Trung Quốc bằng mọi thủ đoạn bành trướng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu |
Việc thay đổi nhân sự điều hành tại các
thực thể kinh tế mục tiêu chính là “ve sầu lột xác” – từ đây doanh nghiệp mới
sẽ chính thức có những thay đổi.
CNN ngày 21/7 cho biết, Trung Quốc đang gửi hàng ngàn Giám đốc
điều hành sang Hoa Kỳ để làm việc tại các công ty mà Trung Quốc đã thực hiện
thành công trong các thương vụ mua và bán, những “M&A by Chinese”.
[1]
Cả thập kỷ qua,
Bắc Kinh đã tìm mọi cách để đưa rất nhiều lao động Trung Quốc sang làm nhân
viên trong các công ty sau khi các thương vụ “M&A by Chinese” thành công
tại Mỹ.
Tuy nhiên, lúc này
việc thay đổi lực lượng điều hành tại các doanh nghiệp ấy đã trở thành ưu tiên
số một của Bắc Kinh.
Sau “Chiến lược mình ong xác ve nguy hiểm của Trung Nam Hải”,
hiện nay đang có sự bùng nổ việc các doanh nghiệp của Trung Quốc thôn tính các
công ty ở nước ngoài thông qua những “M&A by Chinese”, trong đó nhiều nhất
là tại Mỹ.
Kết quả của những thương vụ “M&A by
Chinese” là hình thành nên những thực thể kinh tế “mình ong xác ve” của Trung
Quốc ở nước ngoài. Đó là những công ty mang danh nghĩa doanh nghiệp của nước
ngoài, nhưng thực tế do người Trung Quốc sở hữu.
Ngoài việc “mua tài sản – bán nợ nần” nhằm lành mạnh hoá tài chính
công và tài chính doanh nghiệp đang ở mức nguy hiểm qua việc thay đổi đòn cân
nợ, mục đích của những “M&A by Chinese” còn là nhằm tạo ra công cũ hữu hiệu
nhất cho việc thực hiện mục tiêu thống trị kinh tế toàn cầu.
Trong “ma trận phá hoại” của Trung Quốc,
chiến lược “mình ong xác ve” được xem là mũi nhọn đột phá, khoét sâu và gây
hiệu ứng nguy hại mạnh mẽ nhất đối với các thực thể kinh tế, các nền kinh tế
quốc gia và nền kinh tế thế giới.
Theo người viết,
có thể nhận diện chiến lược “mình ong xác ve” diễn ra theo 3 giai đoạn.
Thứ nhất là “M&A by Chinese action” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng tiền
để thay đổi cầu trúc của các thực thể kinh tế mục tiêu.
Thứ hai là “M&A on Chinese policy” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng người
để thay đổi chính sách hoạt động trong các thực thể kinh tế mục tiêu.
Thứ ba là “M&A in Chinese model” – doanh nghiệp Trung Quốc dùng tiền và
người làm thay đổi bản chất hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu.
Khi các doanh
nghiệp Trung Quốc hoàn tất những phi vụ M&A thông qua việc thay đổi sở hữu
chủ, hay nắm giữ tỷ lệ cổ phần quyết định trong các thực thể kinh tế mục tiêu,
thì được xem là kết thúc giai đoạn thứ nhất của chiến lược “mình ong xác ve”.
Tuy nhiên, nếu chỉ
dừng lại ở giai đoạn này thì người Trung Quốc chỉ thực hiện được nhiệm vụ quan
trọng nhất là “mua tài sản – bán nợ nần”, chỉ có “lợi cho mình” từ những thực
thể kinh tế mục tiêu, nhưng chưa thể “hại được người” để đạt mục đích thống trị.
Vì vậy, giai đoạn
thứ hai sẽ được kích hoạt để thực hiện mục đích “hại người lợi mình”, đó là
thay đổi chính sách hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu mà nay tồn tại
dưới hình thức “mình ong xác ve”.
Tính chất của hoạt động này không khác gì
“ve sầu lột xác”, đầy nguy hại.
“Ve sầu lột xác” làm thay đổi tỷ lệ giá trị
hữu hình/giá trị vô hình, cho hàng giá rẻ của Trung Quốc
Trong cấu thành giá trị hàng hoá của Trung
Quốc, giá trị vô hình chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó có hai lý do. Thứ nhất,
doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn gian dối, cắt giảm chí phí để hạ giá thành.
Thứ hai, do doanh
nghiệp và sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc gặp bất lợi bởi tâm lý “ghét bỏ” của
người tiêu dùng trên thị trường thế giới.
Thậm chí, một số hàng hoá của Trung Quốc
còn không có giá trị vô hình khi bị người tiêu dùng tẩy chay, lên án.
Tỷ lệ giá trị vô
hình quá ít ỏi trong hàng hoá giá rẻ khiến cho tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của
doanh nghiệp rất nhỏ. Nếu muốn cao hơn thì không có cách nào khác ngoài phải
làm ăn gian dối.
Vì vậy, dù kim
ngạch thương mại của Trung Quốc rất lớn nhưng lợi nhuận ròng doanh nghiệp
thường không cao.
Như vậy, tài chính doanh nghiệp và tài
chính công của Trung Quốc khó khăn có nguyên nhân quan trọng từ hàng giá rẻ.
Một khi cơ cấu nợ vay/vốn sở hữu chủ ngày
càng gia tăng, nguy cơ khủng hoảng nợ luôn rình rập, thì Trung Nam Hải đã thực
hiện “bán nợ nần” qua những M&A.
Tuy nhiên, bản
chất của vấn đề chỉ là cơ cấu nợ chứ không phải là trả được nợ, thậm chí số nợ
còn lớn hơn khi các doanh nghiệp đi vay để thực hiện các phi vụ “M&A by
Chinese”.
Không những thế, người Trung
Quốc luôn thực hiện M&A lớn hơn giá trị thực khiến nợ ngày càng nặng hơn.
Trong khi đó, các thực thể kinh tế mục
tiêu mà doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện M&A ở nước ngoài luôn có tỷ lệ
giá trị vô hình/giá trị hữu hình rất cao.
Đây chính là những yếu tố được Bắc Kinh nhận diện sẽ cứu hàng hoá
giá rẻ của Trung Quốc.
Có thể thấy rằng, dù kế sách thâm sâu của
Tập Cận Bình là tập trung vào cải tiến hệ thống quản trị cho các doanh nghiệp,
song điều đó không thể diễn ra một sớm một chiều và không phải luôn có kết quả
như Bắc Kinh mong muốn.
Trong khi hàng năm Trung Quốc xuất khẩu
trên dưới 2.000 tỷ USD hàng hoá, trong đó hàng hoá giá rẻ chiếm tỷ trọng rất
lớn. Điều đó cho thấy nhiều lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc, của người dân
Trung Quốc và cả nền kinh tế Trung Quốc đang mất đi hàng ngày, hàng giờ.
Hết giá rẻ thì người tiêu dùng tẩy chay,
bán giá rẻ thì không những làm cho người khác ăn mà còn phải mất công phục vụ.
Rõ ràng, sự “hao công tốn sức, hao tài tốn
của” là một thực tế cay đắng của doanh nghiệp Trung Quốc trong việc chiếm lĩnh
thị trường hàng giá rẻ toàn cầu.
Làm sao tăng giá trị vô hình cho hàng giá
rẻ là bài toán đối với Bắc Kinh trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp Trung Quốc,
vì từ đó sẽ giúp lành mạnh hoá tài chính công cho chính phủ.
Trung Nam Hải đã tìm ra điều ấy ở chính
sách nhân sự trong các phi vụ M&A.
Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm
nên Bắc Kinh cho thực hiện từng bước một để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của
người tiêu dùng. Đó là lý do khiến Trung Quốc đưa lực lượng lao động trực tiếp,
nhân viên thừa hành sang làm việc tại các thực thể “mình ong xác ve” trước.
Trong giai đoạn này, người lao động Trung
Quốc chủ yếu làm quen với công nghệ và cách vận hành tại các đơn vị kinh tế mới
ấy.
Tất cả chiến lược, sách lược, phương châm
hoạt động của các thực thể kinh tế mục tiêu được giữ nguyên, cho dù đã thuộc sở
hữu của người Trung Quốc.
Khi mọi việc ổn thoả thì Bắc Kinh cho kích
hoạt bước thứ hai là thay đổi bộ phận điều hành, hoạch định và thực thi chính
sách.
Có thể thấy rằng, đây là bước đi quan
trọng và quyết định nhất trong chiến lược “mình ong xác ve” của Trung Nam Hải.
Việc thay đổi nhân sự điều hành tại các
thực thể kinh tế mục tiêu chính là “ve sầu lột xác” – từ đây doanh nghiệp mới
sẽ chính thức có những thay đổi.
Do giá trị tài sản vô hình của doanh
nghiệp trong hàng hoá vẫn được đảm bảo, vì vậy để tăng tỷ lệ giá trị vô
hình/giá trị hữu hình, chỉ còn cách làm giảm giá trị hữu hình trong cấu thành
giá trị hàng hoá mà thôi.
Cứ hình dung một doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng nội thất bằng gỗ của Mỹ được thực hiện bởi “M&A by Chinese”. Sản
phẩm gỗ của Mỹ thường được làm bóng cả 2 mặt bằng sơn PU, nhưng nay người Trung
Quốc cho thay đổi, sơn PU mặt phải, sơn NC mặt trái.
Ai làm trong ngành sản xuất đồ gỗ đều biết
giá thành sản xuất bằng sơn NC chỉ khoảng 65% so với PU, vì tốn ít nguyên phụ
liệu, ít chất xúc tác, thời gian hoàn tất nhanh…
Trong khi đó, người tiêu dùng không thể
nhận ra ngay sự khác biệt, nhất là ở mặt trái sản phẩm, vì vậy rất an toàn.
Thế là người Trung Quốc bắt đầu hưởng lợi
thực sự từ những phi vụ “M&A by Chinese”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là làm hạ
giá thành cho hàng hoá tại những thực thể kinh tế “mình ong xác ve” ở nước
ngoài, vậy còn hàng hoá giá rẻ sản xuất tại Trung Hoa đại lục thì phải làm sao?
Người viết cho
rằng, chiến lược cứu hàng giá rẻ của Trung Nam Hải sẽ được thực hiện bởi các
phi vụ “M&A by Chinese” lần thứ 2 cho đến lần thứ n.
Điều đó giống như
lai tạo giống qua các đời F1, F2…Fn vậy. Điều đó thể hiện qua chính sách bán cổ
phiếu, trong đó có những nhà đầu tư là các doanh nghiệp tại Trung Quốc.
Ví dụ, Tập đoàn
hoá chất Syngenta của Thuỵ Sĩ được M&A bởi Tập đoàn ChemChina của Trung
Quốc với trị giá 43 tỷ USD.
Khi một doanh
nghiệp hoá chất X của Trung Quốc có trị giá 1 tỷ USD nhưng lại mua 1 tỷ USD cổ
phiếu của Syngenta thì lúc đó doanh nghiệp X thuộc sở hữu của Syngenta.
Như vậy là, dù
“tên” không đổi nhưng “họ” đã thay.
Khi đó hàng hoá
của doanh nghiệp X có thể tiêu thụ dưới danh nghĩa sản phẩm hàng hoá của Tập
đoàn Syngenta.
Tất cả các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh đều hoàn hảo khiến cho sự tác oai tác quái của hàng hoá
Trung Quốc có thể gây thiệt hại vô cùng lớn cho kinh tế toàn cầu.
“Ve sầu lột xác” giúp quốc tế hoá đồng CNY và cổ phiếu nội địa của Trung Quốc
“Ve sầu lột xác” giúp quốc tế hoá đồng CNY và cổ phiếu nội địa của Trung Quốc
Có thể thấy rằng,
hiện nay thiệt hại của kinh tế Trung Quốc ngoài hàng giá rẻ, còn có nguyên nhân
là khả năng quốc tế hoá đồng CNY rất hạn chế. Khả năng quốc tế hoá cổ phiếu nội
địa thì luôn gặp rào cản bởi các chỉ số quốc tế của MSCI.
Cho dù IMF đã có
Nghị quyết giúp cho việc quốc tế hoá đồng CNY, nhưng đó chỉ là mong muốn của
IMF.
Còn thực tế việc
quốc tế hoá đồng CNY trong hoạt động thanh toán quốc tế thì hoàn toàn phụ thuộc
vào chính đồng CNY qua chính sách kinh tế tài chính của Bắc Kinh.
Với thực trạng ảm đạm của việc
sử dụng đồng CNY trên trị trường toàn cầu hiện nay, có thể nhận diện việc tế
hoá của CNY sau khi Nghị quyết của IMF có hiệu lực vào ngày 1/10/2016 không có
gì sáng sủa.
Điều đó khiến cho kinh tế Trung Quốc vẫn
còn thiệt hại rất lớn.
Dù Liên bang Nga, rồi Campuchia có chính
sách nhằm tạo cú hích cho việc quốc tế hoá đồng CNY, nhưng hiệu ứng của nó
không lớn.
Do vậy, Bắc Kinh phải tự cứu mình trước
khi người khác cứu. Và giai đoạn hai của chiến lược “mình ong xác ve” phải thực
hiện nhiệm vụ đó.
Như vậy, có thể nhận diện việc quốc tế hoá
đồng CNY sẽ thực hiện qua ngả quốc tế hoá cổ phiếu nội địa tại Trung Hoa đại
lục. Có thể thấy, khi MSCI tạo ra rào cản thì Bắc Kinh không phá rào bởi có thể
gặp nhiều hệ luỵ, Trung Quốc chọn đi đường khác để tránh rào cản MSCI.
Khi một “M&A by Chinese” tiếp diễn với
những lần M&A thông qua việc bán cổ phiếu cho một hay một số doanh nghiệp
tại Trung Hoa đại lục thì cũng đồng thời đưa những doanh nghiệp vượt ra khỏi
biên giới Trung Quốc, dù chỉ là danh nghĩa mà thôi.
Sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó, giá
trị cổ phiếu của các doanh nghiệp nội địa đã nằm trong cấu thành giá trị cổ phiếu
của các doanh nghiệp “mình ong xác ve”, vốn đã có chỉ số MSCI quốc tế.
Và lúc đó những loại cổ phiếu vốn bị MSCI
ngăn cản đã có thể giao dịch trên các thị trường chứng khoán toàn cầu, dưới một
loại cổ phiếu khác.
Cho dù diễn ra dưới danh nghĩa nào đi chăng
nữa thì “chất” Trung Quốc luôn là giá trị cốt lõi của sản phẩm, dủ là cổ phiếu
trên thị trường vốn hay là hàng hoá trên thị trường hàng tiêu dùng.
Khi hàng hoá – nền tảng giá trị của tiền
tệ và cồ phiếu – đại diện cho giá trị của tiền tệ, đều được quốc tế hoá, điều
đó chẳng khác gì đồng CNY đã có được cả sức hút và lực đẩy trong việc quốc tế
hoá cho nó.
Những “M&A by Chinese” luôn khác biệt
so với những phi vụ M&A thông thường khác. Sự khác biệt luôn nằm ở mục đích
của Bắc Kinh và nhiệm vụ của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Sự khác biệt đó luôn được nhận diện là sẽ
gây hại cho kinh tế toàn cầu.
Chính phủ Mỹ đã từng phải can thiệp vào vụ
chuyển nhượng Tập đoàn hoá chất Syngenta của Thuỵ Sĩ, nhằm ngăn chặn nguy hại
của thương vụ “M&A by Chinese’ lịch sử này.
Song đến nay, việc ngăn chặn không thành,
Hoa Kỳ đã chính thức chấp nhận cho thương vụ hoàn tất. [2]
Như vậy là không những không thể ngăn chặn
được một phi vụ “M&A by Chinese” có nguy cơ gây tác hại cho kinh tế toàn
cầu, mà hiện nay nước Mỹ còn đang phải lo đương đầu với việc Bắc Kinh kích hoạt
cho “ve sầu lột xác” đe doạ nền kinh tế Mỹ ngay trên đất nước này.
Theo CNN: “Số lượng visa cấp cho
Trung Quốc mỗi năm theo chương trình nhà đầu tư đã tăng từ vài chục lên tới
8.156 trong năm 2015…Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây đã thông báo sẽ ngừng nhận hồ sơ
xin cấp một số loại visa từ Trung Quốc trong năm 2016, vì đã đạt giới hạn cho
phép hằng năm”. [1]
Rõ ràng, Bắc Kinh đã khiến cho Washington phải thay đổi
cơ chế thực thi pháp luật để đối phó với “yếu tố” Trung Quốc. Điều đó cho thấy
sự nguy hại từ virus tử thần của ”ma trận phá hoại” Trung Quốc đã bắt đầu hoành
hành tại xứ cờ hoa.
-----------
Tài liệu tham khảo:
Ngọc Việt/GDVN
--------------
Vĩ mô quá
Trả lờiXóaBác cả lu sống chiến đấu và học tập theo tấm gương anh Tập còn khướt
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, rồi cuois cùng lại gậy ông ddaaapj lưng ông thôi. Thời này ai nghe Tàu
Trả lờiXóaĐúng là k thể đùa với tồng tí tập, khó lường quá cơ
Trả lờiXóaLừa được một vài lần thôi , chứ lừa mãi sao được? Nhưng hậu quả thì mãi mãi về sau đố Tàu khựa ngóc nổi! Vạn lần bất tin là thế . Kế đó của Tập chỉ có tác dụng trong ngắn hạn , còn trung và dài hạn là chết bất đắc kỳ tử. Ai thay Tập khóa sau ăn đủ sự khốn đốn! Thế giới cũng có đủ người khôn khéo tài ba chứ. Vả lại , họ có đủ chủ quyền làm những điều họ không thích , chứ đâu có như VN : cái ốc vít cũng phải phụ thuộc?
Trả lờiXóaĐầu tư rồi thâu tóm các công ty của ngoại quốc trong thời gian vừa qua là một chiến lược quan trọng của TQ do các tập đoàn quốc doanh hùng mạnh dẫn đầu. Các tập đoàn này được sự hỗ trợ trực tiếp của Bắc Kinh nên được các ngân hàng quốc doanh lớn tạo điều kiện dễ dàng về tài chính. Theo thống kê chính thức, đầu tư TQ ra nước ngoài đã tăng gấp 30 lần chỉ trong vòng một thập kỷ.TQ hiện nay là nhà đầu tư nhiều thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai nước nhận được vốn đầu tư nhiều nhất từ Bắc Kinh là Hoa Kỳ và Úc.
XóaMặc dù có lợi thế là nhiều tiền và tham vọng lớn lao nhưng chiến lược này của TQ bắt đầu có những dấu hiệu không mấy khả quan.Nó đang gặp một số trở ngại khách quan cũng như chủ quan. Khách quan là về chính trị, kinh tế và khác biệt văn hóa .Chủ quan là do sự thiếu chiến lược, thiếu kinh nghiệm của các công ty TQ tại một số thị trường cũng như thiếu kiểm tra của các lãnh đạo tập đoàn lớn TQ và các quyết định của họ đôi khi theo lợi ích của chính quyền trung ương hơn là theo cung cách kinh doanh thông thường .
Sau đây là một số trường hợp đã thất bại hay đang gặp trở ngại của TQ:
1-Tập đoàn sản xuất xe hơi Shanghai Automotive Industry Corp (SAIC) đã thất bại nặng nề sau khi nắm quyền kiểm soát tập đoàn xe hơi Nam Hàn Ssangyong Motor bởi các khó khăn tài chính trầm trọng đi kèm theo một cuộc đình công kéo dài, và cuối cùng dẫn đến phá sản. Trong cuộc phiêu lưu này, SAIC đã mất đến nhiều tỷ nhân dân tệ.
2-Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Bình An (Ping An) bị lãnh đòn khi Fortis – ngân hàng đồng thời là nhà bảo hiểm Bỉ-Hà Lan bị giải thể năm 2008, trong đó Bình An đầu tư đến 3,5 tỉ đô la.
3-Ngay cả trong lãnh vực hầm mỏ rất quen thuộc của TQ, cũng có nhiều thất bại. Theo Wang Jiahua, một trong những người có trách nhiệm của Hiệp hội Mỏ TQ, khoảng 80% đầu tư của Bắc Kinh vào các mỏ ở nước ngoài đều thất bại.
Một vài trường hợp điển hình : Sau khi Gaddafi bị lật đổ khoảng 75 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động tại Libya, với khoảng 36.000 lao động tại 50 dự án đã bị giải tán và TQ đã mất nhiều tỷ đô la tại đây.Năm 2014 Cộng Hòa Chad tại Trung Phi quyết định rút giấy phép và phạt tập đoàn dầu khí CNPC của Trung Quốc 1,2 tỷ USD vì 'vi phạm luật môi trường'.
4-Một ví dụ về thất bại chua cay nhất đồng thời mang tính biểu tượng, là dự án đập thủy điện khổng lồ tại Miến Điện trên sông Irrawaddy. Tập đoàn China Power Investment Corp đã thiệt mất 1,2 tỉ đô la trong dự án nhà máy điện Myitsone, mà lượng điện sản xuất ra sẽ cung ứng cho TQ, do chính phủ Miến Điện quyết định cho ngưng vào năm 2011.
5-CNOOC,công ty dầu khí quốc doanh TQ, mặc dù đã mua được công ty dầu khí khổng lồ Nexen của Canada nhưng đang gặp phải một chuỗi trở ngại với các nhà chính trị của nước này do việc mướn và sa thải người của công ty TQ tại nước này.
6-Đầu năm 2016 Công Ty bán dẫn Fairchild đã khước từ việc bán lại cho một công ty quốc doanh TQ vì sự can thiệp của chính phủ Mỹ.
7-Công Ty Bảo Hiểm An Bang của TQ thất bại trong việc mua lại khách sạn và khu nghỉ dưỡng Starwood (Starwood đã bán cho Mariotte cho dù An Bang đã nâng giá mua ).
Thực ra việc đầu tư của TQ ra ngoại quốc không có gì mới lạ vì người Nhật cũng đã từng làm như vậy và đã bị thất bại vào đầu thập niên 1990.Việc làm kinh tế của TQ cũng học từ Âu Mỹ,Nhật,Nam Hàn,Đài Loan và mới áp dụng từ vài chục năm nay trong khi các nước phương tây đã thực hiện và tích lũy kinh nghiệm về kinh tế cả hơn trăm năm rồi."Trứng làm sao khôn hơn rận".Cho nên kế "ve sầu thoát xác" chưa hẳn có thể cứu vãn được tình trạng kinh tế tồi tệ hiện nay của TQ cũng như có thể trở thành mối nguy cho thế giới vì Bắc Kinh gặp phải hai trở ngại chính là "lực bất tòng tâm" và "cao nhân tất hữu cao nhân trị" .
Ăn thua gì! Nghe nói cha DĐTuyền còn phọt ra "TPP mà không có Việt Nam thì thất bại!"???
Trả lờiXóaKẾ VE SẦU THOÁT XÁC CỦA TRUNG NAM HẢI...mà Ngọc Việt phân tích và nhiều người nữa trên thế giới cũng đang phân tich để đối phó với Trung Quốc.Nếu Trung Quốc vẫn thành công thì họ xưng đáng bá chủ thế giới.
Trả lờiXóaThoát ra vẫn cứ ve sầu
Trả lờiXóaVẫn là bụng rỗng bấy lâu mình gầy
lại rồi trèo đất lên cây
Miệng kêu ra rả suốt ngày vẻ ve