Lời dẫn: Chưa bao giờ trên trên toàn cõi Việt Nam ,
nỗi sợ hãi có tên là Trung Quốc lại trỗi dậy dữ dội như những ngày này: từ thực
phẩm độc, hàng hoá rởm đến môi trường bị hủy hoại và kinh tế-chính trị-văn hóa
bị nô dịch. Làm sao để tránh một “thời kỳ Bắc thuộc mới? Bài viết dưới đây của
Cựu Đại sứ Đinh Hoàng Thắng phân tích quan hệ Việt—Mỹ nhưng hàm ẩn đáp án
chung:
Một, cần đẩy
hợp tác với Mỹ, song phải thực lòng! Đừng “lá mặt lá trái”, tuyên bố với Obama,
vâng, chúng ta là đối tác toàn diện, nhưng vẫn coi Mỹ là đối tượng tác chiến.
Hai, phải tạo
thế liên lập với Tàu, nhưng phải nỗ lực vận động quốc tế sao cho Biển Đông trở
thành “ngã tư đường” của thế giới.
Tàu coi ta là
man di, mắng ta chỉ được chọn tôm tép hoặc sắt thép! Thấy người dân làm dữ, Vũng
Áng có thể thành “vũng lầy”, họ tỏ vẻ xin lỗi, nhưng xin lỗi hay chửi mắng thì
vẫn khinh ta. Mấy phút họp báo của chính quyền có nhắc đến Formosa, nhưng đấy
là lời bào chữa vô lối cho nghi phạm chứ không phải là phát ngôn của một chính
phủ vì dân. Ngoài hợp tác với Mỹ, đi với thế giới văn minh để tạo thế sống
chung với Trung Quốc, chẳng còn cách nào khác! Để tránh kiếp “cá rán-chim
nướng”, tộc Việt cuối cùng trong Bách Việt hãy thức tỉnh nhà cầm quyền: Không
thể kiến tạo nền kinh tế tri thức và xã hội lành mạnh lại mà lại nhân nhượng
Tàu quá đáng và “hình sự hóa” mọi chuyện ở trong nước! Không nuốt nổi 3.600 m2
đất của
“Xin Chào” là
chuyện “bé như móng tay”, nhưng Tổ quốc “bị nướng”, biển chết, đảo đang bị cướp
mới là đại sự.
BANG
GIAO VIỆT-MỸ:
THÁNG NĂM LẠI VỀ…
* ĐINH HOÀNG THẮNG
Phải chăng đã đến lúc nên xây một THÁP CHUÔNG HÒA BÌNH
ở Việt Nam, bên sông Bến Hải hoặc tại Thành Cổ Quảng Trị. Hoan nghênh “bộ đôi”
Obama—Kerry như những quốc khách, liệu có biểu tượng nào ý nghĩa hơn nếu như
ngay dưới chân tháp chuông ấy, sẽ vinh danh tất cả những ai thuộc thế hệ “khai
sơn phá thạch”, đã đặt nền móng và phát triển bang giao Việt—Mỹ được như hôm
nay?
·“Hãy đập tan các ngọn núi nghi kỵ thành những phiến
đá để xây dựng con đường dẫn đến lòng tin. Chúng ta hãy biến những tiếng nói
còn bất hòa thành bản giao hưởng của tình anh em, bằng hữu...” (Mục sư
Martin Luther King).
Lịch
sử có lúc là một vòng tròn định mệnh. Đọc “Địa-chính trị trong chiến tranh
Việt Nam”[1] của James
Burnham, chuyên gia phân tích cho Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân
của CIA, càng thấm thía điều này. Hơn nửa thế kỷ trước, Burnham coi chiến tranh
Việt Nam như là một phần của cuộc tranh hùng để giành quyền kiểm soát Đông Nam
Á và chiếm thế thượng phong tại Thái Bình Dương. Trong một bài viết ngày
20/11/1964, ông nhận xét: “Cuộc chiến tại Việt Nam không phải là vấn đề
địa phương, cục bộ. Đó là một trận chiến quan trọng trong cuộc tranh giành châu
Á, Tây Thái Bình Dương và Biển Đông”. 52 năm sau, BIỂN ĐÔNG lại nổi sóng.
Lần này, bộ phận chính trong “vở diễn” đã thay đổi. Trung Quốc từ chỗ “chống
lưng” cho Việt Nam
(trong kháng chiến) cũng là để mượn đường xuống Đông Nam Á, nay vẫn kiên định
mục tiêu ấy, nhưng đã bước lên vũ đài trong một vai diễn mới. Với “giấc mộng
Trung Hoa”, Trung Quốc quyết vượt đại dương để “ăn thua” với Hoa Kỳ. Điều không
may là Việt Nam
vẫn nằm trên đường hành tiến của Tàu. Trước đây, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch
từng ví “Việt Nam như con tốt biết đi” trên bàn cờ, chứ không phải chỉ thụ động
chờ để bị/được đẩy sang sông. Hoài niệm từ quá khứ, nghiệt ngã của thực tại và
khát vọng vào tương lai chưa khi nào lại dồn nén làm nên bao chữ “NẾU”. Từng là
bãi chiến trường qua nhiều thời đại, Việt Nam làm thế nào để tránh kịch bản của
một “cuộc chiến ủy nhiệm mới”, để trở thành miền đất của hòa bình—thịnh vượng
cho hôm nay và cho muôn đời sau?
Đối tác
chiến lược
Từ quan hệ “đối tác toàn diện” Việt—Mỹ tiến
tới “đối tác chiến lược” là dự định từ nhiều năm nay của hai chính
quyền, cả Hà Nội lẫn Washington .
Tuy nhiên, kế sách này thiếu vắng quyết tâm để đột phá. Hiện thực hóa nội
hàm “đối tác chiến lược” rồi đây sẽ còn gặp nhiều cản trở nữa trên
thực tế? Điều này tùy thuộc vào lòng tin dành cho nhau và sự đắn đo của mỗi bên
trong tương quan với các mối bang giao khác. “Sấm to mưa nhỏ!” Giới học giả
nhận xét, trong khi Trung Quốc đang nhào lộn “rock and roll” (xác quyết và hung
hăng) trên Biển Đông thì cặp đôi Mỹ—Việt vẫn đang đi bài “slow waltz” (chậm rãi
và thiếu quyết tâm). Mỹ chưa cứng rắn đủ độ? Hay tại ta vẫn “lửng lơ con cá
vàng”? Thật ra đã có dấu hiệu cho thấy Việt Nam bắt đầu giãn ra với Trung Quốc,
nhưng “không giãn quá xa” và nhích dần về phía Mỹ, nhưng “cũng không nhích quá
gần”. Lỗ hổng về sách lược ấy là cơ hội lớn cho Trung Quốc và gây khó khăn cho
chính ta[2]. Nhưng một tin
đáng khích lệ là Việt Nam
vừa khởi xướng việc chuẩn bị ký “đối tác chiến lược” với Philipinnes. Khi
Hiệp định có hiệu lực, trong trường hợp bị tấn công, Philippines
sẽ hợp tác về quân sự với Việt Nam .
Và lúc ấy, Mỹ với tư cách là “đối tác chiến lược” của Philippines và Việt Nam,
sẽ có quyền hỗ trợ cho cả Manila lẫn Hà Nội. Là một siêu cường, nhưng Mỹ vẫn
vướng một số vấn đề trong nội trị và ngoại giao. Khủng hoảng mang tên Trump chỉ
là một trong những thách thức ấy. Tân chính phủ Việt Nam , với đường hướng của Đại hội
XII, đang khẩn trương bộn bề bao công việc. Tuy mỗi nước có nhiều vấn đề ưu
tiên, nhưng không thể có chuyện ai lo việc người nấy. Bởi lẽ, cả hai đều phải
đối phó với nhiều mối đe dọa chung.
Biển Đông chỉ là một. Cái bao lơn ra Thái Bình Dương
này vốn không phải là “nút cổ chai”, nhưng Trung Quốc đang tạo ra một “eo biển
chiến lược”. Bắc Kinh liên tục điều dân thường, thiết bị quân sự ra các đảo,
san hô họ bồi đắp và chiếm giữ của Việt Nam . Trung Quốc chuẩn bị xây các
nhà máy hạt nhân trên Biển Đông làm khu vực rúng động. Nay mai, nếu ông Obama
từ Hà Nội về, Trung Quốc lại tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên
Biển Đông thì thật là “oóc-giơ” ngoại giao cho nước Mỹ. Đối diện với các hiểm
họa “sinh tử”, người Việt chịu bắt nạt quen rồi. Nhưng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh
quốc, thậm chí cả châu Âu vừa qua đã và đang phản đối Bắc Kinh khá mạnh mẽ,
chẳng nhẽ bó tay? Ở đây, không phải “nhìn Trung Quốc như một nước thù địch thì
sẽ biến họ thành kẻ thù” (theo quan niệm cổ hủ thời Nixon). Vấn đề là từ chỗ
thả cho “con hổ” Trung Hoa về rừng (sai lầm thời ông Bush con) cho đến khi
chính quyền Washington buộc phải tuyên bố “xoay trục”, liệu nước Mỹ sẽ hành
động đủ độ để thay đổi quan niệm cũ? Quan niệm thế nào về ba Trung Quốc: thịnh
vượng ở phía Đông, đang phát triển ở trung tâm, nghèo đói và hỗn loạn ở phía
Tây? Vậy Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp, hay chỉ là vấn đề ngoại giao?
Trung Quốc đã là một cường quốc đang so tài quân sự và tranh giành ảnh hưởng
trên thực địa với Mỹ? Vẫn biết ông Obama sang đây chẳng phải để tìm câu trả lời
ở Việt Nam , từ Việt Nam . Mỹ không
thiếu các chiến lược gia. Trên phạm vi toàn cầu, Trung Quốc chưa phải là
một siêu cường, nhưng Bắc Kinh đang muốn đòi lại vị trí trung tâm ở Đông Á.
Trong khi đó, Mỹ vẫn nhấn mạnh Hoa Kỳ mới là người có thể đặt ra quy tắc cho
cuộc chơi chứ không phải Trung Quốc[3].
Nhưng chính sự cạnh tranh ấy càng làm cho chuyến thăm
của ông Obama mang tính thời sự. Trong bài diễn văn đầy cảm hứng của ông ở La
Habana (Cuba )
có một câu thế này: “Tôi không đến đây để kêu gọi các bạn lật đổ bất cứ
cái gì. Tôi đến đây chỉ để kêu gọi các bạn hãy kiến tạo lên một cái gì đó!” Liệu
Tổng thống sẽ nhắc lại tuyên bố ấy tại Hà Nội? Không chắc lắm, vì bang giao
Việt—Mỹ chẳng phải bắt đầu bằng chuyến thăm này. Những đề tài trong đàm phán
Mỹ—Việt tại Hà Nội tới đây rất có thể là: 1) Mỹ công nhận Việt Nam là nền
kinh tế thị trường; 2) Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí; 3) Việt Nam cam
kết đối với tiến trình “đối tác xuyên Thái Bình Dương” (TPP), đặc biệt là các
nghĩa vụ đi kèm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền; 4) Hai bên sẽ hoàn tất
quá trình nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược”; 5) Cụ thể hóa vai trò của
Việt Nam trong “Sáng kiến về Biển Đông” và có thể còn thêm hàng loạt các vấn đề
hợp tác khác trên các mặt khoa học-công nghệ-giáo dục. Nghị trình này có
thể chưa thành tựu tất cả cùng một lúc. Hai bên có thể thỏa hiệp mức nào đó
trong thứ tự ưu tiên trước khi đi tới mục tiêu tối hậu. Liệu quan hệ sẽ có bước
ngoặt lớn sau chuyến thăm? Câu trả lời còn tùy thuộc nhiều ẩn số, chứ không chỉ
là các thỏa thuận cụ thể. Cuộc sát hạch nghiêm khắc về đường lối đối ngoại có
mang lại các chất lượng chiến lược và lòng tin vững chãi cho mối bang giao song
phương, cũng như cho quan hệ giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới
văn minh hay không? Đáp số bài toán vẫn đang ở phía trước!
Tháng Năm này, nếu chưa đến được Khe Sanh, địa danh
Tổng thống Obama từng nhắc tới trong diễn văn nhậm chức, thì nên ưu tiên để ông
ghé thăm Hoàng Thành Thăng Long hay sân bay “quốc tế” đầu tiên của Việt Nam, sân
bay Lũng Cú. Từ vùng đất ấy, 17 phi công Mỹ đã được chuyển về hậu phương sau
khi được giải cứu nhờ vào cái thuở “bộ đội Mỹ là bạn ta, cứu phi công Mỹ mới là
Việt Minh”. Thăm chiến trường xưa, không chỉ để ôn lại các hoài niệm, mà còn
góp phần hóa giải giữa các bên tham gia cuộc chiến. Mọi vết thương phải được
hàn gắn. Biết đâu Tổng thống Obama lại chẳng kể về những lời cầu nguyện của ông
tại Nghĩa trang chung Arlington cho cả kẻ thắng lẫn người
thua từ cuộc nội chiến khốc liệt và máu lửa Nam—Bắc Mỹ. Ông Obama có thể sẽ nói
về quá trình chấp nhận và tôn trọng bên chiến bại cũng là những người anh hùng.
Và hẳn nhiên, ông cũng không quên đúc kết cách hành xử văn minh từ “bên thắng
cuộc” đối với người anh em, về bài học để tránh cảnh nồi da nấu thịt[4]. Mới đây, truyền
thông thế giới rất chú ý đến câu chuyện John Kerry là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên
đã đặt vòng hoa tưởng niệm ở Hiroshima .
Và đặc biệt hơn, Barack Obama cũng có thể sẽ là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm
Hiroshima khi
ông tới Nhật vào tháng Năm này để dự Thượng đỉnh G7. Quả bom nguyên tử thả
xuống ngày 6/8/1945 đã làm hơn 20 vạn người Nhật chết. Nếu không bị hai trái
bom ấy, chiến tranh có thể sẽ còn tiếp diễn hàng năm nữa, hàng triệu người Nhật
và quân Mỹ sẽ chết theo. Trước đài tưởng niệm Hiroshima, người Nhật
và người Mỹ đã cùng nhau nhìn lại và sẽ cùng nhau suy ngẫm về nghiệp chướng các
bên trải qua, để đưa ra thông điệp hòa giải và hữu nghị cho các thế hệ mai sau.
Thông điệp
hòa bình
Phải chăng đã đến lúc nên xây dựng một THÁP CHUÔNG HÒA
BÌNH ở Việt Nam ,
bên bờ sông Bến Hải hoặc tại Thành Cổ Quảng Trị chẳng hạn. Khi hoan nghênh “bộ
đôi” Obama—Kerry như những quốc khách, liệu có biểu tượng nào ý nghĩa hơn nếu
như tại ngay cái tháp chuông ấy, chúng ta sẽ vinh danh tất cả những người thuộc
thế hệ “khai sơn phá thạch” đã đặt nền móng và phát triển bang giao Việt—Mỹ tới
bến bờ ngày nay? Trước đây cả chục năm, Washington đánh dấu việc Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO bằng chuyến thăm Hà Nội của George
Bush, tháng 11/2006. Thế rồi một kỷ nguyên được coi là “nồng ấm” trong quan hệ
Việt—Mỹ diễn ra sau đó. Tuy nhiên, “đối tác chiến lược” vẫn chưa xuất hiện.
Ngay cả tiến trình dân chủ hóa, một tiêu chí đã được đưa vào các Nghị quyết của
Đảng, điều mà lãnh đạo Việt Nam cũng đã hứa hẹn với Bill Clinton khi ông thăm
Hà Nội tháng 11/2000, vẫn còn là điều mong đợi. Vâng, một Tháp chuông Hòa bình
trong trường hợp này sẽ thắp sáng thêm niềm tin vào mối bang giao Mỹ—Việt đầy
duyên nợ. Cuộc tìm lại nhau như sự đoàn tụ giữa những người anh em được hình
dung biết bao cảm động! (It’s very emotional!)Và cái định đề “không
gì là không thể trong quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam ”[5] của ông đại
sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius sẽ không bị cho là quá lạc quan. Mọi người sẽ càng tin
tưởng hơn vào nhận xét có ý khích lệ khi ông xác quyết rằng: “Đánh cược
vào người Việt Nam , bạn sẽ
luôn luôn thắng, vì Việt Nam
thường quật cường trước khó khăn... Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng thực
hiện được cam kết. Tôi tin tưởng Việt Nam sẽ thực hiện được các cam kết
trong TPP. Điều này không dễ dàng, nhưng tôi đã thấy sự quyết tâm lớn đến từ
phía các bạn để tận dụng các lợi ích của TPP và các FTA khác”[6].
TTP là hiệp định thương mại tự do (FTA) của thế kỷ 21.
Nhưng TPP còn là xương sống của chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” của
Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên, khi chỉ mới ngỏ ý tham gia với quy chế “quan sát
viên”, Việt Nam đã được mời dự các cuộc đàm phán chính thức. Không nước nào sau
Việt Nam
được thụ hưởng cái quy chế đặc biệt ấy. Với TPP, các chuyên gia đều cho rằng[7], từ nay cho tới
năm 2030, GDP của Việt Nam
sẽ tăng thêm 10%, còn xuất khẩu sẽ tăng thêm 30%. Sự mong đợi của mỗi bên không
phải không có cơ sở. Các nhà nghiên cứu còn có xu hướng muốn so sánh TPP với
Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954 và Hiệp định Pa-ri 1973, chỉ đơn thuần về ý nghĩa tạo
bước ngoặt cho các vận động tự thân trong lòng xã hội Việt Nam. Vấn đề là phải
HÀNH ĐỘNG! Hành động để cùng thắng. Nếu không hành động một cách triệt để theo
lời văn và tinh thần các hiệp định quốc tế đã cam kết, chúng ta sẽ đánh mất cơ
hội. Không phải ngẫu nhiên, đại sứ Ted Osius đã đưa ra lời cảnh báo được đánh
giá là ông vung“cái gậy” khá đúng lúc: “Là một người bạn của Việt
Nam, tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy nhận ra những khả năng được—mất
trong tình hình hiện nay. Tuy TPP chủ yếu là một hiệp định thương mại, một số
thành viên Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, họ sẽ cân nhắc những thông tin ghi nhận
được về tình hình nhân quyền của Việt Nam khi họ bỏ phiếu, và kết quả bỏ phiếu
có thể là sít sao. Những tiến bộ có ý nghĩa về nhân quyền ở Việt Nam sẽ
giúp tạo điều kiện để Hiệp định TPP được phê chuẩn nhanh chóng hơn”[8].
Theo một triết lý lâu nay của Hoa Kỳ, các nền dân chủ
trên thế giới ít khi gây chiến tranh với nhau, các nước ấy thường hợp lực với
nhau để chống lại các quốc gia phi dân chủ. Đó là nguyên nhân sâu xa để nước Mỹ
ngày nay luôn cổ võ cho việc xây dựng dân chủ và nhân quyền trên toàn cầu. Tuy
nhiên, Washington
cũng đủ linh hoạt để chấp nhận các khoảng cách biệt và sự khác biệt để ưu tiên
cho những vấn nạn cấp bách trong từng giai đoạn nhất định. Vì vậy, cho dù
ngày 13/4/2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa cho công bố “Báo cáo thường niên
về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam”, chúng ta tin rằng, đấy chỉ có thể là
một trong các vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ song phương, chứ quyết không
phải là trở lực mà hai bên không thể vượt qua. Chiến tranh Lạnh đã lùi về dĩ
vãng, tuy vẫn có nước đang lăm le sẽ mang “bầu không khí” chiến tranh Lạnh trở
lại! Nhưng Hoa Kỳ không phải là quốc gia dễ bị bắt nạt. Và nước Mỹ đã không hề
giấu diếm ý chí chính trị phải duy trì bằng được cái trật tự hiện hữu. Trong
Thông điệp liên bang đầu năm nay, Tổng thống Obama đã khẳng định như thế. Tương
tự, nhân chuyến thăm Hà Nội được coi là để tiền trạm cho chuyến công du của
Tổng thống Obama sắp tới, ngày 21/4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã
tái khẳng định sẽ mở rộng sự hiện diện, đẩy mạnh sự hợp tác với các bạn bè của
Mỹ trong khu vực châu Á—Thái Bình Dương. Ông Thứ trưởng còn cho biết thứ tự ưu
tiên sẽ là: các đồng minh, đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippines, rồi mới đến các đối tác mới nổi như Việt Nam.
Hợp tác toàn diện với Mỹ, nâng chất lượng hợp tác ấy
tiến lên tầm “đối tác chiến lược” sẽ là cơ sở để có thể chung sống hòa bình với
Trung Quốc. “Mười điều răn” Trung Quốc cần làm để có giải pháp chung
cuộc về Biển Đông là do Carl Thayer, giáo sư danh dự của Đại học New South
Wales (Úc) đưa ra sau khi ông nhận thấy Trung Quốc không áp đặt được các quốc
gia trong khu vực chấp nhận “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể chối cãi”[9]. Dù thế, Trung
Quốc vẫn chưa chịu từ bỏ luận điệu phi pháp: “Những gì tôi chiếm được là của
tôi, không bàn đến nữa; những gì các anh giữ lại, chúng ta sẽ thảo luận để chia
phần!” Trung Quốc tung đòn Tôn Tử “không đánh mà thắng”, chứ chưa làm
chiến tranh lớn, đồng thời, đe nẹt mua chuộc ASEAN, có nước sợ phải theo,
có nước tham bị mắc lỡm. Công cuộc chung sống hòa bình với Trung Quốc, vì vậy,
sẽ cực kỳ khó khăn. Chỉ có thể đi tới giải pháp tổng thể về Biển Đông và có
giải pháp về tranh chấp biển đảo Việt—Trung nếu như các nỗ lực ngoại giao quốc
tế có thể biến vùng biển này trở thành “ngã tư đường” của thế giới. Nếu Trung
Quốc càng hung hăng, thế giới càng được đánh thức, thấy rõ hơn tầm mức nguy
hiểm của vấn đề. Các nước lớn cũng lần lượt tỏ thái độ cứng rắn hơn. Mọi người
bắt đầu nhìn nhận Biển Đông đang trở thành một vùng tranh chấp quyền lợi của
tất cả các nước trong thế kỷ 21, chứ không còn là xung đột riêng giữa các nước
nhỏ trong vùng với Trung Quốc nữa. Ngay đến châu Âu cũng vào cuộc, như hội nghị
G7 vừa qua đã thể hiện. Ai cũng thấy phải cùng chung tay bảo vệ “trật tự toàn
cầu” mà Trung Quốc muốn phế bỏ. Ðây là một cơ hội lớn cho nước Việt Nam , cho dân tộc Việt Nam !
*
Hiển nhiên, chỉ có thể tận dụng cơ hội nói trên, nếu
biết phát huy tối đa sức mạnh đồng thuận trong nước với các nhân tố mới của
thời đại. Trung Quốc cưỡng chiếm biển đảo của ta hơn bốn mươi năm có lẻ. Chỉ
còn mấy năm nữa là hết thời gian sử dụng công cụ pháp lý. Khi có tranh chấp
lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có khoảng gián đoạn 50 năm thì những đòi hỏi
sau đó sẽ trở nên vô hiệu. Tới đây là cơ hội cuối cùng để Việt Nam đưa tranh
chấp ở Biển Đông ra hệ thống toà án quốc tế. Cách hành xử này chứng minh
rằng Việt Nam
là nước tôn trọng luật pháp và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng thế
giới. Nếu nâng được quan hệ với Hoa Kỳ từ mức “đối tác toàn diện” lên tầm “đối
tác chiến lược” là đáp ứng đòi hỏi cấp bách của tình hình trong nước và quốc tế.
Nhưng điều quan trọng và quyết định là hình thức và nội dung của chất lượng
bang giao này phải luôn luôn tương thích với nhau. Bổ sung chất lượng bang giao
ấy vào hệ thống “đối tác chiến lược” của Việt Nam là bước gia cố vững chắc hơn vị
thế quân bình của ta trong các cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu. Và nhờ vào
tập hợp các điểm quân bình này mà chúng ta sẽ tối ưu hóa được các mục tiêu
chiến lược qua việc giải bài toàn “cân bằng động”, xử lý quá trình tương tác
giữa nhiều lợi ích đan xen liên quan đến các vấn đề địa-chính trị của Việt Nam
và khu vực. “Noel một năm chỉ đến có một lần.”[10]Đừng để cơ hội
tuột khỏi tay! “Liên quân” Mỹ—Việt đang vào hồi cao trào. Bóng đã được chuyền
vào trước khung thành (khu vực cấm). Điều quan trọng là đừng để bóng vượt xà
ngang. Trên thế liên lập của một sân chơi “phẳng, nóng và chật”, tư duy cùng
thắng (win—win) là điều khôn sáng và là sự lựa chọn minh triết nhất cho tất cả
các bên./.
(Đ.H.T,
Nam Đồng—Hà Nội, những ngày
cuối tháng Tư, viết nhân dịp các nhà ngoại giao Mỹ—Việt chộn rộn chuẩn bị cho
Barack Obama, Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ thăm Việt Nam cuối tháng Năm, 2016).
ĐHT/Tễu’s Blog
-----------------
[1] “The Geopolitics of the Vietnam War” xem tại: http://thediplomat.com/2015/02/the-geopolitics-of-the-vietnam-war/
[3] https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/01/12/remarks-president-barack-obama-%E2%80%93-prepared-delivery-state-union-address
[6] http://cafebiz.vn/dai-su-my-khi-danh-cuoc-vao-nguoi-viet-nam-ban-luon-thang-20160325161612501.chn
[9] http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/10-dieu-trung-quoc-can-lam-de-co-hoa-binh-o-bien-dong-3027106.html
[10] “Christmas Comes But Once a Year” là thành ngữ
người Mỹ muốn nói rằng, mọi cơ hội tốt nhất trên
đời thường chỉ đến có một lần, phải nỗ lực bằng mọi cách mà nắm bắt
lấy nó.
-------------
Rõ ràng là Mỹ không muốn buông VN. Đa số NDVN cũng mong vậy. Nhưng quan hệ với Phương Tây mà láu cá là họ chán ngay, họ lại buông rơi...
Trả lờiXóade nghi anh bui van bong cung cap ngay gio tong thong obama sang den ha noi va huy dong that nhieu nguoi dan mang hoa ra don tu noi bai ve ha noi de ong ay hieu duoc tinh cam cua nhan dan viet nam doi voi xu so co hoa vi dai
Xóa2124 khỏi lo. Hoan hỉ đến mức phấn khích, đổ xô ra đường chật như nêm đề đón Tổng Thống Mỹ là truyền thống của nhân dân Hà Nội.
XóaTuổi trẻ HÃY ĐỨNG LÊN như cô Lâm Ngân Mai nầy
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=ojWp-SUeqwo
Đất không chịu Trời thì Trời nên chịu Đất . Đảng Cộng Sản không chịu từ bỏ lý tưởng Cộng Sản của mình thì Mỹ nên chọn con đường chủ nghĩa xã hội . Chừng đó quan hệ Việt-Mỹ mới trở thành thực chất .
Trả lờiXóaĐồng chí Obama muôn năm!
Trả lờiXóaLý tưởng Cộng Sản làm gì có mà các bạn nói mãi làm gì.
Trả lờiXóaTừ mùa Hè năm 1959,Tôi tham gia trực tiếp đánh nhau với Mỹ và VNCH đây,nhưng chưa bao giờ có lý tưởng Cộng Sản cả,Họ vào Đảng thì mình cũng vào thế thôi,khi học lên cao thì rõ là không có lý trấu gì cả nhé.
Ngày ấy Chính quyền Mỹ quá ác và ngu,lại đám VNCH cũng dốt ,cũng hống hách y chang đám công chức và lãnh đạo ngày nay,giết người vô tội vạ...Do vậy mà nhân dân nổi điên tụ tập lại đánh,khi thấy quân Mỹ vào thua là cái chắc,nên kéo Miền Bắc vào cùng đánh cho vui.ai dè quân Mỹ hết chịu nỗi.
Nay quan hệ Việt Mỹ gắn kết hơn,thì chính quyền của cả 2 nước nên khôn hơn.Mỹ cần đánh giá và có phương pháp đúng hơn,ví như trong chính quyền hiện tại có bao thằng là tay sai của Tàu,cứ làm ngơ đi,bao nhiêu thân Pháp và ai thân MỸ.Và không vì vài thằng thân Tàu mà cứ bày ra lắm trò vớ vẩn,hay cứ Việt cộng là chắc thân Tàu.
Dân Việt ai chả ghét căm Tàu,nhưng dám làm gì nó nào ?
Công Sơn
Việc mời quân đội Mỹ vào đóng một vài căn cứ trên lãnh thổ Việt Nam là cung cách nhờ ông hộ pháp đứng thị uy để kẻ gian không dám quấy phá, dân được vững tâm yên ổn làm ăn. Nhưng việc quan trọng nhất là người cầm đầu dẫn dắt dân chúng phải là người khôn khéo biết đâu là cái lợi, cái hại cho dân chúng, trước tiên người dẫn dắt này phải biết yeu thương,tôn trọng quyền lợi cũng như ước muốn của dân.Điều này lại có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tâm lý của người thủ lãnh của đối phương: Tôi cùng phường độc tài ,đàn áp dân chúng như anh, nhưng nay tôi thay đổi,tôi tử tế với dân của tôi để dân tộc tôi có sự đoàn kết, tôi sẽ có nhiều bạn bè người có thể giúp tôi khi tôi có khốn khó, còn anh :Hãy coi chừng dân chúng của anh sẽ có ngày họ nổi điên lên,họ sẽ giết anh, vì họ thấy tôi trở thành người tử tế còn anh mãi mãi là kẻ chuyên đàn áp họ.
Trả lờiXóaLộc Nguyễn 22:15 nói hay quá,thâm thúy quá đấy !(nhưng xin nói thêm,nếu lãnh đạo là người CÓ TÂM,CÓ TẦM thì họ hiểu ra ngay,còn bọn ác quỉ,đầu trâu mặt ngựa,chỉ biết bạo tàn,tham nhũng và hút máu nhân dân,thì còn lâu chúng mới hiểu được cái ý nghĩa //ĐỘC TÀI ĐỘC ĐẢNG đồng nghĩa với ngu xuẩn,với tàn bạo,với tham quyền cố vị,với phản quốc !)
Trả lờiXóaTử khi Tập lên TBT TQ biến TQ trở thành bất ổn , đối kháng nội bộ , bung vỡ khiến Đảng ta trở nên quờ quạng , thụ động . Từ đấy không biết TQ sẽ ra sao , XHCN còn hay mất hay quay lại thời kỳ sắt máu của Mao , Đảng ta đành đánh bài đi hàng hai nửa Mỹ , nửa Tàu mà thực chất vẫn ước mơ một Trung Hoa ổn định . Bởi thế mới bị Tập xem thường , truyền thông TQ khi dễ và xài xể bêu rếu .
Trả lờiXóaXem ra cái khí lực của Đảng ta với Đảng Triều tiên thì sút kém Đảng ta thấy rõ . Khi ông Nghị sang Mỹ để thăm dò cái phản ứng của Tập với quà tặng phá hoại ngoại giao , tưởng rằng Tập sẽ tha cho Biển Đông nhưng rồi Tập vẫn lấn chiếm tiếp tục . Đến khi ông Trọng sang Mỹ du lại được Obama cho uống mật ngọt tôn trọng thể chế cs mà hí hửng , tưởng bắt được vàng . Hôm nay Tập vẫn tiếp tục bồi đắp bãi cạn , vẫn tiếp tục xây dựng Trường sa và Đảng ta vẫn tịt đường dò dẫm . Không biết TQ và Mỹ đang chơi ván bài gì ? Thôi thì , cũng liều nhắm mắt đưa chân giữa hai tên siêu cường khốn nạn đầy tai họa .
Thế mới thấy cái bất lực hiện tại của Đảng . TQ thì muốn cho VN yếu kém , suy nhược để dễ bề dẫn dắt sai khiến . Mỹ thì tung đòn lợi ích Hợp tác xuyên Thái Bình Dương dụ dỗ muốn biến VN thành tiền đồn như trước 1975 để mặc cả với TQ .
Một VN vì cái XHCN truyền thừa 80 năm giờ đây phải ở giữa thế gọng kìm của Tư Bản và Cộng Sản từ đối Ngoại lẫn đối Nội . Đối ngoại thì kẹt giữa Mỹ và Trung , đối nội thì kẹt giữa lòng dân thích đa đảng , tự do , dân chủ ngược lại với ý Đảng độc quyền lãnh đạo muôn năm .
Một thể chính chính trị bấp bênh chỉ tồn tại được khi độc tài còn hiệu lực để khống chế trong tình huống khác chi nín thở qua sông . Bởi thế chả còn ai tin tưởng VN sẽ sánh vai cùng bạn bè Năm Châu cho dù cái bản sắc xã hội đang phủ một lớp phấn son đổi mới loè loẹt , nhờ xin xỏ và bán tống tháo tài sản cha ông và nợ nần chồng chất .
Obama đến VN vào 22/5 để chứng kiến một đất nước hoảng hốt trước diệt chủng vì môi trường sống bị ngộ độc , một đất nước suy nhược bị lân bang to lớn đàn áp , một thể chế chính trị không giống Mỹ đang bị cả thế giới lên án . Vậy Obama sẽ nói gì trong chuyến gọi là thăm viếng này trên cương vị của một Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm ? Có lẽ không ngoài 4 yếu tố :
1- Tôn trọng thể chế chính trị do nhân dân VN chọn lựa
2- Giúp VN bảo vệ Biển Đông
3- Giúp. VN cải thiện môi trường sống đang bị ngộ độc
4- Giúp VN hoàn tất gia nhập vào TPP
Với 4 lời hứa trên của Mỹ nếu có thì cũng chính là 4 mục tiêu mà TQ phải phá VN cho bằng được ! Nhìn thế này mới thấy cái khốn nạn của XHCN trên đất nước mình !
Với nhận xét sát sườn này , mọi người sẽ không trách ông Trọng vì cho mười ông Trọng có tâm , có tầm vẫn bó tay trước trên dưới 200 Uỷ viên Trung ương Đảng đang bị khuất phục sợ Tàu đang im hơi lặng tiếng . Điều này cũng giống như 90 triệu người Việt sợ Đảng đàn áp khủng bố chẳng dám nói hay tham gia các cuộc xuống đường , dù cho biết rằng đây là việc làm chính đáng hợp pháp .
Ông Tổng Thống Obama có đến rồi cũng đi chứ chẳng giải quyết được gì . Đừng hy vọng , chính nhân dân và Đảng phải đối diện nhau để cùng nhau xoá đi cái XHCN tai kiếp trong âm mưu của TQ từ những năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương . Không xoá được thì không thoát Trung được , không thoát Trung được thì còn phải chấp nhận tiếp tục ngộ độc moi trường , tiếp tục mất biển đảo , tiếp tục bị TQ sai khiến và lợi dụng .
Viễn ảnh của một TQ thảm bại đang xảy ra , không thể nào người Việt chúng ta đều khoanh tay đứng yên mà chấp nhận đi cùng .
Ông Công Sơn hình như bị tâm thần -Ăn nói ngạo ngô chẳng ra đâu cả! Đằng này chẳng có ý chí mà chỉ hai mắt thôi!Đúng là CS vật
Trả lờiXóa