* MINH DIỆN
Nhà thơ cựu chiến binh Lê Văn thắp
ba nén nhang trước bàn thờ Tiến sỹ Phan Thanh Giản và xúc động đọc tám
câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu khóc cụ
Phan. Giọng nhà thơ Lê Văn cất lên rất hào sảng, nhưng nghe đắng cay day dứt cồn cào như tiếng réo của dòng sông Ba Rài hun hút chảy giữa chiều tím ngắt :
Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Dàu dàu
mây trắng cõi Ngao Châu,
Ba triều
công cán vài hàng sớ
Sáu
tình cương thường một gót thâu!
Trạm Bắc
ngày chiều, tin nhạn vắng,
Thành Nam
đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Minh
tình chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ đây mặc gió thu!
Khói nhang nghi
ngút lan tỏa trên khuôn mặt khắc khổ với vừng tán rộng, đôi lưỡng quyền nhô cao, hai má
hóp, cặp mắt trũng sâu chứa đựng dằn vặt ưu tư
của Kinh lược sứ. Tôi bỗng cảm thấy như tiếng
cụ hòa trong tiếng sóng,tiếng gió từ
ngày xưa vọng về : “ Hỡi các quan và lê dân! Các người có thể sống dưới sự điều
khiển của người Phú-lang-sa. Những người
này chỉ đáng lo lúc chiến tranh mà thôi. Nhưng lá cờ ba sắc không thể bay phấp
phới trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống!”
Đó chính là lời trăn trối của Phan Thanh Giản
gửi hai quan Tổng đốc miền Tây và đồng bào Nam bộ trước khi cụ uống chén thuốc độc
tự tử vào tờ mờ sáng ngày 5 tháng 7 năm
Đinh Mão 1867 , sau 17 ngày tuyệt thực
vì không thể giữ được thành Vĩnh Long trước quân Pháp.
Bi kịch ấy bắt đầu từ năm 1858 , khi liên quân Pháp -Tây
Ban Nha đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng . Quan
trấn thủ Đà Nẵng án binh bất động, sau đó quân triều đình nhà Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn
Tri Phương ngoan cường chiến đấu, nhưng thế giặc quá mạnh,
vua Tự Đức lại bạc nhược nghe lời xúi dục
của bọn quan tham chủ hòa hơn chủ chiến,
để mất lòng dân , nên quân Pháp đánh bại
đồn Kỳ hòa rồi lần
lượt chiếm các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó
sứ , được cử đi điều đình với Pháp , và đại diện cho triều đình ký Hiệp
ước năm Nhâm tuất 1862 tại Sài Gòn. Theo bản
Hiệp ước đó , nhà Nguyễn phải giao cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Côn Đảo , và
phải bồi thường cho Pháp 4 triệu piastre , đổi lại , Pháp sẽ trả lại tỉnh
Vĩnh Long cho triều đình.
Dù bản
Hiệp ước hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam , nhưng Pháp vẫn chưa thỏa mãn, lật lọng, mang quân đánh chiếm Vĩnh Long-An Giang- Hà
Tiên. Triều đình càng bạc nhược, cố bám vứu vào bản Hiệp ước Nhâm Tuất. Vua Tự Đức chỉ dụ “ Đem sao 12 điều ước cũ đưa đi treo, để hiểu bảo cho sĩ dân đều biết,
khiến đều yên ổn làm ăn!” Triều đình còn
hèn nhát
nghe theo Pháp , ra chỉ dụ hưu binh, ép Trương Định giải tán lực lượng chống Pháp và ra lệnh cho các
cấp chính quyền bắt giam những người hoạt động chống Pháp , cả những người chứa chấp họ như kẻ phạm tội.
Trong tình thế như vậy, quan kinh lược Phan Thanh Giản
bị giằng xé giữa đức trung quân, lòng ái quốc và ý chí bất khuất của
bậc trí giả. Cụ không thể trái ý vua , nhưng không cam tâm nhìn thấy cờ giặc
phấp phới bay trên thành lũy của mình. Cuối cùng cụ đành phải dâng thành cho Pháp theo ý vua, giúp dân thoát
cảnh binh đao , chọn cho mình cái chết để giữ khí tiết. Phan Thanh Giản dũng cảm nhận trách
nhiệm về mình khi viết sớ tâu với vua Tự Đức : “ Nghĩ tội đáng chết, không dám
sống cẩu thả để cái nhục cho quân phụ!”
Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi Phan Thanh Giản : “
Phan học sỹ hết lòng mưu quốc!” , “Minh tinh chín chữ lòng son tạc!” và viết những câu thơ đầy bi tráng tỏ lòng
thông cảm với cụ.
Xuất thân từ tầng lớp dân nghèo nhưng Phan Thanh Giản có lòng
hiếu thảo, hiếu học , tinh thần siêng năng cần mẫn và trí thông minh . Phẩm giá con người và sự thành đạt của Phan
Thanh Giản là niềm tự hào của dân Nam Kỳ
lục tỉnh. Cụ đậu cử nhân năm 1825, đậu Đệ tam giáp đồng tiến
sỹ năm 1826 và là Tiến sỹ khai khoa ở Nam Bộ . Cụ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng suốt ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ,
như Lang Trung Bộ hình, Đại lý cơ mật viện, Chánh chủ khảo trường thị Hà Nội, Hình bộ thượng thư, Quốc tử giám vụ, Kinh lược
sứ v.v .
Con đường hoạn lộ của Phan Thanh Giản khúc khuỷu thăng trầm, năm lần
bị bãi chức rồi phục chức , bất kỳ hoàn
cảnh nào , cương vị nào tấm lòng yêu nước, thương dân, tính tình ngay thẳng của
cụ cũng không lay chuyển. Phan Thanh Giản từng khuyên vua “ Quan tốt thì dân yên”, “ Chỉnh đốn thói quen cũa sỹ phu đề
chữa bệnh đau khổ cho dân”, “Nuôi dân chăm cày cấy, dân yên ,
binh giỏi như nguồn nước chảy mãi không hết!”
Phan Thanh Giản xứng đáng với bốn chữ khắc trên khánh vàng vua
ban : “ Liêm-Bình-Cẩn-Cán!” (Liêm chính, công bằng, cẩn thận, siêng năng). Cụ
còn là một nhà thơ , nhà văn, nhà nghiên cứu với những
tác phẩm nổi tiếng như Lương
khê thi thảo, Lương văn thi thảo, Sứ thanh thi tập, Việt sử thông giám cương mục
v.v .
Một con người đại trí , đại
nhân, đại dũng như vậy, nhưng cụ Phan Thanh Giản sẵn sàng nhận nỗi quốc nhục về mình,
không tham sống , không màng bia đá bảng vàng, trước khi chết cụ dặn con cháu chỉ
đề hàng chữ : “ Nam kỳ hài nhai lão thơ sanh Phan công chi mộ!” trên mộ chí.
Vua Tự Đức và quan lại triều Nguyễn đã
trút hết trách nhiệm để mất ba tỉnh miền
Đông, miền Tây lên đầu Phan Thanh Giản: “Nghị hòa là thất cơ, lỗi
ấy do hai viên kia! (tức Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp). Câu “Phan, Lâm mãi quốc...”
từ đó mà lưu truyền từ Nam ra Bắc, khắc tội cụ Phan vào tấm
bia miệng trong dân gian.
Năm 1886 vua Đồng Khánh đã xét
lại công tội cụ Phan Thanh Giản, ra chiếu “Khai
phục nguyên hàm”, khắc lại tên cụ
trong bia tiến sỹ ở Văn Miếu Huế (Văn Thánh Miếu). Trước đó dưới chân núi Ba Thê, Thoại Sơn (An Giang) dân đã
lập đền thờ Phan Thanh Giản, và ở xã
Trương Bình Hiệp, Bình Dương dân thờ cụ
trong đình làng ngay từ khi cụ mất.
Năm 1924 vua Khải Định
ký sắc phong Phan Thanh Giản là :
“Đoan
túc dực bảo trung hưng tôn thần” và chuẩn cho phụng thờ cụ để “ giúp đỡ và che chở cho dân đen ta”.
Năm 1963,trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội, Viện
trưởng Viện sử học Trần Huy Liệu vẫn kết
luận Phan Thanh Giản là kẻ bán nước, đóng đinh số phận
cụ vào cùng bọn Lê Chiêu Thống,
Trần Ích Tắc.
Ngày Sài Gòn giải phóng, con đường mang tên Phan Thanh
Giản từ ngã sáu ra Hàng Xanh
lập tức đổi thành đường Điện Biên Phủ. Ở thành
phố Cần Thơ , ủy ban quân quản ra lệnh
phá sập bức tượng Phan Thanh Giản trong một ngôi trường mang tên cụ, có người quá khích mang hình cụ dán vào gốc cây dùng súng
AK bắn nát tim.
Mãi hơn 30 năm sau, một cuộc hội thảo về Phan Thanh Giản được tổ
chức quy mô ở thành phố Hồ Chí Minh,
đánh giá lại toàn bộ cuộc đời cụ , được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiệt liệt
hoan nghênh , và năm 2008, tỉnh Bến Tre đã lập đền thờ và dựng
tượng Phan Thanh Giản, để hôm nay chúng tôi được kính cẩn thắp nén nhang thơm tưởng niệm...
Nhẽ ra phải vui vì được chiêm ngưỡng bức tượng
Phan Thanh Giản trong ngôi đền thờ trang nghiêm như sự minh chứng của lịch
sử, nhưng trước hương linh cụ lòng chúng
tôi bỗng nặng trĩu khi nhắc đến huyện đảo Hoàng Sa giàu đẹp và một phần quần đảo Trường Sa đã rơi vào tay Trung Quốc. Nhà thơ
Lê Văn bảo: “ Cái công hàm ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi cho Trung Quốc năm 1958 na ná
cái Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 cụ Phan Thanh Giản ký với Pháp. Cả hai đều để mất đất của tổ tiên. Nhưng cụ Phan
bị ép đến đường cùng , còn ông Phạm Văn Đồng thì trên
tinh thần đồng chí hữu nghị!”.
Chúng tôi tự hỏi, hành động Trung Quốc đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974,
Gạc Ma 1988, và xâm lược biên giới phía
Bắc nước
ta năm 1979 có kém gì thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ
1862 và Miển Tây Nam Bộ năm 1867? Sự cả
tin, nhún nhường đến bạc nhược
trước Trung Quốc và cách hành xử
với người dân yêu nước của một số quan chức bây giờ có thua gỉ vua quan thời Tự Đức ?
Hình
như lịch sử lắt léo đang muốn lặp lại. Có điều ngày xưa trước bi kịch của đất nước, cụ Phan Thanh Giản đã khảng khái: “Những lá cờ ba sắc không thể bay phấp phới
trên một thành lũy nào mà nơi ấy
Phan Thanh Giản còn sống!”, thì bây giờ
có kẻ hân hoan nhìn những lá cờ năm sao
bay phấp phới trên đất của cha ông ta. Ôi “Non nước tan tành hệ bởi đâu?”
M D
------------------
Sự thật đắng cay
Trả lờiXóaTôi hỏi vợ tôi:
- Em có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
-Không.
Vợ tôi là bác sĩ một bệnh viện lớn.
Tôi hỏi con gái tôi:
- Con có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không .
Con gái tôi là sinh viên đại học năm thứ hai
Tôi hỏi 16 cán bộ dưới quyền tôi:
- Các bạn có biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ tất cả là giảng viên đại học, tất cả là thạc sĩ, 4 người trong đó đảng viên công sản.
Tôi hỏi 62 sinh viên năm thứ 2 trong buổi lên lớp đầu tiên của môn học:
- Các em biết ngày 17-2 là ngày gì không?
- Không.
Họ là sinh viên của trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Tất cả không ai biết gì về ngày này.
Ai đó sẽ vui sướng vì họ đã thành công trong việc chôn nhanh quá khứ.
Tôi bỏ lớp học ra ngoài, câm lặng nhìn lên trời, muốn khóc mà không khóc được.
NỖI ĐAU NÀY TỘI ÁC NÀY AI GÁNH ?
PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa.
* PGS.TS. Trưởng Khoa Đô thị học, trường đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM. Phó chủ tịch Hội Qui hoạch và phát triển đô thị TP.HCM. Cựu chiến binh chống Mỹ, Trung đội trưởng đội Biệt động, lữ đoàn 316-Biệt động Sài Gòn-Gia định.
Chào các anh chị, đọc bức thư này xong em đem nội dung bức thư trao đổi với một số bạn đồng nghiệp. Chúng em cũng vẫn thỉnh thoảng làm điều tra XHH nên cũng có chút kinh nghiệm ạ. Khi đặt câu hỏi ( nhiều lúc) cùng một nội dung hướng đến NHƯNG cách hỏi khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Lấy ngay từ ví dụ trên đây: nếu hỏi: Các em có biết cuộc chiến tranh xảy ra ở biên giới năm 1979, TQ đem quân xâm lược VN không? thì chắc rằng trong số 62sinh viên kia thế nào cũng có em biết và câu trả lời là CÓ. Nhưng nếu hỏi như GS Hòa thì nhiều em kg nhớ ngày, ( đến ngay giới nghiên cứu sẽ có người kg biết đấy, hỏi sự kiện họ nói BIẾT, hỏi ngày cụ thể nhiều khi có người sẽ không nhớ). Thêm ví dụ nữa: có ai biết ngày 23/9 không? thì sẽ có người Ú, Ớ nhưng nếu hỏi : có ai biết khởi nghĩa Nam Kỳ kg? thì họ sẽ gât đầu.
Nhưng, em cũng đồng ý với nhận định là chính quyền hiện nay ĐANG ÂM MƯU che dấu mọi sự kiện liên quan đến TQ, và HÈN điều này đã bộc lộ rõ. Em chỉ muốn nói ( có chút giải thích ) về câu chuyện của Gs Hòa thôi ạ, vì bác VTK hỏi " any comment ???"
Cảm ơn các anh, chị,
Em Nguyễn Thị Khánh Trâm
Thật vô cảm, vì chỉ biết ngày "yêu đương mùi mẫn" Valentine gì đó. Nó "phổ biến" đến mức già 70 tuổi như tôi còn phải "nhớ" là ngày 14/2, mặc dù bà nhà tôi mất đã lâu.
XóaGiờ lắm thứ ngoại lai, quái thai ngân giấm!
Trích dẫn hay quá . cảm ơn bạn .
XóaBọn DLV suốt ngày lải nhải, chửi người dân là "phản động, bán nước"? Đúng là "Công Lý" hài vãi đái! Không biết được bao nhiêu tiền bẩn mà phải chứa toàn thứ dơ bẩn trong đầu, thay cho óc?!
Trả lờiXóaNhan cách bon khốn nan ngày nay sao co the so với Tập bạc túc nho như Phong cu Phan Thanh Giản .
Trả lờiXóaBài viết rất sâu sắc
Trả lờiXóaTrong một bài viết,nhà văn-bác sĩ Nguyễn Văn Thịnh đã phản biện quan điểm của một số người trong giới sử học hiện nay đề cao P.T.Gỉản với dẫn chứng,lập luận sắc bén,chứng mịnh Phan là kẻ có tội.Đồng Khánh là tên vua bù nhìn do Pháp dựng lên thì việc nó khôi phục lại P.T.Giarn là đương nhiên.Xem bài:XUYÊN TẠC LỊCH SỬ LÀ CÓ TỘI của N.V.Thịnh.
Trả lờiXóaĐó là bài viết tệ nhất mà tôi đã Google. Bài viết chỉ gồm cảm xúc, thành kiến cá nhân + những thứ ông ta google được. Tệ nhất là không có 1 lý luận riêng, quan điểm riêng trong bài viết của NV Thịnh.
XóaLoa , Loa , Loa . Báo người cao tuổi có bài về Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền có rất nhiều biệt thự . Xin báo với làng nước .
Trả lờiXóaLãnh đạo CS Bắc Kinh là ai ? là những kẻ có tư tưởng bành trướng di truyền , những tên đao phủ tàn bạo nhất nhì trong lịch sử nhân loại , vậy mà báo chí , ĐCSVN luôn tuyên truyền họ là bạn , là các đồng chí , là cùng chung ý thức hệ . Khi mà có chung ý thức hệ với tên đao phủ thì ĐCSVN là ai ? các bậc cha mẹ thường khuyên con cái chọn bạn mà chơi , vậy là ĐCSVN đã chọn , không còn nghi ngờ gì nữa . Chịu , tôi không thể gọi những kẻ đã bắn giết nhân dân và đồng đội mình là bạn là đồng chí , quan điểm của tôi là : " Không đội trời chung ".
Trả lờiXóaMP.78.
Bài viết hay và rất sâu sắc. Cảm ơn anh Minh Diện-Bùi Văn Bồng
Trả lờiXóaNhững biểu hiện dùng an ninh mặc thường phục và xã hội đen để trấn áp dân oan ( Văn Giang), người bất đồng chính kiến... hay dùng DLV phá đám các buổi lễ tưởng niệm anh hùng liệt sĩ bỏ mình vì nước , cho ta điều liên tưởng : 'đảng ta ' đang rút vào hoạt động 'bí mật' !?
Trả lờiXóaNước Đức già nua, ta dệt liệm cho mi
Trả lờiXóaDệt vào đó ba lần chửi rủa
Chúng ta dệt, chúng ta dệt nữa…
(Những người thợ dệt miền Xiledi - Heinrich Heine)
Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa.
Bị Quê Hương ruồng bỏ, giống nòi khinh!
Vũ Hoàng Chương
XIN ĐỪNG THAN KHÓC NỮA !
GIẢI PHÁT TỐI ƯU LÀ ĐÂY :
Thưa Mẹ Việt Nam ! Giờ chúng con phải thành Người Đấu tranh đến cùng
********************************** ******
Xin kính chào Mẹ Việt Nam !
Giờ chúng con - Người Đấu tranh đến cùng
Giương Cờ Vàng !
Đỏ máu thịt Ba miền Bắc + Trung + Nam
Bên Hồ Gươm trước Khu Vân Lâu giữa Chợ Bến Thành
Vùng dậy đứng lên đập tan xích gông cùm
Như Dân tộc Miến Điện như Dân tộc Thái Lan
Như Dân tộc Ai Cập trong Mùa Xuân Ả Rập
*
Chắc Mẹ biết : giờ chúng con - Người Đấu tranh đến cùng
Biểu tình ca hát « Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam »
Âm vang giữa Lòng Hà Nội - Âm vang giữa Lòng Sài Gòn
Chắc Mẹ biết : giờ chúng con - Người Đấu tranh đến cùng
Biểu tình ca hát « Toàn Dân nghe chăng Tổ Quốc đang nguy biến !
Đầu Thế kỷ 21 vang dội Hội Đại Ziên Hồng .. ..»
Âm vang giữa Lòng Hà Nội - Âm vang giữa Lòng Sài Gòn
Vì chúng con tin tưởng vào Anh thư - Anh hùng
Bao Tinh hoa hiến dâng đời thanh xuân cho Đất Nước
Vì thế thưa Mẹ Việt Nam !
Cho nên giờ chúng con phải thành Người Đấu tranh
Quyết liệt quyết tử đến Đích cuối cùng :
Việt Nam Tự do Dân chủ !
Vì thế thưa Mẹ Việt Nam !
Nay chúng con phải thành quá khích .. ..
Giờ chúng con - Người Đấu tranh đến cùng
Giương Cờ Vàng !
Đỏ máu thịt Ba miền Bắc + Trung + Nam
Bên Hồ Gươm trước Khu Vân Lâu giữa Chợ Bến Thành
Vùng dậy đứng lên đập tan xích gông cùm
Như Dân tộc Miến Điện như Dân tộc Thái Lan
Như Dân tộc Ai Cập trong Mùa Xuân Ả Rập
*
Thưa Mẹ Việt Nam tha thứ cho con !
Nay chúng con phải thành quá khích .. ..
Khẩu hiệu biểu tình càng ngày càng hăng càng mạnh
Cuộc đấu tranh bớt mầu bất bạo động
Càng lúc càng một mất một còn
Gạch đá lót đường thành vũ khí
Ném vào đầu bọn độc tài tàn ác cho sụp đổ đi
Chúng tham nhũng buôn Dân bán Nước
Nối giáo cho kẻ thù truyền kiếp xâm lược
Chúng con sẵn sàng nhận án tù 10 năm
Từ giã Mái nhà thân yêu đầy Tình thương của Mẹ bao dung
Vì yêu Đất Mẹ Đất Việt
Thù hận Trần DâM Tiên Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông
Vì yêu Đất Việt Đất Mẹ
Thù hận Trọng Lú - Tập Cận Bình .. ..
*
Chế độ vịt cộng chuyên chính
Thủ đoạn thâm độc vô cảm vô tâm vô tình
Đập nát chúng ta xương sườn xương sống
Vì thế hôm nay chúng con cần phải đấu tranh vùng dậy
Nghĩa vụ chúng con cứu Nước cứu Dân
Không thể nào lặng im được nữa !
Làm sao chúng con có thể yên lặng chấp nhận ?
Chúng con không còn gì mất cả ngoài xích xiềng
Vì thế thưa Mẹ Việt Nam !
Cho nên giờ chúng con
Phải thành Người Đấu tranh đến Đích cuối cùng
Cho Việt Nam Tự do Dân chủ !
Xứng đáng làm con cháu Vua Hùng
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Vừa rồi ông Thủ tướng nói các ông không quên ngày 17-2 đâu nhưng thể hiện cách kỉ niệm nào có lợi hơn cho đất nước !? Xin thưa cách thể hiện nào thật sự là lòng yêu nước ? thật sự tôn vinh các liệt sĩ 17-2 ? thật sự kế thừa truyền thống quật cường của cha ông ta ? và thật sự kính trọng nhân dân ? Chứ lôi nhau ra múa may đánh trống lấp thì nhục nhã quá !!!./.
Trả lờiXóa"cách kỉ niệm nào có lợi hơn cho đất nước?"
XóaThì nhảy đực, nhảy cãi! Như động cỡn ấy! "Trí tuệ" ra phết!
Ngay 17-2-1979 xay ra su Kien gi?
Trả lờiXóa80% ND ta tra loi:
Trungquoc xam luoc 6 tinh B.Gioi ToQuoc VN.
(D.T.Binh phat Dong,MAO Dong Y)
Vay Trung Quoc la ke Thu truyen kiep cua ND Vietnam!
Cảm ơn ND 23:11 Đã cung cấp thông tin . Tôi đã tìm hiểu và biết nhà văn , BS Nguyễn Văn Thịnh là ai , qua bài viết chửi bới khá mạnh mồm và khá " lăn xả " , anh ta cùng hội cùng thuyền với Đông La - Chí Hiếu , thích trích dẫn sách tàu và khổng tử .
Trả lờiXóa