Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Phiếu tín nhiệm và “vòng kim cô”


           * VÕ VĂN TẠO 
           Dừng phiếu tín nhiệm
Sự kiện Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận: tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội vào tháng 5-2014 tới sẽ tạm dừng thủ tục lấy phiếu tín nhiệm đối với các quan chức trong bộ máy dân cử và hành pháp năm 2014 (mà nếu không tạm dừng, sẽ diễn ra trong kỳ họp Quốc hội thứ 7) đang gây bão dư luận, được báo chí (cả lề Đảng lẫn lề Dân) phản ánh sôi sục.
Theo đó, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21-2-2014, cho ý kiến về báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21-11-2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Trình bày báo cáo, Trưởng Ban Công tác đại biểu - UBTV QH Nguyễn Thị Nương cho biết, qua việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua, Ban Công tác đại biểu đưa ra đề nghị tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong năm 2014.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, quan trọng, được nhân dân đánh giá rất cao và kỳ vọng là một cách đánh giá cán bộ. Trên cơ sở đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, lại là lần đầu nên cần có đánh giá, rút kinh nghiệm để đề nghị Bộ Chính trị, Trung ương xem xét để hoàn thiện. Đây là khâu rất quan trọng của QH và HĐND nên rất cần nghiên cứu, hoàn thiện để phát huy. Tới đây việc tổng kết báo cáo đánh giá sẽ trình Trung ương. “Việc ngừng hay ngừng như thế nào như Ban Công tác đại biểu trình kỳ họp thứ 7 (khai mạc hạ tuần tháng 5-2014) là ngừng hẳn hoặc 1 nhiệm kỳ 1 lần hoặc 2 lần cần nghiên cứu. Hướng sửa đổi theo tôi cần có đánh giá đầy đủ việc thực hiện Nghị quyết 35” - ông Lý đề nghị.
Xung quanh sự kiện này, không chỉ báo lề Dân xôn xao, mà rất nhiều chức sắc của Quốc hội cũng bày tỏ ý kiến “lăn tăn”.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết cử tri trong và ngoài nước đánh giá rất cao việc lấy phiếu vừa rồi, kết quả tốt thế rồi mà nay dừng lại. Do vậy, tại kỳ họp tới đây phải bàn và có báo cáo các đại biểu trước để nắm. “Việc lấy phiếu tín nhiệm đang hay, tốt như vậy mà đột ngột dừng. Vì thế tại kỳ họp thứ 7 này, UBTV QH giao Ban Công tác đại biểu có báo cáo trước QH về việc chỉnh sửa, bổ sung một số điều tôi nghĩ QH cũng đồng tình thôi” - ông Phúc nói.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, ông Ksor Phước cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là kênh nhận xét, đánh giá cán bộ của Đảng, được nhân dân trông đợi và nắm được cán bộ. Điểm yếu của kênh là chỉ đánh giá được một bộ phận cán bộ rất quan trọng, không phải toàn bộ cán bộ rất quan trọng của Đảng. “Tôi đồng ý tạm dừng theo đề nghị của Ban công tác đại biểu với lý do là văn bản chưa ổn, vì thế cần xem xét để điều chỉnh. Như việc có cần thiết phải giảm vì hầu hết cán bộ cơ quan của QH, HĐND tín nhiệm cao; nhưng bên hành pháp còn đa số số tín nhiệm thấp, thậm chí là dưới 50%. Việc này cũng đúng vì phản ánh tâm tư của người dân và phải ngày giờ đối mặt với cuộc sống. Thể chế, văn bản lạc hậu mà đến thi hành càng làm cho cán bộ bên hành pháp dễ đối mặt với va chạm, dễ gặp khuyết điểm, sai lầm dẫn đến bức xúc” - ông Phước bình luận.
Từ đó ông Phước đề nghị giảm bớt bỏ phiếu khối dân cử mà tập trung vào khối hành pháp để phản ánh đúng thực tế các ngành, cán bộ để chính sách, công tác của cán bộ ngày một hiệu quả hơn.
Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc dừng là không hay, tại kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây thì đưa vấn đề này ra bàn để sửa. “Chúng ta chia sẻ phía hành pháp tâm tư là đúng. Bộ Chính trị chỉ chỉ đạo dừng việc lấy phiếu vào đầu năm 2014 thôi và yêu cầu sửa Nghị quyết 35 chứ không phải là dừng hẳn. Việc này vừa đúng chỉ đạo của Bộ chính trị và không tạo cú sốc cho dư luận xã hội. Việc lấy phiếu vừa qua chặt chẽ, nghiêm túc và được dự luận đón nhận” - Phó Chủ tịch QH nhận định.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và ngân sách Phùng Quốc Hiển băn khoăn việc QH lại đi đánh giá các cơ quan của QH là chưa trúng vì công việc của cơ quan QH là kết quả từ thống nhất, biểu quyết tập thể. Còn Bộ trưởng là “Bộ trưởng chế”, người quyết định hoạt động, kết quả của bộ mình.
Bên cạnh đó, cũng không dứt khoát năm nào cũng phải làm vì làm thui chột quyết tâm của các Bộ trưởng, họ còn cần thời gian sửa chữa và phát huy. “Một vấn đề quan trọng là đang làm rồi nay không làm nữa cũng không đơn giản. Vì người nhận phiếu chưa cao lắm thì họ cũng đang phấn đấu và chờ kỳ lấy phiếu để xem xét lại nỗ lực của họ” - ông Hiển bày tỏ.
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho biết phải có đánh giá lại, đồng thời báo cáo Bộ Chính trị và QH. “Bộ Chính trị quyết định tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm vào đầu năm 2014 chứ không phải nói dừng hẳn và xem xét chỉnh sửa có thể tiến hành giãn ra” - ông Lưu lưu ý.
Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội, bà Trương Thị Mai đề nghị dừng một kỳ lấy phiếu để Ban Công tác đại biểu sửa, Uỷ ban Pháp luật thẩm tra và trình ra QH.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho biết, QH Việt Nam lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm và đây cũng là duy nhất trên thế giới và đúng với tình hình đất nước, tiến hành rất nghiêm túc, công khai, công tâm, minh bạch. “Kết qủa lấy phiếu cũng phản ảnh đúng tình hình đất nước. Các vị số phiếu cao thì các đại biểu, nhân dân nhắc để tiếp tục cố gắng. Các vị đứng mũi chịu sào số phiếu chưa cao cũng là nhắc nhở để nỗ lực hơn. Trong lần đầu có nhiều ý kiến đóng góp thì UBTVQH tiếp thu để chỉnh sửa trong quá trình tiến hành. Phải hứa với QH, với đồng bào như thế” - Chủ tịch QH nói.
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, có ý kiến góp ý từ thời gian lấy phiếu, mức tín nhiệm, bỏ phiếu… Từ ý kiến đóng góp, UBTVQH thấy rằng cần phải bổ sung, sửa đổi một số điều của Nghị quyết 35 để phù hợp với tình hình thực tiễn trình ra QH quyết định.
Việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35 là việc của UBTVQH không phải của ban, uỷ ban nào và là nhiệm vụ phải làm tốt để trình ra QH. UBTVQH giao cho Ban Công tác đại biểu, Trưởng ban Nguyễn Thị Nương chủ trì và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý giúp. Kỳ họp UBTVQH tháng 3-2014, Ban Công tác đại biểu phải hoàn tất việc tổng kết, với chỉnh sửa chi tiết. Sau khi trình ra UBTVQH thông qua thì Uỷ ban Pháp luật sẽ thẩm tra. “Kỳ họp QH thứ 7, tháng 5-2014 này sẽ tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu lần sau sẽ chờ việc QH chấp thuận việc bổ sung, sửa đổi Nghị quyết 35” - ông Hùng kết luận.
            Cấp dưới bác cấp trên?
Theo quy định hiện hành, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam. Ngay trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ là một bộ phận của Quốc hội. Theo quy định hiện hành tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan quyền lực cấp thấp hơn không được ra văn bản trái tinh thần văn bản pháp quy của cấp cao hơn. Như vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21-2-2014 quyết định tạm dừng thi hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội không thể nói là tuân thủ pháp luật.
Như phần trên đã nêu, việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm từ kỳ họp tháng 5 tới của Quốc hội không phải là “sáng kiến” xuất phát từ Ban công tác đại biểu của Quốc hội, mà theo chỉ đạo và quyết định của Bộ Chính trị. Bỏ qua một bên chuyện “Đảng trị” ở Việt Nam (mọi thứ do Đảng quyết, Quốc hội chỉ hợp thức hóa các quyết định của Đảng), sự kiện này cho thấy, khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” hay “ mọi người phải thượng tôn pháp luật” và cái quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất” chỉ là nói cho vui! Và Quốc hội ta hiện nay cũng chẳng khác cái Viện Dân biểu Bắc Kỳ thuở xưa mà nhà văn Ngô Tất Tố từng ví von như lớp son phấn lòe loẹt để mị dân và lừa gạt thế giới!
Lẽ ra, Quốc hội ra Nghị quyết 35, nếu Đảng muốn sửa Nghị quyết này, phải đề nghị Quốc hội bàn và ra Nghị quyết, trước khi tạm dừng hiệu lực của nó. Hành xử như trên, khó trách công luận nghĩ Đảng điều hành dài tay một cách quá trịch thượng, quá thô bạo, ngồi xổm lên pháp luật. Đảng hành xử như thế thì có khác gì viên Toàn quyền Đông Dương và mấy ông Tây thực dân của “Nước Mẹ - Đại Pháp” thuở nào? Than ôi! Cái khẩu hiệu “của dân, do dân, vì dân” mới thảm hại làm sao! Lãnh đạo Đảng cố gắng khôi phục lòng tin của dân như thế sao?
            Dừng hay tiếp tục?
Như đã phân tích ở trên, theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, muốn dừng thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thì phải để đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội bàn bạc và ra Nghị quyết.
Tuy nhiên, dù nhìn nhận việc lấy phiếu tính nhiệm có một vài điểm tích cực, người viết bài này ủng hộ việc dừng lấy phiếu tín nhiệm, bởi 2 lý do nổi cộm dưới đây:
Thứ nhất, việc lấy phiếu tín nhiệm như đã làm năm ngoái chỉ nặng tính hình thức, tốn thời gian của Quốc hội. Vì giả sử Quốc hội có đánh giá Thủ tướng hay Bộ trưởng nào đó quá bết bát, nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hay Trung ương Đảng vẫn muốn Thủ tướng hoặc Bộ trưởng đó tại nhiệm, thì họ vẫn rung dùi, nhịp tay (xuống bàn trong phòng họp) tại nhiệm.
Thứ hai, do từ khi nắm quyền đến nay, Đảng chủ trương và thực hiện ráo riết bưng bít thông tin, cấm đoán báo chí tự do, mọi đại biểu và người dân đều không có đầy đủ thông tin đúng đắn, nên không thể cho phiếu tín nhiệm một cách (tương đối) chính xác. Liên quan chuyện này, sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phàn nàn với báo chí rằng ông phải làm việc (với) và nhận xét  khoảng 200 quan chức, nhưng chỉ biết tương đối rõ khoảng 30 người trong số đó. Việc nhận xét, biểu quyết chỉ hú họa như “đánh đáo”.  Thực tế, năm ngoái ở một tỉnh nọ, trong con mắt báo chí (cả lề Đảng lẫn lề Dân) và dân oan, vị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ chăm chăm bán hết công thổ đắc địa trước khi hết nhiệm kỳ, tàn phá môi trường và cảnh quan địa phương, tước đoạt ồ ạt đất của dân để giao cho đại gia phân lô bán nền và chia chác, “cung tiến”… nhưng khi lấy phiếu tín nhiệm tại HĐND tỉnh, lại được lượng phiếu vào hàng cao nhất. Hiện tượng trên cho thấy, chính chủ trương bưng bít thông tin của Đảng lâu nay đã trở thành cái “vòng kim cô” siết chặt óc Đảng. Lãnh đạo Đảng cũng thấy hiện tượng không ít quan chức Đảng bê bối, bất tài, tham nhũng, tiêu cực… gây mất niềm tin trong dân, đang là nguy cơ đe dọa sụp đổ thể chế. Với việc lấy phiếu tín nhiệm, lãnh đạo Đảng những muốn cải thiện công tác cán bộ, gỡ gạc lòng tin, cốt duy trì thể chế cùng đặc quyền đặc lợi. Nhưng cán bộ tệ hại mà lại được phiếu tính nhiệm cao, thì ý đồ cải thiện công tác cán bộ làm sao đạt được?
Có thể nói không ngoa, chính những hiện tượng mất dân chủ, bưng bít thông tin, nếp hằn trong tư tưởng và tập tính hành xử lâu nay không tin dân, e ngại dân, sợ dân, chụp mũ dân là “bị thế lực xấu lợi dụng”… của lãnh đạo Đảng đã trở thành cái vòng “kim cô” siết óc Đảng. Một khi óc bị siết, mắt lòi ra, làm sao nhìn rõ sự vật? Càng để lâu, cái “vòng kim cô” càng khó gỡ khỏi đầu, đầu càng đau, mắt càng lòi, càng dễ “đột tử”.

V.V.T.
------------------

31 nhận xét:

  1. Dừng cũng được. Chứ "Tín nhiệm thấp" nó có nghĩa quái gì đâu? Chừng nào còn hai loại "Tín nhiệm" và "Không tín nhiệm" hãy tiến hành!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thực ra lấy tín nhiệm là vô nghĩa vì dân có tin đâu mà tín mới nhiệm nhiệm

      Xóa
  2. Nguyễn Sinh Coônglúc 20:05 23 tháng 2, 2014

    Chí lý.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đề nghị nên xóa câu:quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong hiến pháp và các văn bản khác.Sửa là:QH là cơ quan quyền lực thứ hai sau cơ quan BCH trung ương đảng csVN.Và UB thường vụ QH là cơ quan có quyền quyết mọi vấn đề của QH không cần xin ý kiến toàn thể QH.Càng bàn càng thất vong với quốc hội "cây cảnh" khi 90% là đảng viên phải lo sao giữ đúng nguyên tắc đảng,cònQH chỉ là nơi giơ tay,là nơi lấy thêm một suất lương kiêm nhiệm.Cũng dẹp ngay cái trò lấy phiếu tín nhiệm chả giống ai:chỉ có tín nhiệm và không tín nhiệm chứ làm gì có chuyện tín nhiệm cao rồi tín nhiệm thấp?Chuyện cho dân trực tiếp bầu chủ tịch xã bàm mãi mà còn chưa dám làm huống chi chuyện trung ương.Nếu cho dân bầu chủ tịch xã thì lãnh đạo huyện sẽ mất nguồn thu "đấu thầu" chức này,bầu ct huyện thì lãnh đạo tỉnh mất nguồn thu.Dân VN mức sống thấp chỉ lo ngày hai bữa đã mệt,thôi thì cấp trên muốn làm gì thì làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ... miễn là đừng giết quá nhiều dân?

      Xóa
    2. "Cuốc hội" là cái quái gì??? Ngay cả đến Pháp luật VN cũng cóm róm đứng thứ 2 sau NQ đảng thì cái câu "Sống và làm việc theo Pháp luật" còn gì ý nghĩa.... Và càng vớ vẩn khi lấy tín nhiệm 3 mức : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp...để rồi xếp để đấy, chẳng làm gì cả và bọn tín nhiệm thấp vẫn nhơn nhơn tại vị, đồng thời đưa ra các quyết sách càng ngày càng tối...

      Xóa
  4. Ngoài VN, còn nước nào trê thế giới có "Bộ chính trị" không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhều. nhưng là bộ chính em.

      Xóa
    2. Có đấy! có đấy! Nó ở phía trên Ải Nam Quan!

      Xóa
    3. Bo chinh tri la phat minh vi dai cua loai nguoi tien bo.An cho map roi hop hanh tao lao, do la cong viec chinh cua bo chinh tri.

      Xóa
  5. Dân đen: Thối quá vì quá thối.
    Ông bà nghị: Không thối vì quá thối.

    Trả lờiXóa
  6. Ông phó rèn NSH nói rất đúng: "QH Việt Nam lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm và đây cũng là duy nhất trên thế giới",
    Chẳng có nước nào lại có 3 mức tín nhiệm cả mà chỉ có 2 mức: tín nhiệm và không tín nhiệm.
    QH của Việt Nam mà lại được giao cho những tên ngu dốt và hợm hĩnh như vậy thì đúng là làm trò cười cho thế giới!

    Trả lờiXóa
  7. Nhân dân lại vừa được nghe thêm một câu nổi tiếng nữa của ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng .
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng rất bức xúc khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật xây dựng diễn ra vào chiều 21/2 . Ông nói “ Thế này thì chỉ chết dân thôi ……..” .
    Như vậy , cùng với các nhà lãnh đạo hàng đầu đất nước , nay lại có thêm câu nổi tiếng này của ông .
    - Ông Nông Đức Mạnh : “ Trồng cây gì , nuôi con gì “ , “ Ở Việt Nam , ai cũng là con cháu Bác Hồ “.

    - Ông TBT Nguyễn Phú Trọng : “ Phải nhóm được lò lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi tươi sẽ cháy hết “

    - Ông chủ tịch nước : “ Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.”

    - Ông Thủ tướng : “ Phải Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân “

    - Ông Chủ tịch quốc hội : Nếu bắt hết thì lấy ai mà làm “ , “ Thế này thì chỉ chết dân thôi ….”
    - Bà Phó CT Nước : “ Người ta ăn không từ cái gì của dân .”
    Toàn là những phát biểu rất “ Búa bổ “ , nhưng hiện trạng thì đất nước vẫn thế này đây .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chặc! Chặc! Chết! Chết! Chết!
      Chết ai? Chỉ có mấy thằng dân thât thà chết! thôi!

      Xóa
    2. “ Phải nhóm được lò lên, tạo hơi ấm, khi đó củi khô, củi tươi sẽ cháy hết “
      ông này còn nói: "Xưa Đường Tăng đi lấy kinh đến đất phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh" con trai tôi hỏi nói bố ơi vậy thì ông ấy khuyến khích tham nhũng hay chống tham nhũng hả bố? hiểu thế nào hả bố? sao con thấy ông ấy nói khó hiểu và có cảm giác nói để mà nói hay sao ấy vì câu nói của ông ấy như thể nói một cách vô thức bố ạ!
      Tôi bảo con có thể hiểu như thế CŨNG ĐƯỢC vì người ta gọi ông ấy là Trọng lú
      Ông ấy hay khóc và hay tủi thân nữa

      Xóa
  8. Tôi đồng tình ý kiến của Vu Thai. Chỉ có tín nhiệm hoặc không tín nhiêm thôi, các ông TW bày ra tín nhiệm cao, tin nhiệm thấp, vậy hàm lượng là bao nhiêu? cao hay thấp thì cũng là...tín nhiệm! Những ông, bà tín nhiệm...thấp, thì cũng có ai làm gì đâu? Ăn 1 bát hay ăn 3 bát, thì cũng là... ăn. Trò cười!
    TR.H.

    Trả lờiXóa
  9. Bỏ phiếu tín nhiệm ư? Diễn trò mãi mà làm gì cho mất uy tín, tiền bạc, thời gian... thêm ra, các đồng chí chúng mày ơi?...

    Trả lờiXóa
  10. Trò cười mị dân.Dẹp cho rồi tín nhiệm hay không tin nhiệm cũng như nhau thôi.

    Trả lờiXóa
  11. QH lấy phiếu tín nhiệm là từ chỉ đạo của Đảng, từ đèn xanh nay thành đỏ. Dừng lại.

    Tổng bí thư nói sẽ cho lấy phiếu tín nhiệm cả trong Đảng, chẳng thấy làm, chắc cũng dừng luôn.Lời cụ tổng xem ra cũng không đáng tin lắm.

    Từ đầu, Dân đã thấy bất cập,vô duyên. Nay Đảng mới thấy,phải dừng lại, quá chậm.

    Dừng bao lâu, bao giờ tiếp, hay bỏ luôn theo kiểu đánh bài lờ. Không lẽ vứt xọt rác một sản phẩm "sáng kiến" của bộ CT, làm tiếp thì biết chỉnh sửa cái gì đây, kiểu gì thì cũng có thể dẫn đến hậu quả : QH không tín nhiệm, không lẽ Đảng vẫn để nguyên, sinh ra mâu thuẫn giữa Đảng và QH. Khó coi lắm.

    Muốn cả QH ra nghị quyết tạm dừng (cho đúng thủ tục pháp lý), đâu có khó, truyền thống của QH là luôn chấp hành mọi chỉ thị NQ của Đảng rồi.

    Giả dụ QH không đồng ý tạm dừng thì sao ? 150 uvtw có thể phủ quyết NQ của bộ CT, không lẽ 500 đbqh không dám làm tiếp cái việc mình cho là đúng "được đa số cử tri trong, ngoài nước ủng hộ" cho dù đã có đèn đỏ ? cái gọi là quyền lực cao nhất là QH hóa ra chỉ là nói cho vui sao ?

    Nghĩ vậy nhưng chẳng hy vọng gì, cái guồng cơ chế nó thế rồi : chủ tịch QH là Đảng, Đảng bảo sao QH nghe vậy, khỏi lăn tăn. Khỏe re.

    Trả lờiXóa
  12. đề nghị dẹp trang lốc này.

    Trả lờiXóa
  13. Quan Nguyễn Hạnh Phúc quen thói phóng đại hay tự sướng
    (bằng ngôn dâm) khi nói cử tri trong và ngoài nước "đánh giá
    rất cao" ,con khỉ mốc !
    Hãy thôi đi cái trò vẽ chuyện mỵ dân vớ vẩn vì như thế là qúa
    khinh thường dân trí VN. ! Hiểu không ?

    Trả lờiXóa
  14. Quốc Hội là cơ quan có quyền lực cao nhất , còn ĐCS chỉ là cơ quan . . . ra lệnh .

    Trả lờiXóa
  15. Thôi, cứ tín nhiệm 200% cho nó oai, thế giới khâm phục!

    Trả lờiXóa
  16. Tôi thì lại nghĩ: chính cái việc bỏ phiếu tín nhiệm 3 bậc như QH đã làm mới đủ mức lột bỏ cái mặt nạ lừa đảo cho toàn dân biết. Thế mà đố thấy ai trong họ xấu hổ đỏ mặ!

    Trả lờiXóa
  17. Tất cả đạt trên 90% phiếu tín cao vì họ đều là "Nguyễn khí phá hoại quốc gia".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Rừng ơi! Ta đã về đây!
      ...
      Cây đổ rộn vang..."!

      Xóa
  18. Dân nghèo mạt rệplúc 19:07 26 tháng 2, 2014

    Trong hình thấy ấy ông gì béo tốt nhỉ? CNXH thành công rồi mà - ăn no mặc đẹp!

    Trả lờiXóa
  19. Dân nghèo mạt rệplúc 19:08 26 tháng 2, 2014

    Đính chính "Ăn ngon, mặc đẹp"!

    Trả lờiXóa