Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Thư gửi Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam


Công Bố
Ngày 30 tháng 4 vừa qua, 54 trí thức, nhân sĩ ở trong nước và ở nước ngoài đã gửi đến các nhà lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Việt Nam bức thư nêu giải pháp cần thiết và khả thi theo luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối danh sách những người ký thư, có ghi địa chỉ của tôi là nơi nhận phản hồi.
Trong thời gian gần đây, nhiều sự kiện và dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc đang tiếp tục lấn tới trong mưu đồ bá chiếm Biển Đông. Trong khi đó, những đề xuất của chúng tôi trong bức thư hầu như bị bỏ qua và không nhận được hồi âm nào từ các nhà lãnh đạo dù đã qua hơn hai tuần.
Vì vậy, chúng tôi thấy cần công bố bức thư này để đồng bào cả nước cùng với người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè trên thế giới lên tiếng. Chúng tôi hy vọng, bằng nhiều hình thức thích hợp (như phát biểu trực tiếp trong những cuộc tiếp xúc của cử tri với các nhà lãnh đạo ứng cử đại biểu Quốc hội, viết thư hoặc bài báo bày tỏ quan điểm …),  họ sẽ thúc đẩy giới lãnh đạo Việt Nam có chủ trương, biện pháp đáp ứng được đòi hỏi của tình thế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và mong đợi của nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, khu vực quan trọng hàng đầu của quốc tế.
Thay mặt những người ký bức thư ngày 30 tháng 4 gửi lãnh đạo.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987)
____
Ngày 30 tháng 4 năm 2016
Thư gửi Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam
Kính gửi:
- Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ
- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội
Kính chuyển:
- Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Kính thưa Quý vị,
Năm 2016 đánh dấu một thời điểm đặc biệt: Năm thứ 60 ngày Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Không ngừng ở đảo Phú Lâm, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và các bãi đá ngầm của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988.
Trong 40 năm qua, ngoài việc không đáp ứng chủ trương đàm phán hoà bình của Việt Nam về tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa, Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, với các hành động như gây thiệt hại tài sản và thiệt hại nhân mạng cho ngư dân Việt Nam, cấm đánh cá trên vùng biển truyền thống của Việt Nam, cải tạo và tăng diện tích những bãi đá ngầm chiếm đóng bất hợp pháp thành đảo nhân tạo, hoàn thiện hay xây dựng mới tổ chức hành chính, sân bay quân sự, quân cảng, hải đăng, v.v. ở Hoàng Sa – Trường Sa, trực tiếp đe dọa an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Nghiên cứu luật pháp quốc tế về quyền lợi và chủ quyền quốc gia cho thấy:
1- Phản đối ngoại giao chỉ có hiệu quả nếu nó được nối tiếp với một trong hai phương thức: tích cực giải quyết tranh chấp qua đàm phán hoà bình, hay qua sử dụng hệ thống toà án quốc tế: Toà án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Toà Trọng tài đặc biệt thành lập theo Phụ lục VIII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
2- Sự chiếm đóng lâu dài và nỗ lực của Trung Quốc trong việc viết lại lịch sử hành xử chủ quyền, và trong hành động hợp thức hoá chiếm đóng bất hợp pháp Hoàng Sa – Trường Sa, cho thấy sự bất lợi của Việt Nam trong tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông gia tăng khi không được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Với các điều vừa nêu, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, mạnh mẽ và nghiêm túc yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Việt Nam công khai kêu gọi Trung Quốc tiến hành đàm phán hoà bình với các nước có tranh chấp trên Biển Đông, hay đồng ý cùng Việt Nam đưa tranh chấp ở Hoàng Sa – Trường Sa ra hệ thống toà án quốc tế để giải quyết. Nếu kêu gọi này không được Trung Quốc đáp ứng, Việt Nam sẽ tích cực sử dụng các biện pháp hoà bình, theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả chính thức khởi kiện Trung Quốc, trong thời gian sớm nhất.
Đối diện với lập trường nhất quán của Trung Quốc là không đàm phán hoà bình với Việt Nam về Hoàng Sa – Trường Sa, khi sử dụng luật pháp quốc tế, phương pháp khả thi duy nhất còn lại trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Việt Nam không chỉ bảo vệ quyền lợi và chủ quyền quốc gia, mà còn giúp mang lại hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, tạo tin tưởng từ các nước phụ thuộc vào giao thông hàng hải với hơn 5.300 tỷ USD mậu dịch quốc tế hàng năm.
Cách hành xử này sẽ chứng minh rằng Việt Nam là nước tôn trọng luật pháp, và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng thế giới.
* DANH SACH NGƯỜI KÝ TÊN
1-Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, nguyên Đại sứ tại Trung Quốc, Việt Nam
2- Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS), Việt Nam
3- Hồ An, nhà phê bình văn học, nhà báo, Việt Nam
4- Vũ Thị Phương Anh, Tiến sĩ, Việt Nam
5- Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Trí thức Sài Gòn, Việt Nam
6- Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Việt Nam
7- Thái Văn Cầu, chuyên gia Khoa học Không gian, Hoa Kỳ
8- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Văn học, Việt Nam
9- Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, Việt Nam
10- Lê Đăng Doanh, thành viên Uỷ ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam
11- Hoàng Dũng, Phó Giáo sư – Tiến sĩ, khoa Ngôn ngữ Đại học Sư phạm TP HCM, Việt Nam
12-Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Việt Nam
13-Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên Vụ trưởng Uỷ ban Kế hoạch hoá Gia đình, Việt Nam
14- Nguyễn Ngọc Giao, nhà báo, nguyên Giảng viên Toán, Đại học Paris VII, Pháp
15- Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Việt Nam
16- Trần Hải Hạc, nguyên Phó Giáo sư Đại học Paris 13, Pháp
17-Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ, Việt Nam
18- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ Văn học, Việt Nam
19- Nguyễn Đức Hiệp, chuyên gia Khí quyển, Cơ quan Môi trường và Di sản, Chính phủ Bang New South Wales, Úc
20- Nguyễn Thái Hợp, Giám mục, Việt Nam
21- Hoàng Hưng, nhà thơ, nguyên Trưởng ban Văn hoá – Văn nghệ báo Lao Động, Việt Nam
22- Nguyễn Lương Hải Khôi, Tiến sĩ, Việt Nam
23- Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, Việt Nam
24- Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Việt Nam
25- Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ
26- Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết, Việt Nam
27- Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Việt Nam
28- Huỳnh Công Minh, Linh mục, Việt Nam
29- Bửu Nam, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Văn học, Việt Nam
30- Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, Việt Nam
31- Nguyên Ngọc, nhà văn, Việt Nam
32- Phạm Đức Nguyên, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Kiến trúc, Việt Nam
33- Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam
34- Lê Minh Phiếu, Tiến sĩ Luật, Việt Nam
35- Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu, Việt Nam
36- Phạm Hoàng Quân, nhà nghiên cứu, Việt Nam
37- Trần Đức Quế, lão thành cách mạng, Việt Nam
38- Tô Lê Sơn, Kỹ sư, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Việt Nam
39- Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Việt Nam
40- Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ tại Hà Lan, Việt Nam
41- Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế học, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản
42- Đào Công Tiến, Phó Giáo sư – Tiến sĩ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM, Việt Nam
43- Lê Trung Tĩnh, Kỹ sư, Pháp
44- Nguyễn Khánh Trâm, thành viên Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Việt Nam
45- Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ tại Thái Lan, Việt Nam
46- Lê Vĩnh Trương, nhà kinh doanh, Việt Nam
47- Hà Dương Tường, nguyên Giáo sư Toán học, Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
48- Hoàng Tụy, Giáo sư Toán học, Việt Nam
49- Lưu Trọng Văn, nhà văn, nhà báo, Việt Nam
50- Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cao cấp về thống kê của Liên Hiệp Quốc; chuyên gia tư vấn cho Myanmar, Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Hội đồng Hợp tác các nước Vùng Vịnh, Hoa Kỳ
51- Hà Quang Vinh, cán bộ hưu trí, Việt Nam
52- Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Việt Nam
53- Nguyễn Đắc Xuân, nhà nghiên cứu văn hoá, Việt Nam
54- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư – Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học (CNRS) và Đại học Paris VI, Pháp.
(BS/BVN)

12 nhận xét:

  1. Trong bao nhiêu năm qua, các vị đã viết bao nhiêu tâm thư, thư kín, thư ngỏ? Các vị nhận được câu trả lời gì? Tại sao các vị cứ làm những chuyện vô bổ này khi đã biết nó không có hiệu quả? Các vị muốn lấy điểm với dân hay sao?
    Nếu quý vị thật sự muốn thay đổi thì các vị còn chờ gì nữa mà không cùng nhân dân XUỐNG ĐƯỜNG? Nếu các vị chờ đến khi đất nước này không thể cứu vãn nữa thì các vị còn mặt mũi nào đối diện với con cháu các vị sau này, khi đất nước trở thành một phần của Trung Quốc như Tây Tạng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là bước đầu mà bạn.

      Xóa
    2. Tôi thấy ND 07:56 cÓ phần đúng vì mặc dù là bước đầu thì bước này hơi lâu và dậm chân tại chổ. Người ta lờ đi, không cần làm một điều gì hết, cứ đưa mặt thớt chai lì vì họ thừa biết là rồi cung xong, mạnh ai nấy đi. không có bước thứ hai, thứ ba nào hết thì bận tâm làm gì, có gì phải bắt buộc họ nghe đâu.
      Tôi không biết thời trước 75, những ông như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công giàu,Lê Hiếu Đằng... có phải viết nhiều thư ngỏ, kiến nghị, tâm thư, góp ý.... như bây giờ hay không?

      Xóa
    3. Không đời nào ! Mấy ngài sinh viên như HTM,LCG.,LHĐ,
      NĐXuân,HKBáu toàn là vua xuống đường nên đã góp phần
      đưa cả nước lọt vào quỹ đạo giặc Tàu cộng.

      Xóa
  2. Ngay cái "kiến nghị sửa đổi hiến pháp" (kiến nghị 72- do 72 nhân sỹ trí thức- những vị khai quốc công thần đề xướng, được 15.000 người ký tên) thì bọn mặt dày lỳ lợm như nguyễn phú trọng và những kẻ cầm đầu csVN có thèm xem và trả lời đâu? chúng còn quy cho là của "phản động và thế lực thù địch" nữa chứ.
    Vừa rồi, người dân bức xúc xuống đường đòi nhà nước phải có biện pháp ngăn chặn gây ô nhiễm biển, trả lời công luận về nguyên nhân ô nhiễm, thì chúng còn vu cáo cho những người yêu biển, những người đấu tranh như ông Quang A, Xuân Diện, Tạ Trí Hải... là phản động - đây là một kiểu bôi nhọ rất khốn nạn của những thằng cầm đầu đảng csvn.
    CCB F320

    Trả lờiXóa
  3. Nguyên nhân lớn nhất mà mấy tay chóp bu đãng bao nhiêu năm qua chẳng thèm đếm xĩa gì đến các thư ngỏ,tuyên bố,kiến nghị...của quý vị là vì chẳng có "chế tài" gì đi kèm theo các kiến nghị,thư ngỏ đó cả.
    Kẻ cướp chẳng bao giờ tự nguyện trả lại những gì hắn đã cướp nếu nạn nhân chỉ...kiến nghị.
    Có một "chế tài" khá hiệu quả có thể đi kèm theo kiến nghị đó là : trong một thời hạn nhất định nào đó,nếu đãng không đếm xĩa gì đến các kiến nghị đó,những ai đang là đãng viên sẽ rời bỏ đãng vì rõ ràng là đãng chẳng coi tiếng nói của đãng viên là cái đinh gì cả.

    Trả lờiXóa
  4. Lãnh đạo ...tặc thì có ngày lãnh... đạn!

    Trả lờiXóa
  5. Nhờ TQ cứu sống và tiếp tục hà hơi tiếp sức, có cho kẹo CSVN cũng không dám động đến kẻ đã sanh ra mình, cùng lắm là lải nhải các từ "vô cùng quan ngại", "quyết liệt phán đối" để lừa dân thôi. Hoàn toàn đồng ý với Nặc Danh 07:56 Vũ Nguyệt Anh

    Trả lờiXóa
  6. Rất mừng thấy sự lên tiếng của bác Vĩnh .

    Bác Vĩnh như ngôi sao Bắc Đẩu , phát ra tia sáng cho đàn trẽ hậu thế định được hướng đi , tránh hố sâu diệt tộc .

    Theo luật pháp quốc tế , những tranh chấp đã hơn 50 năm thì không còn cứu xét nữa , HS nay đã gần hết hạn tranh cãi và vĩnh viễn thuộc về đất mẹ của đảng .

    Nhưng , hòn đảo nhỏ chim ĩa , để cho bạn giử dùm , so với cã đất nước thì có thấm gì , hiện nay đất nước còn sợ giử không được , mất luôn mới là hệ trọng .

    Xét 1 chuổi dài sự kiện liên kết nhau , diễn biến theo thời gian , thì rõ ràng TQ đang triệt hại kinh tế , mạng sống dân Việt 1 cách tàn độc , kín đáo .Cho dù không có Thành Đô thì với chước “ không chiến , tự nhiên thành “ , làm cho dân Việt nghèo đói , tàn mạt , ăn mày thì VN cũng tự nhiên rơi vào tay TQ hiểm ác , huống hồ có đám đệ tử kiên quyết trung thành đến chết , giúp sức , thì phen này còn tệ gấp trăm lần cú lừa Trọng Thuỹ -Mỵ Châu .

    TQ chiếm hết biển Đông ngang ngược , VN chỉ còn bờ biển mà nay lại đánh thuốc độc làm hàng triệu người bị ảnh hưởng . Kéo theo nhiều ngành nghề bị đe doạ thất nghiệp , phá sãn .

    Hãi sản xuất khẩu hàng năm gần 30 tỉ đô la có nguy cơ tàn rụi như đồng bằng sông Cửu Long , vựa lúa của miền Nam đang trở thành cánh đồng hoang. Vựa lúa sông Hồng miền Bắc cũng đang bị âm mưu trong tầm ngắm .

    Nhiều con sông khác chất độc cũng bị thải ra gây nhiều cái chết thầm lặng mà dân nghèo không biết .Khắp cã nước ăn thức ăn nhiểm độc hàng ngày , đó là âm mưu diệt chủng quá tinh vi .

    Đã gần chục năm trước , đã có nhiều báo động về Đại Họa mất nước , nhưng dân Việt vẫn thờ ơ , nay sự kiện diễn ra , ngày càng nhiều và đi đúng y như chiều hướng đó . So với thời Đại Tướng VNG nhiều lần phản đối Bôxít TN , bây giờ tình hình đi quá xa , tệ hơn quá nhiều .

    “ Quốc gia hưng vong , thất phu hữu trách “.

    Đã đến lúc , mỗi người Việt phải tự hỏi lại mình , mình đã trã món nợ cho tổ quốc chưa , đã làm gì với lời dặn của tổ tiên , và xét lại trách nhiệm đối với đất nước và thế hệ con cháu mai sau .

    Đừng để mai sau , con cháu trách , cha , ông , sống vào thời gian đó , trách nhiệm ra sao mà bây giờ cháu con làm nô lệ , vong quốc .

    Kính chúc bác Vĩnh : Vạn Thọ An Khang .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại tướng tâm huyết chúng còn chả thèm nghe,thì tâm thư của Thiếu tướng chúng vất vào sọt rác.
      Xuống đường(dù trên xe lăn) đồng hành cùng đồng bào,may ra thiết thực hơn

      Xóa
  7. Đúng,các vị nói đúng,một lũ bán nước không hơn không kém ! quái vật và ác quỉ còn thật thà hơn chúng !

    Trả lờiXóa
  8. ĐẢNG VIÊN Ở VIỆT NAM TA HIỆN RẤT ĐÔNG, RẤT GIÀU CÓ VÀ ĐẦY TRÁCH NHIỆM
    TẤT CẢ ĐẢNG VIÊN NÊN MANG TOÀN BỘ VÀNG VÀ CỦA CẢI, TIỀN BẠC CỦA MÌNH QUY ĐỔI THÀNH VÀNG RA CHO ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC HUY ĐỘNG
    TÔI TIN CHẮC RẰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC SẼ CÓ ĐƯỢC SỐ LƯỢNG VÀNG LỚN ĐẾN BẤT NGỜ, ĐỦ ĐỂ TRANG TRẢI NỢ NẦN CÒN DƯ RA CÓ THỂ MUA ĐƯỢC CẢ ĐẢO HẢI NAM VÀ TOÀN BỘ TỈNH QUẢNG ĐÔNG, TỈNH QUẢNG TÂY BÊN TRUNG QUỐC !

    Trả lờiXóa