*Văn Cao
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước,
em đến thăm một lần.
Bao lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân.
Cành đào hoen nắng chan hoà,
chim ca thương nhớ, chim ngân xa U ù u ú.........
Hồn còn ngây ngất chặng vương.
Dìu nhau theo dốc núi nơi ven đồi
chỉ thấy chim đem lời âu yếm,
tới đây chân bước lòng ngập ngừng.
Mắt em như dáng thuyền sóng nước.
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài
bến xuân.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh.
Đôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân.
Ai tha
hương nghe ríu rít oanh ca,
cánh nhạn vào mây thướt tha,
lưu
luyến một chiều xa.
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ nhác,
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ nhác,
em
vắng tôi một chiều.
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu.
Từng đôi chim trong nắng khe khẽ ru u ù u ú
...........
Lệ
buồn rơi ướt chan hoà.
Chim reo thương nhớ, chim ngân xa u ù u ú
..........
Hồn
còn ngây ngất về đâu.
Người đi theo mây gió xa muôn trùng,
lần bước phiêu du về bến cũ.
Tới đây chân bước cũng ngập ngừng.
Liễu
xương đưa tóc vàng trong nắng.
Hồn áo
phong sương du khách
còn
ngại ngùng nhìn bến xuân.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh.
Sương mênh mông che lấp kín non xanh.
Đôi
cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân.
Ai tha
hương nghe ríu rít oanh ca,
cánh
nhạn vào mây thướt tha,
lưu luyến tình vừa qua...
Xem VDO nghe hát – Ánh Tuyết-
Xem VDO nghe hát – Ánh Tuyết-
-----------
TÔI
MỌC TAI TRÂU THẬT RỒI, CÁC VỊ Ạ !
Chương trình "Giai điệu Tự hào" số mới nhất
vừa kết thúc cách đây ít phút, tôi bưng đôi "tai trâu" chạy về phòng
vội gõ mấy dòng này vì sợ để lâu ít nữa thì không còn ý định.
Chương trình lần này chuyên về nhạc Văn Cao và Phạm
Duy. Thôi thì thời cuộc đã thay đổi nên người ta đã xếp Phạm Duy bên cạnh Văn
Cao (Được giải thích là bởi tình bạn 2 người) thì tôi cũng chẳng dám nói làm
gì, vậy ở đây chỉ bàn về âm nhạc thôi.
Xét về cống hiến cho nền Tân nhạc thì 2 người có sự khác nhau nhiều. Một người (Phạm Duy) chuyên khai thác và dựa vào chất liệu dân ca là chủ yếu (tính sáng tạo kém) còn người kia (Văn Cao) hoàn toàn đưa chất liệu mới lạ, các giai điệu đẹp vào Tân nhạc giúp nền âm nhạc VN tiếp cận được với nhạc Tây phương. Tôi đánh giá sức sáng tạo và cách tân của Văn Cao cao hơn Phạm Duy. Không cần so sánh phần lời thì các bài hát của Văn Cao bài nào cũng hay hơn, nếu không tin các vị cứ bỏ phần lời xem: phần nhạc ai hay hơn? ai mới hơn ai?
Xét về cống hiến cho nền Tân nhạc thì 2 người có sự khác nhau nhiều. Một người (Phạm Duy) chuyên khai thác và dựa vào chất liệu dân ca là chủ yếu (tính sáng tạo kém) còn người kia (Văn Cao) hoàn toàn đưa chất liệu mới lạ, các giai điệu đẹp vào Tân nhạc giúp nền âm nhạc VN tiếp cận được với nhạc Tây phương. Tôi đánh giá sức sáng tạo và cách tân của Văn Cao cao hơn Phạm Duy. Không cần so sánh phần lời thì các bài hát của Văn Cao bài nào cũng hay hơn, nếu không tin các vị cứ bỏ phần lời xem: phần nhạc ai hay hơn? ai mới hơn ai?
Ấy thế mà ở cuối chương trình, khi MC hỏi từng người
trong Hội đồng bình luận (già lẫn trẻ toàn những người trong nghề và có
"tai nghe") hãy chọn ra 1 bài hay nhất để công diễn trong đêm Tổng
kết thì 100% các vị ấy đều chọn các bài của Phạm Duy mà không có vị nào bình
chọn cho bài nào của Văn Cao cả. Chết rồi! thế này đích thị là mình mọc
"tai trâu" rồi!
Rất may là cuối cùng kết quả theo số phiếu bình chọn
của khán giả trong trường quay thì bài hát "Trường ca sông Lô" của
Văn Cao được bình chọn cao nhất chiếm 26% trong đó bài "Tình ca" (coi
như nổi tiếng nhất của Phạm Duy) được có 10,6%. Có thế chứ!
Nhưng cái "tai trâu" của mình thì làm sao
bây giờ? và tai của các vị trong Hội đồng bình luận là tai gì nhỉ?
Viết chơi mấy dòng, dù sao tôi vẫn chỉ là kẻ ngoại
đạo, đừng chấp mà ném đá!
P/S: Nhân vụ này, tôi lại liên hệ tới chuyện ca sĩ hay DIVA (?) gì đó hát Quốc ca theo trường phái "thảm họa". Phần đông khán, thính giả, có cả nhạc sỹ, ca sỹ và Nhà nghiên cứu âm nhạc đều khẳng định hát như thế là không được, không cho phép, phản cảm...thì lại có một số đông (chủ yếu là các nhạc sĩ và ca sĩ trẻ) lại bênh vực, lại nhiệt liệt tán dương, thậm chí có ca sĩ lại dọa bỏ nghề nếu ca sĩ hát kiểu đó bị ném đá (thế mới kinh!) bởi như họ nói: họ là người trong NGHỀ, làm NGHỀ, chỉ có họ mới hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà thôi, còn lại là "Tai trâu"hết.
P/S: Nhân vụ này, tôi lại liên hệ tới chuyện ca sĩ hay DIVA (?) gì đó hát Quốc ca theo trường phái "thảm họa". Phần đông khán, thính giả, có cả nhạc sỹ, ca sỹ và Nhà nghiên cứu âm nhạc đều khẳng định hát như thế là không được, không cho phép, phản cảm...thì lại có một số đông (chủ yếu là các nhạc sĩ và ca sĩ trẻ) lại bênh vực, lại nhiệt liệt tán dương, thậm chí có ca sĩ lại dọa bỏ nghề nếu ca sĩ hát kiểu đó bị ném đá (thế mới kinh!) bởi như họ nói: họ là người trong NGHỀ, làm NGHỀ, chỉ có họ mới hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà thôi, còn lại là "Tai trâu"hết.
Vậy cái NGHỀ của họ là NGHỀ gì vậy?
Dương Công
-----------
Đất nước có còn những "bến xuân" đầy chất sống này không ,hay đã tan nát thành những mãnh vỡ không hồn bởi bàn tay những kẻ rấp ranh bán nước?
Trả lờiXóaNgày ấy cụ Văn Cao mới 16 tuổi đầu. Nền giáo dục thực dân quá là tuyệt vời!
Trả lờiXóaVăn Cao đã tạc vào ký ức độc giả một BẾN XUÂN dào dạt ý thơ đọc ngân lên trong veo như lời ca vĩnh cửu,để cho người xưa tìm về que hương với nỗi nhớ thắt lòng cư u ù u ú.
Trả lờiXóa"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
có thảng thốt khi đọc:
Mắt em như dáng thuyền sóng nước
Tà áo em runng theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân.
Ngay từ thế hệ của nhưng người "mang gươm đi mở cõi",những người"chinh Nam say bước quá xa miền" đã phải quặn lòng mơ ước:
Muốn trở về quê mơ cảnh Tiên.
BẾN XUÂN giờ chỉ còn là tiếng vọng.Tiếng vọng của:
Người đi theo mây gió xa muôn trùng.
Để: Lần bước phiêu du về bến cũ.
Để: Tới đây chân bước cũng ngập ngừng.
Vì giờ đây:
Sương mênh mang che lấp kín non xanh.
và những "ai tha hương nghe ríu rít oanh ca" còn khó hơn cả trong giấc mơ.
Tất cả chỉ còn là hoài niệm.
BẾN XUÂN cho ta môt hoài niêm đẹp về quê hương,đất nước.Cảm ơn Nhà Thơ Đại tá Bùi Văn Bồng đã đưa Văn Cao về lai trang mang của mình,khi đất nươc đang tiến hành công nghiêp hóa để hoài niệm của mọi người càng thâm thía.
Hai nhạc sĩ này đều là đại thụ trong nền tân nhạc Việt Nam. Tôi đặc biệt thích bến xuân qua sự thể hiện của ca sĩ Khánh Ly... Văn Cao sáng tác ít, chất lượng... Phạm Duy sáng tác nhiều cũng chất lượng không kém. Cái tài của Phạm Duy là khai thác được kho tàng dân ca Việt Nam nên tác phẩm của ông rất giàu nhạc tính, tình cảm, gần gũi, mộc mạc... Đề tài thường gần gũi với làng quê, nông phu, người lính... Chứ không đẹp nhưng lại "hẹp đối tượng" như Văn Cao nên được phổ biến rất rộng rãi, đặc biệt là tại miền Nam trước 1975... Nói về trường ca thì có lẽ Văn Cao không thể so sánh với Phạm Duy về số và chất lượng được. Tôi thích Phạm Duy hơn Văn Cao nhiều...
Trả lờiXóaNhận xét về Văn cao và Phạm Duy mà ông chỉ dẫn ra vài bài nhạc rồi phê bình thế nầy thế nọ, thì ông xứng đáng là có lổ tai trâu rồi, ông Dương Công ạ !
Trả lờiXóaTài năng của Văn Cao chỉ sáng chói trước khi ông gia nhập đảng CS. Sau khi ông vào đảng thì hầu như ông không có sáng tác nào nổi bật, ngay cả Trường ca Sông Lô, vì nó đã có màu sắc chính trị trong đó.
Còn đối với Phạm Duy, sống ở miền nam tự do, ông thoải mái sáng tác những gì ông yêu thích, do đó nhạc của ông có hồn hơn và tài năng của ông cũng bao quát hơn, từ tình ca, dân ca. Trong lãnh vực thơ phổ nhạc, ông là một cây đại thụ, ít người dám so sánh.
Thơ phổ nhạc của Phạm Duy có hàng trăm bài, trong đó có rất nhiều bài thơ rất khó nuốt, thế mà dưới bàn tay phù thủy của ông, nó biến thành những bài ca cực hay.
Mời quý vị đọc bài thơ "Tương phản" của Cung trầm Tưởng, sau đó nghe bản nhạc "Bên ni bên nớ" mà Phạm Duy phổ nhạc cũng bài thơ trên:
"Tương Phản."
"Đêm chớp ngày tàn
Theo tiếng xe lăn về viễn phố
Em ơi!
Sương rơi
Ngoài song đêm hạ
Ôi buồn phố xá…
Hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gõ guốc: người xa vắng người
Em có nghe dồn giã
Bước ai vất vả
Bóng ai chập chờn
Hồn ai cô đơn
Say sưa tìm về ấm cúng
Em có nghe bi ai
Tình ai ấp úng
Thương ai lạc loài
Ăn mày xán lạn một ngày mai
Đêm nay say đất lở
Em có nghe rạn vỡ
Ra muôn mảnh ly rơi
Pha lê vạn chuỗi cười
Bên nớ dạ thành khoe tráng lệ
Trơ trẽn giai nhân phô loã thể
Bên ni phố vãng lòng ngoại ô
Em có nghe mơ hồ
Bước ai thao thức
Gõ nhịp hẹn hò
In dài ngõ cụt
Bóng ai giang hồ
Bên nớ bên ni đêm lạnh cả
Lạnh đêm mà chẳng lạnh vuông phòng
Em ơi bên trong
Dù chia ly đôi phút
Đồng mang nhớ đèo mong
Hai tâm hồn giam kín
Bốn mắt xanh bịn rịn
Anh ngồi làm thơ
Anh ngồi bấm đốt con thơ ra đời
Bên ngoài liếp ngỏ sương rơi
Bên trong kín gió ấm ơi là tình!"
(Cung trầm Tưởng)
"Bên ni bên nớ" với tiếng hát Khánh-Ly:
https://www.youtube.com/watch?v=twRhT4RKiK4
Tóm lại, âm nhạc là những tiếng kêu CHÂN THÀNH phát xuất từ con tim, chính vì thế hầu hết những bản nhạc của miền nam -mà người ta gọi là nhạc vàng- dù đã bị nhà cầm quyền cộng sản đốt phá, ngăn cấm, nhưng nó vẫn lan tràn và sống mãi -ngay với dân miền bắc- bởi vì đơn giản, khi người nghệ sĩ sáng tác, họ đã viết bằng những giai tầng rung động của trái tim, khi bản nhạc hợp với giai tầng rung động của người nghe trong một phút vui buồn nào đó, thì nó sẽ trở thành HAY với người thính giả đó ngay.
Người nghệ sĩ sáng tác cần sự tự do như con chim cần bầu trời!
Sáng tác mà do sự chỉ đạo, theo phong trào hay theo đơn dặt hàng thì nó chỉ có giá trị nhất thời mà thôi.
Nói tới Phạm Duy mà chỉ nhận xét qua vài bản nhạc, thì quả là mù mà sờ voi. Muốn biết nhạc Phạm Duy hay dở ra sao, mời quý vị vô Youtube.com, gỏ nhạc Phạm Duy thì sẽ rỏ.
Năm 54, Nếu chẳng may mà kẹt lại ở miền bắc, thì gia tài âm nhạc của Phạm Duy cũng chẳng khá gì hơn Văn Cao, Nguyễn thiện Tơ, Phan huỳnh Điểu,v.v...
Tôi chắc chắn là như vậy!
Bản nhạc Bến Xuân là sáng tác chung của Văn cao và Phạm Duy !
Trả lờiXóahttps://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFn_xu%C3%A2n
Bác Văn Cao có bài quốc ca bạo lực quá. Toàn xác với máu không à... Không biết thế giới có nước nào mà đường vinh quang xây bằng xác như ta không...
Trả lờiXóaCo người trách Mỹ linh hát quốc ca như đưa đám . Kể ra cũng có lý . Toàn rừng xương , núi xác thì đưa đám cũng phải .
Xóa