Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Quyền giám sát của người dân đối với nhân viên Nhà nước

000_Hkg10146975.jpg
Một cảnh sát và một dân phòng ngồi ở bãi đậu xe trong khu phố cổ Hà Nội
ngày 12 tháng 2 năm 2015.  AFP photo
Dư luận xã hội bàn tán rất nhiều về phát biểu của quan chức ngành CA về quyền giám sát hành vi thực thi pháp luật của nhân viên Nhà nước.
Quyền hạn của người dân
Trong cuộc họp ngày 15/8/2016, Thiếu tướng Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cảnh sát giao thông, Bộ CA khẳng định rằng: "Chúng ta ra đường xử lý vi phạm được các cấp có thẩm quyền cho phép, nên người dân yêu cầu kiểm tra kế hoạch, chuyên đề hay kiểm tra tem kiểm định của máy bắn tốc độ là không đúng, họ không có quyền như vậy".
Ngay sau đó, Thiếu tướng Trần Thế Quân  – Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính Tư pháp - Bộ Công an cho rằng, nếu người dân yêu cầu được kiểm tra các tài liệu nghiệp vụ là không khả thi.
Các phát biểu trên đã vấp phải sự tranh cãi của các học giả cũng như dư luận xã hội.
Xét về quy trình, nghiệp vụ của ngành công an thì ông ấy nói đúng quy trình. Nhưng ông ấy nói sai ở chỗ người dân có quyền kiểm tra pháp nhân của cảnh sát giao thông. - Nhà báo Nguyễn An Dân
Từ Nghệ An, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh cho rằng, việc giám sát là cách thức tốt để cho người dân và viên chức nhà nước có thể thực hiện quyền của mình. Bà nói với chúng tôi:
“Tôi nghĩ là ông Trần Sơn Hà có phát ngôn như vậy là ông ấy đã vi phạm hiến pháp, bởi vì phần 2 điều 8 hiến pháp 2013 quy định: ‘Người dân có quyền giám sát cán bộ’. Giám sát ở đây ta phải hiểu là ta có quyền kiểm tra công việc của cán bộ làm”.
Từ Sài gòn, nhà báo Nguyễn An Dân cho rằng, phát biểu của ông Thiếu tướng Trần Sơn Hà là chỉ đúng một nửa. Theo ông kế hoạch tuần tra, kiểm tra chuyên đề, lệnh hay thẻ tuần tra… là những văn bản làm căn cứ để CSGT thực hiện nhiệm vụ. Ông giải thích:
“Xét về quy trình, nghiệp vụ của ngành công an thì ông ấy nói đúng quy trình. Nhưng ông ấy nói sai ở chỗ người dân có quyền kiểm tra pháp nhân của cảnh sát giao thông. Thứ 2 là trong nghiệp vụ công an nói chung, không phải cái gì người dân cũng được phép biết, và có những chuyện không nên cho người dân biết, cái đó tôi đồng ý”.
LS. Lê Công Định không đồng ý với phát biểu của Thiếu tướng Trần Thế Quân, theo ông quan điểm đòi hiến pháp phải ‘có điều khoản quy định cụ thể, chi tiết về từng trường hợp người dân được kiểm tra hay không được kiểm tra cảnh sát giao thông’, mới cho phép thực thi quyền giám sát của công dân, đó là việc nguỵ biện. Trả lời RFA qua thư điện tử, ông phản bác:
“Đó là việc vừa nguỵ biện để bao che cho sự lộng quyền của cảnh sát giao thông, vừa bộc lộ sự khiếm khuyết nghiêm trọng trong tư duy và kiến thức pháp lý, đặc ­biệt về ngành luật hiến pháp, của người lãnh đạo Cục Pháp chế tại một Bộ quan trọng về chấp pháp của Quốc gia”.
Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, dưới góc độ pháp lý thì việc giám sát quyền lực nhà nước phải bắt đầu từ cơ quan dân cử, có nghĩa là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân phải tăng cường trách nhiệm giám sát của mình. Theo ông pháp luật cần phải quy định rõ là người dân được quyền giám sát những cái gì? Ông chỉ rõ:
“Những cái gì thuộc về danh mục bí mật quốc gia thì công bố rõ ra bằng luật. Nó cũng phải có những giới hạn, vì trong chính trị quốc gia và an ninh quốc gia thì không phải những gì anh cũng được quyền nói ra, và không phải cái gì cũng nên công bố ra ngoài cho người ta biết”.
Theo báo Tiền Phong, LS. Nguyễn Anh Tuấn - Công ty luật TNHH Trường Lộc cho rằng, phát biểu cho rằng người dân không có quyền kiểm tra CSGT là trái với Luật Công an nhân dân. Theo ông, Luật Tiếp cận Thông tin được Quốc hội thông qua tháng 4/2016 đã quy định: ‘Mọi công dân có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời’. Tại điều 10 còn cho phép công dân được tiếp cận mọi thông tin được cơ quan nhà nước công khai và có quyền yêu cầu nhà nước cung cấp thông tin.
Chúng tôi đã nhiều lần liên lạc tới Cục Pháp chế và Cải cách Hành chính tư pháp - Bộ Công an, để tìm hiểu về vấn đề này nhưng không nhận được hồi đáp.

Giải pháp nào?

000_DA1LX.jpg-400.jpg
Một cảnh sát trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội hôm 17/7/2016. AFP photo
Khi được hỏi cần có các giải pháp nào để tăng hiệu quả trong việc thực hiện quyền giám sát quyền lực nhà nước của dân chúng?
Luật sư Lê Công Định khẳng định:
“Giải pháp tốt nhất là cơ quan công quyền phải tôn trọng quyền công dân như hiến pháp quy định, đừng viện cớ luật chưa ban hành hay hướng dẫn cách thực thi quyền công dân,… để hạn chế hay tước đoạt nó.”
Cô giáo Hạnh cho rằng, người dân phải phát huy cao độ quyền giám sát, mọi nơi, mọi lúc. Theo bà, khi người dân được quyền giám sát thì đương nhiên người dân đã được thực hiện những quyền hiến định của mình. Bà nói:
“Người dân được nói lên tiếng nói của mình, kể cả tiếng nói đó là bất đồng chính kiến thì người dân vẫn được nói. Hơn nữa chính người cán bộ đó khi được người dân chỉ ra những cái lỗi, những cái sai… thì người cán bộ đó mới có cơ hội để mà thay đổi, học hỏi và như thế là một cách rất tốt”.
Nhà báo Nguyễn An Dân thấy rằng, ở VN cần phải có Tòa án Hiến pháp để xem xét và bãi bỏ những luật, những nghị định, thông tư… trái với Hiến pháp. Và để người dân có thể khởi kiện ở Tòa án Hiến pháp khi bị xâm hại các quyền và hiến pháp. Ông tiếp lời:
Giải pháp tốt nhất là cơ quan công quyền phải tôn trọng quyền công dân như hiến pháp quy định, đừng viện cớ luật chưa ban hành hay hướng dẫn cách thực thi quyền công dân,… để hạn chế hay tước đoạt nó.” - Luật sư Lê Công Định
“Các cơ quan viện kiểm sát, tòa án và cơ quan công an từ cấp Trung ương đến địa phương cần phải bỏ cơ chế liên ngành. Như vậy họ trở nên độc lập với nhau để họ giám sát và chế tài quyền lực nhà nước vi hiến, vi phạm pháp luật. Cần phải có cơ chế ‘cung cấp thông tin cho nhà báo’ và cần quy định rõ cần cung cấp cái gì, và bất kỳ thông tin nào mà xã hội quan tâm thì phải cung cấp”.
Về việc người dân cần làm gì để thực hiện quyền giám sát nhà báo Nguyễn An Dân cho biết thêm:
“Cái đó là cần thiết, tuy nhiên nhân dân cần chủ động hơn. Thí dụ như họ phải tìm, họ phải gặp những người Hội đồng Nhân dân, rồi Đại biểu Quốc hội của họ để mà kiến nghị. Cái kiến nghị đó nó đúng hay sai, hay nó có hiệu quả hay không là một vấn đề khác, nhưng mà phải làm những vấn đề này, ngoài chúng ta công bố ra công luận, chúng ta cũng phải công bố đến cho những người đang đại diện cho mình. Còn họ xử lý hay không, xử lý đến đâu thì đó là chuyện khác.”
Theo Infonet online, Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TP. HCM), khẳng định rằng tinh thần ‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’ được thể hiện và thực hiện bằng nhiều hình thức trên nguyên tắc phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác. Việc trao cho người dân cái quyền được kiểm tra ngay tức khắc CSGT là hơi bất tiện và dễ bị người dân lạm dụng. Nhưng, nếu không trao cho người dân cái quyền này thì CSGT có nhiều cơ hội hơn để lạm quyền. Vì vậy, cần phải nghĩ đến một hình thức khác, mà dù có muốn cả 2 bên cũng không thể ‘lạm’ được.
Xuân Nguyên/(RFA)

10 nhận xét:

  1. Nhân viên nhà nước là dân
    Thì dân giám sát là cần thiết thôi
    Nhân viên nhà nước đảng tôi
    Dân nào kiểm soát mạng toi có ngày

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đã độc đảng toàn trị thì không bao giờ dân được giám sát người cầm quyền

      Xóa
  2. Cái kẹo "dân biết dân bàn dân làm dân kiểm tra" được đãng sử dụng để dụ con nít có vẽ như đã quá hạn sử dụng.
    Đổi cái kẹo khác đi đãng ơi.

    Trả lờiXóa
  3. Khi mà chính quyền còn là "của dân, do dân và vì dân" thì người dân hoàn toàn tin tưởng và không có "nhu cầu" kiểm tra! Ngày nay chính quyền càng ngày càng tỏ ra KHÔNG PHẢI CỦA DÂN, CHẲNG CÓ TÍ GÌ DO DÂN VÀ CÀNG KHÔNG LÀM GÌ VÌ DÂN,trong khi vẫn xoen xoét cái mồm là "đầy tớ của dân"! Chính vì lẽ đó mà DÂN mới yêu cầu KIỂM TRA!!!
    Một cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề là: Hãy trở lại là "của dân, do dân và vì dân" như ngày xưa, thì sẽ chẳng có dân nào đòi "kiểm tra" và cũng chẳng bị dân nào nguyền rủa nữa!

    Trả lờiXóa
  4. Các bác đòi hỏi cao quá. Nhân viên nhà nước chủ yếu đảng viên. Thế chẳng hóa ra dân đòi kiểm tra đảng à. Không đọc điều 4 hiến pháp sao ta?

    Trả lờiXóa
  5. nhìn mấy thằng trẻ trâu , thanh niên vn gì mà hèn thế, nhìn nhầm chỗ thì chúng chém nhau không thương tiếc nhưng gặp công an chúng rúm ró như con chuột nhắt, hèn thật, nếu không thì hãy im lặng đi

    Trả lờiXóa
  6. Theo tôi, cái câu : " Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra"đã đủ nói lên rằng người Dân có quyền biết và kiểm tra các việc làm của các cơ quan nhà nước (Trừ những bí mật quốc gia....)Riêng ngành cảnh sát giao thông, thì việc kiểm tra của Dân là cần thiết vì các CBCS của ngành này quá tha hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra" cái mật ước mà thằng mười, thằng linh ký bán nước ở Thành Đô đấy, giấu không cho dân biết nên dân mới gọi lãnh đạo đảng là thằng, mới gọi đảng là đảng lưu manh bán nước.

      Xóa
  7. Điều 4 hiến pháp chình ình
    Hpor rằng ai đã đem rinh chỗ nào
    Bác này đòi hỏi tào lao
    Bao giờ hết đảng thì tao cho làm

    Trả lờiXóa
  8. Bác Định học luật Hoa Kỳ
    Lại tưởng mang về áp dụng Việt Nam
    Ở ta nếu biết dân bàn
    Còn khâu thực hiện đảng làm thay dân

    Trả lờiXóa