* PHAN SƠN
Đến hẹn lại
lên, năm nào cũng thế, đến ngày 27.2 xã hội lại dành một ngày tôn vinh ngày
Thầy thuốc. Đúng thôi, bởi có ai trong đời không một lần phải nhờ đến người
thầy thuốc. Và trong bối cảnh ngành y chịu nhiều điều tiếng như hiện nay, việc
vinh danh người thầy thuốc và bàn chuyện nâng cao y đức càng đáng phải làm.
Năm qua vụ việc bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường được xem
là đỉnh điểm về vấn nạn y đức nước nhà. Phát biểu với người dân cả nước, bộ
trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hơn một lần bày tỏ nỗi “đau đớn” và “bức
xúc”.
trưởng
cũng chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn đến thảm hoạ này, từ việc không rèn
luyện bản thân, tác động của cơ chế thị trường cho đến quá tải bệnh viện. Không
sai, nhưng đến nay người đứng đầu ngành y tế vẫn chưa đưa ra được giải pháp khả
dĩ và hiệu quả nào để giải quyết những nguyên nhân trên. Chỉ là những kêu gọi
nâng cao y đức chung chung chứ không phải những giải pháp tận gốc để ngăn ngừa
thảm hoạ trên lặp lại lần nữa.
Bác sĩ làm chết người rồi vất xác xuống sông là hành
vi ai cũng lên án, đau đớn và bức xúc, không cần đến phát biểu của bộ trưởng.
Nhưng câu chuyện nhân viên y tế quát tháo, la mắng bệnh nhân có xem là vi phạm
y đức hay không thì cần được xem xét. Chắc không người nào đặt chân đến bệnh
viện chấp nhận mình bị quát tháo và la mắng, nhưng họ cũng cần thấu hiểu nguyên
nhân và bối cảnh nào đã đẩy đưa người nhân viên y tế làm chuyện đó.
Có lần bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh viện Nhi Đồng 1
TP.HCM, tâm sự: “Dường như kiểu nào người ta cũng chê nhân viên y tế được. Bác
sĩ khám nhanh bị bệnh nhân đang khám nói khám ẩu, nhưng nếu khám chậm, người
đang chờ lại chê trách khám như rùa bò, làm sao giải quyết hết bệnh nhân. Khám
xong, kê toa kỹ càng trên máy tính cũng bị chê khám thì nhanh, lọ mọ gì trên
máy tính lâu thế”.
Nếu nhìn được nguyên nhân và bối cảnh nhân viên y tế
“vi phạm y đức” có lẽ người ta dễ thấu hiểu và thông cảm hơn. Xã hội chê trách
những bê bối của ngành y tế, nhưng xã hội cũng cần hiểu một trong những nguyên
nhân sâu xa dẫn đến cớ sự này là ngành y tế vận hành không giống ai. Thời kinh
tế thị trường, hoạt động y tế phải được xem như một dịch vụ, nhưng trong những
cơ sở công lập nó lại vận hành dưới dạng ban phát, xin cho.
Mâu thuẫn cũng từ đây. Bệnh nhân muốn nằm một mình
giường dịch vụ không có nên phải nằm ghép đôi, ghép ba, sinh cau có gắt gỏng.
Trong khi đó, nhân viên y tế lại được trả lương không thoả đáng, như kiểu ban
phát từ phía trên, cũng phát sinh tinh thần ban phát cho bệnh nhân. Chỉ cần một
va chạm nhỏ giữa thầy thuốc và bệnh nhân là nảy sinh xung đột.
Cuối năm qua, ngồi trò chuyện với T., một tiến sĩ,
giảng viên đại học y dược và công tác tại một bệnh viện của TP.HCM, anh chìa tờ
giấy xác nhận thu nhập để tính thuế và chua chát nói: “Tôi tốt nghiệp đại học,
cày cục học tiếp lên tiến sĩ và làm việc đến nay 17 năm nhưng thu nhập hàng
tháng chưa đến 6 triệu đồng, thua xa một nhân viên bán hàng bình thường”. Làm
việc trong môi trường nặng nhọc, căng thẳng, tốn nhiều chất xám và đòi hỏi
trách nhiệm cao độ, nhận đồng lương như thế có xứng đáng?
Chắc hẳn không xứng đáng, vì thế nhiều đời bộ trưởng
đã lên tiếng đòi cải cách hệ thống tiền lương của ngành y tế, nhưng cho đến nay
mọi chuyện vẫn vô vọng. Không thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và người thân
yêu, người thầy thuốc phải bươn chải, dẫn đến hành xử không hay, làm hoen ố
hình ảnh không chỉ với xã hội mà còn cả với đồng nghiệp, đàn em và học trò.
Nhưng trong khi bộ trưởng chưa đưa ra được những giải
pháp hữu hiệu cho câu chuyện y đức, bà lại khiến người ta băn khoăn về những
giải pháp kỳ lạ. Nghe chuyện cử tri phản ánh bác sĩ bệnh viện Từ Dũ nạt nộ bệnh
nhân, bà gọi điện cho lãnh đạo bệnh viện đề nghị có biện pháp kỷ luật. Giao ban
trực tuyến cả nước cách đây một tháng, cũng chuyện bác sĩ quát tháo bệnh nhân,
bà đề nghị chuyển những bác sĩ này về… khoa chống nhiễm khuẩn! Nghe chuyện, những
bác sĩ chuyên ngành này lắc đầu tự hỏi, hoá ra đây là chỗ chứa cho những người
vi phạm y đức?
N. tốt nghiệp đại học y khoa năm 1997. Ngày mới
ra trường, anh hăm hở xung phong về quê hương, một vùng sâu của An Giang, để
phục vụ người nghèo cũng như trả ơn cho người dân từng cưu mang anh và gia
đình. Gặp N. vừa qua, anh cho biết mình đã vỡ mộng: “Chẳng làm gì được ở một
nơi thiếu phương tiện và trang thiết bị y tế. Người dân gãy tay ư? Chẳng cần
đến bác sĩ như tôi, vì một y tá sơ cấp cũng biết dùng hai chiếc que bó vào tay
bệnh nhân rồi chuyển lên tuyến trên!” N. trở lên thành phố.
Với tuổi 40, làm việc ở y tế cơ sở lâu năm, tìm việc
trong bệnh viện đối với N. đâu phải dễ. Anh cho biết giờ đây lý tưởng nghề
nghiệp đã phai nhạt, chỉ mong có được một chân trình dược viên để kiếm sống qua
ngày.
Để giảm tải tuyến trên, ngành y tế có đề án đưa những
thầy thuốc trẻ giỏi chuyên môn về vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là giải pháp nhằm
giáo dục y đức cho những người này. Nhưng không biết khi viết đề án, người ta
có tính đến những câu chuyện thực tế như bác sĩ N. hay không? Đâu phải thời bộ
trưởng hiện nay y đức mới được bàn, nhiều giải pháp và đề án cũng được đưa ra,
nhưng sao tình hình cứ ngày một tệ hại?
Phát biểu trên một tờ báo, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng,
chuyên viên cao cấp ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên thứ trưởng bộ Y tế, cho
rằng “ngành y tế cần thiết phải phát động “nói không với phong bì”, nhưng nếu
không giải quyết tổng thể nhiều vấn đề của ngành y tế, việc làm này có thể chỉ
mang tính nhất thời, không bền vững bởi nâng cao y đức phụ thuộc vào nhiều yếu
tố”.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nào người nhân viên y tế
cũng nhận được những bó hoa, lời chúc tụng và động viên nâng cao y đức. Nhưng
con đường y đức cho người thầy thuốc không thể trải bằng những chuyện này, mà
phải bằng những giải pháp căn cơ, bền vững. Một chế độ đãi ngộ thoả đáng, một
môi trường làm việc đàng hoàng cho người nhân viên y tế, đó đâu phải điều xa xỉ
so với những thất thoát từ lãng phí và tham nhũng.
P.S
( SGTT )
------------------
Cái này có thuộc y đức không? - Đi khám xét nghiệm tổng quát ở các BV "danh tiếng", tốn bạc triệu mà "chẳng được tích sự gì, không đúng một cái gì hết", nhiều người than vãn.
Trả lờiXóaRiêng kinh nghiệm của tôi, nếu bệnh đau, ráng chịu đựng cho qua, rồi tự nhiên thấy mình càng ngày càng... khỏe! Hình như đó là phương pháp chữa bệnh bằng tinh thần. Nếu bạn cảm thấy đang đau ở đâu đó, hãy "phát huy nội lực", nghĩ rằng mình cố dồn hết các tinh tuý về đó để chữa.
Ngày 19-10-2013 tại bệnh viện huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa xảy ra việc hai mẹ con sản phụ bị chết vì chưa đóng đủ tiền mổ đẻ,kêu la từ 3g sáng nhưng mấy tiếng sau mới được đưa lên bàm mổ thì đã chết.Gđ đặt quan tài tại bệnh viện gần 2 ngày ,sau đó làng xóm và bà con trong vùng mới đưa quan tài qua nhà phó Gđ bv.Sự việc gây chấn động mà báo tỉnh,đài tỉnh lặng im,chỉ có báo trung ương đưa tin.
XóaCó những cái chết không rõ nguyên nhân vì sao lại chết,hồ sơ bệnh án ghi trước khi tim ngừng thở đã cho thấy dấu hiệu của cái ngưng thở ấy rồi,chúng tôi đã làm đúng quy trình thủ tục,làm hết khả năng...mạng người quá xa xỉ dưới bàn tay của những bác sĩ vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm,họ được đào tạo bởi cơ chế chính sách: y tá nâng cao thành y sĩ và liên thông lên bác sĩ và lại còn có bác sĩ chuyên tu nữa,những ai được ân sủng đó ...Trong khi người VN không thiếu những nhân tài học giỏi
Trả lờiXóaĐến giai đoạn nầy nên cho họ những vị trí xứng tầm với khả năng hoặc về hưu sớm ,việc làm ấy cũng nói lên được cái y đức của ngành y tế rồi đó.Hãy để cho những con người thực giỏi và tâm quyết cứu sống bệnh nhân mà bấy lâu nay những người ấy bị cảnh oan ức phải bị tai tiếng oan khi phải làm việc chung với những bác sĩ chỉ biết điều trị dùng kháng sinh,kháng viêm,cảm ho nhức đầu sổ mũi và một ít thuốc bổ,ngay cả giám đốc sở y tế cũng là bằng liên thông và một số giám đốc bệnh viện cũng thế.Than ôi cái y tế !!!
Mong các ông về các ĐBSCL mà chấn chỉnh lại,xem lại cái cơ chế chính sách đã tiễn đưa không biết bao nhiêu mạng sống lẽ ra họ được sống.Mong lắm thay!
Ngày xưa những người làm nghề thấy: (Thầy giáo, thầy thuốc, thầy tu...) mục đích là yêu nghề, cống hiến, nên các thầy: tướng mạo rất sáng, rất đẹp, giản dị và sang trọng......
Trả lờiXóaNay làm nghề thầy vì mục đích kiếm tiền, nên nhiều kẻ vào nghề làm thầy đã có nhân cách toan tính dẫn đến tướng mạo ti tiện, thấp hèn.....
Lói nhiều nàm ghề
Trả lờiXóaMột XH phải chấp nhận thả phong bì vào đũng quần bà đi đẻ, thả tiền vào nách đứa trẻ mặt đầy mũi dãi sơ sinh, không ít giáo viên bắt buộc phải kiếm danh lợi trên sự thơ ngây của học sinh và sự cầu thị cá chuối đắm đuối vì con của phụ huynh như thế này...
Hãy đào tạo bệnh nhân thành BS, vì chỉ có bệnh nhân mới hiểu và yêu bệnh nhân.
Y ĐỨC-Có nên bàn lúc này?
Trả lờiXóaCàng ngày càng có nhiều những hiện tượng ngành Y mà không ai tưởng tượng nổi! Tôi nhắm mắt nói rằng: Đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Là một thầy thuốc, tôi cũng “Choáng váng”, cũng “Bức xúc” như cô Bộ trưởng nhưng từ lâu tôi vẫn biết: Điều đó, rồi sẽ xảy ra, và sẽ còn diễn ra nếu xã hội ta vẫn thế này.
Trong một gia đinh, bố tham nhũng, ăn chơi phè phưỡn, mẹ ngoại tình, anh nghiện hút… rồi luôn miệng bảo người con gái rằng: Mày là phận gái thì phải cố mà giữ lấy đạo đức, giữ lấy nếp sống truyền thống, phải đoan trang hiền thục …, cô này muốn lắm nhưng có giữ được không?
Cụ thể
Ở Bộ, các Sở, Phòng, Y tế… các Bệnh viện Trung ương, Tỉnh, Huyện… Những hoạt động Tham nhũng, Chạy chức, Cửa quyền, Độc đoán, Bè cánh… có khác các Bộ, Sở, Phòng và Cơ sở ở các ngành khác không…?
Tôi không muốn nói đến “Những quy định về Y đức” của ông cựu bộ trưởng nọ, đến chính sách “Đưa bác sỹ về tuyến dưới” của ông cựu Bộ trưởng kia, đến phong trào “Nó không với với phong bì” của nhân vật này, người nọ, đến…. Trong khi đang mơ trên ghế quyền lực, họ nghĩ ra những thứ ấy và đốt không ít tiền của dân, cuối cùng chỉ được mỗi một tác dụng là…. Đánh bóng tên tuổi của họ mà thôi.
Thế nên tôi khẳng định: Khi ta chưa có cách nào thay đổi được đà lao dốc của đạo đức xã hội thì không thể thay đổi được gì ở một ngành.
Và tôi có lời khuyên: Đừng làm gì cho tốn tiền của dân. Ta đang ở trong cái chăn tự nó sinh ra giận thì ngứa đâu gãi đấy, con nào thò mặt ra thì giết… thế thôi!
Ta đào tạo thế nào?
Tạm không bàn đến những “Xuống cấp giật mình” trong đào tạo chuyên môn, chỉ nói đến phạm trù đào tạo Đạo đức.
Không có một chọn lọc nào, cứ vào Đại học sau ra làm Bác sỹ, cứ vào trung cấp rồi ra làm Y tá … họ đã được học những gì? Học như thế nào về Đạo đức nghề nghiệp, về kỹ năng giao tiếp với người bệnh…?
Xin các ông, bà ở các trường Y đừng vội nóng nảy mà nói rằng: Có đấy chứ! Chu đáo lắm chứ…! Bởi tôi không có ý phủ nhận điều đó
Nhưng các trường đã dạy gì ngoài những bài nói giáo điều mà đa số sinh viên chỉ nghe, chỉ thi cho qua chuyện.
Những người tốt, những nhân tố tốt trong mỗi thầy thuốc đã được nuôi dưỡng như thế nào hay những người ấy, nhân tố ấy không có đất mà tồn tại…
Thế rồi những chủ trương chính sách, những công văn chỉ thị, những bài viết lời nói từ trung ương đến người dân cứ bắt họ phải thế này, phải thế nọ.
Điều đó chỉ có thể có khi bắt tất cả những người bước qua cổng chùa đều thành … Phật!
T., một tiến sĩ, giảng viên đại học y dược và công tác tại một bệnh viện của TP.HCM, anh chìa tờ giấy xác nhận thu nhập để tính thuế và chua chát nói: “Tôi tốt nghiệp đại học, cày cục học tiếp lên tiến sĩ và làm việc đến nay 17 năm nhưng thu nhập hàng tháng chưa đến 6 triệu đồng, thua xa một nhân viên bán hàng bình thường”. Làm việc trong môi trường nặng nhọc, căng thẳng, tốn nhiều chất xám và đòi hỏi trách nhiệm cao độ, nhận đồng lương như thế có xứng đáng? Điêu quá cơ dưng mà nói một đàng làm một nẻo của cái cơ chế nửa vời không dứt khoát đó???? Cơ chế xin cho; Cơ chế cái ghế; Cơ chế con ông cháu cha; Cơ chế mua quan bán chức không cần người tài chỉ cân tuân lệnh quá cũ vì chính quyền trên đầu súng và bạo lực là mấu chốt ...Cơ chế thế giới không cần học hỏi bao vây cấm vận...mỏi quá về cơ chế
Trả lờiXóaTiếng Việt rất hay nhé, qua lối nói lái - "Y đức" là, cứ việc "Ức đí"!
Trả lờiXóaThat la phan cam.trong luc nganh y xuong cap y duc tram trong.lai bay ra tro trao danh hieu nay no.ton vinh nhung con quy ao trang.nhung loi le bay bong.tat ca la vi tien het.xa lam roi bao gio cho den ngay xua!
Trả lờiXóakhông lời nào tả hết những gì mắt thấy tai nghe trong thời buổi thoái trào của một xã hội
Trả lờiXóaĐANG hỏi Đ.Ả.N.G.
Trả lờiXóa******$$$$$********
HỎI: - Con đường nào cho Y ĐỨC ?
GIẢ NHỜI : - Đường đến TỪ MẪU thì xaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa !
Đường ra NGHĨA ĐỊA thì a đây rồi !
Biết đâu trong danh sách tôn vinh nhung con quy ao trắng khối kẻ được ăn theo
Trả lờiXóaxã hội càng phát triển đời sống nâng cao con người càng quý mạng sống càng có ĐK để nghành y làm việc thất đức
Trả lờiXóa