* Gs.ts.
TRẦN VĂN NHUNG
Từ ngày đầu xa Tổ quốc (năm 1911) cho đến hết năm
1945, chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ mối quan hệ bang giao
với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của Giáo
sư, Tiến sĩ khoa học Trần Văn Nhung, ông là Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo
sư nhà nước, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ông
viết bài này nhân dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với
một sự kiện ngoại giao quan trọng của nước ta, đó là chuyến thăm của Tổng thống
Hoa Kỳ, ngài Barack Obama vào ngày 23/5 tới.
Những kỷ niệm đẹp của Bác với Hoa Kỳ là những bài học
ngoại giao sâu sắc mà chúng ta hôm nay khi nhắc nhớ lại càng thêm thấm thía,
trân trọng.
Tòa
soạn trân trọng giới thiệu bài viết này với quý vị.
* * *
Lần theo những bước đi của nhà giáo Nguyễn Tất Thành
từ ngày đầu xa Tổ quốc (năm 1911) cho đến hết năm 1945, trong nửa đầu của thế
kỷ XX, chúng ta thấyChủ
tịch Hồ Chí Minh xác định rất rõ tầm mức mối quan hệ bang giao với Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ.
GS.TS. Trần Văn Nhung |
Cũng như một số nhà ái quốc, lãnh tụ ở Đông Nam Á và
châu Á, Người luôn chủ trương đa phương hóa, quốc tế hóa trong quan hệ ngoại
giao, chính trị, kinh tế, văn hóa, để đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc
lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ bài học đó, hiện nay, để xây dựng, phát triển, hiện
đại hóa nhanh chóng đất nước và để bảo vệ chủ quyền ở Biển
Đông của chúng ta, tôi xin kiến nghị Đảng và Nhà nước ta: Tham khảo
sâu sắc những bài học kinh nghiệm đắt giá của quốc gia và quốc tế, nhất là bài
học đa phương hóa, quốc tế hóa trong quan hệ, để xác định được tầm mức, vai trò
của Hoa Kỳ trong các mối quan hệ đa phương.
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã có thiện cảm với Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ
Còn nhớ, khi tháp tùng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
thăm Hoa Kỳ (19-25/6/2005), chúng tôi đã đến thăm “khách sạn hoạt động liên tục
lâu đời nhất” nước Mỹ Ommi Parker House (1855-2005), nơi Bác Hồ đã làm đầu bếp
lò bánh ngọt trong hai năm (1911-1913).
Cái bàn mà Bác đã dùng để làm bánh nay vẫn còn được
khách sạn gìn giữ và họ tự hào ghi sự kiện này vào lịch sử 150 năm của khách
sạn và của cả thành phố Boston .
Rời cảng Nhà Rồng, Sài Gòn, ngày 05/6/1911 trên chiếc
tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin đi tìm đường cứu nước, Bác đã đến Hoa Kỳ, Anh và đến
cuối năm 1917, Bác mới đến Pháp.
Trong hai năm đầu xa Tổ quốc, Bác đã đi làm và tự học
tại thành phố Boston của Hoa Kỳ và bốn năm tiếp
theo tại thủ đô London
của nước Anh. Như vậy, Bác đã bắt đầu học và thành thạo tiếng Anh trước tiếng
Pháp và các thứ tiếng khác.
Có thể vì thế chăng mà tư tưởng bất hủ của G.
Washington (Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ) về tự do, bình đẳng, bác ái trong
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776, do T. Jefferson (sau này trở thành
Tổng thống thứ ba) soạn thảo (và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền, Dân quyền của Pháp
năm 1789) đã được Bác Hồ trích dẫn trong Bản
Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945.
Cũng trong chuyến thăm Hoa Kỳ của nguyên Thủ tướng
Phan Văn Khải, một vài Thượng nghị sĩ còn nhắc lại và cảm phục sự tinh tế của
Bác Hồ, khi Người suy rộng câu: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng...” trong Bản Tuyên ngôn độc lập của Washington thành “Tất cả các dân tộc
trên Thế giới đều sinh ra bình đẳng...” trong Bản Tuyên ngôn độc lập của mình.
Tư tưởng về “một chính phủ của dân, do dân và vì dân”
của A. Lincoln (Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, trong bài phát biểu ở Gettysburg
năm 1863) đã được Bác Hồ vận dụng để xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền đầu
tiên tại Việt Nam.
Tôi xin đặt một câu hỏi: Trong số các lãnh tụ phe dân
chủ lúc đó và sau này đã có bao nhiêu người biết trân trọng hiến chương, văn
minh của nhân loại và của Hoa Kỳ đến mức ấy?
Sau khi tuyên bố độc lập ngày 02/9/1945, trong những
nước đầu tiên mà Hồ Chủ tịch đề nghị công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Hoa
Kỳ, nhưng rất tiếc bức thư này đã không được đáp lại.
Trong những năm 1944-1945, tại chiến khu Việt Bắc, Bác
Hồ đã đón những phi công của Mỹ, trong phe đồng minh, đến để cùng chống Phát
xít Nhật.
Hồ Chí Minh gửi sinh viên Việt Nam đi du học Hoa Kỳ năm 1945.
Hồ Chí Minh gửi sinh viên Việt Nam đi du học Hoa Kỳ năm 1945.
Trước
đây khoảng gần 15 năm, tại một hội nghị Việt – Mỹ được tổ chức tại Hải Phòng để
bàn việc triển khai chương trình học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam
Education Foundation, VEF) dành cho sinh viên Việt Nam, đã có một kỷ niệm đáng
nhớ.
Tổng số tiền mà Quỹ này có là 145 triệu USD. Đây là số
tiền mà Chính phủ ta phải trả nợ thay cho Chính quyền Sài Gòn về các khoản vay
phi quân sự mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cho Chính quyền Sài Gòn vay trong thời gian
chiến tranh.
Trước khi hết nhiệm kỳ thứ hai, Tổng
thống Bill Clinton đã ký một sắc lệnh ủng hộ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có nội dung thay vì Việt Nam phải trả trực tiếp cho Hoa Kỳ thì Việt
Nam có thể dùng số tiền này để cử sinh viên đại học và sau đại học sang học tập
và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học có uy tín cao ở Hoa Kỳ, trong những
ngành khoa học, công nghệ tiên tiến, y học,...
Khi đọc kết luận tại hội nghị nói trên, Trưởng đoàn
đại biểu phía Hoa Kỳ nhấn mạnh: Đây là một cơ hội to lớn và hiếm hoi cho sinh
viên Việt Nam
có thể sang học tập tại Hoa Kỳ, các ông cần phải nắm lấy.
Tôi đã thay mặt đoàn Việt Nam, cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ
và phái đoàn và cũng xin nhấn mạnh: Không phải đợi cho đến đầu thế kỷ XXI chúng
tôi mới mong muốn được gửi sinh viên đi đào tạo ở Hoa Kỳ mà ngay từ ngày
01/11/1945, chỉ hai tháng sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh của
chúng tôi đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ thông qua Ngoại trưởng James F.
Byrnes:
“Thưa Ngài!
Nhân danh Hội văn hóa Việt Nam, tôi xin được bày tỏ
nguyện vọng của Hội, được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam
sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với
thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật,
nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác.
Nguyện vọng mà tôi đang chuyển tới Ngài là nguyện vọng
của tất cả các kỹ sư, luật sư, giáo sư Việt Nam, cũng như những đại biểu trí
thức khác của chúng tôi mà tôi đã gặp.
Trong suốt nhiều năm nay họ quan tâm sâu sắc đến các
vấn đề của nước Mỹ và tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ
là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công
lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức
hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam.
Tôi thành thực hy vọng kế hoạch này sẽ được thuận lợi
nhờ sự chấp thuận và giúp đỡ của Ngài, và nhân dịp này tôi xin gửi tới Ngài
những lời chúc tốt đẹp nhất”.
Tôi
đã tìm thấy bức thư này của Bác Hồ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội và
đã chụp sẵn mang đến hội nghị để đưa cho các đại biểu Hoa Kỳ.
Sau này, tôi biết bức thư này cũng có thể tìm thấy
trong Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 4 (1945-1946), trang 80-81, và cũng được lưu
trữ tại U.S. Government Printing Office, Washington, 1971, p.90, United States
– Vietnam Relations 1945-1967.
Rất tiếc bức thư đầy thiện chí này của Bác đã không
đạt được kỳ vọng. Như vậy phải hơn nửa thế kỷ sau, mong muốn gửi thanh niên
Việt Nam
đi du học ở Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới được thực hiện.
Cuối cuộc họp nói trên tại Hải Phòng, Trưởng đoàn, các
đại biểu và giáo sư Hoa Kỳ đã đến gặp tôi và rất xúc động nói cho đến nay mới
được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi bức thư này cho Hoa Kỳ và rất lấy làm
tiếc là đã không có trả lời. Đây là bức thư về giáo dục.
Và nếu 7 bức thư khác (tổng cộng là 8) Bác gửi cho các
Tổng thống Hoa Kỳ về nhiều vấn đề khác nhau nếu không vì các cản trở, trục trặc
để đến được đích thì tình hình quan hệ hai nước và quốc tế có thể đã khác.
Tất nhiên chúng ta cũng hiểu rằng quan hệ Việt-Mỹ
không chỉ phụ thuộc hai nước mà còn phụ thuộc vào hai phe, vào mối quan hệ toàn
cục của chiến tranh lạnh và vai trò của Mỹ trên thế giới.
Tôi đang viết những dòng này vào ngày 18/5/2016.
Ngày 19/5/2016 là tròn 126 năm sinh nhật của Người.
Tưởng nhớ đến Bác cùng với một số dấu mốc và suy nghĩ
trên, chúng ta đã có thể dễ hình dung hơn, dễ tìm cách, dễ tìm đối tác khi giải
quyết vấn đề Biển Đông theo hướng quốc tế hóa.
Hiện nay, khi Trung Quốc ngày càng có thái độ ngang
ngược ở Biển Đông, Hoa Kỳ là nước duy nhất có đủ tiềm lực kinh tế, khoa học,
quân sự và có liên đới quyền lợi, trách nhiệm ở khu vực này, có thể hợp tác và
hỗ trợ Việt Nam giải quyết hiệu quả theo luật pháp quốc tế.
“Trời còn để
có hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Trong chuyến thăm lịch sử lần này của Tổng thống
Barack Obama, chắc chắn một trong các nội dung quan trọng hàng đầu mà hai bên
thảo luận và hợp tác là vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
phát triển đất nước, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là giáo dục
đại học.
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm ngoái của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã phát những tín hiệu tốt và tạo cơ hội thuận lợi cho
chuyến thăm Việt Nam
sắp tới của Tổng
thống Barack Obama.
Với tinh thần như Phó Tổng thống Joe Biden đã “lẩy”
Kiều trong tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt Nam
năm ngoái “Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”, chúng
ta tin rằng Hoa Kỳ sẽ hợp tác thiện chí với Việt Nam vì lợi ích chung, vì sự
tiến bộ, vì hoà bình, an ninh khu vực và trên toàn thế giới, đúng như niềm hy
vọng và tin tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vào Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ
trong nửa đầu thế kỷ XX.
TVN/GDVN
----------------
Vài kỹ niệm đẹp xa xưa thoáng qua , nhưng tù phản động yêu nước thì chẳng thả , chơi vậy thì chơi được với ai ?
Trả lờiXóaTrong khi bác có hàng hà sa số kỹ niệm khắng khít , vô cùng thắm thiết với bác Mao như vô số hình trên blog Huynh Tam :
http://huynh-tam.blogspot.com
Tình thế bạn ạ . Lúc đó Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình (và có thể một phần ngại xuất thân QTCS của cụ Hồ) nên khước từ đề nghị của chính phủ VNDCCH. Bắt buộc, VNDCCH phải dựa vào TQ để đánh Pháp. Con đường lệ thuộc hay hình ảnh mà bạn muốn nói, xuất phát từ hoàn cảnh đó.
XóaCầu Nhật Tân | Giáo sư Trần Văn Nhung và tiến sỹ rởm Cao Minh Quang
Trả lờiXóa"Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD – ĐT) là cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận văn bằng do các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài cấp và sử dụng tại Việt Nam. Công việc của Cục ngày càng căng thẳng bởi ngày càng có nhiều quan chức đua nhau mưu cầu tấm bằng phục vụ thăng quan, tiến chức. Việc học trong các cơ sở đào tạo trong nước dễ bị lộ tẩy nên các quan chức chuyển sang sính bằng ngoại. Thứ nhất giải quyết được khâu oai. Thứ hai là dễ bề che mắt dư luận và các cơ quan chức năng."
Một con sâu khủng trong bầy sâu phá nát nương dâu của dân Việt đây...e hèm. Bây giờ nói hay thế? Ai đẻ TS ở xứ lừa nhiều nhung nhúc như sâu để bây giờ lên đến hàng vạn tên mà nền sx Việt nam không làm nổi một con vít? Chúng tôi những người làm trong ngành GD ĐT những năm cuối thế kỷ XX không ai lạ gì con sâu này đâu anh Bồng. Mong anh thông cảm và để còm này được hiện diện trên trang. Cám ơn anh nhiều.
Trả lờiXóaBÀN VỀ "KỶ VẬT" CHỦ TỊCH NƯỚC TRAO CHO TỔNG THỐNG OBAMA
Trả lờiXóahttp://bshohai.blogspot.com/2013/07/ban-ve-ky-vat-chu-tich-nuoc-trao-cho.html
Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.
.........
Cuộc gặp mặt tại Nhà Trắng, cuối buổi họp báo của hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam, ông Obama đã tiết lộ món quà "qúy báu" mà chủ tịch nước Việt Nam gửi tặng cho ông là lá thư của cụ Hồ gửi cho Tổng thống Truman ngày 28/02/1946, với tư cách chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhưng ông Truman bỏ lá thư này vào thư viện lưu trữ mà không trả lời. Lý do là, tháng 7/1945 lúc đó Hoa Kỳ chưa xác định được cụ Hồ chính là Nguyễn Ái Quốc, nên họ đưa nhóm OSS - Office of Strategic Services - tiền thân CIA sang đào tạo quân đội cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, trong đó có viện trợ 200 ngàn đô la Mỹ. Nhưng đến ngày 02/9/1945 khi người Mỹ thấy cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập chính là Nguyễn Ái Quốc, và là người của Quốc tế Cộng sản 3, có nhiệm vụ bành trướng chủ nghĩa cộng sản xuống toàn khu vực Đông Nam Á. Nên họ đã làm ngơ và, vì thế mới có hiệp định Genève 1954, và chia đôi đất nước, rồi nội chiến 20 năm.
Thiên hạ đang bàn nhau cái động tác chủ tịch Trương đưa lá thư của cụ Hồ cho Tổng thống Obama để có mục đích gì? Tôi xin phân tích về cả 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan để rõ vấn đề. Vấn đề là tại sao giờ này mới đưa lá thư này mà trước nay không đưa? Đó là mấu chốt của vấn đề.
===>Có 5 yếu tố chủ quan từ Việt Nam<===
Thứ nhất là, sau 30/4/1975 với phong trào tự sướng của cộng sản toàn cầu, nó đã làm mụ mỵ não trạng cộng sản trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam đã cho rằng tư bản giãy chết, nên không có lý do gì phải cầu viện như cụ Hồ đã chân thành tha thiết cầu viện ông TT Truman.
*****TT mời vào link trên****
Người lãnh tụ vĩ đại nhất không phải là người giỏi nhất, hoặc đi những đâu, gặp những ai, nói những gì, nhân cách ra sao? mà phải là người đã mang lại vinh quang, hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ gia sản quốc gia, đất nước họ như thế nào?
Trả lờiXóaSao ông Nhung không lục lại các bài báo,bài trả lời phỏng vấn,lời kêu gọi...của ông Hồ viết về Hoa Kỳ trong giai đoạn "chống Mỹ cứu nước" nhỉ?
Trả lờiXóaTrong đó,có thể nói,ông Hồ lên án,mạt sát,bêu rếu đất nước Hoa Kỳ không thể tồi tệ hơn.Chẳng khác gì khi ông ta viết bài báo lên án ân nhân Nguyễn Thị Năm để dọn đường cho việc xử tử bà ấy.
Mà sao không thấy ông Nhung đề cập đến nguyên nhân người Mỹ không trả lời 8 bức thư của ông Hồ nhỉ?
Với học hàm,học vị giáo sư-tiến sĩ như ông,tôi nghĩ,ông thừa biết.Nhưng,như bản chất giấu nhẹm sự thật của đãng,ông không bao giờ nói ra : người Mỹ không muốn dây dưa với những người sùng bái chủ nghĩa Mã Khắc Tư - Lý Ninh
Tôi khoái đọc cơm của bạn Lệ Thuỷ lắm, mong bạn ý kiến thật nhiều vào nhé!
XóaCảm ơn anh Bồng nhiều!
RẤT CHUẨN CHỊ LỆ THỦY À ! LÀM CHÍNH TRỊ NÓ LƯƠN LẸO NHƯ VẬY ĐÓ !
XóaTôi cũng thích đọc comt của Lệ Thuỹ , rất là thẳng thừng và bốp chát , nhưng nói không hề sai lệch sự thật tí nào .
XóaMặc dầu nói đúng với lòng dân , nói như “ bửa củi “ , nhưng thật ra chỉ phản ảnh sự căm hờn rất nhỏ nhoi đáng 1 phần ngàn , phần vạn của nhiều người Việt đang lâm vào cảnh thảm thương mà thôi . Như những người tán gia bại sản vì cá nuôi lồng bị chết , người sống vì biển bị thất nghiệp , vô số người lao động tha hương khắp thế giới làm việc khổ nhọc , hàng trăm ngàn cô dâu Việt sống cảnh đoạ đày , những cô gái Việt bán thân nơi xứ người , vô số thanh niên nghiện ngập đánh mất cã tương lai , cuộc sống . Và tiếng kêu hấp hối của Rừng vàng , Biển bạc , vựa lúa miền Nam .
Nếu có điều kiện , nhắm thẳng vào những kẽ phản bội lại dân tộc , bóp cò liên tục mới vừa lòng .
Những người nghĩ ra , phát động và hô hào " học tập tấm gương đạo đức HCM " không biết họ có nuối tiếc những dịp may của dân tộc bị bỏ lỡ cơ hội khy không ? chắc là không và họ cũng chẳng quan tâm . Các vị GS-TS nên viết những bài về lãnh đạo CS thời nay để mọi người biết họ đang làm gì , đang có gì , ví dụ như căn phòng khách của Tổng Nông Đức Mạnh chẳng hạn , ông ta đã làm gì để có nó , vụ cá chết tại sao họ im lặng và quyết liệt phủ nhận , và nhiều chuyện tương tự của các lãnh đạo khác thời đổi mới .
Trả lờiXóaNuối tiếc cũng chẳng vớt vát được gì , vả lại họ quan tâm gì đến quá khứ . Lại chuyện ăn mày dĩ vãng .
bị nhồi sọ đến mức không còn nhận ra sự thật khách quan- đây là bệnh thường gặp ở các trí ngủ xã nghĩa mà tiêu biểu là đám "Gà Sống Thiến Sót" cứ tung hô như một lũ vẹt - chính họ là một lực cản cho khai thông dân trí hiện nay.
Trả lờiXóaNhồi sọ đến mức ngộ nhận củ tre được đẽo gọt sơn phết trở thành "Rồng thiêng" và hô hào nhau vái lạy xì xụp thì có nên không?
"điều kỳ diệu là nó chẳng có gì kỳ diêu cả"-Albert Einstein đã "đơn giản hóa" nhận thức của con người một khi họ hiểu tường tận bản chất của cái gọi là "vĩ đại" ấy.
hãy để hàng trăm năm sau cho người đời phán xét, đừng vội cho mình là đúng, là tốt, là giỏi khi mình còn đang cầm giữ quyền sinh quyền sát với người dân.
Tay Nhung này theo tôi kiến thức toán thì coi tàm tạm, nghĩa là cũng làm tốt cộng trừ nhân chia, đặc biệt phép cộng và phép nhân. Hồi còn làm ở Vụ hợp tác quốc tế, bộ vô giáo dục tay này kèn cựa ra mặt với các cán bộ trẻ hơn tăng cường về vụ. Nhiều cuộc họp dự án y dè bỉu, cay cú, mạt sát họ trắng trợn trước mặt cán bộ trong bộ và các trường như chúng tôi. Đến nỗi tây, tầu cùng họp nhìn nhau nhún vai tỏ vẻ rất ngạc nhiên,coi thường.Chỉ tôi mấy cán bộ trẻ, sau họ cũng đi chỗ khác. Thế rồi y leo lên thứ trưởng hết lòng nịnh bợ Hiển lợn. Y là loại người thượng đội hạ đạp trắng trợn, bất nhân, không che dấu. Đúng như các bạn nhận xét, được cái tay này mắn đẻ tiến sỹ, giáo sư. Cứ có tiền lót tay là y cho đẻ non, hoặc quái thai cũng ok. Một người như Nhung nếu có tự trọng sẽ biết điều nằm im, hưởng lộc đã kiếm được chứ chiềng mặt làm gì? Chắc y muốn kiếm tý lộc rơi vãi của TT Obama chăng? Nhục như con nhục nhục?
Trả lờiXóaKhông hiểu sao "Tuyên ngôn độc lập" của HCM cứ trích dẫn của đế quốc Mỹ?
Trả lờiXóaVậy là có phản động hay không?
Thấy GSTS Nhung "trách khéo" các TT Hoa Kỳ Ru- dơ-ven và Truman mà thêm ... buồn. Sao ông không trách luôn cái ông Đờ Gôn đã từng không thèm đếm xỉa đến cái Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 cho đủ bộ!
Trả lờiXóaThôi thì cái đất nước này đã ra cơ sự như thế, thì nay liệu thế thời mà dự liệu. Chứ đối với mấy "đại ca" thì chỉ có thể "vui là vui gượng kẻo là/ Ai tri âm đó mặn mà với ai" để mong giữ lấy mình!