Dự án Một vành đai - một con đường (bao gồm Con đường tơ lụa trên bộ và con đường tơ lụa trên biển) của Trung Quốc. Nếu bị mắc bẫy “Một vành đai, một con đường”…sẽ gánh hậu họa nhiều lệ thuộc? |
Tôi có được đọc bài viết “Việt Nam không thể đứng ngoài sân chơi
Một vành đai, một con đường” đăng ngày 10/05/2016, dẫn lời hai chuyên gia là
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành của viện nghiên cứu Verp và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành,
giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright (*). Một kiến nghị về chính sách của
Việt Nam với chiến lược địa chính trị của các nước lớn là điều rất bình thường,
nhưng trước thềm chuyến thăm của ông Obama sang Việt Nam, mà chắc chắn một nội
dung trọng yếu sẽ được đem ra bàn là các biện pháp thúc đẩy thực thi một chiến
lược khác là TPP, do Mỹ làm trung tâm khiến tôi buộc phải xem xét kỹ vấn đề và
từ đó thấy rằng phải đưa ra một góc nhìn khác.
Ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam phải tham
gia cuộc chơi do TQ khởi xướng, bằng cách kết nối hạ tầng với khu vực nếu không
sẽ bị đứng ngoài lề và trở thành vệ tinh của TQ. Ông Thành cũng đặt vấn đề về
nguồn vốn cần cho kế hoạch này và câu hỏi cần lấy ở đâu. Tiến sỹ Nguyễn Xuân
Thành cũng đưa ra quan điểm tương tự, tuy nhiên, đi sâu hơn khi đặt ra các vấn
đề xoay quanh việc kết nối trung gian với các nền kinh tế Thái Lan, Campuchia…
Tuy nhiên cả hai ông đều không nhắc gì đến nội dung quan trọng nhất: Lợi ích
kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ là gì, kể cả khi vay nợ được để tiến hành
các khoản đầu tư hạ tầng tốn kém này, và mất bao nhiêu năm mới hoàn được vốn?
Chiến lược này sẽ giúp thương mại xuất khẩu của Việt Nam tăng được thêm bao nhiêu?
Khi phân tích chính sách mà không đánh giá về lợi ích,
thì sẽ là thiếu sót quá lớn, thậm chí khiến những đề xuất trở thành sai lầm.
Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP và chiến
lược Một vành đai, một con đường là hai luật chơi thương mại khác hẳn nhau về
bản chất, do hai cường quốc mạnh nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc khởi xướng.
Mỗi nước đang cố gắng thu hút càng nhiều càng tốt các nước khác tham gia chiến
lược thương mại của mình, qua đó áp đặt ảnh hưởng toàn cầu. Với một số nước ở
rất xa, ví dụ EU, có thể họ đánh giá cả hai chiến lược này đều có ảnh hưởng
tương tự nhau đối với nền kinh tế toàn khối. Nhưng với những nước như Việt Nam , tác động
của TPP và chiến lược Một vành đai, một con đường là hoàn toàn khác nhau. Cụ
thể:
TPP nhắm nhiều vào và tạo cơ hội cho việc thúc đẩy
thương mại của tất cả các nước thành viên. Muc tiêu chính của nó là gia tăng
thương mại giữa các nước thành viên qua việc đề cao xuất xứ hàng hoá, giảm thuế
nội khối và do đó gạt dần các nước không tham gia TPP ra khỏi thị trường nội
địa của các nước TPP. Với sự hiện diện của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới,
cũng đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất thế giới và
của Nhật, một siêu cường kinh tế, khiến TPP trở nên rất quan trọng. Một tác
động của TPP mà dù không nói rõ nhưng ai cũng hiểu, là các ngành hàng xuất khẩu
của nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, sẽ bị gạt dần ra
khỏi nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới là Mỹ bằng các sắc thuế, vì TQ
không có khả năng tham gia TPP trong tương lai gần. Do đó, sẽ để lại khoảng
trống thị trường cho nhiều nước thành viên TPP khác. Khoảng trống này rất lớn,
ví dụ chỉ một ngành hàng dệt may khi TQ bị gạt dần khỏi Mỹ, đã có khả năng giúp
khoảng 5 nước có quy mô tương tự ngành dệt may hiện tại của Việt Nam chiếm lĩnh, vì thế Việt Nam được cho là
một nước hưởng lợi lớn từ TPP. Đây là cơ hội, còn đạt được lợi ích thế nào thì
phụ thuộc vào sự chuẩn bị của Việt Nam . Tôi buộc phải nói rằng cả
chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được gì nhiều để
đón TPP 2018. Do đó, tôi nhấn mạnh rằng Trọng tâm chính sách và đầu tư của
chính phủ Việt Nam
trong hai năm tới phải tập trung vào việc chuẩn bị đón lấy các cơ hội mà TPP
mang lại.
Trong khi đó, chiến lược Một vành đai, Một con đường
để kết nối đường dây kinh tế Á Âu của TQ hoàn toàn khác. Nó không giúp những
nước giống Việt Nam tăng được gì từ thương mại hay nền sản xuất nội địa, mà chỉ
thúc đẩy việc tạo ra một chuỗi hệ thống cơ sở hạ tầng, để phục vụ hàng hoá
Trung Quốc tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường chính ở châu Âu và khu vực
Trung Á. Mục đích của chiến lược này mang tính địa chính trị sâu sắc với Trung
Quốc. Thứ nhất, nó giúp dòng thương mại của TQ ra thế giới bớt lệ thuộc vào cái
cổ chai Mallaca khi có nhiều tuyến đường khác để đi, đồng thời giúp TQ gia
tăng ảnh hưởng sâu vào khu vực Trung Á. Thứ hai, thông qua việc cho vay các khoản
đầu tư hạ tầng, Trung Quốc sẽ thành chủ nợ lớn của các nước nghèo nằm trên
tuyến đường này như Việt Nam, trong khi hạ tầng được tạo ra sẽ chủ yếu để phục
vụ cho dòng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Các nước ven tuyến đường này khó
thu thêm được gì ngoài phí trung chuyển hàng hoá, đồng thời hạ tầng phát triển
khiến hàng hoá Trung Quốc dễ chèn ép chính nền sản xuất các nước này do chi phí
vận tải hàng từ TQ sẽ giảm xuống.
Do mọi phân tích đều mang tính định tính mà thiếu số
liệu, vì mọi dữ kiện đều ở thì tương lai, nhưng dựa trên những đặc điểm hiện
tại của Việt Nam, về năng lực sản xuất nội địa, chỉ số cạnh tranh và quy mô nền
kinh tế, tôi có thể nhận định nhanh như sau:
(1) Là quốc gia có đường biển kéo dài, và mọi khu vực
nội địa đều thông với các cảng biển với khoảng cách ngắn, kinh tế Việt Nam
vẫn phải lấy hướng biển là hướng thương mại quan trọng nhất.
(2) Ngoài Trung Quốc, hai nước giáp biên giới đất liền
với Việt Nam
là Lào và Campuchia đều là những thị trường nhỏ bé. Hàng hoá Việt Nam xuất đi tất cả các nước khác theo đường biển
vẫn là đường có chi phí vận tải nhỏ nhất, trong khi vận tải đường bộ chi phí
rất lớn, khi khoảng cách trên 500 km tính từ biên giới Việt Nam . Từ ý nghĩa
đó, việc đầu tư hệ thống hạ tầng đường bộ kết nối với Trung Quốc, Lào,
Campuchia quá tốn kém mà hiệu quả thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa không
đáng là bao.
(3) Năng lực hệ thống cảng biển hiện nay của Việt Nam chua được
khai thác hết với quy mô của nền kinh tế hiện tại. Còn nếu đầu tư ồ ạt cảng
biển để thu phí trung chuyển hàng hoá thì phải tính toán rất kỹ vì khoản phí
trung chuyển không đáng là bao so với quy mô vốn phải bỏ ra, nhất là trong bối
cảnh nợ công Việt Nam
đã rất lớn. Nếu đầu tư cảng biển để xuất hàng thu phí trung chuyển cho Trung
Quốc thì đó mới thực sự là Việt Nam
mắc kẹt nợ nần và biến thành nền kinh tế phái sinh của Trung Quốc.
Vì thế, yếu tố trọng yếu nhất không phải ở chỗ Việt Nam có
tham gia hay không chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc, mà là
phải trả lời ba câu hỏi sau:
(1) Chiến lược này của Trung Quốc có giúp gì cho hàng
hoá Việt Nam
ra thế giới hơn hiện nay? Và mức độ ảnh hưởng sẽ ra sao với sản xuất nội địa
khi hạ tầng kết nối với Trung Quốc phát triển giúp hàng hoá Trung Quốc vào sâu
Việt Nam
dễ hơn, rẻ hơn?
(2) Vốn đầu tư cho hạ tầng kết nối đường bộ với TQ,
Lào, Campuchia và các cảng biển để phục vụ hàng hoá TQ trung chuyển sẽ lấy từ
đâu? Vay Trung Quốc? Vay ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á do TQ sáng lập? Hay
vay các nước khác?Lợi ích tăng thêm ra sao, thuế, phí tăng thêm được bao nhiêu?
Bao nhiêu năm mới hoàn vốn đầu tư. Vay nợ thêm những khoản khổng lồ có ảnh
hưởng gì đến khả năng vỡ nợ của Việt Nam khi nợ công đã chạm giới hạn
chi trả của ngân sách hiện tại?
(3)Trong bối cảnh các nguồn lực của Việt Nam có hạn, tập
trung cho cái này sẽ phải giảm bớt cái khác. Nếu Việt Nam dành các nguồn lực hạn chế của
mình để tham gia chiến lược của TQ thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc tập
trung nguồn lực chuẩn bị cho TPP?
Từ những góc độ trên, tôi cho rằng ý kiến của tiến sỹ
Nguyễn Đức Thành và tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành có phần vội vàng, nếu không muốn
nói là thiếu cơ sở. Tôi không nghĩ rằng một nước với nguồn lực hạn chế và vị
trí đặc thù như Việt Nam
mà cứ phải tham gia mọi cuộc chơi do các nước lớn đưa ra vì nỗi ám ảnh bị cô lập
hay gạt ra bên lề là một nỗi sợ có tính thổi phồng. Ngược lại, việc tham gia
cái gì và vào thời điểm nào phải dựa trên những đánh giá được mất rõ ràng, vì
nguồn lực của Việt Nam chỉ có thế và vị trí thì vẫn ở đó và không di chuyển đi
đâu khác được.
Hội
nhập có thể xấu, có thể tốt, quan trọng là nó mang lại cái gì.
____
(*)
Bài phân tích “Việt Nam cần gia nhập Một vành đai, Một con đường nếu không sẽ
trở thành vệ tinh” (Bizlive).
---------
# - Biển
Đông đẩy hai nước Trung-Mỹ vào tình thế lưỡng nan- một bên là “chủ quyền” (tự
nhận) một bên là duy trì các “giá trị Mỹ” (luật quốc tế) - nên mặc dù không
xung đột vũ trang nhưng hai nước có thể sẽ cùng phải có những tuyên bố cứng rắn
và sự lạnh nhạt nhất định trong quan hệ song phương.
Nhưng
trước khi Trung Quốc hành động, chúng tôi cho rằng, các nước ASEAN không nên
thụ động trông chờ vào hành động của Mỹ tại Biển Đông. Mỹ là một cường quốc có
trách nhiệm, do đó những gì quốc gia này tiến hành đều dựa trên luật quốc tế. Mỹ
chỉ thực sự thể hiện thái độ và hành động trong vấn đề Biển Đông khi các hành
động của Trung Quốc vi phạm luật quốc tế, tại các vùng biển quốc tế. Điều này
có nghĩa là, Việt Nam
và các nước có quyền lợi quốc gia tại Biển Đông cần phối hợp hành động với nhau
thay vì tiếp tục đợi Mỹ cung cấp “hàng hóa công”. Các nước cần phối hợp hành
động thay vì tìm kiếm các giải pháp song phương với Trung Quốc và cần hành động
trước khi Trung Quốc thiết lập được một “nguyên trạng mới tại Biển Đông".
---------------
Việc gì dính đến TQ là việc đó liên quan đến một âm mưu.
Trả lờiXóaPhải cảnh giác
Nghe các "nhà" này nọ nói chuyện trên TV về sự làm sao để VN phát triển mà não lòng, tội nghiệp cho họ có mắt như mù...
Trả lờiXóaVô ích thôi, nếu cứ độc đảng!
Cháu thì cháu tin vào sự sáng suốt của đảng mình lắm...
Trả lờiXóaThế cho bác hỏi khí không phải, nó là băng đảng nào vậy cháu?
XóaNgu
XóaTôi chỉ nói một cách ngắn gọn là Việt Nam ta không nên tham gia vào :DỰ ÁN MỘT VÀNH ĐAI,MỘT CON ĐƯỜNG(con dường tơ lua trên biển và trên bộ của Trung Quốc) vì:
Trả lờiXóa- Dự án này là chiến lược của Tập Cận Bình nhằm làm đối trong để vô hiệu hóa TPP do Mỹ dẫn đầu.
-Đây là chiến lươc nhằm mưu đồ"bất chiến tự nhiên thành" mà Trung Quốc hiện đại đang dùng lại kế sách của Tôn Tử.
-Việt Nam tham gia vao dự án nay lợi bất cập hại vì vô tình chui vào lưới giăng sẵn của Trung Quốc,tạo cho Trung Quôc hoàn hảo thế cờ vây đối với Việt Nam,Đông Nam Á và cả thế giơi.
- Cùng là nước lớn,siêu cương nhưng với Việt Nam lịch sử đã chưng minh Trunng Quôc khác xa Mỹ,Trung Quốc chưa bao giờ thực tâm muốn có một nươc Viêt Nam độc lạp,tự chủ cả chúng chỉ muốn là nước chư hầu lễ thuôc để làm phên đậu an toàn cho Trung Quốc mà thôi.Ngược laijMỹ chỉ muốn Việt Nam hùng cương không bị Trung Quôc ưc hiêp không đươc đối xử công băng trước luật pháp Quôc tế.
Đọc bài này , cứ tưởng tác giả đi lạc sống trong rừng nhiều năm , mới trở về đồng bằng nên không biết nhiều chuyện , té ra cũng có vô số người ấm ớ .
Trả lờiXóaTooooo late !!! rồi ,
VN đã tham gia vào con đường tơ lụa ….lâu rồi . đã đàm phán song phương về biển Đông , TT Dũng đã ký Hải Phòng và Cà Mau là 2 cảng nước sâu của đường tơ lụa , rồi còn hàng đống chử ký thoã thuận với nhau cái gì bên trong nữa , dân chẳng ai biết được . Ván đã đóng thuyền , thuyền ra khơi đã bị húc chìm từ đời nào rồi , giờ mà còn bàn , nên hay không nên .
Ở miền Nam cũng đã dự định làm tuyến đường sắt đi qua tới Thái Lan . Nghĩa là TQ đã thao túng hết tất cã các nước ĐNÁ rồi . Ở Thái Lan lúc trước biểu tình om sòm , phe áo trắng , áo đỏ gì đó loạn cào cào , lúc đầu cũng chẳng hiểu nội tình ra sao ở xứ người , nhưng sau khi lật đổ bà Thủ Tướng tiến sĩ , xinh đẹp được thế giới mến trọng , thì 1 phái đoàn lãnh đạo hùng hậu quân nhân của phe chiến thắng qua TQ đi chầu , lúc đó mới biết thủ phạm là bàn tay lông lá của TQ khấy động phía sau .
Cho nên thủ phạm của cá chết còn ai vào đây nữa , còn ai trồng khoai đất này , còn ai trên thế giới này có tàu lớn hiện diện ở sát VN mà có hành động tàn bạo , tàn nhẩn , vô lương tâm , vô nhân đạo , húc chìm tàu gổ nhỏ , đánh cá của ngư dân VN.
Mấy ông ơi , chẳng bao lâu nữa , lái xe vi phạm luật giao thông bị côn an nói tiếng tàu đánh cho vỡ mặt , mà cũng còn ngơ ngác : Ủa , ủa , tại sao vậy , sao hổng nói tiếng Việt nữa .
Can phai dieu tra xem xet 2 ngu si (chu khong phai la tien si ) ten Thanh nay 1-la tien si dom 2 la tay sai TC .Ngu gi ma ngu te -ngu den the la cung .///
Trả lờiXóaMột xí nghiệp dầu nhỏ hay lờn muốn làm ăn hợp pháp hay bất hợp pháp ở VN hôm nay đều phải thông qua hệ thống bôi trơn , bất kể là tư nhân hay quốc doanh .
Trả lờiXóaCon đường TPP hay con đường tơ lụa hàng hải nào chưa biết , nhưng con đường bôi trơn thì người Việt kinh doanh đã nhuần nhuyễn dầu đây rất nhiều hiểm nguy cho vật chất lẫn sinh mệnh như vụ Bầu Kiên .
Chính con đường bôi trơn nó biến cho mọi quy hoạch vì dân thành phản dân , có lợi thành hại như khai thác Bô xít tây nguyên hay Formosa Hà tĩnh . Con đường này còn Đảng thì nó , nó giúp cho một thành phần xã hội giàu có vượt bậc nhanh chóng . Đồng thời nó cũng phá nát tài sản quốc gia và biến đa số nhân dan còn lại lâm vào khó khăn trụt hậu .
Tại sao Đảng phải nắm chặt lãnh đạo vì lĩnh đạo đảng viên mới có điều kiện để làm các nút chặn trên con đường bôi trơn . Kiểm soát và Thoòng qua phải thuộc về Đảng .
Theo Tàu thì còn Đảng còn XHCN và tương lai mất chủ quyền cũng mặc vì hòm nay cũng đã mất rồi . Ban chấp hành trung ương Đảng đã đồng thuận theo Tàu thì TPP chỉ là cái lợi ở vị trí thứ nhì để điền khuyết cho những nhược điểm của con đường tơ lụa hàng hải mà Tàu đã vạch ra .
Ông Trọng sang Mỹ , Obama sang VN , những hình ảnh này chỉ nhằm làm hình ảnh cho Đảng loè dân , bịp dân trong thủ đoạn gọi là đổi mới , khi lòng Đảng đã gởi trọn cho thiên triều phương Bắc .
Chính nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kiềm hãm sự phát triển của VN . Nó ăn thực phẩm ngộ độc của Tàu và nhai kẹo cao su của Mỹ cho bớt hoi miệng . Nền kinh tế XHCN hòm nay thực chất không thể hoà nhập vào TPP để mang lợi ích ngoại tệ về cho dan tộc , chỉ có thể giải quyết sự dư thừa lao động trong hình thái bị bóc lột dưới các xí nghiệp VN gốc Tàu .
Tham gia TPP lẫn chiến lược Một vành đai giống như VN bán trôn nuôi miệng theo chỉ thị của Tàu , do Tàu điều khiển . Đối với Mỹ xử dụng VN trong ván cờ xuyên Thái bình dương cũng chỉ nhằm chờ đợi cho một tương lai lâu dài khi tuyên bố tôn trọng nền chính trị do VN lựa chọn , nếu VN có thiệt thòi , thất bại ở TPP , thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến Mỹ !
Xem lại trong chiến lược một vành đai hay TPP , VN chỉ có khả năng là một con rối không khéo thì te tua vẫn là dan chịu . Như trước mắt ngư dân bị mất biển , mấy triệu gia đình ngư dan khổ sở , riêng đảng nào đã ảnh hưởng gì ? Các ông Đảng viên vẫn phè phỡn ăn cá , tắm biển và xúi dân yên tâm thọ độc , chẳng chút gì đau lòng cho moi trường sống bị bào mòn tiêu diệt .
Dân kiệt quệ , dân chết trước , Đảng lãnh đạo chỉ chết sau . Nên hòm nay phải có thêm khẩu hiệu CÒN ĐẢNG , CHẾT DÂN .
Không biết hai vị này là do lò ấp "tiến sĩ" đẻ ra hay là làm tay sai tận tụy cho Tàu (hay là cả hai) mà ăn nói nhảm nhí thế!
Trả lờiXóaĐang mong thoát hẳn cái nợ lệ thuộc vào nó chưa được, lại đi sợ rằng không đi theo nó thì chỉ "làm vệ tinh" cho nó!
Phải thoát Trung thôi ! Nhưng mà đảng có dám ko ? Sợ lắm...sợ lắm ...
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaXin trả lời Anh bao nhiêu Phố Tàu bao vây sân bay quân sự Đà Nẵng ? ?
Bao nhiêu Phố Tàu bao vây sân bay quân sự
Đà Nẵng như nai vàng ngơ ngác giữa bầy sư
Tử sư tử bầy cọp sắp vờn Sân bay Nước Mặn
Quận Ngũ Hành Sơn nằm vùng chập chờn thực hư
Hàng trăm biệt thự Tàu gần sân bay Nước Mặn bóng Khựa
Vùng nhạy cảm An ninh quốc phòng chắc hỏng bét hư !
Cô Xẩm chủ nhà nghỉ cao 20 tầng nhìn xuống chỉ điểm
Chú Thoòng chủ khách sạn cao ốc thụt tên lửa bỏ xừ !
Thấy hết mọi hoạt động trong Sân bay Nước Mặn
Viễn cảnh thế này chắc toàn cảnh máy bay cháy hư ? !!!
Cô Xẩm - Chú Thoòng nắm sinh điểm + tử huyệt Đà Nẵng
Quân đội tác chiến phòng thủ thành bia sống tập bắn đạn thù
Như Gạc Ma 64 chiến sĩ hóa bia đỡ đạn cho đồng chí Trung C..uốc
Ôi Sân bay Nước Mặn khát Chết như chẳng thèm muốn Sống :
Phòng thủ tên lửa - pháo phòng không sẽ vô hiệu hóa lừ đừ
Máy bay chiến đấu nát tan tành chẳng buồn cất hạ cánh
Vì Phố Tàu bao vây Sân bay Nước Mặn ẩn hiện thực hư
Thôi hết rồi Một Thời phi trường Đà Nẵng oanh liệt
Nay đất sát sân bay rơi vào tay Khựa phố Tàu tổ sư
Xây khách sạn cao tầng lấy vợ sinh con lập phố Chệt
Tuyến đường ven biển Đà Nẵng tê liệt - Sân bay Nước Mặn sẽ đòn nhừ !
Kìa khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng của người Trung Quốc
Gần sát nach chỉ cách Sân bay Nước Mặn vài bước .. Tiểu thư !!
Khu du lịch quốc tế vui chơi giải trí chỉ dành cho người Trung C..uốc
Đây cũng như là trại lính tập trung nhiều người Tàu ẩn hiện thực hư
Biển hiệu nhà hàng khách sạn đều bằng chữ Tàu cùng ký tự số rất lạ
Sân bay Nước Mặn cùng Đà Nẵng nát tan phút đầu Chiến tranh vĩnh từ
Ôi Sân bay Nước Mặn khát Chết như chẳng thèm muốn Sống :
Phòng thủ tên lửa - pháo phòng không sẽ vô hiệu hóa lừ đừ
Máy bay chiến đấu nát tan tành chẳng buồn cất hạ cánh
Vì Phố Tàu bao vây Sân bay Nước Mặn ẩn hiện thực hư
Thôi hết rồi Một Thời phi trường Đà Nẵng oanh liệt
Nay đất sát sân bay rơi vào tay Khựa phố Tàu tổ sư
Sân bay Nước Mặn chắc sẽ hóa thành Sân bay Nước Ngọt
Ngọt như nước lú 16 CHỮ VÀNG + 4 DỐT hóa hỏng hóa hư .. ..
TRIỆU LƯƠNG DÂN