Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Nóng: Chiến tranh Điện tử đang nổ ra ở Biển Đông

“Chiến tranh điện tử có thể diễn ra rất bất ngờ, ác liệt và nhanh chóng…” là cách miêu tả về một cuộc xung đột trên Biển Đông trong cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc.
Cuộc tập trận diễn ra trên biển Hoa Đông của Hải quân Trung Quốc (PLAN) hồi đầu tháng này nhằm mục đích ” tăng cường sức mạnh tấn công, độ chính xác, sự vững vàng và tốc độ của quân đội trong điều kiện bị áp chế điện tử và gây nhiễu mạnh”, hay nói cách khác là trong môi trường tác chiến điện tử.
Cuộc tập trận là một động thái chuẩn bị nhằm đối phó với nguy cơ nổ ra chiến tranh điện tử với Mỹ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Một dấu hiệu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh điện tử của Trung Quốc ở Biển Đông là Bắc Kinh đang tích cực xây dựng và thiết lập các hệ thống radar ở hầu hết các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở biển Đông.
Theo tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của CSIS thì một loạt các hệ thống radar đã được bố trí trên 7 bãi đá của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, bao gồm Châu Viên, Chữ Thập, Ga-ven, Vành Khăn, Gạc Ma, Tư Nghĩa và Subi.
Các hệ thống này được sử dụng cho các mục đích khác nhau, trong đó có một số trạm có thể phục vụ hai mục đích. Trạm radar ở đá Chữ Thập và đá Subi sẽ được sử dụng để điều hướng cho các máy bay hoạt động trên các sân bay xây dựng trái phép ở đây.
Nhưng khi kết hợp với nhau, chúng còn cho phép mở rộng tầm kiểm soát nhận dạng phòng không cũng như tăng cường khả năng tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc (PLA) trên khắp một vùng rộng lớn ở biển Đông.
Về áp lực dư luận, những hệ thống ra đa có vẻ như sẽ ít gây căng thẳng hơn việc bố trí các hệ thống pháo hay tên lửa phòng không, hoặc thậm chí là các đường băng nếu xét về các cấu trúc hạ tầng được xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo.
Bởi lẽ chúng ít nhiều “hỗ trợ” cho những ngụy biện của Trung Quốc rằng sẽ sử dụng các đảo nhân tạo vào mục đích tìm kiếm cứu nạn.
NÓNG: Chiến tranh điện tử đang nổ ra ở Biển Đông! - Ảnh 2.
Tàu chiến của Hải quân Trung Quốc thực hành bắn đạn thật trong diễn tập.
Tuy nhiên, sự thật là các hệ thống radar này hoàn toàn “thừa công dụng” nếu như chỉ phục vụ mục đích đó, chúng thậm chí “dư sức” đáp ứng nhu cầu của quân đội Trung Quốc. Điều này đã làm dấy lên quan ngại cho các nước khác trong khu vực.
Những hệ thống radar phân bố rải rác trên quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) giúp tăng cường khả năng tác chiến điện tử (ISR) cả quân đội Trung Quốc trên biển Đông, và nếu kết hợp với lực lượng hải quân và mạng lưới vệ tinh tình báo, nó sẽ cho phép định vị một cách nhanh chóng các tàu thuyền và thiết bị quân sự đang hoạt động trong khu vực.
Cũng cần lưu ý rằng các hình ảnh vệ tinh công bố gần đây cho thấy các thiết bị truyền dẫn tín hiệu vệ tinh cũng đang được xây dựng trái phép trên nhiều đảo nhân tạo.
Những thiết bị này khi đi vào hoạt động có thể cho phép định vị mục tiêu ngoài tầm chân trời một cách chính xác và tinh vi hơn, phục vụ cho các hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc.
Qua đó, mở rộng phạm vi chiến lược chống tiếp cận – chống xâm nhập (A2/AD) của Bắc Kinh, cũng như tăng cường mối đe dọa cho các mục tiêu di động – chẳng hạn như nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.
Sự kết hợp giữa các lực lượng của Trung Quốc ở biển Đông, chẳng hạn như dân quân biển, sẽ càng tăng cường phạm vi kiểm soát. Những lực lượng này đều thuộc sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương ở cả biển Đông và biển Hoa Đông.
Những báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu trang bị thiết bị truyền dẫn tín hiệu nối với hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu cho toàn bộ đội tàu cá đông đảo cũng như lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có thể đảm bảo huy động lực lượng này đến nơi cần tăng cường hiện diện khi cần thiết.
Những radar trên các đảo nhân tạo cũng cho phép PLA tiến hành các hoạt động gây nhiễu các thiết bị điện tử và ra đa của các nước khác trong khu vực.
Chẳng hạn như năm trước, Trung Quốc đã tìm cách gây nhiễu các thiết bị điện tử và chặn đường truyền dẫn tín hiệu GPS của máy bay do thám RQ-4 Global Hawk của Mỹ trên biển Đông.
Về phía Mỹ, Lầu Năm Góc cũng đang thúc đẩy triển khai đầu tư và nghiên cứu các công nghệ tác chiến điện tử tiên tiến, bắt đầu ở cấp độ chiến thuật trên biển Đông.
Chính phủ Mỹ mặc dù tuyên bố việc triển khai các máy bay này nhằm phục vụ cho “các nhiệm vụ huấn luyện song phương”, song 4 chiếc Growler hoàn toàn có thể tiến hành các hoạt động do thám và tình báo điện tử (SIGNT) trên biển Đông.
Máy bay Growler còn có khả năng gây nhiễu các radar mà Trung Quốc thiết lập trái phép trên các đảo nhân tạo.
Điều này có thể dẫn đến một kịch bản đó là các phương tiện tác chiến điện tử của Mỹ sẽ tăng cường tập trung vào các trạm rada của Trung Quốc trên biển Đông, còn Trung Quốc sẽ gia tăng các vụ tấn công điện tử và tăng cường khả năng phòng thủ để bảo vệ các cấu trúc rada này trên các đảo.
Trong tương lai, cả hai bên có lẽ sẽ tăng cường khả năng chiến tranh điện tử nhằm mở rộng phạm vi kiểm soát hoặc vô hiệu hóa vùng cảnh báo sớm của đối thủ trong khu vực. Việc tăng cường khả năng tác chiến điện tử cũng là một cách ít gây sự chú ý từ bên ngoài và ít mang tính khiêu khích hơn.
Trong tương lai, những hoạt động tương tự sẽ càng gia tăng, đặc biệt một khi các cơ sở ra đa của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo hoàn thành và đi vào hoạt động, không quân Trung Quốc sẽ bắt đầu hoạt động ráo riết trên khắp khu vực.
Chiến tranh điện tử vốn ít thu hút sự chú ý của dư luận, đã và đang trở thành mặt trận khốc liệt giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông. Cuộc chiến này nếu cứ tiếp tục và kéo dài chắc chắn sẽ làm tăng nhiệt cho thùng thuốc súng vốn đã rất nóng bỏng ở biển Đông.
Điển hình là hồi đầu tháng 6 năm nay, Hải quân Mỹ đã triển khai 4 máy bay tấn công điện tử EA-18G Growler đến Philipines.
(Soha)/TTHN
------------

3 nhận xét:

  1. Cuộc chiến tranh này dầu ai thắng VN vẫn bại . Bại ngay từ năm 1990 , không riêng chỉ Hoàng sa , Trường sa mả cả một đất nước VN đã lọt thỏm vào bàn tay Trung Quốc .

    Hòm nay không có nghi thức triều cống như thời vua chúa , nhưng được thay thế bởi những hợp tác khai thác hữu nghị 50 năm , 70 năm lâu dài bền vững . Tài sản của dân tộc bị bốc hơi , bị chiếm đoạt trắng trợn thông qua nhà nước . Chẳng những thế những bãi rác thải công nghiệp để lại và khắp nơi trên thế giới dồn về VN , với vô vàn hoá chất độc hại mang thảm họa diệt chủng rất khó khăn để kiểm soát . Tai họa này sẽ tiêu diệt dân tộc Việt theo nhiều vùng miền dần hồi VN đi đến tai nạn diệt tộc , diệt chủng .

    Thay vì tiến đến một thế giới phẳng , dân tộc VN lại tiến tới bị TQ đồng hoá trở về thời kỳ thế kỷ thứ 10 .

    Con đường tiến ra Biển Đông của TQ bằng vũ lực nhằm phá vỡ cái thế sợ bị thế giới bao vây , cũng giống như chủ nghĩa Cộng Sản lúc nào cũng mang mặc cảm bị nhân loại chống đối . Chính cái mặc cảm tội lỗi đi ngược lại sự tiến bộ bình thường của thế giới khiến cho những đất nước XHCN luôn luôn nghi ngờ xem chính nhân dân mình , đồng chí mình , các nước khác chính là những thành phần phản động phải quan tâm đề phòng dập tắc kịp thời hoặc ra tay trước để chiếm thế thượng phong .

    Từ đầy khi chưa chiếm trọn được thế giới , bản chất mặc cảm bị chống đối khiến cho chế độ XHCN luôn luôn phải đặt mình trong tư thế chiến đấu . Với chính nhân dân mình được gọi là đè bẹp phản động hủ hoá , với thế giới là Chiến tranh giải phóng .

    Bởi thế , một con người XHCN hay sống dưới chế độ XHCN. là con người bị đặt trong tư thế chuẩn bị chống đối hoặc bị ép buộc tuân phục . Một Xã hội Chủ Nghĩa là một xã hội luôn luôn cảm thấy bất ổn từ Đảng cho đến chính quyền và cả nhân dân , đến cả thế giới bên ngoài . Cuối cùng XHCN không bao cảm nhận được sự hoà bình trong cuộc sống xã hội , không tìm thấy cái gọi là an lạc cho dầu đất nước chẳng có chiến tranh .

    Tâm lý của lãnh đạo TQ luôn luôn xem mình bị thế giới chống lại , bị thế giới bao vây . Những hành động lén lút hay ngang ngược xâm chiếm Biển Đông mang tâm lý của kẻ bị thế giới tẩy chay , phải ra tay trước để thủ lợi của kẻ yếu thế đúng hơn là tam lý của kẻ ỷ mạnh , bá chủ , bá quyền .

    Trung Quốc sẽ không dám tấn công Mỹ hay các nước Đồng Minh . Các chế độ XHCN luôn luôn bị mặc cảm bị chống đối từ thế giới bên ngoài , đàn áp khủng bố nhan dân nhưng yếu hèn với thế giới . Hành động của các chính quyền XHCN đều mang tính chất tiểu nhân như nhau để tồn tại , tất cả đều bị thế giới lên án và chee cười .

    Một Đảng csvn bị Đảng CSTQ điều khiển từ năm 1930 kéo theo một dân tộc miền Bắc Việt lệ thuộc TQ lần thứ nhất hết 45 năm là nguyên nhân chính cho cuộc nội chiến kéo dài từ 1954-1975 làm mất đi một Hoàng Sa vào tay TQ . Đến năm 1990 đảng csvn lần thứ hai cuối xin lệ thuộc TQ kéo theo cả một dân tộc Việt , mất thêm một phần Trường sa và một phần lãnh thổ đất đai dọc theo biên giới Trung Việt .

    Một chính quyền VN với tư cách tiểu nhân yếu kém phải quỵ lụy trước một Chính quyền mang tư cách tiểu nhân như TQ , thì tương lai của VN chắc chắn chẳng ra gì .


    Trả lờiXóa
  2. Nóng nguội ghề? Ngu thì chết chứ bịnh tật gề

    Trả lờiXóa




  3. Chiến tranh Sinh thái - Chiến tranh Điện tử
    ***************************************



    http://www.cartoonmovement.com/depot/cartoons/2014/06/03/xi_jinping_nothing_happened_on_june_4th_1989__thomas_wong.jpeg


    Bốn tỉnh lớn gần biển miền Trung tang hoang
    Hàng triệu cá chết trắng nằm phơi hàng
    Biển Mẹ bị đầu độc bằng Chiến tranh Sinh thái
    Cả trăm năm bao thế hệ trẻ diệt vong !
    Chưa xong 2 máy bay 10 phi công mất mạng

    https://1.bp.blogspot.com/-bC8qCEZYZSQ/V3WK7Bd2jbI/AAAAAAACBoc/Wsy_GL0TaGQ-LvrPhQgZ9H6v-3XBl07FwCLcB/s1600/tempdanlambao29.jpg


    Chiến tranh Điện tử cũng vừa mở màn !
    Làm chấn độngtrật đường bay sai quỹ đạo
    Điện từ trường trường bị nhiễu loạn vỡ tan hoang
    Bao dạng Chiến tranh Đại Hán đang khai triển
    Kinh tế bao đại công trình chúng giành sang
    Tài chính chuyển qua biên giới bạc giả Hồ tệ

    https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/07/h134.jpg


    Chính trị nuôi béo từ tiểu đến đại vịt gian
    Chúng trèo cao đến tận chóp bu quyền lực
    Tha hồ hại Dân bán Nước chúng chào hàng
    Biển Đông độc chiếm thôi hết ra Biển lớn !
    Bao dạng Chiến tranh Đại Hán gian tham .. ..





    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa