Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

DIỄN BIẾN TẤT YẾU

Sinh viên ngành Y đăng thực tập - Ảnh Internet
Đại học Y Dược TPHCM phải tuyển bổ sung 400 chỉ tiêu. Đại học Y Hà nội có 50 suất bác sĩ đa khoa bị ế. Hai trường thuộc top đầu của ngành y, cũng là top đầu của các trường đại học của Việt Nam hàng năm, đã bắt đầu giảm đi độ hot của mình.
Nhiều người cho rằng điều này rất khó lí giải. Tuy nhiên, tôi không thấy bất ngờ.
Cách đây 30 năm, khi tôi còn chưa chính thức ra trường, tôi đã được bệnh viện gởi công văn xin phân công về bệnh viện. Mặc dù không phải không có thế lực, không có mối quen biết, nhưng tôi đã hoàn toàn không phải sử dụng những thứ đó. Chỉ là khi sinh viên, tôi theo các đàn anh, và các anh chấm tôi. Nói cho ngay, khi ấy, bác sĩ còn có giá lắm, chỗ nào cũng thiếu, nên chẳng ai muốn về cái khoa cực kì vất vả đó.
Chỉ vài năm sau, các đàn em của tôi đã bắt đầu phải khó khăn lắm mới chen chân được vào bệnh viện. Thường các em phải đi “công quả” (làm việc không lương), vài tháng, dần dần lên đến vài năm, mới được kí hợp đồng với bệnh viện. Có trường hợp làm không công đến 10 năm, không được kí hợp đồng, cuối cùng về làm phòng khám tư. Đấy là chưa kể tôi còn nghe xì xào về những khoản nào đấy để giành được một chỗ làm việc trong bệnh viện.
Với tất cả những khó khăn như vậy, các bác sĩ được cái gì? Cái được lớn nhất là sự hãnh diện, rằng làm việc tại bệnh viện tuyến cuối. Có khi ở tại bệnh viện thì chẳng là gì, nhưng khi đi xuống các tỉnh chuyển giao công nghệ, cứ được coi như là cấp trên. Gia đình, dòng họ cũng thơm lây, rằng có con làm ở bệnh viện hàng đầu, đương nhiên là giỏi.
Còn lương? Trong suốt 20 năm tôi làm việc ở bệnh viện, kể cả khi tôi có bằng tiến sĩ, tất cả các khoản thu của tôi được lãnh từ bệnh viện, kể cả bồi dưỡng phẫu thuật, tiền ABC… chưa bao giờ lên đến 10 triệu. Số tiền này không đủ để tôi trang trải cho việc mua sắm, tiêu xài những thứ phục vụ ngay cho công việc của bệnh viện: mua dụng cụ mổ, tiêu xài khi đi công tác các tỉnh (đi khá thường xuyên).
Có người bảo, cái tiếng của bệnh viện giúp tôi làm phòng mạch khá đắt hàng. Không biết điều này có đúng không, vì một số đàn anh của tôi rất giỏi nhưng phòng mạch lại vắng hoe. Nhưng với những đàn em tôi sau này, gần như đa số đã có cơ sở kinh tế vững chắc ngay trước khi bước chân vào bệnh viện, nên yếu tố phòng mạch không hấp dẫn họ lắm.
Đấy là câu chuyện xảy ra ở cái bệnh viện thuộc top đầu của cả nước. Mỗi năm, các trường Y ở Việt nam đào tạo ra vài ngàn bác sĩ, có bao nhiêu người vào được các bệnh viện top đầu như vậy? Theo thông tin mới đây, một bệnh viện tư ở miền Bắc, muốn vào làm phải kí quĩ một khoản tiền lớn hơn cả năm lương, và đổi lại là bị nợ lương nhiều tháng.
Tôi biết 2 người đã học xong bác sĩ, ra trường không xin được việc làm, chuyển sang học ngành khác. Cả hai đều đã trở thành tiến sĩ, một kinh tế, một tin học, đều đang giảng dạy ở các trường đại học. Một anh bạn tôi không thể đi làm với một năm 8-9 tháng đi lên rừng bắt muỗi, về mở một chuỗi tiệm vàng vô cùng thành công ở khu Dakao.
Thực ra khái niệm không xin được việc chỉ là tương đối. Tuy nhiên, nếu như chấp nhận về tuyến dưới hay vùng sâu vùng xa, thì có nghĩa là bạn đã chấp nhận làm một bác sĩ hạng hai. Qui định phân tuyến đã không cho phép bạn được giỏi chuyên môn. Bạn có thể yêu nghề khi lương thì không đủ sống, muốn làm nghề cho tốt thì cũng không được phép?
Một bác sĩ học 6 năm ra trường, đi làm 18 tháng, xong rồi học 2 năm chuyên khoa cấp I (thường là gần 3 năm) mới có thể được đứng hành nghề độc lập. 10 năm. Với khoảng thời gian đó, bạn bè của anh ta đã kịp trở thành những người thành đạt, đã có sự nghiệp và nếu may mắn, đã có nhà, có xe… Đấy là chưa kể, làm bác sĩ có nghĩa là luôn được gắn liền với nguy cơ được cho là vô cảm, vô lương tâm, trở thành đối tượng để kền kền săn đuổi, để những kẻ vô học thoá mạ, mạt sát.
Việc các bạn thuộc top đầu từ chối ngành y là một diễn biến tất yếu. Các bạn là tinh hoa, các bạn hoàn toàn có thể trở thành Bill Gate, thành Mark Zuckerberg… tại sao lại biến mình thành kẻ phải chật vật mới đủ sống, lại còn luôn bị khinh rẻ?
-----------

19 nhận xét:

  1. "Tăng viện phí là có lợi cho người nghèo đó nhớ!"
    (Chym Tiến Mặt Ngựa, người đàn bà pộ chưởng bựa nhất của VC)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tế kim tiêm
      Để kỷ niệm ngày thày thuốt, toàn ngành Tế bình chọn gương mặt xuất sắc để vinh danh, đại diện cả nước về tề tịu ợ ks 5 sao chốn kinh thành.
      Có 1 tiêu chí: bn không phàn nàn...làm bối rối cả hội nghị...
      ..........
      Chợt 1 cánh tay rụt rè giơ lên có ý kiến: cả đời tui chữa bịnh chưa một bn nào phàn nàn..
      Cả hội trường đổ dồn ánh mắt nhòm vị đó, tiếng xì xèo râm ran trầm trồ ca ngợi ngưỡng mộ xen lẫn dèm pha ghen tị...
      Em Tế giọng xúc động thán phục: thế.. thế đồng chí làm ở viện nào? chuyên khoa gì thế?
      Zạ.. bá cáo bô trưởng tui bs thú y ạ!

      Xóa
  2. Học thuyết xuống hố cả nút tàn phá đất nước kinh thật, đảo lộn mọi giá trị cơ bản nền tảng xh

    Trả lờiXóa
  3. Học 6 năm bao nhiệu tiền của,công sức mới tấm bằng bác sỹ ,khi ra trường không phải con ông cháu cha ,không mối quan hệ,không có tiền thì may ra xin được ở nơi khỉ ho cò gáy để làm việc,mặc dù có giỏi đi nữa.Cho nên lại phải chờ thủ tướng lặn lội đi tìm người tài ở vùng sâu,vùng xa.Thật tội nghiệp cho thủ tướng

    Trả lờiXóa
  4. Những người lãnh đạo của CSVN thường có trình độ học vấn thấp(nếu có cũng cần phải xác định lại giá trị thực của các loại bằng cấp mà họ có) nên họ không có chính sách trọng đãi người có học là điều dễ hiểu.Ở các nước tiên tiến điển hình như Mỹ bác sĩ là một ngành khó và cần nhiều thời gian học nhưng một khi tốt nghiệp rất được trọng đãi (lương bổng cao có khi tới vài trăm ngàn Mỹ kim một năm).Việc có lợi tức cao giúp cho cho các bác sĩ giữ được đạo đức nghề nghiệp.Ngay như ở miền Nam VN trước 1975 bác sĩ cũng là một nghề có lợi tức cao và được trọng vọng trong xã hội.Việc bác sĩ "ăn tiền" tại các bệnh viện là điều hiếm khi xảy ra.
    Chính sách giáo dục của VN ngày nay vẫn còn theo lối mòn "từ chương"(học thuộc lòng không có tư duy và phản biện) và một chiều (chỉ đi theo chiều và khuôn khổ do nhà nước ấn định)cho nên VN vẫn mãi lạc hậu và với tình trạng như hiện nay không chừng trong tương lai không xa sẽ thua cả Miên và Lào.
    Ngoài ra quan niệm trọng bằng cấp một cách "hình thức" thái quá của người VN cũng là một yếu tố khiến VN khó có thể vươn lên tầm cao của thế giới.Thử hỏi có sinh viên VN nào dám bỏ ngang khi đang học những trường danh giá như Havard ,Stanford University hay M.I.T (Massachusetts Institute of Technology) để theo đuổi những mộng ước còn phôi thai của mình như trường hợp Mark Zuckerberg của Facebook,Larry Page và Sergey Brin của Google hay Bill Gates của Microsoft không.Chúng ta phải thành thực và đừng "tự ái dân tộc" mà nói rằng có lẽ "không một ai".Nói như vậy để thấy rằng bằng cấp chỉ là một yếu tố cần nhưng yếu tố quyết định để đưa tới thành công vẫn là tài năng thực sự.Thực ra những nhân vật nói trên thành công được ngoài tài năng thực sự của họ còn phải kể đến yếu tố tổ chức xã hội và giáo dục của nước Mỹ.
    Cho nên người VN cần phải thay đổi tư duy nghĩa là phải suy nghĩ sáng tạo, phản biện,đừng bảo thủ,một chiều,câu nệ hình thức và nhà nước cần phải có chính sách,chiến lược lâu dài,cụ thể để đào tạo tài năng và khuyến khích sáng tạo một cách hiệu quả chứ không phải bằng khẩu hiệu.Phải dám nhìn nhận những khuyết điểm của mình để sửa chữa mới có thể tiến bộ.Chính sự bảo thủ,mù quáng,giáo điều và thiển cận đã khiến VN tụt hậu và hèn kém như ngày nay. Hãy nhìn Nhật Bản,Đức và Nam Hàn bị chiến tranh tàn phá nặng nề hơn VN rất nhiều mà họ chỉ cần từ 15 đến 20 năm là kinh tế đã "phục hồi" và "cất cánh".Còn VN đã 41 năm sau chiến tranh rồi mà vẫn còn lẩn quẩn trong nhóm những quốc gia nghèo trong khi trước kia Saigon đã từng được khen là "Hòn ngọc Viễn Đông"và lợi tức đầu người đứng thứ hạng cao ở Á Châu trên cả Nam Hàn.
    Vì đâu nên nỗi? Hỏi có nghĩa là trả lời.Đất nước này cần những người lãnh đạo có tài,có đức,có tầm nhìn xa,thực sự vì dân vì nước chứ không cần những lãnh tụ giáo điều ,"có lý luận" nhưng thiển cận và bất tài,chỉ vì quyền lợi của một đảng phái,một nhóm người mà không đếm xỉa gì tới quyền lợi quốc gia và an nguy của đất nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mao Trạch Đông đã từng nói "trí thức là cục phân".HCM cũng đã từng bảo Tiến Sĩ triết Trần Đức Thảo đi gánh phân để biết giá trị của "lao động chân tay".Cho nên việc bạc đãi những người có học là chuyện thường thấy tại các nước CS.Nhưng chính việc bạc đãi này đã khiến sự tiến bộ của xã hội bị trì trệ. Tình trạng Đại Học Y Dược tại Hà Nội ngày nay bị "ế" là hệ quả tất yếu của chính sách bạc đãi này.Trong khi đó một trong những yếu tố quan trọng khiến Hoa Kỳ có sự tiến bộ và có nhiều phát minh nhất trên thế giới là chính sách đãi ngộ nhân tài.Họ đã tận dụng được không những tài năng trong nước mà còn của các quốc gia khác trên thế giới.Như vậy trên phương diện chiến lược lâu dài giữa Hoa Kỳ và CS ai khôn ai dại,ai đúng ai sai.
      Ngoài ra các chế độ CS cũng như chế độ Thực Dân trước kia muốn ngu dân để họ dễ bề cai trị.Họ chỉ trích Tôn Giáo là liều thuốc phiện ru ngủ con người nhưng lại bắt chước Tôn Giáo trong việc tạo một "đức tin" không phải vào một đấng thiêng liêng nào mà vào cái gọi là "Thiên đường CS" hay những lời giảng dạy của "giáo chủ" Marx-Engels và những lãnh tụ của họ như Lenin,Stalin,Mao Trạch Đông,Hồ Chí Minh...Họ bắt chước tôn giáo nhưng không thể thành công như Tôn Giáo.Sự thành công của họ chỉ mang tính đoản kỳ vì sự ru ngủ dân chúng bằng những lập luận dối trá,ngụy biện dựa trên chủ thuyết sai lầm từ căn bản theo thời gian đã bị mọi người nhận ra.Quan trọng hơn nữa là tôn giáo dựa trên nhân bản và bác ái còn CS chủ trương duy vật và quyền lực thế tục mang tính thực dụng, vô nhân nên theo đà tiến lên và sự thức tỉnh của nhân loại các chế độ CS trên thế giới hầu hết đã lụi tàn trong khi tôn giáo vẫn còn chỗ đứng .Có một điều mỉa mai là CS thường đả kích các chế độ khác và tôn giáo là "phản động",đi ngược lại các "giòng thác cách mạng" của nhân loại nhưng chính họ lại bị các giòng thác đó cuốn trôi một cách thê thảm.Hiện nay trên thế giới chỉ còn một số ít nước theo chế độ CS trong đó có VN. Những nước này luôn luôn phải đối phó với sự thức tỉnh của người dân.Họ luôn lo sợ mỗi khi có một biến động nào đó trên thế giới vì e ngại nó sẽ lan đến làm xụp đổ thứ chế độ lỗi thời của họ.Bằng mọi cách họ cố gắng "luồn lách" để tồn tại nhưng sớm muộn gì họ cũng sẽ bị đào thải vì đã đi ngược lại trào lưu tiến hóa hiện nay của nhân loại đó là "tự do,dân chủ và bình đẳng".

      Xóa
  5. Ở tỉnh tôi,có nhiều vùng quê chẳng có đứa học sinh nào đăng kí xét tuyển đại học.
    The tính toán của chúng,4 năm đại học ngốn không ít tiền của nhưng khi ra trường chẳng tìm được việc gì để làm.Mọi vị trí đều đã có cái lũ con ông cháu cha chiếm giữ hết,lại còn thêm con cháu của bọn đại gia có dây mơ rễ má với bọn "đãng và nhà nước" mua chổ hết rồi.Chẳng còn một vị trí nào cho những sinh viên "mồ côi".
    Vì thế,đa số chấp nhận đi học nghề làm thuê,cong lưng đóng thuế nuôi bè lũ "đãng và nhà nước".
    Khi còn ngồi học "dưới mái trường xhcn",các thầy cô luôn lên án chủ nghĩa phong kiến thối nát,phản động qua những câu ca dao :
    Con vua rồi lại làm vua,con sãi ở chùa thì quét lá đa.
    Con ơi nhớ lấy câu này,cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.
    Nếu đem những câu ca dao trên để miêu tả cái chế độ mà tên Trọng lú lẫn,đần độn ra sức xây dựng và bảo vệ tới cùng,thì quá chính xác và rất chi là...biện chứng.
    Không biết cái quái thai kia đến khi nào mới chết để đất nước có thể cất đầu đứng dậy.

    Trả lờiXóa
  6. Lương 10 củ cụ mượt éo bằng đi lx thuê cho bọn dãy chết

    Trả lờiXóa
  7. Hãy đào tạo bệnh nhân thành bác sĩ vì chỉ có bệnh nhân mới hiểu bệnh nhân

    Trả lờiXóa
  8. Tác giả Võ Xuân Sơn viết thật xúc động.
    Những tinh hoa của đất nước, những tài năng trẻ. Học to cả đầu lòi cả mắt ra.
    Sáu năm tu luyện ở trường Y, ra trường, đi làm 18 tháng, xong rồi học 2 năm chuyên khoa cấp I (thường là gần 3 năm) mới có thể được đứng hành nghề độc lập. 10 năm. Với khoảng thời gian đó, bạn bè của anh ta đã kịp trở thành những người thành đạt, đã có sự nghiệp và nếu may mắn, đã có nhà, có xe… Đấy là chưa kể, làm bác sĩ có nghĩa là luôn được gắn liền với nguy cơ được cho là vô cảm, vô lương tâm, trở thành đối tượng để kền kền săn đuổi, để những kẻ vô học thoá mạ, mạt sát.
    Suốt ngày làm việc, trực đêm. Luôn luôn chờ đợi sự bố thí của gia đình bệnh nhân...
    NHững điều này đã làm cho 2 trường Y tốp đầu Việt Nam ế học sinh là chưa hoàn toàn chính xác.
    - Nguyên nhân chính là các trường Y Hà Nội và Y dược TP Hồ Chí Minh đang chuẩn bị tăng học phí rất cao, con nhà nghèo sẽ không có đủ tiền ăn học.
    - Thứ hai là hiện nay rất nhiều trường đại học cao đẳng không thuộc ngành Y vẫn được mở các lớp đào tạo bác sỹ. KTV và y sỹ Y tá ...
    Dẫn đến khủng hoảng thừa sinh viên Y khoa...

    Trả lờiXóa
  9. Chém tiền có thể đẹp
    Nhưng đức độ thì hư
    Đó là người bác sỹ
    Dẫu là công hay tư

    Trả lờiXóa
  10. Tôi muốn gởi một số mẫu thuốc về Hà nội tới thầy Trần Văn Ơn (thuốc chữa bệnh mà bác sĩ ngành Tây học đã đầu hàng), vào Facebook không còn thấy tên ông . Quí vị nào ở đây biết thầy Ơn còn làm ở trường dược làm ơn cho biết tin tức của thầy. Xin đa tạ.

    Trả lờiXóa
  11. Ngành y thấy hái được tiền
    Làm cho các cháu thích điên cả người
    Giờ đây thấu rõ lẽ đời
    Cho nên xu hướng tạm thời lui quân

    Trả lờiXóa
  12. Nếu làm đúng nghĩa lương y
    Thì nghề ấy khổ nhất nhì thế gian
    Chỉ vì sống ở Việt Nam
    Được làm cú vọ thỏa ham xác người

    Trả lờiXóa
  13. Bác sỹ đi trước
    Kền kền bay sau
    Chim xác no bụng
    Người tiền chật bao

    Trả lờiXóa
  14. Hoan hô tuổi trẻ Việt Nam
    Biết việc nên làm, biết việc nên không
    Cao hơn cần biết đồng lòng
    Giúp dân, giúp nước lạc hồng đi lên

    Trả lờiXóa
  15. Đẹp lắm các cháu gái
    Đang tập mổ trong phòng
    Hôm xác chết Yên Bái
    Có cháu nào diễn không?

    Trả lờiXóa
  16. Đẹp lắm các cháu gái
    Đang phẫu thuật trong phòng
    Hôm cái vụ Yên Bái
    Có cgaus nào diễn không?

    Trả lờiXóa
  17. Hôm cái vụ Yên Bái
    Bác Phúc lên đưa tang
    Sao trong phòng phẫu thật
    Lại không mang áo choàng?

    Trả lờiXóa