Cuộc họp báo 'dị thường' chừng 10 phút về vụ cá chết, Thứ trưởng Bộ TNMT đọc nhanh một văn bản đã viết sẵn rồi vội chuồn, không cho ai kịp nói gì! |
Các chuyên gia môi
trường cho rằng việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam đã
kéo theo nhiều cuộc khủng hoảng khác, và để lại hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.
Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy
ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO nói trong tọa đàm của BBC hôm 05/05:
"Cá chết là trên bề mặt, nhưng tồn lưu các chất ô
nhiễm ấy nằm trong cơ thể cá, nó di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
"Sự cố môi trường là hôm nay, nhưng con cháu
chúng ta sẽ hưởng chính điều ấy. Và nếu chúng ta không giải quyết được là chúng
ta có tội với các thế hệ trẻ."
"Chính chúng ta đang mượn tài nguyên của thế hệ
mai sau, mà chúng ta không trả lại nguyên vẹn, chúng ta đang làm tổn hại và
chính chúng ta cũng có tội," Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Môi
trường nhận xét.
'Hàng rào cảnh binh' ngăn chăn biểu tình vì môi trường tại T.p HCM |
Ông Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên
và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh, sự cố môi trường này có "tác động sâu
sắc và hệ quả nghiêm trọng nên đã biến thành các vấn đề mang tính xã hội".
Việt Nam
đang ở tâm của các cuộc khủng hoảng, trong đó khủng hoảng niềm tin, Giáo sư
Nguyễn Hoàng Trí nói.
'Khôi phục
niềm tin'
Nhà báo Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt bình luận, niềm tin chính là điều đầu tiên cần
được khôi phục trong mọi cuộc khủng hoảng.
"Việc thiếu thông tin trầm trọng khiến người ta
tự điền vào chỗ trống bằng những thông tin không chính thống trên mạng xã hội,
thông tin họ tự nghĩ ra trong đầu, thậm chí họ còn nói rằng có tàu xuất hiện
thả chất độc rồi đi.
"Tất cả những thông tin đó xuất hiện vì thiếu
thông tin được cung cấp theo những kênh chính thức với liều lượng và tần suất đúng
mức."
"...Trong cuộc biểu tình vừa rồi có khẩu hiệu là
Cá cần nước sạch, người dân cần minh bạch, họ luôn luôn cần sự minh bạch đó
trong bất kỳ tình huống nào và nhất là khi xảy ra khủng hoảng.
"Sự minh bạch đó thiếu vắng khá nhiều và đó là lý
do mà họ tin vào thông tin ngoài luồng hơn là thông tin chính thống."
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh khẳng định, người dân chỉ có
thể được thuyết phục khi có những chứng cứ khoa học, và những chứng cứ này cũng
phải khiến bên có lỗi 'tâm phục khẩu phục', khi ở Việt Nam có nhiều vụ việc tuy
nguyên nhân đã rõ nhưng vẫn phải rất nhiều thời gian giải quyết.
"Quan trọng là cập nhật thông tin, kết quả nghiên
cứu của các nhà khoa học, các nhóm làm việc, các nhóm khoa học đang làm việc để
người dân bình tĩnh hơn, tin tưởng hơn để xem xét được những nguyên nhân đó và
suy nghĩ về những vấn đề mà mình quan tâm thì tốt hơn," ông Sinh nói.
'Quản lý rủi
ro'
Bàn tròn thứ Năm cũng
thảo luận với các chuyên gia về vấn đề tầm nhìn trong phát triển đất nước, về
mối cân bằng giữa phát triển kinh tế, công nghiệp một cách bền vững.
Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Trí, sự cố môi trường cá
chết hàng loạt cho thấy, điều quan trọng là quản lý rủi ro như thế nào.
"Do đó chúng ta phải giải quyết vấn đề này càng
sớm càng tốt mà đầu tiên là khôi phục niềm tin. Mà niềm tin lấy ở đâu ra? Nó
phải dựa trên chứng cứ khoa học và chỉ có bằng cách ấy chúng ta mới thực hiện
được công việc, nếu không sẽ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng."
Xem lại toàn bộ thảo luận tại: http://bit.ly/1VL005P(BBC)
* * *
* * *
Hậu họa là ‘một vùng biển chết’?
Video clip đầu tiên dưới đáy biển Nhân Trạch, Quảng
Bình do thợ lặn Phạm Văn Hoàn tại Xóm Mới, thôn Nhân Quang, xã Nhân Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thực hiện.
Những ngày vừa qua, trên nhiều phương tiện truyền
thông xuất hiện một số thông tin khu vực đáy biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố
Trạch, Quảng Bình trở thành một “nghĩa địa cá” với xác các loại cá xếp dày
đặc.
Một số thông tin khác đưa thông tin rằng đáy biển vùng
này có xuất hiện một lớp bột màu trắng đục có mùi như chất giặt tẩy… Những
thông tin này ít nhiều đã làm dư luận hoang mang về một vùng biển chết.
Thực sự chuyện gì đang xảy ra dưới đáy biển Nhân
Trạch? Để làm rõ điều này, ngày 7-5, phóng viên báo Tuổi Trẻ đã cùng
với đội thợ lặn địa phương lặn xuống đáy biển Nhân Trạch để ghi lại những hình
ảnh ở khu vực này.
Chúng tôi chọn lặn xuống hai điểm tại vùng biển này.
Đây là hai điểm được ngư dân địa phương cho biết là những khu vực tập trung
nhiều loài cá sinh sống nhất mà trước khi xảy ra việc cá chết các ngư dân
thường đến lặn bắt cá.
Điểm lặn thứ nhất có tên là bãi Rạn. Bãi này là một
bãi đá lởm chởm ở độ sâu khoảng 10 mét, cách đất liền khoảng gần 2 hải lý nếu
nhìn từ trung tâm xã Nhân Trạch ra. Đây là nơi theo ngư dân địa phương trước
đây cá tập trung sống nhiều bởi có các hốc đá san sát. Tuy nhiên tại thời điểm
quay không thấy bóng dáng con cá nào, cũng như không thấy xác cá nằm dưới biển.
Chỉ thấy một số vỏ ốc đã chết nằm trong hốc đá. Máy
quay của thợ lặn Hoàn đã ghi hình một khoảng gần một trăm mét chiều ngang.
Điểm quay thứ hai cách điểm quay thứ nhất khoảng hơn
một hải lý về phía nam. Khu vực này được ngư dân địa phương gọi là Bến Cá. Bởi
trước đây cá ở khu vực này rất nhiều. Ngư dân thường đi ra đây lặn bắt.
Khu vực này sâu khoảng gần 15 mét nước, cách bờ khoảng
hai hải lý, nằm ở ranh giới vùng biển giữa Nhân Trạch và Quang Phú. Đáy biển ở
khu vực này cũng như ở Bãi Rạn.
Trong clip vẫn thấy một số cá bơi trên rạn san hô và
nhiều con nhím biển sống. Tuy nhiên san hô dưới đáy biển này một số chuyển sẫm
màu.
QuốcNam
Quốc
--------------
"Chuyện cá chết chỉ là bề mặt" hì, hì CHO NÊN "Nói đến CÁ là TỔN HẠI đất nước"(!?)
Trả lờiXóaLũ CS nầy chúng quen xem dân như BÒ, "DÂN TRÍ THẤP" nên muốn PHÁN gì cứ PHÁN thoải mái luôn.
http://youtu.be/UdDzUnbpc1Q
Ông Thứ trưởng này đem giong nói "tổn hại đất nước", một là để tạo cho mình hình ảnh kẻ lo đến đất nước, hai là viện cớ để bit miệng người hỏi, tránh né trả lời.
XóaĐểu!
BBC nói kháy "Các nhà khoa học thế giới được CPcsVN mời tìm nguyên nhân cá chết. Và họn nói 1 năm nữa mới biết"?!
Trả lờiXóaLãnh đạo lũ bầy đàn cs quần què nên học tính LIÊM SĨ từ cô bé nhỏ nầy.
Trả lờiXóahttp://youtu.be/YORxcwH4AL8
"Tứ trụ" là 4 cái chân giường à?
Trả lờiXóaXin đọc
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160407_hangout_vn_leaders_assessments
để biết rõ thêm về Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang A, Luật sư Vũ Đức Khanh (Ottawa, Canada). Mấy người này bị vạch mặt, bây giờ tôi thấy cũng có lý.
Nếu tỉnh táo, và có thể chấm điểm cộng, chỉ khen nổi Nguyễn Bá Thanh. Thậm chí ông này cũng bị kết tội ghê gớm. Haizzz!...
Một người nước ngoài lắc đầu: "Dân VN sao chỉ biết Grit one's teeth and put up with it (Nghiến răng chịu đựng)? Các bạn không biết là mình có quyền làm người à?"
Trả lờiXóaNgô Quang Thế, tên công an đã đánh đập Lầu Nhật Phong biểu tình ngày 1/5
Trả lờiXóahttp://youtu.be/o6Y5UEKh_e4
Các Vua Hùng ơi! phù hộ với
Trả lờiXóaKẻo rồi con cháu mãi gian nan
Rừng vàng,biển bạc đang dần chêt.
giặc Hán ngàn đời sang phá tan.
Trích từ TIN NHẮN đài RFA
Trả lờiXóathịt heo có chất tạo nạc, tôi nghĩ mình sẽ chuyển sang ăn thịt bò. Khi biết thịt bò có thể hô biến từ thịt heo tẩm hoá chất, tôi nghĩ mình sẽ chuyển sang ăn thịt gà. Khi biết gà cũ gà chết được nhuộm hoá chất thành thịt gà mới vàng rụm, tôi nghĩ sẽ bỏ thịt ăn cá. Khi biết cá bị nhiễm độc thuỷ ngân, tôi nghĩ mình sẽ chuyển sang ăn tôm. Khi biết tôm bị bơm thuốc kháng sinh gây độc, tôi nghĩ mình sẽ phải chuyển sang ăn chay luôn. Khi biết rau được tưới dầu nhớt, đậu hũ trộn với cao xây nhà, tôi nghĩ ăn cơm trắng cho lành. Khi biết gạo mốc được tẩy trắng thành gạo mới tôi dằn lòng sẽ ăn trái cây sống qua ngày. Khi biết trái cây cũng được tiêm chất bảo quản để tăng tuổi thọ, tôi nghĩ rằng sẽ hít không khí để được no. Và khi biết không khí có thuỷ ngân, chì…thì tôi biết cuộc sống của tôi sắp kết thúc. Tôi là một công dân Việt Nam đang sống ngoắc ngoải trong môi trường độc hại ngay trên mảnh đất quê hương mình.”
“Đất nước này rồi sẽ bị tàn phá. Nòi giống Việt rồi sẽ bị hủy diệt vì quyền lợi của một nhóm người có quyền hành trong tay.”
"thông tin họ tự nghĩ ra trong đầu, thậm chí họ còn nói rằng có tàu xuất hiện thả chất độc rồi đi."
Trả lờiXóaCái nầy của lãnh đạo đầu bờ Trần Lê Nguyên Hùm do báo chính thống Vẹm láo ĐẤT VIỆT đưa ra để đánh lận con đen.
Có LINK dưới đây.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ca-chet-hang-loat-xuat-hien-5-tau-la-tren-bien-3306550/
"Đó là thông tin được ông Trần Lê Nguyên Hùng - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế tiết lộ, tại buổi làm việc giữa các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trước hiện tượng cá chết hàng loạt, dưới sự chủ trì của Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT."
Cá chết là quan trọng nhưng quan trọng hơn là tầng sinh thái đáy biển miền Trung sẽ không còn nữa, không còn tâng sinh thái này thì sẽ không có cá và các loài hải sản đến sinh sống và để phục hồi phải mất từ 20 năm trở lên, với điều kiện Formosa ngừng xả thải.
Trả lờiXóaTuy nhiên, đây mới chỉ là xả thải thử nghiệm chưa hết công suất, khi Formosa xả hết công suất ở quy mô giai đoạn 2 là 35000m3/ngày thì toàn bộ biển Việt Nam sẽ là biển chết!!!
Nguồn lợi hải sản 2 tỷ USD/năm sẽ mất, trong khi tiền thuế Formosa đóng cho Hà tĩnh là 1000 tỷ/năm chưa chắc 10 năm nữa đã có vì bọn này được ưu đãi miễn thuế hoàn toàn 4 năm đầu và giảm 50% thuế cho 9 năm tiếp theo!
NHỮNG THẰNG NGU LÂU Ở CÁC BỘ VÀ TỤI LÃNH ĐẠO HÀ TĨNH CỦA CSVN ĐÃ ĂN TIỀN HỐI LỘ NÊN NÀM IM ĐỂ CHO FORMOSA HOẠT ĐỘNG PHI PHÁP VÀ DÂN VIỆT NAM THÌ TIỀN MẤT TẬT MANG.
HỆ SINH THÁI BIỂN MIỀN TRUNG SẼ BIẾN MẤT VÀ CỦNG VỚI NÓ LÀ TÔM CÁ, HẢI SẢN, SAN HÔ... CŨNG MẤT THEO ÍT NHẤT LÀ TRONG 10 NĂM.
Trả lờiXóaDÂN ĐÁNH CÁ MIỀN TRUNG CÒN TIẾN ĐÂU MÀ SẮM TÀU LỚN ĐÁNH BẮT XA BỜ? MÀ RA XA BỜ LÀ GẶP NGAY TÀU LẠ XUA ĐUỔI THÌ CUỐI CÙNG DÂN ĐÁNH CÁ MIỀN TRUNG SẼ PHẢI THẤT NGHIỆP VĨNH VIỄN.
Liệu chính phủ CSVN có biết những hiểm họa này không?
Biết chứ, nhưng tụi nó bình chân như vại, ai chết mặc kệ, chúng tao ăn hối lộ Formosa xong rồi, giờ phải bảo vệ tụi Formosa chứ, đóng cửa Formosa mà chết cả lũ à???
Ủa; hình như trong hình có thằng chó chết Võ bất Nhân ấy sao ?
Trả lờiXóaThì vưỡn , cả thế giới chỉ có một kẻ như vậy , chẳng thể nhầm vào đâu được . Khuyến cáo các nhà báo lúc phỏng vấn tay này nên giữ khoảng cách và nhớ đeo khẩu trang , vì khi ông ta phát biểu là không khí sặc mùi . . . cá chết .
XóaHọp báo mà như kẻ trộm bỏ trốn thế thì họp báo cái gì. Thường những trường hợp như vậy là người chủ trì cuộc họp báo biết trước không thể trả lời các câu hỏi của nhà báo nên càng rút ngắn thời gian càng tốt. Hay trong các buổi xin lỗi người bị oan của các cơ quan Tòa án, VKS và Công an, có những cuộc xin lỗi được tổ chức chu đáo, dành nhiều thời gian cho người bị oan bày tỏ tâm tư, nhiều thời gian cho người đại diện cơ quan tố tụng làm sai giãi bày, nhiều thời gian để nhà báo phỏng vấn. Nhưng cũng có những cuộc xin lỗi người bị oan diễn ra rất chóng vánh, và người được cử đọc lời xin lỗi thì chỉ đọc 5 phút rồi vội vàng "chuồn" như kẻ chạy trốn, mặc dù người đại diện không phải là người trực tiếp làm oan, như vụ xin lỗi ông Trương Bá Nhàn bị truy tố tội giết người của viện kiểm sát TPHCM cũng chỉ diễn ra có 5 phú. Tại sao lại như vậy? Nghe lỏm được cuộc nói chuyện, bàn luận ở quán chè chén vỉa hè Hà Nội thì một ông mặc áo xanh, quân hàm trên cầu vai giống như thiếu tướng, nhưng không phải tướng, mà ông bán nước nói đấy là ông làm ở viện kiểm sát tối cao. ông này nói vụ xin lỗi Trương Bá Nhàn ở Sài Gòn diễn ra nhanh kỷ lục như vậy là để nhà báo không hỏi gì được, không thắc mắc gì được về việc xử lý những người làm oan, rồi âm thầm cho chìm xuồng, không kỷ luật những cán bộ làm sai trong đó có một ông nguyên chánh án tòa án tối cao, hiện đã là ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng chính phủ (ở thời điểm làm oan thì ông này là người chiu trách nhiệm chính). Cách làm của ông Võ Tuấn Nhân vụ Formosa chắc cũng vậy, ông Nhân không thể ngồi lâu, vì có thể trách nhiệm để cá chết có thể còn thuộc cấp cao nhơn nhiều.
Trả lờiXóaÀ,thằng đái trong quần,bỏ chạy trong cuộc họp báo 5 phút chứ gì ? tên của nó là Võ phi Nhân (Võ bất Nhân,Võ vô Nhân,Võ cẩu Nhân,Võ trệ Nhân gì đó phải không quí vị ?)
Trả lờiXóa