TPP.
TPP được xem là thỏa thuận chiếm 40% GDP toàn cầu và chiếm khoảng 30% mậu dịch quốc tế.
TPP cũng được chính quyền Hoa Kỳ xem là cách để Washington củng cố quan hệ với các nước châu Á để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Việt Nam tin rằng TPP sẽ tạo điều kiện tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu tại các thị trường mới, cũng như duy trì các thị trường truyền thống.
Trong những năm qua, 50% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước thành viên TPP.
TPP dự kiến sẽ giúp nhiều ngành tại Việt Nam như may mặc, giày da, đồ gỗ…và khiến các sản phẩm của Việt Nam cạn tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc bởi Trung Quốc không tham gia TPP.
Hơn nữa, TPP sẽ giúp Việt Nam tạo môi trường luật pháp minh bạch hơn trong bối cảnh Hà Nội đang sửa đổi các văn bản liên quan tới đầu tư, luật đất đai và đấu thầu.
'Hệ quả tiêu cực'
"Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP"
Tuy nhiên, chặng đường tới hoàn tất đàm phán TPP không dễ dàng.
Tác giả bài viết nhận định điều ông gọi là “TPP có thể có một số hệ quả tiêu cực với Việt Nam.”
“Đặc biệt là việc tăng cạnh tranh mạnh từ các nước có thể làm tê liệt một số khu vực kinh doanh quản ly yếu kém của Việt Nam.
“Ngoài ra, trong một số lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như các sản phẩm nông nghiệp thì Việt Nam sẽ không thể tận dụng được việc giảm thuế.
Thậm chí ngay ở Hoa Kỳ TPP không phải được tất cả âu yếm. Hiện có cuộc chiến giữa khu vực có lao động được tổ chức tốt (có nghiệp đoàn) với các công ty đa quốc gia vốn hưởng lợi chủ yếu từ TPP.
“Những người phản đối gọi thỏa thuận này là “lén lút, phi dân chủ và giết chết việc làm”
“Khi ta xem các thỏa thuận mậu dịch tự do khác từng có trong lịch sử, có thể biện luận rằng lợi ích kinh tế là nhiều hơn chi phí phát sinh từ các thỏa thuận như TPP.
Tác giả, cũng bàn về dự luật nông nghiệp Hoa Kỳ đã tạo ra những điểm gây tranh cãi theo đó có một điều khoản cho phép Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai chương trình kiểm tra cá tra của Việt Nam vì lý do an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên ngay cả một cơ quan thanh tra độc lập của Quốc hội Hoa Kỳ ( GAO) đã gọi chương trình này là “lãng phí và không cần thiết.”
Việt Nam đang có động thái trả đũa để bảo vệ ngành cá tra và nhiều nhà phân tích tin rằng Hà Nội có thể đưa chủ đề này ra kiện tại WTO và rằng có khả năng việc thực hiện TPP có thể bị trì hoãn.
Trong năm 2013 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 21.3% so với năm trước đó, đạt 23.87 tỉ USD. Tức là 18% xuất khẩu của Việt Nam là sang Hoa Kỳ.
Việt Nam nhập hàng hóa trị giá 5.23 tỉ USD từ Hoa Kỳ trong năm 2013, tăng 8.3% so với 2012.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều kêu gọi Hoa Kỳ hoàn tất thỏa thuận khung TPP trước chuyến thăm của Tổng thống Obama sang châu Á vào tháng Tư.
Cả hai nước lo ngại rằng nếu Hoa Kỳ càng cần nhiều thời gian để hoàn tất quá trình này thì lại càng có thêm khả năng Hoa Kỳ sẽ đưa ra thêm các thay đổi đối với thỏa thuận.
Tin vui, như báo Japan Times đưa, là cả hai nước đều ủng hộ Hoa Kỳ mạnh trong vai trò tại châu Á và xem Washington có ảnh hưởng làm ổn định khu vực hiện có các tranh chấp lãnh thổ, tác giả Edward Barbour-Lacey kết luận.
'Thế lực cản TPP'
Cho tới nay chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo Việt Nam phải có cải thiện nhân quyền rõ rệt như một trong các điều kiện để sớm hoàn tất vòng đàm phán TPP.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 02/02/2014, tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC về điều ông gọi là có thể một thế lực trong nội bộ đảng và ngành an ninh vốn không muốn Việt Nam "gần gũi với phương Tây" và không muốn Việt Nam ký TPP.
Ông Dũng, trong một / bài viết khác / cho BBC, cũng từng bình luận rằng khoảng 80-90% nguyên phụ liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu của nển kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam sẽ vào thế khó xử khi bắt buộc phải chuyển đổi vùng nhập khẩu nguyên liệu.
"TPP dĩ nhiên là một lối thoát, thậm chí là một lối mở tươi lành nhất mà chính thể một đảng ở Việt Nam có thể vận dụng để ít nhất cũng tạm làm yên lòng dân chúng, hạn chế được phần nào những phẫn uất của dân nghèo về sự tàn bạo của các nhóm lợi ích, và cách nào đó tạm thời kìm giữ những ý tưởng hoặc hành động cần phải thay đổi thể chế chính trị.
"Thế nhưng điều kỳ lạ là dù vẫn ngầm xem TPP là một cái phao cứu sinh, trong suốt ba năm qua Hà Nội vẫn hầu như chẳng làm gì để bổ túc cho hồ sơ ứng cử viên TPP như cải cách kinh tế và giảm tính độc quyền của khối doanh nghiệp nhà nước, tăng tính minh bạch và tính hữu dụng cho cuộc chiến chống tham nhũng, kể cả một số vấn đề liên quan khác như môi trường, quyền lập hội lao động…", nhà báo bị cấm xuất cảnh và bị thu hộ chiếu mới đây bình luận. (BBC)
-----------------

6 nhận xét:

  1. VN khó vào TPP lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, thứ trưởng Bộ Công an, đã từ trần vào tối 18-2-2014 (19 tháng giêng Giáp Ngọ) tại Bệnh viện 108, Hà Nội, theo thông báo từ Bộ Công an tối 18-2.

    Theo thông tin của Tuổi Trẻ, thượng tướng Phạm Quý Ngọ mắc bệnh ung thư gan và khoảng năm năm trước đã được phẫu thuật ghép gan tại Singapore. (Ông Ngọ ra đi thật đúng lúc nhiều người thở phào nhẹ nhỏm)

    Tuy nhiên khoảng một năm trở lại đây, căn bệnh tái phát với triệu chứng thải ghép và ông đã phải nhập viện ngay trong Tết Giáp Ngọ để điều trị. (Baó tuổi trẻ onlink)
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/594404/thuong-tuong-pham-quy-ngo-qua-doi-vi-ung-thu-gan.html

    Trả lờiXóa
  3. Bức tranh TPP thật rực rỡ với Việt Nam trên lý thuyết , nhưng trên thực tế , chính phủ VN đang như gã trọc phú tham lam chỉ muốn cái của người , trong khi giữ khư khư cái mình có , không muốn chia sẻ với người , đó là vấn đề sửa đổi nhiều đạo luật hiện hành không phù hợp với tiêu chuẩn của TPP .

    Đây là một tính toán thâm hậu của người Mỹ nhằm hướng tới số đông dân chúng Việt Nam ( Không hướng tới các nhóm lợi ích đang nắm quyền ) vừa tách Việt Nam khỏi sự phụ thuộc quá sâu về kinh tế trước Trung Quốc , vừa tạo ra hục hặc giữa chính quyền hai nước ( Trung Quốc đang ngầm gây sức ép rất mạnh với VN ) Nhằm một phần giúp VN thoát Trung ( Tất nhiên phải ngả về Mỹ , và tất nhiên chính phủ VN phải có lựa chọn và thay đổi , không thể đu dây mãi ) , Đó là thiện chí của Mỹ , nhưng cũng là b ài toán khó cho chính phủ VN . Nhưng đây cũng là thời điểm mà chính phủ VN phải lựa chọn khi các biểu hiện kinh tế trong nước là hết sức đáng lo ngại và bi đát .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  4. Phục cái tay bờ bờ cờ, rất ngắn gọn mà lột tả hết mọi vấn đề!

    Trả lờiXóa
  5. tôi tâm huyết với nhận định của ông P.C.Dũng là có thẻ co thế lực bảo thủ trong giới cầm quyền thích làm ăn với Trung Quốc sẽ không muốn VN gần với Mỹ .

    Trả lờiXóa
  6. Con đường VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
    + + + +
    Con đường VIỆT NAM GIA NHẬP Tổ chức Hiệp ước Xuyên-Thái Bình Dương Trans-Pacific Treaty Organization (TPTO)







    NATO North Atlantic Treaty Organization


    http://www.youtube.com/watch?v=nxMEya05_eE




    XIN CHÀO Tổ chức Hiệp ước Xuyên-Thái Bình Dương Trans-Pacific Treaty Organization (TPTO) ! ! !
    ********************************



    NATO chào đời ngăn Làn sóng Đỏ !
    Khối Warszawa đối trọng hẹn hò
    Kình địch chạy đua vũ trang hai khối
    Chiến tranh Lạnh nửa cuối Thế kỷ 20
    Bức tường Bá Linh phi nhân sụp đổ
    Lý thuyết Domino kéo theo Liên Xô
    Toàn cầu hóa kiểu nước tương Khựa
    Biển Đông + Hoa Đông dậy sóng vô bờ
    Ván cờ tầm nhìn chiến lược Trung-Mỹ
    Việt Nam ơi ! Vươn mình lên giành nước cờ !
    Mỹ tái cân bằng Thái Bình Dương-châu Á
    Việt Nam ơi ! Vươn mình bắt lấy cơ đồ !
    Liên minh Xuyên-Thái Bình Dương - Tư tưởng chỉ đạo
    Đầu Thế kỷ 21 khổng thể đứng đơn cô
    Quyền lợi tương đồng - Trách nhiệm tương sẻ
    Việt Nam ơi ! Vươn mình giành lấy hội cơ !


    TỶ LƯƠNG DÂN


    TPTO
    Tổ chức Hiệp ước Xuyên-Thái Bình Dương
    Trans-Pacific Treaty Organization (TPTO)
    Tổ chức Hiệp ước Xuyên-Thái Bình Dương sẽ được
    thành lập như NAO vào đầu Thế kỷ 21 với Tư tưởng
    chỉ đạo Quyền lợi cùng tương đồng + Trách nhiệm
    cùng tương sẻ

    NATO
    Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
    North Atlantic Treaty Organization (NATO)
    Organisation du Traité de l'Atlantique Nord (OTAN)
    là một liên minh quân sự thành lập năm 1949 bao gồm Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu


    http://www.youtube.com/watch?v=xMu9cbNdKKY

    NATO /OTAN /USA

    Trả lờiXóa