Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam

*  John Maccain, John Kerry  Bob Kerry
Khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam, chúng tôi bị tác động do một sự kiện là hầu hết người dân của cả hai nước không có ký ức sống động của một cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và trên hằng triệu người Việt.
Khi những người Mỹ đã chiến đấu trong cuộc chiến, chúng ta thường xuyên được hỏi về bài học của cuộc chiến. Có vài câu trả lời dễ dàng, một phần vì mọi xung đột là có nét đặc thù và vì chúng ta đã học được rằng các cố gắng để áp dụng những bài học trong quá khứ cho các cuộc khủng hoảng mới đôi khi làm hại nhiều hơn lợi. Nhưng một vài điều là rõ ràng.
Bài học đầu tiên không phải là chuyện cá nhân cho chúng ta, nhưng là một nguyên tắc áp dụng cho tất cả những người mặc quân phục: Một lần nữa chúng ta không bao giờ nhầm lẫn giữa một cuộc chiến tranh với các chiến binh. Các cựu chiến binh Mỹ xứng đáng được chúng ta kính cẩn tôn trọng, tri ân và hỗ trợ bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.
Bài học thứ hai là các nhà lãnh đạo của chúng ta cần phải trung thực với Quốc Hội và người dân Mỹ về các kế hoạch, các mục tiêu và chiến lược khi sinh mạng của các nam nữ chiến binh đáng gặp nguy cơ. (Nhiệm vụ của quân chiến đấu Mỹ đầu tiên được triển khai tại Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”)
Bài học thứ ba là thể hiện sự khiêm tốn khi tự cho mình là hiểu biết về văn hoá ngoại quốc. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, không phải các đồng minh của Mỹ và cũng không phải các đối thủ của chúng ta đã hành động phù hợp với sự mong đợi của chúng ta.
Bài học thứ tư và cuối cùng của các cuộc xung đột Việt Nam đang phơi  bày trước mắt chúng ta: sự khác biệt dường như không thể hàn gắn được, nhưng với nỗ lực và ý chí đầy đủ có thể hoà giải được. Thực tế là ông Obama là Tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp đến thăm Việt Nam là bằng chứng cho thấy những kẻ thù cũ có thể trở thành các bạn đối tác mới.
Là các cựu chiến binh, những người đã may mắn phục vụ trong công quyền, chúng tôi rất tự hào về những đóng góp của chúng tôi để nối lại các quan hệ ngoại giao bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tiến trình khôi phục các quan hệ là khó khăn và đòi hỏi sự hợp tác đầy đủ của Hà Nội trong việc phát triển thông tin về người Mỹ mất tích từ cuộc xung đột – một nỗ lực còn tiếp tục đến nay.
Nhưng hơn 20 năm sau khi bình thường hoá, chúng ta đã đạt đến cao điểm, khi chương trình nghị sự của chúng ta với Việt Nam là nhìn về phía trước và trên phạm vi rộng. Các cuộc thảo luận của ông Obama với người Việt Nam sẽ bao gồm các vấn đề từ hợp tác an ninh, thương mại và đầu tư đến giáo dục, và từ môi trường đến tự do tôn giáo và nhân quyền.
Chương trình nghị sự rộng lớn hơn này phản ánh những thay đổi trong mối quan hệ đang triển khai tốt. Hai mươi năm trước đây, hàng năm đã có ít hơn 60.000 du khách người Mỹ đến Việt Nam. Ngày nay, có gần nửa triệu. Hai mươi năm trước, thương mại song phương về hàng hoá của chúng ta với Việt Nam chỉ là 450 triệu. Ngày nay, nó gấp 100 lần. Hai mươi năm trước đây, đã có ít hơn 1.000 sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Ngày nay, có gần 19.000.
Đáng kể hơn, trong Bộ Chính trị Việt Nam có hai người đạt được trình độ đại học Mỹ khi họ theo chương trình học bổng Fulbright. Do đó, trong tuần này, một tổ chức mới cho chương trình cao học sẽ mở ra tại thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Fulbright Việt Nam, đó là chuyện thích hợp. Một người trong chúng tôi, Thượng nghị sĩ Kerry tự hào phục vụ trong chức vụ là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường.
Gần nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi đã phục vụ ở Việt Nam, chúng tôi sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng đất nước của chúng ta sẽ một ngày  nào đó làm việc với chính phủ Hà Nội để giúp họ giữ đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tạo ra một sáng kiến để quản lý hệ sinh thái và đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng rằng hai nước chúng ta sẽ là đối tác trong một thỏa thuận về mẩu mã trong thương mại, trong các đối tác Xuyên Thái Bình Dương, với mục đích là nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường, đồng thời mở rộng sự thịnh vượng ở nước ta và các nước dọc theo vòng cung Thái Bình Dương.
Sẽ khó khăn hơn để tưởng tượng rằng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ hợp tác về các vấn đề an ninh. Hoa Kỳ đã giúp thành lập một trung tâm đào tạo mới cho Quân đội Nhân dân Việt Nam trong các vùng ngoại ô của Hà Nội, nơi những người lính trẻ Việt sẽ chuẩn bị để phục vụ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quốc tài trợ.
Hoa Kỳ và Quân đội Việt Nam đang tiếp xúc thường xuyên, và các nhà ngoại giao của chúng ta tham khảo ý kiến thường xuyên về những tranh cãi xung quanh tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông. Chính phủ của chúng ta không đứng về phía nào trong cơ sở pháp lý của các yêu sách, nhưng chúng ta tin tưởng mạnh mẽ rằng họ nên được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp theo với luật pháp quốc tế và không được đơn phương theo bất kỳ quốc gia nào tìm cách khẳng định quyền bá chủ trên các nước láng giềng.
Dĩ nhiên, Hoa Kỳ và Việt Nam có hệ thống chính trị khác nhau và phương  sách khác nhau đối với một số vấn đề. Nhưng nhân quyền là phổ quát, và chúng ta đã làm rõ ràng để các nhà lãnh đạo Hà Nội tin mạnh mẽ là Việt Nam sẽ đạt được đầy đủ tiềm năng chỉ nếu và khi người dân có quyền thể hiện một cách tự do trong phạm vi chính trị, lao động, các phương tiện truyền thông và tôn giáo. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam, chúng tôi đã rất ấn tượng bởi sự háo hức của người dân Việt khi họ tận dụng lợi thế của công nghệ và cạnh tranh trong thị trường lao động toàn cầu. Chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam không có gì để mất, và đạt được nhiều bằng cách tin tưởng người dân Việt.
Nhìn về tương lai, trên hết, chúng ta biết rằng lợi ích hỗ tương sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác của chúng ta với Việt Nam. Cũng như vậy, nhưng khi nó được củng cố do tình cảm thu hút tự nhiên giữa các xã hội của chúng ta. Tình cảm này bao gồm các mối quan hệ gia đình, một xu hướng lạc quan, lòng mong muốn mãnh liệt cho tự do và độc lập và khi am hiều một cách khó khăn rằng hòa bình là được yêu chuộng nhiều hơn là chiến tranh.
/John Kerry là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. John McCain là Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arizona, Chủ tịch của Ủy ban Quân vụ Thượng viện. Bob Kerrey là  cựu Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Nebraska, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam/
JM, JK, BK/ New York Times/ Dịch giả: Đỗ Kim Thêm/BS

                                                             *        *        *

Ba nhà lãnh đạo Mỹ suy tư về chiến tranh Việt Nam, hướng về tương lai
Ba nhân vật nổi tiếng đã và hiện đang phục vụ trong chính phủ Hoa Kỳ từng chiến đấu trong cuộc chiến tranh Việt Nam, suy niệm về cuộc xung đột này trong khi khi hướng tầm nhìn vào hiện tại và tương lai.
Trong một bài viết chung trình bày quan điểm đăng trên báo The New York Times hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sĩ John McCain và cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey viết rằng trong khi Mỹ tăng cường quan hệ với Việt Nam, điều quan trọng là phải nhớ những bài học đã học được từ cuộc chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hơn 58.000 người Mỹ và gần một triệu người Việt Nam.
Dù có “ít câu trả lời dễ dàng” cho những câu hỏi về các bài học này, họ nói “chúng ta không bao giờ một lần nữa nhầm lẫn chiến tranh với các chiến sĩ.” Những cựu chiến binh Mỹ “xứng đáng nhận được sự kính trọng, lòng biết ơn và và sự ủng hộ sâu xa nhất của chúng ta vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào mà họ phục vụ.” Họ nói thêm như thế, rõ ràng ngụ ý ám chỉ sự chế giễu mà những cựu chiến binh Việt Nam phải đối mặt khi họ trở về nhà sau cuộc chiến gây tranh cãi trong những năm 1960 và 1970.
Họ cũng nêu ra rằng các nhà lãnh đạo “cần phải trung thực” với Quốc hội và công chúng Mỹ về những kế hoạch quân sự, một tuyên bố được đưa ra vài chục năm sau khi những binh sĩ tác chiến đầu tiên của Mỹ được điều tới Việt Nam được mô tả là “cứu trợ lũ lụt.”
Thể hiện “sự khiêm tốn trong việc tiếp nhận kiến thức về những nền văn hóa của nước ngoài” và vượt qua “những khác biệt dường như không thể thu hẹp được,” những điều hiện rõ trong tuần này tại Việt Nam, là một trong những bài học khác mà Mỹ đã học được từ cuộc chiến tranh, kéo dài ở Đông Nam Á từ năm 1955-1975.
Ba ông Kerry, McCain và Kerrey tự hào về những đóng góp của họ cho việc nối lại quan hệ ngoại giao bình thường từ 20 năm trước giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ví dụ, mỗi năm có chưa đầy 60.000 người Mỹ đến thăm Việt Nam cách đây 20 năm, so với gần nửa triệu người hiện nay, và kim ngạch thương mại song phương với Việt Nam tăng gần 100 lần con số 450 triệu đôla của 20 năm trước.
Trong khi Tổng thống Barack Obama thăm Việt Nam tuần này, ba cựu chiến binh mô tả nỗ lực xây dựng mối quan hệ của ông Obama là “rộng khắp,” bao gồm những vấn đề an ninh, thương mại, đầu tư, môi trường và “tự do tôn giáo và nhân quyền.”
Nhìn về phía trước, họ viết, “những lợi ích chung” và “tình cảm thân ái tự nhiên” như quan hệ gia đình và “lòng khát khao tự do mãnh liệt” sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Ông John Kerry từng là sĩ quan hải quân ở Việt Nam. Ông John McCain từng là sĩ quan hải quân và là tù binh chiến tranh ở Việt Nam suốt năm năm rưỡi. Ông Bob Kerrey được trao Huân chương Danh dự cho công tác phục vụ của ông với tư cách một biệt kích Hải quân ở Việt Nam.(VOA)/BS
---------------

6 nhận xét:

  1. Thời gian đã và đang trôi qua, lý tưởng bạo lực của cncs đã thành lỗi thời , đang trôi về dĩ vãng. Như con mèo Tôm tuốt gươm ra đấu với...chính mình, vì chuột Jery đổi ý không đấu nữa. Mấy ông Gs tiến sĩ xây dựng đảng, hội đồng "ní noạn" mark lê dao nên tim một công việc khác có ích cho xh và cho chính mình, mà làm hơn là cái nghề vớ vẩn kia. Cứ xem mấy tay an ninh bắc Triều đang chuyển nghề thì biết thế nào là thức thời.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc những suy tư cuả ba nhà lãnh đạo nươc Mỹ:Ông John Maccain,Ông Jhn Kerry,Ông Bob Kerry.Qua 4 bài học các Ông nêu ra cho cuộc chiến đã qua thì người Mỹ ngày xưa đến Việt Nam cũng vì sứ mạng cao cả,vì sự nhân đạo mà phải xung đột để cứu người.Và phải chăng sau hơn 43 năm lịch sử lại cần lại cần tới người Mỹ ở xứ sở nhiệt đới nơi có một Dân tộc kỳ lạ rất yêu chuộng Hòa bình mà luôn bị đe dọa,ức hiếp,muốn khuất phục của những nươc lớn đã tưng xưng anh,làm đồng chí nay còn muôn ẵm cái danh hiệu siêu cường để đòi chia lại thế giới với tham vọng trải dài 6 ngàn năm lịch sử.Để ngăn cản điều đó lặp lại với dân tộc Việt Nam nước Mỹ đang tích cực trồng người cho Việt Nam,trong giới tinh hoa lãnh đạo cấp cao đã có nhiều người đươc đào tạo ở Mỹ.Nươc Mỹ đang tạo thế và lực môt cách toàn diện để cho Việt Nam độc lập tự cường đứng vững bên bờ Biển Đông để cùng sánh vai với bè bạn 5 châu.

    Trả lờiXóa
  3. Mấy ông lính Mỹ già này nhớ dĩ vàng tham dự trận chiến VN , rồi Mỹ rút quân trong danh dự .

    Giống như mấy ông già sĩ quan VNCH vẫn bồi hồi cay đắng vì Mỹ bõ rơi Nam VN .

    Còn mấy ông Cắt mạng CS già vẫn tự hào nhờ Bác và Đảng chỉ đạo , đánh đuổi Đế Quốc Pháp giành lại độc lập cho đất nước VN mà quên nhắc nhở công lao vĩ đại , mưu đồ đối với VN của TC , rồi đánh Mỹ xâm lược ngã nhào , cuốn gói bõ chạy mà quên luôn nhờ vũ khí tối tân và tiền mắc nợ của LX . .

    Ối giời ôi ,chỉ có mấy ông già thích kễ chuyện vang bóng ngày xưa chứ 10 đứa thanh niên hiện tại ,cóc có đứa nào nghĩ đến cuộc chiến của lịch sử trong sách vở , chỉ có 1 đứa ôm mộng vào Đảng để giàu có , còn 9 đứa khác được hỏi muốn sang Mỹ du học không , đều gật đầu cái 1 . Thử hỏi đám trẽ xem , muốn vào đại học Fullbright hay học tiếng Tàu ?

    Còn thanh niên nghèo , sống gần biên giới , qua TQ kiếm việc sống qua ngày , chỉ sợ phải làm việc cật lực nhiều giờ , mà cuối cùng dễ bị qụyt tiền lương không trã . Con gái thì sợ gạt bán vào lầu xanh .



    Nay Mỹ để lôi kéo vây cánh và cũng để giúp đở cho nhân dân VN giử lại độc lập cho đất nước , đã “ cho không biếu không “ quá nhiều thứ , nhưng kẽ nô tài thân tín thờ Tàu chỉ muốn nhận mà không muốn cho .

    Dân VN nếu cũng im miệng , chỉ nhận mà không cho thì có ngày ...“ Chết vì China “ .

    Trả lờiXóa
  4. VC rất giỏi tung hỏa mù. Họ còn tuyên truyền các nhà đấu tranh dân chủ là quân xanh của... chính họ ("NDVN đừng tin nhé"?)
    Kệ! Cứ ai biểu hiện ủng hộ Dân chủ là ta tin! Nếu họ lòi mặt thì ta không tin nữa (có thể CHHV là vậy?...)

    Trả lờiXóa
  5. Sau đệ nhị thế chiến , phe CS bành trướng , Bắc Hàn xâm lăng muốn nhuộm đỏ Nam Hàn , Mỹ giúp Nam Hàn ngăn làn sóng đỏ và đã tốn hao nhiều tiền tài , nhân mạng .( 1950 -1953 ) .
    Nếu không có Mỹ giúp thì ngày nay , cã Nam ,Bắc Hàn đều thờ chú Ủn và VN tha hồ xuất cảng xe đạp dùng cho cã nước Đại Hàn . Lâu lâu lại cho 1 ít gạo cứu đói cã nước .
    Tại VN diễn ra cũng y hệt như vậy , Mỹ đặt nút chận tại miền Nam , nhưng vì bàn cờ LX , Mỹ bắt tay TC , phải bõ rơi miền Nam , kết quả là diễn tiến xãy ra sẽ đúng như lời ông Ngô Đình Nhu nói hơn nữa thế kỹ trước : VN rơi vào tay TQ .

    Lần thứ 2 này Mỹ cũng trở lại VN mong giúp chận sự bành trướng của TC .
    Nếu thành công tốt , VN sẽ Thoát Trung được , còn giữ “ Mạng “ được , đất nước còn giử toàn vẹn được , không hổ thẹn với lời nhắn nhủ của tổ tiên .

    Nhớ nghe bà con , lần này đừng lầm như lần trước , đừng nghe “ Phản động “ tuyên truyền , gán cho Mỹ là kẽ xấu , là CIA xúi dục đám phản động yêu nước làm bậy .
    Cứ nhìn kỹ và suy xét mọi diễn tiến “ Tầm ăn dâu “ của TQ , là hiểu ngay . Nhờ Internet văn minh thần kỳ , dân mình nắm được thông tin nhanh chóng , nắm sự thật dễ dàng , đâu dễ gì mắc lầm lần nữa .

    Trả lờiXóa
  6. KÊU TRỜI TRỜI XA
    Trời ơi gây ác ai làm
    Bẩy mươi năm rõ gian tham cộng rồi
    Sao trời chẳng lỡ phanh phui
    Chỉ ngay vào chán bọn đui thường làm
    Chúng giết dân chúng phá làng
    Nó cướp nhà cửa dân oan khốn cùng
    Rồi đưa vào đảng đồ hung
    Nhẫn tâm đánh đập không dừng già,thơ
    Đã phá đạo xây chùa hờ .?
    Kinh doanh thần thánh thu to tiền lời
    Thắp hương chùa chúng bảo thôi
    Hương ma thì được ngoài trời tự do
    Đảng gì một lũ côn đồ
    Giết dân bán nước còn to miệng hùng ..?
    Ngọc châu 19/5/2016

    Trả lờiXóa