Bài viết của tác giả Lê Nam Trung Hiếu trên BBC,
được giới thiệu là “Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, đang là
nghiên cứu sinh chuyên ngành sử quốc tế tại Bỉ”, có viết như sau: “...chỉ 7
tháng sau hội nghị San Francisco, Nhật Bản và Đài Loan ký với nhau một hiệp ước
hòa bình riêng rẽ, trong đó khoản 2 mặc nhiên công nhận hai quần đảo trên thuộc
chủ quyền của Đài Loan, đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của
Quốc gia Việt Nam tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco”.
“Hai quần đảo trên” viết ở đoạn trên
là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Điều này hoàn toàn không đúng. Khoản 2 của hiệp ước
Hòa bình Trung-Nhật 1952 không hề “mặc nhiên công nhận” hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa thuộc về Đài Loan.
Điều 2 Hiệp ước Hòa bình 28-4-1952 giữa Trung Hoa Dân
quốc và Nhật Bản, nguyên văn như sau: “It is recognized that under Article
2 of the Treaty of Peace with Japan signed at the city of San Francisco in the
United States of America on September 8, 1951 (hereinafter referred to as the
San Francisco Treaty), Japan has renounced all right, title and claim to Taiwan
(Formosa) and Penghu (the Pescadores) as well as the Spratly Islands and the
Paracel Islands.[i]”.
Tạm dịch: Hai bên nhìn nhận rằng theo điều 2 của Hiệp
ước San Francisco ngày 8-9-1951, Nhật từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa chủ quyền
cũng như mọi yêu sách về đảo Đài Loan, Bành Hồ cũng như quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa.
Không thấy đoạn nào trong điều ước này nói Nhật giao
Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan hiện nay). Chỉ thấy
ghi là hai bên “nhìn nhận điều 2 của Hiệp ước San Francisco 8-9-1951”.
Vậy thì điều 2 của Hiệp ước San Francisco 8-9-1951 nói gì?
Nguyên văn
Điều 2, Hòa ước San Francisco
8-9-1951:
Article 2
Japan,
recognizing the independence of Korea, renounces all right, title and claim to
Korea, including the islands of Quelpart, Port Hamilton and Dagelet.
Japan renounces all right, title and
claim to Formosa and the Pescadores .
Japan
renounces all right, title and claim to the Kurile Islands, and to that portion
of Sakhalin and the islands adjacent to it over which Japan acquired
sovereignty as a consequence of the Treaty of Portsmouth of September 5, 1905.
Japan
renounces all right, title and claim in connection with the League of Nations
Mandate System, and accepts the action of the United Nations Security Council
of April 2, 1947, extending the trusteeship system to the Pacific Islands
formerly under mandate to Japan.
Japan renounces all right, title and
claim to the Spratly Islands and to the Paracel Islands.
Tạm dịch:
Nhật phải từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa (chủ quyền) và
mọi yêu sách tại:
(a)
Triều Tiên, và công nhận nền độc lập của xứ này,
(b)
đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ,
(c)
quần đảo Kouriles và phần đảo Sakhaline cũng như các đảo khác đã nhượng cho
Nhật qua Hiệp ước Portsmouth
năm 1905,
(d)
tại các đảo đã được giao cho Hội Quốc Liên quản lý và theo quyết định của Hội
đồng Bảo an ngày 2 tháng 4 năm 1947,
e/
vùng Bắc cực,
(f)
các quần đảo Spratly (Trường Sa) và quần đảo Paracels (Hoàng Sa).
Điều 2 của Hiệp ước San Francisco 1951 không hề xác
định Hoàng Sa và Trường Sa, kể cả đảo Đài Loan, sẽ giao cho nước nào!
Theo ngôn ngữ công pháp quốc tế, sự từ bỏ lãnh thổ của
Nhật không phải là một sự từ bỏ “in favorem”, tức là giao lại cho một quốc gia
đối tượng nào đó, mà là một sự từ bỏ đơn thuần. Số phận của những vùng lãnh thổ
từ bỏ sẽ do phe chiến thắng quyết định.
Ngay từ điều 2 của Hiệp định San Francisco cũng đã xác
định là Nhật không có bất kỳ một “quyền” nào đối với những lãnh thổ từ bỏ
(Japan renounces all right, title and claim…). Tức là Nhật không có thẩm quyền
giao các vùng lãnh thổ từ bỏ đó cho bất kỳ một quốc gia nào.
Nếu Nhật có thẩm quyền giao HS và TS cho Trung Hoa Dân
Quốc, tại sao điều 2 của Hiệp ước Hòa Bình Trung-Nhật 28-4-1952 lại không ghi
rõ HS và TS giao lại cho Trung Hoa Dân quốc mà chỉ đơn thuần lập lại điều 2 của
hiệp ước San Francisco
1951 ?
Vì vậy muốn biết số phận của các vùng lãnh thổ (mà
Nhật từ bỏ) giao cho ai thì phải nghiên cứu Hiệp ước San Francisco 1951 và các
kết ước liên quan.
Hội nghị San Francisco bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 8
tháng 9 năm 1951, gồm có 52 quốc gia tham gia, trong đó có 49 quốc gia ký hiệp
ước hòa bình với Nhật. Vào thời điểm đầu hàng, 14-8-1945, Nhật đã có tuyên
chiến với 46 nước, trong đó không có Việt Nam. Từ thời điểm này đến ngày mở đầu
Hội nghị San Francisco ngày 4 tháng 9 năm 1951, Hội nghị đón nhận thêm 9 nước
khác (tuyên bố chiến tranh với Nhật). Các nước này là các nước đã bị Nhật chiếm
đóng lúc chiến tranh, không tự chủ về ngoại giao, vì ở tình trạng dưới quyền
bảo hộ của một nước khác. Một trong 9 nước đó là Việt Nam .
Hòa ước San Francisco 1951 viết bằng 4 ngôn ngữ: Anh,
Pháp, Tây Ban Nha và Nhật. Nhưng chỉ có ba ngôn ngữ đầu là có hiệu lực pháp lý.
Hòa ước bao gồm gồm 7 chương, 27 điều và một lời mở đầu. Điều 2 nói về lãnh thổ
(đã ghi lại ở trên). Ta thấy rằng Hiệp ước San Francisco 1951 cũng không qui
định rõ rệt số phận các lãnh thổ mà Nhật từ bỏ. Vì vậy điều cần thiết phải
nghiên cứu các kết ước liên quan cũng như “hậu trường”, tức những vận động tiền
hội nghị.
Các
kết ước liên quan đến lãnh thổ gồm có Tuyên bố Cairo 1943, ký giữa đại diện ba
nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa là Theodore Roosevelt, Winston L.S. Churchill và
Tưởng Giới Thạch. Tuyên bố Cairo là kết quả của Hội đàm Cairo, qui định về
số phận các vùng lãnh thổ bị Nhật chiếm cũng như hứa hẹn quyền lợi dành cho
Trung Hoa để nước này đứng về phía Đồng minh.
Nội
dung tóm lược những vùng lãnh thổ mà Nhật phải trả lại là:
–
Tất cả những đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm từ sau Thế chiến I;
–
Trả lại cho Trung Hoa những vùng mà Nhật đã cướp của Trung Hoa như Mãn Châu,
Đài Loan và quần đảo Bành Hồ;
–
Tất cả các vùng lãnh thổ mà đế quốc Nhật đã chiếm bằng vũ lực;
–
Nhân dân Hàn Quốc lấy lại chủ quyền đất nước mình trong một thời gian nhất định.
Tức
là, những vùng lãnh thổ mà Nhật từ bỏ, giao lại cho Trung Hoa gồm Mãn Châu, đảo
Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Không hề thấy có ghi Hoàng Sa và Trường Sa.
Về
mật ước Yalta, ký ngày 11 tháng 2 năm 1945 giữa đại diện của Hoa Kỳ, Anh và
Liên Xô tại Yalta, nói về điều kiện để Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Nhật.
Stalin chấp nhận tuyên bố chiến tranh với Nhật Bản chỉ sau khi Đức thua trận.
Các khoản liên quan đến lãnh thổ dành cho LX gồm có: giữ nguyên trạng xứ
Ngoại Mông (Mông Cổ), trả lại cho Liên Xô phần phía nam đảo Sakhaline, nhượng
cho Liên Xô quần đảo Kouriles.
Một
văn kiện khác cũng đề cập đến lãnh thổ, là Tối hậu thư Potsdam (Tuyên bố
Potsdam) của các nước Đồng minh là Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa gởi cho Nhật Bản
ngày 26 tháng 6 năm 1945.
Nội
dung gồm một số điều bó buộc Nhật Bản phải chấp nhận : 1/ thi hành các điều đã
xác định theo tuyên bố Cairo; 2/ lãnh thổ Nhật Bản sẽ chỉ giới hạn trên các đảo
Hondo, Hokkaido, Kiousiou và Si Kok cũng như trên một số đảo nhỏ khác sẽ được
xác định do các nước đồng minh; 3/ Nhật sẽ bị hoàn toàn giải giới và các lực
lượng quân đội Nhật sẽ giải ngũ.
Liên
Xô ký vào Tuyên bố Potsdam
ngày 8 tháng 8 năm 1945.
Ngày
10 tháng 8 chính phủ Nhật cho biết họ chấp nhận các điều kiện của Tối hậu thư Potsdam .
Ngày
14-8-1945 Nhật tuyên bố đầu hàng. Ngày 2 tháng 9 đại diện Nhật Hoàng ký vào văn
bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện với tướng Douglas Mac Arthur tại vịnh Tokyo . Văn kiện đầu hàng
không điều kiện được đại diện 9 nước sau đây ký nhận: Hoa Kỳ, Trung Hoa, Anh,
Liên Bang Xô-viết, Úc , Canada , Chính phủ Lâm thời Cộng hòa
Pháp, Hòa Lan và Tân Tây Lan.
Sự
kiện này cần nhắc nhở vì sự hiện diện của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp
trong văn bản đầu hàng của Nhật Bản là một sự kiện quan trọng (cho việc khẳng
định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
Tất
cả các văn kiện trên không có điều nào nói về số phận của hai quần đảo HS và
TS. Tối hậu thư Potsdam quan trọng vì tái xác
nhận Tuyên ngôn Cairo
và được sự nhìn nhận vô điều kiện của Nhật.
Vì
vậy, muốn tìm hiểu các vùng lãnh thổ do Nhật từ bỏ sẽ giao cho quốc gia nào ta
phải nghiên cứu về “tiền Hội nghị San Francisco” đồng thời xét đến công pháp
quốc tế và tập quán quốc tế về những vấn đề chủ quyền ở các vùng lãnh thổ bị từ
bỏ (trường hợp không in favorem).
Theo
tác giả Focsaneanu Lazar trong “Les Traités de paix du Japon. In: Annuaire
français de droit international, volume 6, 1960. pp. 256-290 ». Hội
nghị San Francisco
đã đưa ra 4 giải pháp để giải quyết số phận các vùng lãnh thổ mà Nhật từ bỏ.
Lược dịch ra như sau :
a) Đề
nghị thứ nhứt, các vùng đất (Nhật từ bỏ) thuộc quyền quản lý của tất cả các
nước có tuyên bố chiến tranh với Nhật, tức hình thức "cộng đồng quản
lý" (condominium). Việc chuyển giao chủ quyền đã được thực hiện lúc
Nhật ký kết Tuyên bố Potsdam
và đầu hàng vô điều kiện (14-8-1945). Điều 2 của Hiệp ước chỉ nhằm mục tiêu hợp
pháp hóa hành vi từ bỏ lãnh thổ của Nhật mà thôi. Vấn đề kế thừa những vùng
lãnh thổ (Nhật từ bỏ) không còn liên quan đến Nhật cũng như Hiệp ước 1951. Tức
là số phận của những vùng đất này đã được đồng minh định đoạt rồi. (Chính phủ
Pháp nghiêng về giải pháp này.)
b) Thứ
hai, các vùng đất này thuộc quyền quản lý của các nước ký kết vào Hiệp ước. Đề
nghị này bị Liên Xô chống đối. Hai nước Ấn Độ và hai nước Trung Hoa thì
đòi hỏi "cộng đồng quản lý" ngay cả lãnh thổ của Nhật.
c) Các
vùng đất này trở thành đất vô chủ (terrae derelictae).
d) Các
vùng đất này trở thành đất vô chủ, người ta có thể chiếm hữu. Điều này hàm ý,
những nước tham chiến đang chiếm đóng tạm thời tại các vùng lãnh thổ đó có thể
chiếm đóng vĩnh viễn và tuyên bố chủ quyền.
Chiếu
những điều xảy ra trên thực tế, ta thấy điều (a) và (d) đã được thực hiện.
Một
chi tiết quan trọng điều 2 của Hiệp ước San
Francisco là do đại diện phái đoàn Pháp đề nghị.
Hành
vi của Pháp dĩ nhiên là có tính toán.
Bởi
vì, từ ngày 28 tháng 2 năm 1946 Pháp đã ký kết với Trung Hoa Hiệp ước Trùng
Khánh, Pháp tuyên bố hủy bỏ tất cả các quyền lợi và tô giới của Pháp tại
Trung Hoa đồng thời cam kết dành sự ưu đãi về kinh tế cho Trung Hoa, như nhượng
tuyến đường xe lửa Vân Nam – Hải Phòng, dành ưu đãi về kinh tế, kiều dân Trung
Hoa sống tại Việt Nam được hưởng qui chế ưu đãi đặc biệt. Đổi lại quân đội
Trung Hoa sẽ rời Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946 để quân Pháp
vào thay thế.
Trong
khi đó, phía nam vĩ tuyến 16, vì lý do chiến lược, Anh cũng đồng ý nhượng quyền
lại cho Pháp.
Tại
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật rút đi Pháp liền gởi quân đến các
nơi này để khẳng định chủ quyền. Tại Hoàng Sa quân đội Pháp-Việt đã có mặt từ
tháng 5 năm 1946. Tháng 10-1946, quân Pháp ra đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc
Trường Sa, đóng mốc mới, khẳng định lại chủ quyền.
Như
thế, hành động của Pháp phù hợp hoàn toàn theo đề nghị (a) và (d) về việc giải
quyết các vùng đất do Nhật từ bỏ.
Pháp
đã khẳng định lại chủ quyền của mình tại Hoàng Sa và Trường Sa, dưới sự mặc
nhiên chấp thuận của Hoa Kỳ và Anh.
Hồ
sơ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ các năm 1955-1957, đọc ở link sau đây :http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1955-57v03/d187 ta
thấy Mỹ đã có thái độ rõ rệt về chủ quyền HS và TS thuộc VN.
Tổ
chức GATO (General Agreement On Tariffs And Trade) tiền thân của WTO cũng nhìn
nhận HS và TS thuộc VN. Ngày 16-4-1951, bảng sắp xếp theo địa lý các vùng trao
đổi thuơng mại với Hoa Kỳ, Hoàng Sa và Trường Sa đã được cơ quan này xếp vào
lãnh thổ của Việt Nam .
Còn
về tuyên bố của đại diện VN tại Hội nghị San Francisco là ông Trần Văn Hữu, vì
không có nước nào lên tiếng phản đối, dĩ nhiên là tuyên bố này có hiệu lực:
Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Nó củng cố, hợp thức hóa những vận
động của Pháp về lãnh thổ trên thực tế đã thể hiện từ năm 1946.
Hòa
ước Trung-Nhật năm 1952 Nhật không thể giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa
Dân Quốc. Một mặt vì Nhật không có thẩm quyền, mặt khác là không thể giao một
lãnh thổ đã có chủ. Tác giả bài viết cho rằng điều 2 Hòa ước Nhật-Trung 1952
"đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của Quốc gia Việt Nam
tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco" là không đúng. Ông Trần Văn
Hữu không hề có hành vi nào "chối bỏ chủ quyền". Ngược lại, tuyên bố
của ông tại Hội nghji San Francisco mới làm cho điều 2 Hòa ước -Nhật-Trung
không có giá trị.
Kết
luận: Khoản 2 của hiệp ước Hòa bình Trung-Nhật 1952 không hề “mặc nhiên công
nhận” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Đài Loan. Kết luận của tác
giả bài báo trên BBC hiển nhiên là phiếm diện. Ngay cả Trung Quốc hiện nay cũng
không thấy vịn đến Hòa ước 1952 như là một bằng chứng về chủ quyền của người
Hoa tại HS và TS. Chi tiết trong bài viết của tác giả tuy không đáng kể so với
nội dung bài viết, nhưng tác hại rất đáng kể cho chủ quyền của VN.
Bài
viết còn để lộ nhiều điểm sai sơ đẳng khác. Nhưng không đề cập vì thuộc phạm vi
bài viết này.
TNT
------------
Publié
par Nhan Tuan Truong à 22:43 /Blog TruongNhanTuan
------------
"Trí thức" hay "Trí ngủ" khác nhau ở chỗ này đây.
Trả lờiXóaNói ra một câu, viết ra một chữ, là một lần đánh dâu vết sáng hay vết đen của giá trị con người trí thức.
Nhân danh thì rất nhiều, nhưng giá trị lại không chỉ tầm thường mà đáng lên án
Lê Nam Trung Hiếu được giới thiệu là “Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành sử quốc tế tại Bỉ” Thằng này là Việt gian bán nước, xuyên tạc lịch sử chứ giảng viên lịch sử gì.
Trả lờiXóaHòa ước hay chiến ước hay giao nhận đến giờ này không còn ý nghĩa gì
Trả lờiXóavì đã mất hết rồi
Giá năm 1974 Bắc Việt tỉnh táo cùng VNCH đánh TC ở Hoàng Sa thì dân tộc ta đại phúc rồi!
Trả lờiXóaHồi 1953, CNCS không "giải phóng" Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) được là do... Bắc Triều Tiên thực ra cũng ghét TC, không hợp tác toàn diện, đâm ra TC không thể cộng sản hóa hết Triều Tiên. Và chưa bao giờ Bắc Triều Tiên coi mình là thằng em, con chó, của TC!
Bởi rứa học sinh bây giờ có đứa đếch nào thèm học môn sử do đãng "biên soạn" ra nữa đâu.
Trả lờiXóaTrình độ thì có hạn,khốn nạn thì vô biên.
Rất hoan nghênh tác giả Trương Nhân Tuấn đã có một bài viết sâu sắc dễ thuyết phục người, thể hiện chân tài thực học vốn có của tác giả. Tôi tin là bài viết này rất có ý nghĩa đối với NCS Trung Hiếu, một trí thức hậu thế cả về tuổi đời và tri thức nghề nghiệp liên quan đến Trung Hiếu. Tôi nghĩ có lẽ bạn Trung Hiếu không đến nỗi không có ý thức trách nhiệm của một nhà sử học trẻ đâu, mà chưa đủ kiến thức sâu để đưa ra được những đánh giá chuẩn xác thôi. Ngay tại Hội nghị Hòa bình San Francisco, ông Trần Văn Hữu, lúc đó là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đã công khai tuyên bố trước đại diện 51 nước khác rằng Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Lời tuyên bố này không gặp bất cứ phản đối nào của các nước trong và sau hội nghị. Đến 1974, một lần nữa, ông Trần Văn Hữu (lúc đó đã định cư ở Pháp)đã nhắc lại lời tuyên bố ở hội nghị nói trên và khẳng định một lần nữa về chủ quyền 2 quần đảo này. Đáng tiếc, đảng CS cầm quyền đã biếu không cho giặc, không phải CHỈ từ lúc đất nước còn chia đôi (1974) mà ngay khi đã thống nhất rồi vẫn để hàng loạt diện tích lọt vào tay bọn bành trướng TQ. Khó khăn đấy như không nên buông xuôi vì lịch sử không chỉ thuộc về kẻ mạnh đâu. Rồi có lúc nó "vỡ" ra khi sụp đổ thì con cháu ta phải đòi lại thôi. cHỈ thấy xấu hổ thay cho bọn bán nước.
Trả lờiXóaVà vào năm 1958 ,ông phạm văn đồng đã ký văn bản đồng ý 2 quần đảo hoàng sa và trường sa là của trung quốc. Thời điểm đó ông đồng ký giao cho trung quốc là vì muốn mượn trung quốc để đánh nam việt nam nhưng đã mắc bẫy thằng trung quốc. Và bây giờ rất khó để lấy lại.
Trả lờiXóa