Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

‘Việt Nam muốn dùng Mỹ làm con bài chiến lược’

Việt Nam và Hoa Kỳ từ mấy năm qua chia sẻ một mối quan tâm chiến lược là ‘thách thức cua Trung Quốc’ và trong bối cảnh này, Việt Nam muốn dùng Hoa Kỳ như một ‘quân bài chiến lược’ như một ‘đối lực’ để đối phó với nước láng giềng phía Bắc, trên Biển Đông, theo một ý kiến học giả từ Mỹ.
Về phần mình, Hoa Kỳ từ lâu cũng muốn cân bằng lực lượng trên Biển Đông, trước thế và lực đang lên của Trung Quốc và muốn tìm kiếm đối tác, và tại Đông Nam Á, Việt Nam có ‘vai trò quan trọng nhất’, trong mắt Hoa Kỳ để Washington cân bằng, đối trọng với Bắc Kinh, vẫn ý kiến này cho hay.
Trao đổi với BBC tại Bàn tròn trực tuyến về chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam và quan hệ song phương Việt – Mỹ, từ Washington D.C, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia chính trị và bang giao quốc tế nêu quan điểm: “Theo tôi, vấn đề cốt lõi trong bang giao hai nước, là từ năm 2009 hai nước dường như có sự quan tâm chung về vấn đề chiến lược, đó là thách thức của Trung Quốc, phải giải quyết vấn đề đó. Về phía Việt Nam, Việt Nam có đường lối đa phương, đa diện hóa ngoại giao, thực sự khi thi hành phải tìm đối lực. Đối lực mà thực chất nhất, quan trọng nhất mà khả thi nhất là nước Mỹ thôi. Thành ra đối với Việt Nam, vấn đề dùng Mỹ như một con bài chiến lược rất là quan trọng.
“Về phía Mỹ, thực sự Mỹ là một cường quốc hải quân, Mỹ coi vùng Á châu – Thái Bình Dương là vùng quan trọng chiến lược và kinh tế quan trọng nhất trong thế ký 21, cho nên họ phải có hiện diện ở đó. Và nếu hiện diện ở đó, thì đòi hỏi rằng trong đó ít nhất phải có tương quan lực lượng thuận lợi, nếu Mỹ để cho Trung Quốc khống chế vùng đó, thì Mỹ sẽ hoàn toàn bị đẩy ra vùng đó và địa vị cường quốc của Mỹ sẽ bị giảm thiểu rất nhiều.
“Thành ra Mỹ muốn làm cân bằng lực lượng nào đó, thì Mỹ phải tìm ra những đối tác nào của mình để tạo ra cân bằng, thay vì là một cái rất siêu, tức là độc quyền một nước như Trung Quốc, thì điều đó khác. Trong đó có rất nhiều nước, nước Nhật (Bản), Đại Hàn (Hàn quốc) vân vân, thì trong Đông Nam Á, Việt Nam là có một vai trò quan trọng nhất trong việc thăng bằng lực lượng đó. Đối với Mỹ có quan niệm đó, đối với Việt Nam có quan niệm đó.
“Vấn đề là hai bên có tiến sâu lắm tới đó là tùy thuộc nhiều vấn đề mà hiện nay tôi thấy là chưa đến được đầy đủ vấn đề là tiềm năng hoàn toàn của nó, bởi vì còn có những lấn cấn khác, còn về lòng tin chiến lược, tôi thấy các vị đã đồng ý với tôi là gia tăng rất nhiều,” học giả Nguyễn Mạnh Hùng từ Mỹ nêu quan điểm.
‘Nhân tố thứ ba’
Cũng tại Bàn tròn thứ Năm về chuyến thăm của Obama, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Hợp tác Quốc tế, Viện Nghiên cứu Phát triển (VIDS), nêu quan điểm:
“Theo tôi vấn đề chất lượng chiến lược trong hợp tác Việt – Mỹ, vấn đề bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí và một số thỏa thuận về vấn đề nhân quyền trọng và ngoài khuôn khổ TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), ba vấn đề này tập hợp thành cái bộ tam rất quan trọng. Và chúng ta sẽ đón chờ trong chuyến đi của ông Obama, bộ tam này sẽ được giải quyết như thế nào. Và nếu bộ tam này giải quyết như thế nào, thì không chỉ nó nói lên chất lượng chiến lược, cái tầm nhìn chiến lược của hai chính quyền và của hai lãnh đạo, mà nó còn nói lên đường hướng cho 5, 10 năm tới.
“Bởi vì các vị có nói là ông Obama sang cuối nhiệm kỳ có sao không, thì tôi nghĩ chiến lược, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là nhất quán, đảng Cộng hòa hay Dân chủ lên, nếu có khác nhau, chỉ khác nhau về sắc thái, chứ còn về mặt chiến lược là sự nhất quán.
“Cho nên, những thỏa thuận sắp tới đây trong chuyến đi của ông Obama về ba vấn đề mà tôi nói, kết thành bộ tam, rất quan trọng. Trong ba vấn đề này có vấn đề bãi bỏ hoàn toàn vũ khí, để nói Việt – Mỹ đi từ chiến tranh, đi từ băng giá, và bây giờ là giai đoạn tìm thấy nhau. Trong giai đoạn tìm thấy nhau này, nó có một nhân tố mọi người có đề cập, nhưng mờ nhạt, đó là nhân tốt thứ ba, nhân tố thứ ba nó là một bóng ma ám ảnh khá mạnh đến quan hệ Việt – Mỹ.
“Và tại sao vấn đề nâng quan hệ đối tác lên đặt ra từ 2010, đến bây giờ là sáu năm rồi các ông vẫn nói với nhau là ‘thôi chúng ta tuy là đối tác toàn diện, nhưng thực chất chúng ta đã là đối tác chiến lược? Tức là vẫn chưa tuyên bố điều đó được, đó là vì nhân tố thứ ba, thì tôi với tư cách một nhà nghiên cứu độc lập, tôi hy vọng ông Obama lần này sang có thể khắc phục được, vượt qua được bóng đè của nhân tố thứ ba này và chính việc bãi bỏ hoàn toàn cầm vận vũ khí nó sẽ tác động cái này.
“Ở đây tôi không nói vấn đề quân sự đâu, chắc chắn Trung Quốc sẽ không sợ Mỹ bỏ cấm vận vũ khí (cho Việt Nam) xong sẽ có những diễn biến phức tạp, tôi nghĩ về tương quan lực lượng quân sự ở đây, tất cả các bên đều biết nhau cả, đây không phải là vấn đề quân sự, mà đây chính là vấn đề lòng tin chiến lược,” cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan nói với BBC.
Đặt nền tảng lâu dài
Hôm 21/5, từ Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine nói với BBC ông tin rằng Tổng thống Obama, người sẽ thăm Việt Nam từ ngày 23-25/5, sẽ hướng tới mục tiêu lâu dài trong quan hệ Mỹ – Việt hơn là những vấn đề ‘chính trị nhất thời’, ông nói: “Xin nói là nhiều người không hiểu chuyến đi này của ông Obama, trước khi ông rời ghế Tổng thống, là một chuyến đi rất là quan trọng.
“Là bởi vì ông không bận tâm những chuyện chính trị nhất thời, cho nên có thể đặt nền tảng cho vấn đề quan hệ lâu dài giữa Mỹ và Việt Nam, cũng như ông Bill Clinton đã làm năm 2000, trước khi ông rời ghế Tổng thống.
“Nhiều người không đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, nhưng tôi nghĩ rằng đây là một chuyến đi rất quan trọng.”
Cho rằng ông Obama muốn đặt một di sản về quan hệ Mỹ – Việt qua chuyến đi, Giáo sư Long khẳng định Tổng thống kế nhiệm dù là ai cũng sẽ ‘tôn trọng’ nền tảng này, sử gia từ Mỹ nói:
“Tôi nghĩ để lại di sản như thế này thì rất quan trọng cho những người tiếp theo.
“Bởi vì đối với Chính phủ Mỹ, trừ trường hợp đi ngược lại quyền lợi của chính phủ Mỹ, còn khi một người Tổng thống trước đặt nền tảng thì các tổng thống sau luôn luôn thi hành nghiêm chỉnh.
“Đặc biệt nếu bà Clinton lên làm Tổng thống, thì bà Hillary Clinton sẽ đẩy mạnh những chính sách của ông Obama, bởi vì chính bà là người đã chủ trương chính sách xoay trục lại Á Đông, cũng như bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở trên Biển Đông,” - Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC.
/Quý vị có thể theo dõi thêm về cuộc Tọa đàm của BBC về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama tại đây./
-----------

11 nhận xét:

  1. Mấy ông Giáo sư Tiến sĩ này nói khó hiểu thật .
    Lẽ ra là Mỹ muốn dùng VN làm con bài chiến lược , còn VN muốn moi tiền Mỹ nộp cho đại ca TQ .

    Trong thời chiến tranh lạnh giữa Tư bản và CS sau Thế chiến thứ 2 , điều Mỹ lo nhất là LX và TQ liên kết quậy thì thế giới này tan tành .
    Do đó sau 1 thời gian dài tạo chốt chận sự bành trướng của CS đi xuống ĐNÁ ở VN ( y hệt như tại Đại Hàn ) Mỹ tốn hao nhiều nhân mạng và tiền bạc , khó lòng kéo dài tận lực , nên đã tính nước cờ khác hay hơn nhiều . Đó là lôi kéo TQ về phe Mỹ , tách ra khõi LX .
    Kết quả là LX sụp đổ , TQ đá được Đài Loan , thế chân vào LHQ , buôn bán với Mỹ trở thành giàu có . Bù lại miền Nam bị giao nộp cho CS .
    Khi con hổ TQ được đánh thức , Mỹ thấy sự đe doạ nên tính kế ngăn chận , dời trục về ĐNÁ . Trong chiến lược này , VN lại trở thành 1 con cờ độc đáo , nếu lôi kéo VN về Mỹ thì mối hoạ bành trướng xuống ĐNÁ của TQ bị cãn trở nặng nề .
    Do đó Mỹ quay trở lại “ Quyến rũ “ lôi kéo VN , dù biết rõ VN là con cưng của TQ với bao thói hư tật xấu “ chịu không nổi " . ( bõ cấm vận năm 1990 , không nhượng bộ nhân quyền )
    Vì tiền trao mà cháo không chịu múc , nên mối bang giao này kéo dài đăng đẳng , rất chậm như rùa bò .
    Nhưng trong chiến lược lớn ngăn chận TQ , nên Mỹ phải chịu nhiều thiệt thòi , khổ nhọc , còn VN tuy đã đánh mất trái tim cho TQ nhưng cứ vòi vĩnh , được bao nhiêu hay bấy nhiêu . Bõ cấm vận vũ khí hoàn toàn là do chiều chuộng , lôi kéo .
    VN có thiệt thòi gì đâu , 1 phần ầm ừ với Mỹ cho dân có giấc mộng đẹp mua thì giờ êm đềm tới năm 2020 , 1 phần kiếm tiền để bù lại mậu dịch thua thiệt với đại ca mỗi năm cã 40 tỉ . Nhưng linh hồn đã bán cho Quỹ từ lâu và thời kỳ Bắc thuộc đã được NCT báo trước từ năm 1990 .

    Trả lờiXóa
  2. "VN dùng Mỹ làm chiến lược". Chiến lược nào ? Quân sự ư,mua vủ khí Mỹ để chống TQ à, không thể nào,chính trị: giải thể đảng cs càng không thể, kinh tế:kiếm tiền viện trợ ,chẳng lẻ nd Mỹ quá ngu. Thế nên chẳng chiến lược nào cả chỉ mục đích nâng giá với TQ mà thôi

    Trả lờiXóa
  3. Nói thẳng ra là CsVN.LỢI DỤNG chiến lược của Mỹ trong việc ngăn chận âm mưu làm chủ Biển Đông của Trung Quốc nhưng Mỹ thực dụng
    nên họ sẽ đánh giá tình hình tuỳ thuộc vào hành động của VN.có
    thực tâm hay không hay chỉ muốn lợi dụng Mỹ mà làm lợi cho TQ.,
    nếu không được gì thì họ sẽ tính kế khác ngay.

    Trả lờiXóa
  4. Biện pháp cuối cùng là phải đánh gục kinh tế của Tàu như LX trước đây , nhưng kinh tế TC gục thì Mỹ cũng nhào và VN cũng lao đao ! Vì cả Mỹ và VN đều có quan hệ kinh tế " mật thiết " với Tàu , nhất là VN , đảng CS đang cầm quyền , nhưng tất cả đều phụ thuộc TQ , kinh tế , chính trị , tài chính . Phải khẳng định rằng , sự ngự trị của ĐCS ở VN không thể thiếu " tình đ/c " !
    Các bác toàn GS-TS nhưng nhận định có một nửa , chỉ thấy nói Mỹ đã làm gì và sẽ làm gì , không thấy đả động đến VN . Tất cả mọi vấn đề sẽ đạt được mục đích hay không , cái này do lãnh đạo CSVN quyết định , vì Mỹ chỉ có thể đề nghị giúp mà thôi .
    Tồn tại hay không tồn tại , một lựa chọn khó khăn của ĐCSVN .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS VN chỉ có 1 con đường để đi không chọn lựa , đó là con đường đàn anh đã vạch sẳn , họ phải ôm chân TQ để tồn tại , mà họ cũng thề trung thành , nhất quyết theo quỹ đạo đã vạch sẳn , trong đó vai trò , ý muốn lòng dân VN là con số zero .

      Xóa
    2. "kinh tế TC gục thì Mỹ cũng nhào"?
      Thế nhiều năm trước, khi TC mạt hạng, Mỹ có sao không? Bạn có vẻ dốt kinh tế. Ngoài TC, còn gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đủ để Mỹ và họ sống tốt với nhau.

      Xóa
    3. Trời đất ơi , bạn nói người khác dốt kinh tế và Mỹ còn làm ăn với gần 200 quốc gia , đúng vậy , vì giữa Mỹ và TQ là quan hệ " đặc biệt " , Ở châu Âu hầu như không có các công ty Mỹ hoạt động , vì không thể trả lương công nhân châu Âu rẻ mạt như nhân công Tàu . Bạn hãy làm con tính nhỏ , lương CN Tàu 0,5-1USD/giờ . Lương tối thiểu ở Tây Ban Nha trả cho 1 bà già đi hái dâu tây là 5E/1giờ ! Chênh lệch không bạn ? và nếu 1 nhà máy có 1000 CN thì ông chủ 1 ngày phải trả số chênh lệch này là bao nhiêu và số này nhân tiếp với 1 tháng , 1 năm . . . không hề nhỏ ! Vả lại các nước họ không sẵn sàng làm bãi rác cho Mỹ như TQ , Tàu chở hàng qua Mỹ , lúc về chở phế liệu của Mỹ để tái chế . Các hãng công nghiệp lớn của Mỹ hầu như đã có mặt ở TQ , kể cả chế tạo vũ khí , nhiều máy bay , tên lửa Mỹ lắp linh kiện điện tử TQ , vì nó . . . rẻ ! Các Cty Mỹ là DNTN nên họ nhằm đâu có lợi là họ đến , chính phủ không có quyền can thiệp như Cty QDVN .
      Đừng quá đề cao Mỹ mà tự ái , vì sự thật nó như vậy , không ai biếu không người khác cái gì đâu .

      Xóa
    4. TC chỉ là kẻ phá rối nền kinh tế thế giới thôi (phá giá, làm hàng giả, thủ đoạn bẩn - thu mua những thứ quái đản, như móng trâu bò, đỉa... làm nông dân VN tự hại chính mình; có vụ nó mua trà VN nhưng bảo nông dân VN trộn phân vào? Sau đó tại hội chợ nông nghiệp quốc tế nó nói "Trà VN có phân!", đem đốt bỏ trước thập mục sở thị. Kết quả là...
      Cho nên đừng ngớ ngẩn đề cao TC. Như vậy hóa ra là cổ vũ cho 1 tên gian thương, loại mà tôn chỉ của nó "Thương trường là chiến trường!" - giết chết đối thủ, thậm chí họ có phải tự tử theo nghĩa đen cũng mặc kệ!

      Xóa
    5. "không ai biếu không người khác cái gì đâu" là câu triết lý lởm của Tàu Cộng!
      Giá trị "Cho đi, không nhận lại" vẫn luôn tồn tại ở Thế giới Văn minh!

      Xóa
    6. Sao bạn 06:25 lại mang chuyện cá nhân VN ra làm mô hình cho cả thế giới ? Thương trường luôn luôn là chiến trường ! Và chỉ có người VN là . . . liệt sĩ ! Ở các nước không hề thấy Tàu nó giở trờ này như ở VN . Hãy nhìn lại mình xem có thiếu sót gì không ? " Mình phải thế nào thì nó mới làm thế chứ "! Nhưng theo tôi , người VN dễ lừa vì quá yêu . . . tiền nên quên cả cái bẫy của kẻ thù truyền kiếp .
      Nếu bạn là một doanh nghiệp " văn minh " chỉ cho đi không nhận lại thì chắc chắn . . . lãi to ! Người châu Âu họ rủ nhau đi quán , nhưng thanh toán thì ai ăn gì người ấy trả , họ không " lởm " như bạn nghĩ đâu . Hoàn toàn sòng phẳng ! Phong cách sống như vậy làm cho người ta độc lập , quyết đoán , không phụ thuộc , không mang nợ và mang ơn người khác .

      Xóa
  5. Trên FB đọc 1 còm rất vui: "Mẹ nó chứ! Cá chết thì nó không biết tại sao? Cơ mà biết rõ là dân đang giấu 500 tấn vàng?! Làm như dân tham nhũng vàng đem cất vậy".

    Trả lờiXóa