* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Cổ phần hóa doanh nghiệp là chủ
trương đúng đắn của Nhà nước nhưng biện pháp phải làm gì, làm như thế nào để thực
sự hiệu quả , có sản phẩm mới là điều quan tâm của người dân. Bởi vì bất cử vấn
đề nào cũng có hai mặt, không có tấm huân chương nào không có mặt trái của nó.
Sự cần thiết
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được
ưu đãi nhiều mặt, vốn tín dụng chiếm 60% nhưng đóng góp vào GDP chỉ mới có 30%
là thấp. Đồng thời, các sai phạm, vi phạm,
kể cả vấn đề đạo đức đã ảnh hưởng không tốt hay số lỗ vẫn còn cao theo công bố trên
công luận là 16%, mặc dù con số thực sự vẫn chưa rõ là bao nhiêu, đấy là chưa kể
nợ xấu?
Theo chúng tôi hiểu cổ phẩn hóa DNNN là thay đổi cơ cấu sở hữu tài
sản DNNN nhằm hai mục đích : một là đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động
của DNNN, hai là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa mọi loại
hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vế thứ hai là môi trường thúc đẩy DNNN làm
ăn có hiệu quả, không còn dựa vào các điều kiện ưu đãi với vai trò chủ đạo, đồng
thời giúp cho sự phát triển năng động của các thành phần kinh tế khác, đặc biệt
là kinh tế tư nhân.
Kinh nghiệm của thế giới cho thấy
hiệu quả kinh doanh phụ thuộc trước hết vào năng lực, phẩm chất của đội ngũ CEO.
Các trường hợp xảy ra như vụ PMU 18, Vinashin, EVN vv…đã chứng minh thực trạng
đó. Đầu tư ra ngoài ngành, hệ thống kiểm soát lỏng lẻo, kinh doanh thua lỗ là do
các CEO đã có những quyết định sai lầm (mang tính chất lợi ích nhóm, tham nhũng
...)
Theo giám đốc điều hành Navigos
Search đánh giá thị trường nhân lực cấp cao vừa thiếu, vừa yếu rất lâu chưa được
khắc phục nên ở Việt Nam hiện luẩn quẩn, khó tìm được những nhân vật mới, xuất
chúng, đặc biệt các vị trí C-level như Tổng giám đốc (CEO), Giám đốc Tài chính
(CFO), Giám đốc Tác nghiệp (COO).
Cổ phần hóa không phải là tư
nhân hóa
Cổ phần hóa là đem bán một phần
quyền làm chủ doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Điều này chưa chắc đã biến DNNN
thành doanh nghiệp tư nhân. Một cá nhân nào đó chỉ nắm 20% cổ phần trong khi từng
các cá nhân khác nắm cổ phần nhỏ thì cá nhân nắm 20% có thể điều hành được
doanh nghiệp. Nếu nhà nước vẫn nắm 50% thì doanh nghiệp đó vẫn là DNNN, và ngay
ít hơn nếu vẫn điều động doanh nghiệp thì nó theo định nghĩa quốc tế vấn là
DNNN.
Cổ phần hóa không phải là tư
nhân hóa. Ở đây chỉ là thứ tư nhân và nhà nước hợp doanh thôi. Nó tạo
ra sân chơi để hai bên lạm dụng nhau. Nhà nước hy vọng với vai trò của tư nhân
thì sẽ điều hành khá hơn. Tư nhân nhảy vào muốn lạm dụng vai trò của nhà
nước để được hưởng nhiều lợi ích qua ảnh hưởng chính trị như vay vốn, thắng thầu,
độc quyền. Cho đến nay, người dân chưa thấy có nghiên cứu nào để bảo rằng hợp
doanh như trên sẽ đưa khu vực doanh nghiệp nhà nước khá hơn, và cái giá mà nền
kinh tế phải trả là gì (thí dụ trả bằng tài sản nhà nước chui dần vào túi tư
nhân) .
Thật sự, chúng tôi không hiểu
chữ tái cơ cấu. Bởi vì trong kinh tế học nó không có nghĩa gì cả. Chỉ người làm
chính sách mới có thể cho nó ý nghĩa bằng hành động của mình. Thí dụ nếu
chỉ cổ phần hóa thì tái cơ cấu là cổ phần hóa. Thí dụ xóa bỏ độc quyền của EVN
thì nó là 1 phần của tái cơ cấu.
Chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng
Nhiều tờ báo đã đưa tin tại Hội
nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN (2014-2015) diễn ra vào chiều 18/2, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận kết quả làm được của DNNN thời gian qua, nhưng
kết quả này chưa tương xứng với nguồn lực, lợi thế và mong muốn.
Liên quan đến việc tái cơ cấu,
thoái vốn ngoài ngành của DNNN, Thủ tướng chỉ đạo phải sốc lại và tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phương mời
họ làm việc khác, chưa nói đến kiểm điểm nặng nề nhưng tuyệt đối không đề bạt
cao hơn.
Thủ tướng khẳng định thực tiễn
cho thấy các doanh nghiệp được cổ phần đều làm ăn có lãi nhờ công khai minh bạch,
ngăn chặn được được tiêu cực. Bởi thế, càng phải quyết liệt cổ phần hóa. Giờ chỉ
cần quyết tâm và trách nhiệm.
Lỗ hổng
Chúng tôi chia sẻ và tán đồng
quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng cổ phần
hóa là giải pháp trọng tâm của tái cơ cấu, là con đường phải làm. Nhưng bên cạnh
đó phải làm đồng bộ các giải pháp khác như nâng cao năng lực quản trị doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, có những biện pháp
phải xem xét lại tư duy và cách làm. Minh chứng là ngày 15/1/2014, phát biểu chỉ
đạo tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của ngành dầu khí, Thủ tướng đã
yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nghiêm túc thực hiện tái cơ cấu để
hoạt động chất lượng và hiệu quả hơn, làm rõ hoạt động nào là công ích, hoạt động
nào là kinh doanh, xây dựng chiến lược của Tập đoàn để vừa hoàn thành tốt chức
năng nhiệm vụ, vừa có sức cạnh tranh ở khu vực và quốc tế. Suy ngẫm, theo chúng
tôi hiểu, kinh nghiệm của các quốc gia tiên tiến, không ai lại để cho tập đoàn
tự quyết định về số phận của mình, tự xem hoạt động nào là công ích.
Về mặt kinh tế, sản xuất dầu
khí không phải là hoạt động công ích, nhưng dầu khí là tài nguyên quốc gia nên
cần giải quyết nguyên tắc quyết định địa tô/dầu tô thuộc quốc gia.
Về mặt quản lý, việc bán cái
gì, bán như thế nào cần có một hội đồng thẩm định (trong đó có cả tập đoàn dầu
khí) quyết, không nên chỉ giao riêng cho tập đoàn quyết định.
Lỗ hổng bên ngoài doanh nghiệp:
Thể chế cần phải có để buộc các doanh nghiệp nhà nước sau khi đã cổ phần hóa phải
chủ động tìm đường lao vào sản xuất kinh doanh (thuế, các khuyến khích hay ràng
buộc của thể chế, những khuyến khích hoặc chế tài khác) vv…
Giải pháp
Quan trọng nhất là cách tổ chức
sao cho lao động có kết quả tối ưu cho mọi thành viên của xã hội. Cần rút kinh
nghiệm bài học của bên Liên xô cũ, đó là chuyên chính của Nomenklatura, mà tiêu
chuẩn không phải là tài đức, mà là sự móc nối về quyền lợi. Bài học kinh nghiệm
ở Nga cũng phải tính tới khả năng các " tư bản đỏ" tham gia mua cổ phần
doanh nghiệp nhà nước thực chất là giúp
cho các nhóm lợi ích nắm quyền điều hành kinh tế đất nước
Nếu làm bài bản, khoa học về cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì cần có một hội đồng thẩm định và tái cấu
trúc, thiết kế tiến trình xử lý, thực hiện làm trước ở một vài tập đoàn
chọn lựa quan trọng. Từ đó, rút ra kinh nghiệm thực hiện ở những doanh nghiệp
khác.
Nếu trước đó đã có kinh nghiệm
thì phải đánh giá lại tiến trình trước đây, rồi thực hiện. Luôn luôn cần một hội
đồng thẩm định. Hội đồng này ngoài chuyên gia chung, cần có nhiều chuyên gia ở
các ngành khác nhau vì mỗi ngành có những đặc điểm riêng. Hội đồng phải có quyền
cao hơn lãnh đạo tập đoàn về tiến trình cải cách vv...
Kiện toàn , nâng cao năng lực
thực chất của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các DNNN
theo đúng quy định của pháp luật để “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế quản
lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN . Thực hiện công khai và minh bạch hoá
tất cả các thông tin liên quan, đổi mới
cơ chế tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý để chọn người có thực tài lãnh đạo
DNNN.
Điều quan trọng sống còn và cho
phát triển tiếp theo là doanh nghiệp nhà
nước phải có phương án sản phẩm mới. Có phương án này ngay trong khi tiến hành
cổ phân hóa thì sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa. Có phương án này sau khi đã
cổ phần hóa thì khả năng thành công của doanh nghiệp sẽ lớn hơn.
Thay cho lời kết
Rủi ro, nợ xấu, làm ăn thua lỗ của các DNNN lâu nay rất
đáng lo ngại, do đó cần phải “cải tổ” DNNN
theo chiến lược phát triển bền vững để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN và tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa mọi loại hình doanh nghiệp
trong nền kinh tế. Đẩy mạnh cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước với chính sách công khai, minh bạch, đổi mới tư
duy, xem xét áp dụng các mô hình tiên tiến về quản lý doanh nghiệp phù hợp với
điều kiện của Việt Nam là việc làm rất cần thiết.
Suy cho cùng, đối với nền kinh
tế nước ta lúc này là làm sao có sản phẩm mới, chất lượng và đây là đòi hỏi cao
nhất của tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với việc hoàn thiện về thể chế.
TVT
(Tác giả gửi bài đến BVB)
-------------
Bác nói lạ hè? Người ta giờ mong có "lỗ" lắm đó!
Trả lờiXóaAi có tiền đẻ mua cổ phần đủ chi phối hoạt đông doanh nghiệp ?. Ngoài NN (nắm 50 %), còn lại chỉ có thể là các đại gia lắm tiền. Thế là sau CPH, NN và các đại gia (thực chất là nhóm lợi ích) sẽ khuynh đảo doanh nghiệp. Năng xuất, hiệu xuất có thể được nâng lên, nhưng lợi nhuận sẽ vào túi ai, đất nước và nền kinh tế được lợi gì hình như không quan trọng.
Trả lờiXóaÔng TVT đã chỉ ra mặt trái của CPH mà CP đang hô hào phải thực hiện. Nếu 500 DN dù có được CPH thành công thì nhân dân vẫn chưa được gì.
Nên chăng phải CPH ngay từ bộ máy của CP ?.
Chúa xuống quả đất chúng ta ngày nay,thấy xinh đẹp nhất trong vũ trụ bao la mà không có con người.Chúa bằng lấy đất sét nặn ra 1 đàng ông và 1 đàng bà,nó không hoạt động và Chúa thấy tác phẩm nầ không hoàn thiện,chổ lồi chổ lỏm và bất động.Chúa nghĩ nên cài cho nó phần mềm là hà sinh khí để nó hoạt động và từ đó hoàn thiện con người.
Trả lờiXóaNgày nay từ trên cao vời vợi,Chúa nhìn xuống trần gian và đầy thất vọng,Chúng giết nhau và đạp nhau nhiều quá lại sinh ra lắm chủ nghĩa,lắm giai cấp,lắm tầng lớp...và chưa bao giờ chúng chọn phương pháp sống hài hòa để hoàn thiện chính mình.
Do vậy,nền kinh tế thế gian này lắm lổ hỏng,Chính Phủ nước nào cũng ba hoa nhưng hỏng hóc tùm lum,do vậy,để tồn tại thì doanh nghiệp phải nhiều lổ hổng,càng lắm lổ thì như ma trận đố ai biết lần ra....để cho con người thay nhau làm lãnh đạo,khi kinh qua lãnh đạo ai cũng tự làm cho của cải chính mình cứ tự trồi lên.Khi trồi lên quá mức thì lại bị điều tiết thông qua tòa án và vào tù an dưỡng,ở đó các đại bàng,đại ca dạy cho để sửa cái tính gọi là tham ô,ăn cắp,ăn cướp ngày.
Do vậy chúng ta cứ yên tâm và hãy làm tất cả những gì có thể để hoàn thiện chính mình.
Cơ chế gì cũng do con người đẻ ra,con người lại nhận thức giới hạn so với thực tiễn,thực tiển lại phát triển không ngừng,nên cơ chế chưa kí ban hành thì lạc hậu.Khi ban hành xong thì lạc hậu càng nhiều.
Do vậy,qua mỗi phút mỗi người tự hoàn thiện cơ chế cho mình trong cái cơ chế không nhúc nhích,hay nhúc quá rùa.
Công Sơn
Việc gì có lợi cho dân thì hại cho quan.
XóaCS nhẩy???
"Ra đây mà coi
XóaCon gì nó ngồi trong hang
Nó đưa cái lưng ra ngoài
Đó là con Cóc S!"
Lỗ hổng của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là ĐẢNG toàn quyền lãnh đạo và chỉ đạo.Đảng chỉ đạo cho một người vừa làm tổng giám đốc, vừa làm chủ tịch hội đồng quản trị và kiêm bí thư đảng ủy lại không biết gì về chuyên môn do đó doanh nghiệp không biết làm kinh tế dẫn đên lỗ và tham nhũng là đương nhiên.Một người lãnh đạo giỏi phải vừa hồng vừa chuyên,lãnh đạo của ta hồngkhông có mà chuyên cũng không mà làm lãnh đao thì PHÁ là đúng quy luật./.
Trả lờiXóa"ĐẢNG toàn quyền lãnh đạo và chỉ đạo", sau đó, theo quyền hạn của điều 4 hiến pháp, đảng lãnh đạo nhà nước, RA LỆNH cho cơ quan hành pháp, tịch thu cổ phần tư nhân, như cả tạo công thương miền nam năm 1978. Thiếu luật, theo quyền hạn của điều 4 hiến pháp, đảng RA LỆNH cho quốc hội, thêm luật. Ra tòa, theo quyền hạn của điều 4 hiến pháp, đảng RA LỆNH cho tòa xử cá nhân thua kiện. Đảng vẫn làm đúng luật (điều 4 hiến pháp,)!
XóaBác Tô này suốt ngày tin vàp "nhà nước"?
Trả lờiXóa(Em Bác Tồ.)
Sướng (nói nôm na của hạnh phúc): Đó là làm thỏa mãn các cái lỗ của con người.
Trả lờiXóaCác lỗ đó là: thất khiếu hoặc cửu khiếu. Thất khiếu gồm: mắt (2), mũi (2), miệng (1), tai (2). Cửu khiếu thì thêm 2 lỗ nữa, ai cũng biết. Một trong các lỗ mà bị trục trặc thì cái sướng giảm bớt, hạnh phúc (nếu gắng phấn đấu) sẽ hạn chế nhiều.
Việc thỏa mãn các cái lỗ này tùy theo nhân tâm. Có người thích lỗ này sướng hơn lỗ kia- hoặc tham lam, muốn tất cả các lỗ cũng thỏa mãn.
Có LỖ thì chuột mới sống được .
Trả lờiXóaCác nước trên thế giới được chia là 2 laoij: phát triển và chậm phát triển.
Trả lờiXóaVịt sáng tạo 1 mình 1 đường: éo chịu phát triển.
Sao nghe nói tự đi một mình - vươn lên tầm cao mới? Mà "tầm cao mới" cỡ nào? Mơ hồ vốn là cách nói của ai ta?
XóaPhát triển doanh nghiệp tốt hơn là ý muốn của nhiều doanh nghiệp. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những giải pháp erp mới nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Giải pháp erp cho doanh nghiệp
Trả lờiXóaLỗ hổng cũng là một ưu điểm để cá nhân và tập thể ,lỗ hổng sẽ giúp ích cho cá nhân và tập thể hoàn thiện hơn, đúc kết kinh nghiệm cho mình để ngày càng phát triển.
Trả lờiXóaPhần mềm điều hành doanh nghiêp MOBILECRM sẽ giúp cho công ty và doanh nghiệp của bạn quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách dễ dàng,thật sự dễ sử dụng ngay từ cài đặt đầu tiên .
MOBILECRM hoạt động trên mọi lĩnh vực như : bất động sản, du lịch ,vé máy bay,....
Phần mềm sẽ cho bạn và doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về quản lý và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả .Với các tác vụ như kết nối trực tiếp qua lại từ trung tâm, báo cáo sát sao về quá trình làm việc và kinh doanh của công ty, kết nối email được tích hợp, giao việc nhanh gọn và có năng suất,...mang lại nguồn lợi cao cho công ty của bạn về quỹ thời gian, công việc,để bạn có thể dành sức lao động cho những kế hoạch sắp tới khác, nâng tầm cao của bạn lên một tầm cao mới, dễ dàng cài đặt và sử dụng có hiệu quả.
Nguồn lợi mà công ty muốn mang đến cho bạn từ phần mềm rất nhỏ so với lợi ích lớn và lâu dài của công ty bạn. Hãy là người sỡ hữu phần mềm MOBILECRM, bạn sẽ không phải hối tiếc về lợi ích của phần mềm mang lại cho bạn kiêm luôn sự thú vị, hãy enjoy theo cách của bạn!
Phần Mềm Điều Hành Doanh Nghiệp | Phan Mem Dieu Hanh Doanh Nghiep
Địa Chỉ Liên Hệ:
Công Ty D.A.T
Website: www.mobilecrm.vn
Website phụ : mobilecrm.tin.vn
Email: info@mobilecrm.vn
Facebook: sonvt86@yahoo.com
Phone: +84-90 4438 369
Fax: +84-8-35123 755
D.A.T INTERNATIONAL COMMODITIES CO. LTD.
Lầu 2, Toà nhà Cantavil Hoàn Cầu, 600A Điện Biên Phủ, phường 25, Binh Thanh District,
Hồ Chí Minh City, Việt Nam
Email: sonvt86@yahoo.com
Liên lạc trực tiếp qua địa chỉ Facebook: sonvt86@yahoo.com ((Mr.Huy)