Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

TÍN NHIỆM HAY KHÔNG CÒN AI TÍN NHIỆM NỮA ?


*   PHẠM TRÀN
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) của Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã công khai xác nhận Quốc hội không phải là cơ quan đại biểu của dân mà thật sự là  “bù nhìn”, “công cụ” và “tay sai” của đảng.
Việc làm này nằm trong quyết định ngày 21/02/2014 của  các ủy viên trong UBTVQH khi họ đồng ý tạm “dừng việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đầu năm 2014 đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn” để chờ quyết định của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên Bộ Chính trị 16 người chỉ có quyết định sau Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương 9 sẽ diễn ra trước Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào hạ cuối tháng 05/2014.
Trước khi trả lời câu hỏi “tại sao phải đợi ý kiến của Bộ Chính trị” thì cũng cần biết UBTVQH đã quyết định “tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm”, sau khi đã “nghiên cứu và thấm nhuần” chỉ thị của nhóm 16 người Bộ Chính trị ghi trong “Thông báo số 149-TB/TW ngày 20/12/2013 về đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm”.
Toàn văn Thông báo không phổ biến công khai, nhưng Trưởng ban công tác  của Quốc hội Đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết: “Tại khoản 3 của thông báo này (thông báo 149), Bộ Chính trị cho biết sẽ căn cứ ý kiến của Hội nghị Trung ương 9 khóa 11 về việc lấy phiếu để sửa đổi, bổ sung quy định số 165 ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín nhiệm, tiến hành tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh theo quy định của Bộ Chính trị, ban Bí thư tại HN TW 10 khóa 11 QH, tiến hành sửa đổi Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.” (báo VietNamNet, 21/02/2014)
Như vậy, có thể hiểu rằng việc “tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm”  trong Đảng, từ Tổng Bí thư xuống, chưa hề làm như lời hứa của Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng hồi tháng 6/2013, sẽ được thực hiện tại Hội nghị Trung ương 10 nhưng chưa biết ngày nào.
Cũng tương tự như thế đối với “người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn”  hy vọng sẽ  “tái diễn” sau khi Quốc hội thông qua những điều sửa đổi trong Nghị quyết 35 ngày 21/11/2012.
             CHUYỆN CỦA NĂM 2013
Thi hành Quy định số 165-QĐ/TW ngày 18/2/2013 của Bộ Chính trị  và Nghị quyết 35 của Quốc hội, ngày 10/06/2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, kỳ họp 5 của Khóa Quốc hội CSVN thứ 13 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh lãnh đạo cao cấp trong bộ máy Nhà nước, cả Hành pháp lẫn Lập pháp.
Nhưng kết qủa “hòa cả làng” công bố ngày 11/06/2013 đã giúp cho mọi đối tượng thở phào nhẹ nhõm với việc làm phô diễn này. Không có ai trong 47 chức danh phải qua vòng 2 để đối diện với cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” (hay bất tín nhiệm). Người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất là Thống đốc Ngân hành Nhà nước Nguyễn Văn Bình, với số phiếu 209 vẫn chưa đủ “quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội”, hay ít nhất là 250  trong tổng số 498 Đại biểu còn sống hiện diện.
Với 3 mức độ lấy phiếu “ai cũng có lợi” như “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”  không thực tế và đầy kịch tính này thì cho dù một người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất trong số 47 chức danh như ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, tuy chỉ được 83 phiếu, nhưng ông Quang vẫn đứng vững vì ông chỉ có 94 phiếu “tín nhiệm thấp”, thay vì phải quá bán tổng số Đại biểu Quốc hội!
Phương pháp tổ chức tiếp nhận giải trình của 47 người trước khi Quốc hội bỏ phiếu cũng luộm thuộm, hình thức vì không có các cuộc chất vấn mỗi cá nhân.  Đại biểu Quốc hội chỉ biết căn cứ vào các bản tự khai thành tích dài lê thê của người phải lấy phiếu, có người khai tới 30 trang với muôn vàn chi tiết mà các Đại biểu Quốc hội không có khả năng điều tra hư, thật, đúng, sai.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, người thoát bị kỷ luật tại Hội nghị Trung ương đảng kỳ 6, dù đã bị Bộ Chính trị đề nghị, cũng được tới 210 phiếu “tín nhiệm cao”, 122 phiếu “tín nhiệm”, nhưng lại có tới 160 phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 9 Ủy viên Bộ Chính trị có chức danh bị Quốc hội “soi xét” hôm 10/06 (2013).
Tuy nhiên không ai trong Quốc hội, kể cả Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và báo chí của đảng “dám” bình luận về số phiếu  “tín nhiệm thấp” mà Quốc hội đã tròng vào cổ ông Dũng vì nó không đủ để đẩy ông qua vòng 2 cho Quốc hội bỏ phiếu “bất tín nhiệm”.
Số phiếu “tín nhiệm thấp” của tám người còn lại của Bộ Chính trị là : Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (28 phiếu); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (25 phiếu); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (14 phiếu); Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (24 phiếu); Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (13 phiếu); Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang (14 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (35 phiếu); Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (65 phiếu).
             CỨU NGƯỜI HAY CỨU ĐẢNG ?
Trước màn kịch “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” được diễn tại “sân khấu” Quốc hội thì ai cũng biết nó sẽ chẳng làm “chết thằng Tây nào”, bởi vì Nghị quyết 35 của Quốc hội đã nói rõ tính không kiên quyết và nặng hình thức của việc lấy phiếu tín nhiệm: “Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.”
Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng nói trong Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay(31/12/2011) thì mục đích của Nghị quyết 4 là để  “nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, coi trọng sự giáo dục, sự giúp đỡ chân thành của đồng chí, đồng nghiệp, học tập lẫn nhau, “trị bệnh cứu người“!
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói thêm, theo kiểu “dĩ hòa vi qúy” sau cuộc bỏ phiếu 2013 : “
Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội vừa là sự động viên khích lệ đối với cá nhân người trong diện được lấy phiếu, vừa là sự đánh giá kết quả điều hành phát triển kinh tế – xã hội của đất nước đạt được thời gian qua. Còn phiếu tín nhiệm thấp là sự nhắc nhở nghiêm túc đối với người được lấy phiếu để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao”  (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 12/06/2013).
Nhưng sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố ngày 11/06/2013 thì dư luận bắt đầu “chán ngắt” cách làm ba phải của Quốc hội.  Nhiều thắc mắc đã nêu: Tại sao Quốc hội không quyết định chỉ bỏ phiếu qua 2 cấp: “Tín nhiệm” và “Bất tín nhiệm” và chỉ làm việc này với Cơ quan Hành pháp là Chính phủ như các nước dân chủ trên thế giới đang làm.
Việc bỏ phiếu một số chức danh bên Lập pháp (Quốc hội) gồm “Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội” là không thực tế vì những chức danh này ít va chạm với dân trong những việc quan hệ đến đời sống hàng ngày của họ. Hơn nữa để Quốc hội bỏ phiếu cho người của mình thì có khác nào “vừa đá bóng vừa thổi còi” nên số phiếu tín nhiệm bên Quốc hội đã cao hơn bên người của Hành pháp trong cuộc bỏ phiếu ngày 10/06/2013.
CHUYỆN 2014 – CÓ VI HIẾN KHÔNG ?
Vì những chuyện “tréo cẳng ngỗng” và “đầu Ngô, mình Sở” của việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm đã diễn ra trong năm 2013 mà đảng kỳ vọng diễn ra mỗi năm để kiện tòan hàng ngũ cầm quyền, Bộ Chính trị 16 người đã quyết định phải “làm lại” để cứu đảng đang ở vào thời kỳ tín nhiệm xuống thấp nhất.
Ông Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu Văn hoá ở Việt Nam viết: “Ở VN nếu gạt Đảng ra ngoài mọi cuộc lấy phiếu tín nhiệm đều vô nghĩa. Hiện nay sự tín nhiệm đối với Đảng và ban lãnh đạo của Đảng đã xuống đến mức thấp nhất chưa từng có. Những dư luận, những lời đồn xấu không ai có thể cải chính nổi. Đảng đang thả nổi tín nhiệm của mình trước nhân dân và Dân tộc.” (Theo báo điện tử Quê Choa của Nhà văn Nguyễn Quang Lập, 24/02/2014)
Phải chăng đó cũng là lý do mà báo ViệtNamNet (21/02/2014) đã phản ảnh  lý do tại sao phải sửa Nghị quyết 35 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết sau khi triển khai lấy phiếu tín nhiệm đã có những ý kiến về thời gian lấy phiếu, các mức độ tín nhiệm, hình thức thực hiện, … Nghị quyết 35 còn những ý kiến khác nhau nên UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung sửa đổi 1 số điều trong Nghị quyết này cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Sửa những nội dung nào, lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hay trong cả nhiệm kỳ, lấy phiếu 3 bước hay 2 bước? Có chuyển sang bỏ phiếu không, nếu bỏ phiếu thì 2/3 hay quá bán?… là những vấn đề sẽ được trao đổi.”
Liệu những điều được gọi là  “sẽ được trao đổi ấy” giữa các Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 7 vào cuối tháng 5/2014 có dám vượt ra khỏi vòng vây của Bộ Chính trị 16 người, kể cả ông Nguyễn Sinh Hùng ?
Thắc mắc cũng không hiểu ông Hùng có biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng lõa vi phạm Hiến pháp 2013 với Bộ Chính trị khi tự mình từ bỏ thực thi quyền hạn  được quy định tại Điều 69 Hiến pháp viết rằng: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”?
Một điều rõ ràng là khi Bộ Chính trị 16 người tiếm quyền Lập pháp để chỉ đạo  Quốc hội phải chờ quyết định của Bộ Chính trị trước khi sửa Nghị quyết 35 để thi hành việc “lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm” trong tương lai thì Bộ Chính trị đã vi Hiến khi tự cho mình cái quyền “không có” để áp đặt ý muốn của mình lên cơ quan Lập pháp là Quốc hội.
Và như vậy thì  rõ ràng Quốc hội không còn là “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước” nữa.
Hơn nữa Điều Lệ Đảng thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011 không có bất cứ điều nào cho phép đảng “xâm phạm” vào nhiệm vụ của Ban Thường vụ Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung.
Điều 17 của  Điều lệ viết: “Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.”
Vậy phải chăng Bộ Chính trị đã căn cứ vào Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” để “cai trị” luôn cả Quốc hội nên “tính đương nhiên” ấy đã công khai đến “lõa lồ” trong quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/02/2014.
Việc này đã xác nhận thêm lần nữa tại sao trong thời kỳ lấy ý kiến toàn dân cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 từ tháng 01 đến tháng 10/2013 Lãnh đạo đảng CSVN, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đã quai mồm ra chống quyết liệt đề nghị hãy viết vào Hiến pháp tam quyền: “Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp” phân lập thì quyền làm chủ đất nước của dân mới được bảo đảm.
Thay vào đó, Ban soạn thảo đã viết rất mơ hồ với cụm từ “thống nhất” để bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng như quy định trong Khoản 3, Điều 2 của Hiến pháp: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” ?
Như vậy đến Quốc hội mà cũng chỉ được “phân công” đưới mái dù của đảng thì làm sao dân tin được lời tuyên truyền “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền” ?

P.T / BaSam
--------------------

25 nhận xét:

  1. Bài viết rất sâu sắc.Đảng lãnh đạo toàn diện sao không đưa các chức danh của đảng ra lấy phiếu tín nhiệm.Đó là vùng cấm sao?Nhiều người đã nói đảng nắm quyền hành cao nhất nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước dân,trước "cơ quan quyền lực cao nhất ".Họ chỉ chịu trách nhiệm với nhau theo kiểu giơ cao đánh khẽ,giữ bảo bối "đoàn kết" để ai cũng có phần.Chỉ khi nào có đấu đá nội bộ hoặc vụ việc quá lộ liễu mới bị xử lý,nhưng đó chỉ là phần nổi của một "tảng băng chìm ".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CA DAO GIỮ NƯỚC

      Lòn trôn, luồn cúi giặc Tàu
      Ngàn đời ô nhục, Dân đâu muốn nhìn
      Nghìn đời ghi khắc đừng quên
      Có Dân, vì Nước, mới giữ Cơ Đồ Tổ Tiên

      Xin cám ơn Đại Tá Bùi Văn Bồng đã cho đăng cập tiểu-luận rất sâu sắc.

      Xóa
  2. Mới 1 lần "bầu tín nhiệm" mà đảng đã HOẢNG HỒN/TÁ HỎA TAM TINH rồi kìa!.Xấu hổ....

    Trả lờiXóa
  3. Đảng ta phải cảnh giác với các thế lực THÙ ĐỊCH ,PHẢN ĐỘNG đang lợi dụng TƯ DO DÂN CHỦ bằng cách lấy phiếu TÍN NHIỆM để loại bỏ làm mất tín nhiệm của lãnh đạo ĐẢNG TA....

    Trả lờiXóa
  4. Hói ơi là Hói! Chán thế!

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng đã thấy (kể cả lãnh đạo) :lấy phiếu tín nhiệm chỉ là trò hề, trò xiếc. Cứ tiếp tục diễn xiếc thì ai dám nói gì. Nay dừng lại sẽ lộ ra rất nhiều vấn đề :
    - Không thực chất, phải chỉnh lại, tức diễn lố quá, phải biên tập lại.
    - Quốc hội làm gì cũng phải chờ ý kiến bên Đảng. Vai trò là cơ quan lập pháp cao nhất ở đâu ? Hay chỉ lập pháp với dân, đảng là ngoại lệ, là cấp trên của QH ?
    - Cả Đảng, cả QH lại là đầu trò chà đạp HP do chính mình đưa ra và thông qua.
    - Đất nước này đang vật vã,lúng túng giữa vai trò lãnh đạo, lập pháp, hành pháp, tư pháp khi phủ định tam quyền phân lập, chạy theo cái gọi là phân công, phối hợp, kiểm tra dưới sự lãnh đạo của ĐCS, một cái đảng không còn lãnh đạo được chính mình vậy mà cứ đòi lãnh đạo toàn diện, triệt để.
    - Nghịch lý lớn nhất của VN là chỗ đó :Đảng không ra đảng, QH không ra QH và hình như dân cũng chẳng ra dân khi phần lớn vẫn nhắm mắt làm ngơ trước những nghịch lý. Trách ai, ai trách, bây giờ trách ai ?

    Trả lờiXóa
  6. khong duoc boi nho bo chinh tri

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không được, bởi nhớ bỏ chính trị?

      Xóa
  7. Ơ hay,đảng viên thì phải phụ tùng tuyệt đối tổ chức đảng (trong kiểm điểm cuối năm còn có mục:tin tưởng tuyệt đối nữa kia,thuyết tương đối của Anhxtanh không đúng!).Mà quốc hội là cơ quan của đảng vì hơn 90% là đảng viên,nếu đảng bảo làm gì mới được làm,đảng mà bảo không cho đảng viên đi họp QH thì QH giải tán,chẳng lẽ họp hai ba chục đại biểu.Nhiều ông vừa ăn lương công tác đảng vừa ăn lương ĐBQH.

    Trả lờiXóa
  8. Ở VN, Quốc hội làm gì cũng phải xin ý kiến đảng, Hiến pháp cũng chỉ là làm theo cương lĩnh của Đảng' Ở các nước dân chủ thì Quốc hội chẳng phải xin ý kiến đảng nào, Hiến pháp cũng chẳng phải theo cương lĩnh của đảng nào, Quốc hội đứng trên tất cả các đảng phái. VN ngược lại hết cả, thế mà không đáng gọi là 'đảng trị' thì phải gọi là gì đây?

    Trả lờiXóa
  9. Chính sach ngu dân dối dân lừa dân mi dân giết dân ... của đảng đã thành công dai dài? Nay đã và đang lộ chân tướng nên các đầy tớ của dân đang nói nhăng nói cuội và đang làm liều???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  10. Tin nhiem hay khong tin nhiem. chi toan la dong kich,co gioi thi hoi thang nhung nguoi dan. se co cau tra loi chinh xac. Cai gi co loi cho dang thi lam khong co loi cho dang thi dut khoat phai tranh

    Trả lờiXóa
  11. Cơ quan có quyền lực cao nhất mà lại phải chờ quyết định của cấp dưới ? vậy thì giải tán cho đỡ tốn tiền của nhân dân .

    Trả lờiXóa
  12. Đảng đã không đại diện lợi ích cho dân thì sao dân tin dân tín dân theo Đảng viên cán bộ mà đạo đức không bằng dân thường thì lãnh đạo cái chi??? Thêm nữa nói một đằng làm một nẻo thì càng rõ chân tướng sự thật quy luật ????!!

    Trả lờiXóa
  13. Tín nhiệm ư? Trò hề!
    Của cái Quốc hội ta
    Nó vốn được sinh ra
    Để làm theo nghị quyết.

    Là cơ quan Lập pháp
    Quyền lực nhất quốc gia
    Nhưng Quốc hội nước ta
    Chỉ bù nhìn của Đảng.

    Quốc hội chờ nghị quyết?
    Chỉ đạo từ Trung ương?
    Thì tốt nhất là dẹp!
    Bỏ luôn Quốc hội đi
    Tiết kiệm cả ngàn tỷ
    Đem dùng vào việc khác
    Còn hơi nuôi Nghị gật.

    Không Tam quyền phân lập!
    Quốc hội chỉ bù nhìn
    Hợp thức hóa nghị quyết
    Bộ chính trị chỉ thị.

    Không tách bạch rõ ràng!
    Đâu quyền lực nhân dân?
    Đâu tổ chức chính trị?
    Thì chỉ là Quốc cừu!
    Đảng xỏ mũi, chăn dắt.

    Vậy nên Lấy tín nhiệm
    Chỉ là màn kịch diễn
    Đấu đá, hạ bệ nhau
    Đảng đứng sau đạo diễn.

    Tốt nhất là nên bỏ!
    Quốc hội cũng dẹp luôn!
    Vì có đảng chỉ đạo
    Quốc hội có? Hóa thừa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chuẩn! Dẹp cái thứ "Bù nhìn",'Tay sai" Quốc cừu này đi. Đỡ tốn tiền của nhân dân. Tiền đó đem xây trường học, bệnh viên, nhà thương tế bần phục vụ đồng bào là tốt hơn cả.

      Xóa
    2. Quốc cừu, Nghị gật thì dẹp mẹ nó đi.
      Đại biểu nhân dân nghe giả bỏ mẹ!
      Dân bị cướp đất, đốt nhà, bị đánh chết trong đồn công an có thấy ông Đại biểu nhân dân nào lên tiếng bảo vệ đâu?
      Ngư dân bị thằng giặc Tàu đốt tàu, cướp cá, rồi xả súng bắn giết, chặt quốc kỳ có thấy ông Đại biểu nhân dân nào nên tiếng đâu?
      Hỏi thì bảo là Nhạy cảm.
      Nhạy cảm? Cái gì cũng nhạy cảm thì làm đại biểu quốc hội làm cái đéo gì?
      Dẹp mẹ cái thứ ăn theo, nói leo, gật gù giơ tay biểu quyết này đi! Để chỉ tổ tốn tiền. Để chả được cái tích sự gì!

      Xóa
  14. Minh éo tin bỏ phiếu tín nhiệm đâu. Trò hề mị dân cả thôi. Nếu có dân chủ thật sự thì VN mới chống được tham nhũng và mới phát triển được.
    Sự cố cầu treo Lai châu làm 9 người chết 30 bị thương là do sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và Tham nhũng mà ra

    Trả lờiXóa
  15. Đảng CSVN độc tài chỗ nào,anh Phạm Trân chỉ ra đi.Nói chung chung chỉ vì mục đích không tốt.
    Đảng CSVN từ nhân dân mà có...Từ hòn máu đỏ nên người hôm nay.ĐCSVN độc quyền lãnh đạo ư ? chỗ nào chỉ cho ra. Bán nước,bán cả vợ con và chính cái thân của mình,vơ mớ của chạy tuốt qua Mỹ sống phè phởn và báo cô dân MỸ....Chạy sạch,để còn ĐCSVN lẻ loi phải lãnh đạo nhân dân làm ăn,ngày nay gạo thì thừa thải,thịt cá không thiếu,đâu còn cái cảnh nhào vào nhà anh Hảo lượm cái xương gà.
    Chớ dương cái khẩu hiệu nhân quyền,dân chủ mà cứ đòi leo lên cầm quyền cai trị đất nước theo kiểu OSIN của phương tây.Lịch sử cận đại ai xóa được,ai che lấp được.Cái đám cầm quyền cho Tây,Mỹ ở Việt Nam trước 75 còn thua xa anh em gian hồ mà như ca sĩ Khánh Ly đã mô tả,cứ gõ tình lỡ là nghe Khánh Ly tâm sự mà.
    Độc quyền mà không độc tài suy ra cũng là đạo đức và truyền thống của dân tộc này suốt bốn ngìn năm qua.Còn thứ dân chủ,nhân quyền giả nhân giả nghĩa ở đất nước này nó đã ôi thiu từ 75 rồi,nghe đến nó là nghĩ đến xà lim,là nhà tù Côn Đảo...là tra tấn rồi đem chôn,là bắn giết vô độ.
    Vâng,trong nội bộ đảng CSVN hiện nay làm việc không nghiêm,kĩ luật không tốt,có cả cơ quan gọi là UBKT Đ.nhưng chả làm gì,các cơ quan giải quyết việc cho dân mà như "ông nội" của dân,tham ô tham nhũng mà trị chả đến nơi,còn nói bừa là điều tiết bớt tiền của bọn đầu cơ,giàu bất chính.chính sách thuế chưa đúng,chưa điều tiết hợp lí lợi tức doanh nghiệp,chưa khuyến khích đúng và khai thác vốn vào đầu tư mở rộng sản xuất....
    Nhưng không ai là bù nhìn cả,quốc hội là đại diện dân chủ của dân,lại càng không thể,ai thích làm bù nhìn chắc không cho đâu,vì nó say nắng bệnh ra lại tốn tiền.
    Suy cho cùng đất nước này còn lắm kẻ làm tay sai cho đủ thứ giặc,hể thấy tiền là làm. Ngày xưa có lão làm phó tư lệnh khu Năm mà còn ức cái gì mà làm cho Pháp,kể ra thì nhiều lắm..
    Chưởi bới gì cũng có mức thôi, nói xấu ĐCSVN hơi nhiều để làm gì cho xấu mình.
    Quyền lãnh đạo của ĐCSVN là tuyệt đối,lơ mơ là đất nước giặc giã tứ bề.
    Ai chấp nhận thì ở,còn không qua tây,mỹ ở,chán thì cứ về....chả sao.Có như thế mới biết yêu cái gì hiện có của đất nước hôm nay.
    Võ Hòa,Nha Trang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đấy ! Dân vn tín nhiệm đảng chăm phần chăm . Đảng cũng biết thế nên tất cả đều huề cả làng .

      Cho nên , cái mặt hàng chủ nghĩa " NHÁI " nửa cs , nửa tư bản đang bán rất chạy dưới hình dạng CNXH TIẾN LÊN . Tất cả các " hot đảng viên " rất yêu chuộng mặt hàng nhái này .

      Người nhận ra sự thật nầy không phải chỉ riêng ông TBT Trọng . Hầu như tất cả mọi người Việt đều biết tỏng . Hết thế kỷ này vẫn không tìm thấy cái CNXH ...!

      Thế thì cái gọi là HY SINH xương máu của dân tộc Việt suốt 70 năm khi có bản tuyên ngôn độc lập tại Ba Đình chỉ là lừa bịp ! Vì Tiếp theo sau khi đất nước bị chia đôi , tất cả mọi sự hy sinh của người dân việt , Chỉ là phục vụ cho một chiến lược tranh giành quyền lực Bắc Nam ?

      Kẻ thắng thì làm vua , kẻ thua thì chạy ra nước ngoài . Như vậy , khi xài mặt hàng nhái nửa cs , nửa tư bản hiện nay , vô tình tất cả chúng mình đều là NGUỴ .

      Có thương đau cho số phận của một dân tộc nội chiến tương tàn , chết chóc và tù đày vn ta hay không ? Đó là quyền nhận xét của mỗi người đứng ở mỗi hoàn cảnh , mỗi cương vị khác nhau , khi cất lên giọng tự hào hay nguyền rủa !

      Nhưng thực tế trước mắt , chúng ta không thể chối bỏ được chúng ta là những kẻ NGUỴ , dầu cho quốc gia hay cs .

      Liệu đảng và nhà nước có đủ tin tưởng là mình đang phục vụ cho nhân dân hay không ? Rồi hảy nói đến vấn đề tín nhiệm của dân đối với chế độ này .

      Một cá nhân , một dân tộc vẫn phải tiếp tục sống và tồn tại dầu trãi qua bất cứ cuộc thăng trầm lịch sử như thế nào đi nữa . Nhưng sự thật để lại cho con cháu sẽ được phơi bày dưới chân lý và ánh sáng của mặt trời , có sợ cũng vậy thôi , có muốn lấp liếm che đậy cũng vậy thôi !

      Mạnh dạn để chấp nhận hiện thực dầu đớn đau , may ra mới đem lại sự tồn vong cho dân tộc . Đây chính là điều mình muốn được thưa cùng ông Võ Hoà và các bạn trên trang mạng này .

      Xóa
    2. Ông bạn vàng "Võ Hoà" này còn có tên là "Công Sơn", bên google.tien lang thì lấy tên "Tùng". Ở thời CCRĐ, loại này rất nguy hiểm. Thời nay cũng vậy. Hỡi những người vô sản, hãy cảnh giác với thế lực thù địch!

      Xóa
  16. Còn bỏ phiếu cho nhau thì vẫn còn tín nhiệm . Chỉ khi để cho dân bỏ phiếu thì mới lo mất tin nhiệm mà thôi. Xưa nay quan lại bênh quan.Khoác áo nào cũng vậy.Người ta có thể đổi vàng 9 số 4 thành vàng 4 số 9 được ngay mà.

    Trả lờiXóa

  17. Phiếu tin nhiệm phai để dan bầu thì mới chính xác chu noi bộ bầu với nhau thì bầu làm gì cho mắt viec

    Trả lờiXóa
  18. Dân bầu nhưng phải :"bầu thế nào" nữa cơ. Đảng ta từ trước đến nay vẫn là "dân bầu" đấy chứ.

    Trả lờiXóa
  19. sos! BỘ MÁY XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĂN HẾT 94% TIỀN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
    (Một bộ máy 'ngốn' 77 sân vận động Mỹ Đình?
    Lê Nguyễn Duy Hậu
    Theo Vnn
    http://ngominh.vnweblogs.com/post/2246/446303


    NQL:Đọc bài này nhà báo Mạnh Quân đã giật mình thảng thốt kêu lên:" Kinh khủng! 1 đồng chi cho người nghèo thì mất 20 đồng chi cho bộ máy vận hành xóa đói giảm nghèo. Bộ máy đó mỗi năm tiêu hết 3,5 tỉ USD cho riêng việc tổ chức vận hành." Một năm ta chi vào bộ máy xóa đói giảm nghèo 3,5 tỷ USD, tương đương giá trị... 77 sân vận động Mỹ Đình.
    Đấy là một bộ máy, trên đất nước này có hàng trăm nghìn bộ máy như thế đang vận hành theo cơ chế "Định hướng XHCN" đã làm tổn thất cho Đất nước là bao nhiêu? Không ai biết, sẽ không ai biết cả! Một khi đảng vẫn kiên trì với "Định hướng XHCN" sẽ không một ai biết cái định hướng ấy đang ăn tàn phá hại Đất nước đến mức nào?
    Con số giật mình
    Theo số liệu của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền cung cấp cho báo chí, Quỹ xóa đói giảm nghèo của VN trong giai đoạn 2011-2013 đạt mức 120 nghìn tỷ đồng/năm (khoảng 5,5 tỷ USD).

    Trả lờiXóa