Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ nhân chuyến thăm của tổng thống Obama

Theo thông tin Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, ngày 23/5/2016, Việt Nam và Mỹ đã thông qua bản Tuyên bố chung giữa hai nước, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thông qua Ký kết hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2013 và Tuyên bố tầm nhìn chung có được trong chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7-2015, mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, bền vững, toàn diện trong những năm qua.
Lợi ích chung của hai nước ngày càng được mở rộng thông qua việc tăng cường trao đổi các đoàn đại biểu các cấp và giữ vững cơ chế đối thoại; phát triển kinh tế nhờ vào tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư; nâng cao hợp tác giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, an ninh và quốc phòng, quan hệ nhân dân hai nước, nhân quyền, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh.
Việc tăng cường quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam có tác động tích cực tới nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong vấn đề duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, tôn trọng luật quốc tế trong khu vực và xây dựng một khu vực thượng tôn pháp luật.
Cùng nhau, hai nước đã đối mặt những thách thức toàn cầu và trong khu vực, trong đó có tình trạng biến đổi khí hậu, các vấn đề về phát triển bền vững, y tế toàn cầu, giảm vũ khí thảm sát hàng loạt, gìn giữ hòa bình và buôn bán động vật hoang dã.
Để đạt được những điều này, cả hai một lần nữa khẳng định nghĩa vụ tuân theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và thượng tôn luật pháp quốc tế, tôn trọng chính thể, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hoa Kỳ và Việt Nam cũng thực hiện thúc đẩy và phát triển cộng đồng ASEAN và hợp tác với cộng đồng quốc tế trước các thách thức toàn cầu. Cả hai sẽ cùng nhau thực hiện hợp tác toàn diện ở những lĩnh vực sau đây:
Thắt chặt chính trị và ngoại giao
Hai bên cam kết tiếp tục trao đổi các đoàn đại biểu các cấp, đặc biệt các đoàn cao cấp, và tăng cường đối thoại giữa các cơ quan của hai chính phủ. Mở rộng đối thoại cao cấp thường niên giữa Bộ Ngoại giao hai nước nhằm tăng cường hợp tác toàn diện cũng như bàn luận về các lợi ích chung khác.
Đồng tình tăng cường tin tưởng song phương đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mối quan hệ bạn hữu bền vững, khỏe mạnh và lâu dài.
Thắt chặt kinh tế cao cấp
Hai nước kiên quyết tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế, trong đó có thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và biến đổi khí hậu.
Cả hai đều thấy rằng Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) có vai trò quan trọng, góp phần tăng cao đầu tư và thương mại giữa hai nước, gia tăng phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm.
Khẳng định nỗ lực sớm tìm kiếm sự phê chuẩn và thực hiện đầy đủ thỏa thuận khắt khe này, mà phải kể đến thực hiện đầu tư, phát triển cơ sở và doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, dệt may, dịch vụ, lao động và môi trường.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama
tại họp báo quốc tế Việt 
Nam - Hoa Kỳ - Ảnh: Reuters.
Hoa Kỳ cam kết giúp đỡ Việt Nam bằng cách hỗ trợ công nghệ tốt và các chương trình xây dựng để có thể đáp ứng hiệu quả và đạt tiêu chuẩn khắt khe của TPP. Hai bên cũng khẳng định nỗ lực đảm bảo phát triển kinh tế và tạo cơ hội cho tất cả mọi phía, thúc đẩy đột phá sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển kinh tế bền vững.
Hai nước nhấn mạnh tiếp tục hợp tác phát triển sẽ là nguồn lực cho quan hệ song phương. Cam kết tăng cường đầu tư và thương mại song phương, và tiếp tục làm việc hướng tới đột phá trong công nghiệp, nông nghiệp và mặt hàng thủy sản.
Thực hiện tư vấn thông qua các nhóm tăng cường làm việc song phương và thái độ hợp tác trên mong muốn của Việt Nam muốn trở thành một nền kinh tế thị trường.
Cả hai hoan nghênh kết quả của những ký kết thương mại chính có được trong chuyến viếng thăm, như việc VietJet mua 100 máy bay Boeing và động cơ Pratt&Whitney, cũng như hợp tác năng lượng gió giữ GE và Chính phủ Việt Nam.
Nâng cao sâu sắc quan hệ nhân dân hai nước, tái khẳng định việc nâng cao quan hệ nhân dân hai nước nhằm tăng cao tình hữu nghị, mối quan hệ hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau giữa hai dân tộc.
Hai nước hoan nghênh thỏa thuận song phương về thị thực một năm, thị thực đa xuất nhập cảnh dành cho doanh nghiệp ngắn hạn và khách du lịch của cả hai nước. Đồng thời đánh giá cao thành công của cộng đồng người Việt tại Mỹ và sự đóng góp của họ trong việc thắt chặt quan hệ song phương.
Tăng cường an ninh và hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam khẳng định tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đã vạch ra trong Ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và Tuyên bố tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam về Quan hệ quốc phòng ký kết năm 2015, đặt trọng tâm hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh, an ninh biển đảo, gìn giữ hòa bình và hạn chế thiên tai.
Hai nước cũng khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và an ninh mạng.
Việt Nam hoan nghênh quyết định của chính phủ Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Hoan nghênh phía Mỹ giúp đỡ về an ninh hàng hải thông qua Sáng kiến an ninh hàng hải (MSI), Chương trình hợp tác giảm đe dọa, Tài chính quân sự nước ngoài và trông chờ hợp tác với Hoa Kỳ để tăng cường năng lực hàng hải.
Hoa Kỳ và Việt Nam ký ý định thư thành lập một nhóm cho Sáng kiến dự trữ y tế và hợp tác nhân đạo (CHAMSI) nhằm tăng cường hợp tác về hỗ trợ nhân đạo và giảm thiểu thiên tai. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam với mục tiêu giúp Việt Nam lần đầu tiên triển khai trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trong năm 2017.
Cả hai nước đều thể hiện sự hài lòng về những nỗ lực chung trong tăng cường nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh. Cụ thể, Hoa Kỳ đánh giá cao hợp tác năng động của Việt Nam trong việc hỗ trợ nhiệm vụ nhân đạo bằng cách cung cấp đầy đủ thông tin của binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Cả hai nước tiếp tục thực hiện hợp tác trong việc tháo dở bom mìn còn sót lại. Việt Nam hoan nghênh hợp tác giúp đi đến thành công của giai đoạn một chương trình tẩy độc dioxin ở sân bay Đà Nẵng; và giai đoạn sau đang được tiến hành. Hoa Kỳ thực hiện hợp tác với Việt Nam, đóng góp đáng kể vào quá trình tẩy độc dioxin ở sân bay Biên Hòa.
Giải quyết thách thức trong khu vực và toàn cầu
Hoa Kỳ và Việt Nam khẳng định thực hiện chung trong giải pháp hòa bình đối với tranh chấp hàng hải và lãnh thổ, trong đó phải kể đến tôn trọng tuyệt đối các quy trình hợp pháp và ngoại giao mà không dùng kế sách đe dọa hay sử dụng vũ lực theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Quy tắc Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

Cả hai nước nhấn mạnh thực hiện của các bên đối với khu vực tranh chấp nhằm tránh làm trầm trọng và mở rộng tranh chấp và nhận thức tầm quan trọng của việc thực thi nghiêm túc Tuyên bố hành xử của các bên (DOC) và hành động để tăng cường thương thuyết để đạt được kết quả bền vững hướng tới kết luận của Quy tắc hành xử (COC).
Về điều này, cả hai nước bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những diễn biến mới đây tại Biển Đông gây căng thẳng, đe dọa an ninh, hòa bình, suy giảm lòng tin và ổn định.
Cả hai nước nhận thức tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và không phận, thương mại ở Biển Đông, kêu gọi phi quân sự và tự kềm chế trong giải quyết tranh chấp, tái khẳng định chung tay thực hiện Tuyên bố Sunnylands và thực hiện hành động mật thiết với các đối tác khác thuộc khối ASEAN trong việc tuân thủ Tuyên bố.
Hoa Kỳ khẳng định hợp tác tích cực nhằm giúp đỡ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC 2017.
Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định thực hiện giải quyết biến đổi khí hậu và tuân thủ Thỏa thuận Paris. Hai nước chia sẻ khát vọng trở thành động lực của Thỏa thuận Paris và cả hai đều đã chính thức tham dự Thỏa thuận 2016.
Hoa Kỳ và Việt Nam nhất định thực hiện một số hành động thiết thực tăng cường làm dịu và thích nghi khí hậu, cũng như nâng cao năng lực xây dụng và minh bạch trong Thỏa thuận khí hậu Hoa Kỳ - Việt Nam, bao gồm đồng bằng sông Cửu Long.
Công việc tương lai được đặt nền móng trên kết quả cộng tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tuân thủ các chương trình Sáng kiến hạ nguồn MeKong.
Hoa Kỳ đảm bảo giúp đỡ Việt Nam phản ứng tốt trước đợt hạn hán chưa từng có trong 90 năm qua và sự xâm nhập mặn cũng như phát triển kinh tế bền vững ở châu thổ hạ nguồn Mekong.
Với tư cách đối tác phát triển trong Ủy ban sông Mekong (MRC), Hoa Kỳ nhấn mạnh khả năng giúp đỡ sự hợp tác giữa các thành viên của MRC với nhau và giữa các thành viên MRC với các nước khác trong khu vực nhằm sử dụng, bảo quản và phát triển xuyên biên giới nguồn nước theo cách hiệu quả và bền vững nhất.
Cả hai nước nhấn mạnh ủng hộ mở rộng hợp tác hạt nhân dân sự để hướng tới việc giảm khí thải toàn cầu, dựa trên ký kết Sắp xếp quản lý chiếu theo Thỏa thuận Hoa Kỳ - Việt Nam trong Hợp tác sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Thỏa thuận “123”), cũng như tiêu chuẩn cao nhất về giải giáp, an toàn và an ninh hạt nhân.
Cả hai nước hoan ngênh thành công của Hội nghị an ninh hạt nhân 2016 và cam kết tiếp tục thực hiện nhằm đẩy mạnh thiết kế an ninh hạt nhân toàn cầu. Hai nước dự định thành lập Ủy ban hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trong Hợp tác hạt nhân dân sự nhằm tuân thủ triệt để Thỏa thuận 123.
Cả hai nước nhất trí duy trì hợp tác thành công và giữ vai trò đồng lãnh đạo trong Chương trình nghị sự an ninh y tế toàn cầu (GHSA), đặc biệt tôn trọng cộng tác ở các trung tâm cấp cứu, phát hiện dịch bệnh, phản ứng trước người và thú vật cũng như tuân thủ lộ trình quốc gia để đạt được từng mục tiêu của GHSA.
Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tăng cường năng lực y tế hàng hải của Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau thực hiện ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với đe dọa đại dịch trong khu vực cũng như toàn cầu và cả hai khẳng định sẽ cùng nhau đánh giá hiệu quả đạt được trong năm 2016.
Cả hai nước cũng khẳng định nỗ lực chống buôn bán động vật hoang dã và bảo vệ đa dạng sinh học, dựa theo thỏa thuận vừa ký kết mang tên Đối tác Hoa Kỳ - Việt Nam chống buôn bán động vật hoang dã.
Thắt chặt quan hệ dài lâu
Hai nước đồng ý tăng cường hơn nữa Hợp tác toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam, làm mối quan hệ thêm sâu sắc, bền vững, hiệu quả hơn nhằm phục vụ tốt hơn lợi ích chung của hai dân tộc cho hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
(VietTimes)
------------

4 nhận xét:

  1. Sau khi đạo luật dỡ bỏ cấm vận vũ khi có hiệu lực, VN có thể nhập vũ khí từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, VN không được để các mẫu vũ khi nhập của Mỹ lọt vào tay Trung Quốc. TQ đã bị EU và Mỹ cấm vận mua bán vũ khí từ sau sự kiện Thiên An Môn. Phải cảnh giác với các điệp viên Hoa Nam. Họ có thể tiếp cận được vũ khí của VN mua của Mỹ. Và nếu xảy ra điều này thì VN một lần nữa sẽ bị cấm vận, không chỉ vũ khí mà cả các việc thương mại khác cũng sẽ bị hạn chế. Chỉ cần một chủng loại vũ khí, khí tài Mỹ bán cho VN bị Trung Quốc "ăn cắp" thì coi như tiêu tan. Quốc Hội Mỹ ngay lập tức có một đạo luật tái cấm vận trở lại!

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 18:00 24 tháng 5, 2016

    Tuyên bố chung này rất quan trọng, nó mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hai nước VN & Mỹ.
    Nhưng thực hiện ra sao lại là chuyện khác.
    Việt Nam có tự thay đổi để tận dụng triệt để tuyên bố chung này, để mang lại lợi ích cho đất nước hay không?
    Việt Nam có người thực sự giác ngộ để nắm bắt tuyên bố này hay không?
    Ôi!
    Việt Nam vẫn là một ẩn số

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VC chuyên xé ngay những gì vừa ký!

      Xóa
  3. Quốc Hội Mỹ sắp phê chuẩn việc chế tài kẻ nào vi phạm nhân quyền.
    Khối tên gộc tham nhũng VN, có tài sản bên Mỹ, đang run...

    Trả lờiXóa