Ảnh minh họa |
* TÔ
HOÀI
Tôi đọc xong, phó trưởng ban Đại hai tay giơ cao trước
đám mít tinh cái thùng phiếu bọc giấy đỏ lại mở toang nắp, lật ngược lên, quay
ra bốn phía để ai nấy chứng kiến cái hòm trong rỗng không có gì, không mờ ám gì
cả.
Mười giờ, các tổ đi bầu đương đông. Trong các bàn, chỗ
nào cũng tíu tít, có người đi bầu hộ cả nhà. Vẫn được ghi, vẫn bỏ phiếu vào hòm
như thường. Có việc vội mới phải nhờ, người nhờ bầu cũng là hàng phố, xóm giềng
thông cảm, biết nhau hết. Mấy phiếu người cao tuổi, có cả mẹ tôi, cụ yếu chân,
lại không biết chữ, chốc nữa tổ công tác đưa hòm phiếu vào tận nhà, trưởng ban
đi cùng, bảo vệ Dương bồng súng đi sau.
Quá một giờ, Mẫn phóng xe lên khu báo cáo cuộc bỏ
phiếu khối tôi đã xong hoàn toàn lúc hai giờ bốn mươi phút. Nam nay sớm
sủa, chắc ăn bằng khen rồi.
Còi ủ năm giờ, các nơi đều xong xuôi. Cái hòm phiếu
được Đại dán giấy, niêm phong lại. Tôi viết lên tờ giấy, dán cạnh chỗ niêm
phong: Hòm phiếu khối... bầu cử hội đồng nhân dân khoá... ngày... Theo chương
trình, lúc ấy mít tinh bế mạc kết thúc cuộc bỏ phiếu thắng lợi Nhưng gọi loa
các ngõ, chẳng mấy người ra mừng nữa. Chỉ có trẻ con đã nhảy rỡn à à. Tôi bảo
ông Đại vác hòm phiếu, một bên vai khoác khẩu súng, đem vào trụ sở. Hai ban và
đại biểu các giới bấy giờ mới ra đi theo, như đám rước. Hòm phiếu được đặt ngay
ngắn lên- mặt bàn. Khi mọi người đã ra về, Đại cầm chìa khoá ra khoá trái cửa
rồi bê hòm phiếu vào cuối phòng.
Chúng tôi bóc miếng giấy dán niêm phong, đổ cả thùng
phiếu ra mặt bàn. Hai chúng tôi mở từng cái phiếu rồi lại bỏ vào thùng. Cả
phiếu không gạch tên- phiếu trắng, cũng bỏ lại vào. Chỉ để riêng ra cái phiếu
nào viết vẽ nhảm nhi hay viết phản động. Những phiếu này gói lại, tự tay trưởng
ban đem nộp lên khu. Trong những năm tôi làm việc, mấy lần bỏ phiếu thành pbố
hay toàn quốc đều làm như thế, theo kế hoạch mật của khu. Chưa lần nào tôi thấy
có phiếu viết phản động, chính trị. Chỉ có vài phiếu để trắng. Phiếu vò lại rồi
nhét vào hòm. Có phiếu vẽ nguệch ngoạc cái thẹo.
Các đội viên dân phòng đeo băng đỏ đã ra đứng gác
trước trụ sở, trong có để hòm phiếu, cho đến lúc đưa hòm phiếu lên khu. Tôi về
tắm, rồi đóng bộ đại cán xi măng xám, như Đại, như Dương, chỉ Mẫn vẫn quần áo
bộ đội xác xơ thường ngày. Đại ghếch xe đạp, tôi ôm hòm phiếu ngồi sau xe.
Dương và Mẫn hai xe đạp theo sau, mỗi người trên lưng khoác khẩu mút cơ tông
của khu đội cho mượn. Đoàn cán bộ khối chúng tôi rước hòm phiếu lên khu.
Trời đã tối, trong ánh đèn đường nhấp nhánh người vào
nhộn nhịp cũng thấy được vẻ ngày hội khác thường.
Bàn giao hòm phiếu, cầm tờ biên lai có đóng dấu ủy ban
rồi sang nhận một chai rượu quít, hai bao thuốc lá Tam Đảo, quà của khu cho.
Nhiều khối lúc ấy cũng đương lên. Có người ngồi đèo xe đạp như tôi, có người đi
xích lô, hai tay bưng hòm phiếu bọc giấy đỏ, như cái quả đám ăn hỏi. Khối nào
cũng có tay súng bảo vệ hòm phiếu.
Tôi bảo:
- Ta hoàn toàn thắng lợi rồi. Các cậu có uống rượu
không?"
Nhà văn Tô Hoài/(Việt Nam Thư quán)
---------------
He...he...
Trả lờiXóaQuê tôi bầu cử thật vui
Chết luôn ba chú bê thui tiệc tùng
Người dân gạch xóa lung tung
Biết ai tốt xấu đáng ưng mà bầu
Không biết thì hỏi vài câu
Gạch đi mấy vị và bầu mấy tên?
Bê thui đủ món bày lên
Chỉ ban bầu cử, dân ...quên ăn rồi!
Ngày hội lớn của các vị từ tổ trưởng dân phố trở lên. Một ngày tham gia được chi tiền mấy trăm ngàn, bằng nông dân làm cả tháng, cứ xài thoải mái, 5 năm mới có 1 lần.
XóaBầu bán kiểu ấy kiểm tự bố muốn kiểu gì chẳng xong
Trả lờiXóaCũng là một trò hề của thời kỳ đồ đá thôi mà !
Trả lờiXóa3g chiều nay tại khu vực bầu cử nơi tôi cư ngụ, ông tổ trưởng dân phố đã cất công xuống tận sòng bài ngồi thế chân cho cử tri đi bầu!
Trả lờiXóaBác tổ trưởng muốn học Nghị quyết 52 ấy mà!
XóaĐI BẦU CỬ
Trả lờiXóaHôm nay cả nước bầu cư (cử)
Bà con cố gắng đi cho đủ đầy
Phiếu bầu đã có trong tay
Chọn người xứng đáng bỏ ngay vào hòm
phiếu. Màu cũng đã rõ ràng
Chính quyền bốn cấp, nhớ đừng có nhâm (nhầm)
Một hòm phiếu , gấp bỏ chung
Tự tay bỏ phiếu chứ không bỏ dùm !
Dẫu rằng trong một gia đình
Cũng luôn phải nhớ, phải làm như thê (thế)
Từ thành thị tới thôn quê
Bàu nhanh, bầu chóng nhận về phần thương (thưởng)
4 giờ chiều tôi mới đi bầu bì. Cô tổ trưởng dân phố nói: "Còn nhiều người chưa đi bầu. Bác về nói họ giùm cháu".
Trả lờiXóaTôi "có bầu" giùm cho bà xã. Lạ cái là, tổ bầu cử thấy tôi "giới tính nữ" mà họ cứ tỉnh như không, chẳng thắc mắc vặn vẹo chi cả? Thật quái đản! Về nhà tôi lập tức soi gương, thì thấy mình vẫn là nam?
Ôi, mình đang sống ở đâu thế?
Quái gở đến thế là cùng!
Bạch Cúc: VIẾT CHO EM, NGƯỜI GÁC CỬA
Trả lờiXóaẢnh mang tính chất minh họa
VIẾT CHO EM, NGƯỜI GÁC CỬA!
Bạch Cúc
10h10 ngày 25.05.2016·
Em chắc chỉ khoảng tầm đôi mươi, em còn trẻ lắm, nhỏ xiú như đứa em út cuả chị. Nhìn em ngồi vạ vật nơi góc hành lang, ngủ gà ngủ gật, khuôn mặt chất chứa sự căng thẳng và mệt mỏi, lòng chị bỗng trào dâng cảm giác thương xót em, nước mắt chị trào ra, đẩy lùi mọi giận dữ - bực bội chị định trút vào em trong nỗi uất ức bị giam cầm...
Chị ngồi xa xa ngắm nhìn em, chị từng nghĩ chị sẽ đến bên cạnh em, hỏi thăm em và mời em ăn bữa cơm cùng chị, nhưng chị đã không thể làm thế, chỉ bởi vì ánh mắt em luôn tha thiết nhìn chị, đó là một ánh mắt biết nói, tia nhìn của em chất chứa sự hối lỗi, có cả sự cảm thông và hoảng hốt lo sợ… Có lẽ em sợ chị sẽ mắng nhiếc em, có lẽ em sợ rơi vào tình cảnh phải đối phó với chị, phải đẩy chị lùi lại bậc cửa, em sẽ khó nhọc và bối rối trong việc cản ngăn không cho chị ra khỏi nhà, có lẽ vì thế nên ánh mắt ấy tràn ngập sự van lơn và buồn lắm…
Chị tự hỏi em học tới lớp mấy, gia đình em ở đâu, ba mẹ em, bạn bè em có biết em đang co ro nơi góc hành lang chật hẹp? Sao em lại lựa chọn công việc khốn khổ này? Lương tháng của em nhiều không, nó có đủ để bù đắp cho nỗi tủi nhục của em, nó có đủ để mua một nhân cách đang bị người ta lợi dụng và chi phối?
Càng nhìn em chị càng thấy thương em xiết bao, tuổi của em đáng lẽ phải được tung tăng, thả bay ước mơ với hoài bão về một sự nghiệp tươi sáng. Ấy vậy mà em lại ngồi đây với vai trò người gác cửa, tay cầm chiếc điện thoại trong nỗi mòn mỏi khắc khoải. Chiếc chiếu em trải nằm tạm trước hiên nhà cũng đã ố đen xen lẫn màu vàng úa, có lẽ chiếc chiếu này đã theo em trong những năm tháng đủ dài, đã dầm mưa dãi nắng cùng em với một công việc khổ nhục và hèn kém. Chị muốn phủ lên dáng em co quắp trong đêm dài một chiếc chăn mỏng, ấy vậy mà chị lại không thể, bởi chị biết em sẽ từ chối theo bổn phận, và chị không muốn phải tiếp tục rơi nước mắt vì em trong khoảnh khắc đau lòng ấy…
Bạch Cúc - tác giả bức thư
Em ơi, suy nghĩ lại đi em, chẳng bao giờ là muộn để quay đầu làm lại. Em có thể chọn cho mình một công việc khác, tuy cực nhọc nhưng không bao giờ là hèn kém, em có thể được tự do, được tự hào ngẩng cao đầu với giọt mồ hôi và bàn tay lấm bùn đất của mình. Em sẽ không bao giờ phải cúi đầu, phải hổ thẹn và lấm lét nhìn người em đang canh giữ, em sẽ từ bỏ chuỗi ngày chán chường chạy theo những bóng người, phải nhắn tin báo cáo mọi hoạt động riêng tư, xâm phạm quyền tự do của người khác…
Về đi em, hãy trở về với gia đình và ngôi nhà ấm cúng của riêng mình, sao em lại ngồi đây bên hiên nhà một người không quen biết, ngồi canh gác những người chẳng oán thù, chẳng nợ nần gì với em để rồi em phải nhận lãnh sự tức giận hay lòng thương xót của họ.
Em ơi, cuộc đời còn dài lắm, sẽ có rất nhiều những đổi thay, rồi sẽ tới một ngày ai trong chúng ta cũng buộc phải đối diện với tòa án lương tâm của chính mình. Ngày ấy không còn xa xôi nữa, ngày ấy ở nơi trên đất nước này, người ta sẽ phân xử công minh, rõ ràng giữa công và tội. Đến ngày ấy chị không biết em sẽ thế nào, em sẽ ra sao, liệu em và gia đình có còn cơ hội để ngẩng đầu vui sống?
Chị viết cho em, viết cho người gác cửa như viết cho một đưá trẻ lầm lỡ lạc đường. Em ơi quay đầu về đi em, đừng lo lắng sợ hãi, dù thế nào em cũng phải giành lại nhân cách và lòng tự trọng của chính mình, xin em hãy thắp sáng ngày mai bằng hành động của mình hôm nay, chị thương em!