Có một nghề tại Nhà Trắng ít người biết đến, ít lộ
diện công khai, nhưng lại vô cùng quan trọng vì "sản phẩm" được cả
thế giới chờ đợi, theo dõi và bàn tán. Đó là nghề viết diễn văn cho Tổng thống.
Đây là một công việc không ít phần vất vả, phải viết
từ sáng đến tối, ngày này qua ngày khác, nhưng lại cho một người khác, phải tìm
ra từ ngữ đúng đắn, ghi đậm dấu ấn trong đầu người nghe và phải tính đến cả
nhịp điệu của bài văn, cách ngắt câu, chỗ cần nhấn mạnh...
Theo báo chí Mỹ, bài diễn văn truyền thống Thông điệp
liên bang mà Tổng thống Obama đọc vào ngày 20/1/2015 là kết quả của nhiều tuần
lễ làm việc không ngơi nghỉ của cả một nhóm chuyên viết diễn văn cho Tổng thống
gồm 9 người.
Cody Keenan, 35 tuổi, hiện là ngòi bút chính của Tổng
thống Obama. Người này đã từng so sánh công việc của mình như công việc của một
sinh viên mãn đời, "làm việc suốt đêm hay bắt đầu vào lúc rạng sáng, trao
bài, rồi chờ xem bài có được ưa thích hay không". Đối với Cody Keenan:
"Cái hay nằm ở những điều Tổng thống ghi chú chi tiết và giải thích tại
sao".
Cody Keenan bắt đầu sự nghiệp chính trị trong một văn
phòng không cửa sổ ở Washington .
Mười ba năm sau, Cody vẫn ở trong một văn phòng nhưng đặt tại Nhà Trắng.
Cody Keenan cho biết, thường thức cả đêm để viết những
bài diễn văn quan trọng. Mô tả về thời khắc mà ông bắt đầu viết bài diễn văn
đầu tiên, Cody Keenan nói với NBC: "Không có sức ép nhưng đó là sự pha
trộn giữa hy vọng và lo sợ".
Keenan bắt đầu giữ chức trưởng nhóm viết diễn văn cho
Tổng thống Obama vào năm 2012 sau khi Jon Favreau rời Nhà Trắng để viết kịch
bản truyền hình. Trong khi tất cả những người viết diễn văn đều cố gắng giấu
tên thì Favreau lại nổi tiếng với khả năng thâu tóm những chủ đề lớn, có ảnh
hưởng sâu rộng cho các bài phát biểu của Tổng thống Obama. Keenan thì ngược
lại, nổi tiếng với văn phong chân thực, khơi gợi những khó khăn hàng ngày của
người dân thường Mỹ. Keenan được mô tả như Springsteen còn Favreau được ví với
Beethoven.
Là con trai của một giám đốc quảng cáo về hưu, Keenan
đã tiến lên từ những bậc thang đầu tiên của chính trường Washington sau khi nhận được một công việc
không lương trong phòng xử lý thư từ không có cửa sổ của cố thượng nghị sĩ
Edward Kennedy. Keenan rời vị trí trợ lý nghị sĩ để học trường quản lý John
F.Kennedy của Havard. Trong một kỳ nghỉ hè, Keenan là thực tập sinh dưới quyền
của Favreau, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống đầu tiên của Obama và tái gia
nhập bộ máy tranh cử sau khi tốt nghiệp.
Khi Obama đắc cử Tổng thống, Keenan trở thành một
thành viên trong đội ngũ viết diễn văn thuộc sự lãnh đạo của Favreau ở Nhà
Trắng. Nhiệm vụ của Keenan lúc này là tập trung viết những bài tán dương, ca
tụng. Tuy nhiên, mãi tới tháng 1/2013, khi Keenan được chỉ định giúp Tổng thống
Obama viết một bài diễn văn sau vụ xả súng kinh hoàng ở Tuscon, Arizona, người
này mới được công chúng biết tới.
Tổng thống Obama từng nói, ông dựa vào Cody Keenan
"không chỉ chia sẻ tầm nhìn của tôi mà còn giúp kể những câu chuyện
Mỹ". "Đó là một người viết rất có tài".
Các trợ lý ở Nhà Trắng cho biết, năm nay là năm thứ
hai liên tiếp, Tổng thống Obama không cần viết lại những bài diễn văn của Coday
Keenan. "Hai năm liên tiếp là cực kỳ ấn tượng. Không phải mọi người viết
diễn văn đều có thể làm như vậy về Thông điệp liên bang", Dan Pfeiffer,
một cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ nói.
Keenan từng nhấn mạnh, bất kỳ một bài diễn văn lớn nào,
đặc biệt là Thông điệp liên bang, đều là kết quả của một tập hợp các nhân viên
Nhà Trắng, gồm cả các cố vấn chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như những
người viết diễn văn khác, và người chỉnh sửa cuối cùng luôn là Tổng thống".
"Phần đáng sợ nhất là nhấn nút gửi, bạn biết đấy,
đó là khi tôi gửi nó cho Tổng thống", Keenan kể. Keenan chỉ cảm thấy thư
giãn khi Tổng thống bước lên bục phát biểu. "Khi Tổng thống bắt đầu bài
diễn văn Thông điệp liên bang, tôi mới hoàn toàn nhẹ nhõm".
Hoài Linh/VnN
--------------
Nhưng những câu thơ của Lý Thường Kiệt,Nguyễn Du v.v.hay các danh
Trả lờiXóanhân VN.như Phan Chu Trinh v.v.thì phải là người VN.như Elizabeth
Phu gợi ý cho người chấp bút đem vào !
Thật công phu và thật khó khăn,tuyệt vời - nước Mỹ thật tuyệt vời !
Trả lờiXóaÝ tưởng thôi, còn cụ thể thì hỏi cụ Google chỉ cho !
XóaTại TP HCM ông OBM còn nói cả đến ":Đường đến ngày vinh quang" của cố NS Trần Lập nữa cơ mà !
Chưa hẳn anh bạn trẻ này có "trình độ" cao hơn các trợ lý của lãnh đạo nhà ta đâu, phải tội là VN mình nó nhỏ, tiếng nói (so với Hoa Kỳ) chỉ như tiếng ếch kêu so với tiếng sư tử gầm!
Trả lờiXóa"Trợ lý" giáo điều, hô khẩu hiệu, trích dẫn lý luận vớ vẩn, cũ rích, giáo điều, cái phường giá áo túi cơm à?
XóaThế ngày xưa nước Việt vẫn nhỏ, nước Cu Ba càng nhỏ bên nách nước Mỹ, sao ông Hồ, ông Phiden lại xứng danh chính khách được, nói không cần văn bản, nói vo, diễn thuyết trôi chảy khó ai bắt bẻ? Đúng là Gà Tồ, cái Nickname không sai!
Bạn Gà náy cứ gáy te te? Vui thế...
XóaHọ chỉ soạn. Ý chính vẫn là TT phát ngôn.
Trả lờiXóaNhững ai đã từng diêm phúc ghé thăm nước Mỹ mới thật sự thấy nước Mỹ vĩ đại như thế nào.
Trả lờiXóaNhưng sao không thấy TT Mỹ cầm giấy A4, do các nhà viết thuê viết, đọc? Bài này mơ hồ.
Trả lờiXóaTôi có đọc về chuyện kiểu này. Thật ra họ (các nguyên thủ chân chính) vốn đã có khiếu hùng biện. Họ sẽ nhờ các trợ lý giỏi tư vấn. Sau đó họ viết ra ý chính (với các gạch đầu dòng), đặt trước mặt trên bục diễn thuyết, và phát biểu theo ý đã vạch sẵn.
Trả lờiXóaCòn các bố như Hitler, Castro nói văng mạng, chém gió cả ngày, lải nhải rống to, nhưng cũng gọi là "có hồn (xiêu phách lạc)", nên đám cuồng phát xít, cuồng cộng điên loạn nghe và gào thét theo.
Tôi cũng nghĩ như thế, và nhiều người cũng kết luận như thế.
Xóa