Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc biểu dương lực lượng nhân kỷ niệm 60 năm thành lập quân đội tại Thanh Đảo, 23/04/2009. REUTERS/Guang Niu/Pool/Files |
Dù đường lưỡi bò mà họ trương ra để khẳng định chủ
quyền trên Biển Đông bị Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ hôm
12/07/2016, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tự nhận là chủ nhân vùng biển này, và liên
tiếp có những động thái đe dọa các nước nào dám tranh cãi yêu sách đơn phương
của mình. Quyết tâm của Trung Quốc đặt lại câu hỏi : đâu là nguyên do khiến Bắc
Kinh bất chấp công luận để bám chặt Biển Đông ?
Ngay sau khi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên
gần như toàn bộ Biển Đông bị đánh giá là không có cơ sở, Bắc Kinh đã có phản
ứng rất dữ dội, từ việc đe dọa sẽ tiếp tục bồi đắp đảo, cảnh cáo những nước nào
dám tiếp tục can dự vào Biển Đông, cho đến những « thông tin » cho biết về khả
năng Trung Quốc rút khỏi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, hay là
thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Động thái quyết đoán mới nhất là việc Bắc Kinh hôm
06/08/2016 đã loan báo việc cho đội máy bay hùng hậu tập luyện tuần tra trên
Biển Đông - tại vùng Trường Sa và Scarborough, hai điểm nóng hiện nay - để gọi
là sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa về an ninh, cũng như để bảo vệ chủ quyền
và quyền lợi trên biển của Trung Quốc.
Tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà của riêng Trung
Quốc đã được Bắc Kinh bộc lộ từ lâu, và nguyên nhân thúc đẩy họ cũng đã được
rất nhiều chuyên gia phân tích.
Chuyên gia
quân sự Daniel Schaeffer: Biển Đông trong chiến lược tầu ngầm Trung Quốc
Trong bài phỏng vấn dành cho ban Hoa Ngữ RFI sau khi
Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của
Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông, tướng Daniel Schaeffer, từng là tùy viên
quân sự Pháp tại Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu
về Biển Đông và châu Á tại trung tâm tham vấn Asie 21 ở Pháp, đã nhắc lại quan
điểm từng được ông bảo vệ trong nhiều năm nay :
Ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc chủ yếu xuất
phát từ một nguyên nhân chiến lược : kiểm soát Biển Đông để sử dụng vào việc
triển khai hiệu quả hạm đội tàu ngầm ra tận Thái Bình Dương, để rồi từ đó có
thể tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ.
Trả lời RFI, tướng Schaeffer đã tóm lược nhận định của
ông như sau :
Tướng Schaeffer: “Nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc
thống trị Biển Đông như họ đang làm hiện nay, không phải là dầu hỏa, không phải
là nguồn cá, không phải là vấn đề an toàn cho các tuyến hàng hải (…) mà chủ yếu
là vì lý do chiến lược, vì Trung Quốc không có năng lực đưa các tầu ngầm nguyên
tử có khả năng phóng tên lửa ra khỏi cảng Tam Á (trên đảo Hải Nam) mà không bị
phát hiện.
“Do vậy, nếu như có sự hiện diện của Hải Quân ngoại
quốc trên Biển Đông, các tầu ngầm Trung Quốc sẽ bị phát giác, đặc biệt là bị Mỹ
phát giác. Chúng ta hiện đang rơi trở lại vào một tình huống tương tự như một
cuộc Chiến Tranh Lạnh thứ hai, với Mỹ và Trung Quốc nghi kỵ lẫn nhau”.
Trung Quốc
muốn Biển Đông sạch bóng Hải quân nước khác
Quan điểm trên đây của tướng Schaeffer đã được ông
giải thích một cách chi tiết trong bài tham luận mà ông trình bày tại cuộc hội
thảo về Tranh Chấp Biển Đông (Conflict in the South China Sea) do Đại Học Yale
(Hoa Kỳ) tổ chức trong hai ngày 06-07/05/2016. Tham luận này vừa được trung tâm
Asie 21 đăng trên trang web của mình:
« Vào lúc này, Trung Quốc muốn có khả năng triển khai 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Tấn (Jin) mang tên lửa đạn đạo từ cảng Tam Á xuyên qua Biển Đông ra Thái Bình Dương trong những điều kiện tốt nhất về an ninh.
« Vào lúc này, Trung Quốc muốn có khả năng triển khai 4 chiếc tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Tấn (Jin) mang tên lửa đạn đạo từ cảng Tam Á xuyên qua Biển Đông ra Thái Bình Dương trong những điều kiện tốt nhất về an ninh.
Lý do là hiện nay, vấn đề đáng lo nhất cho tàu ngầm
hạt nhân Trung Quốc là làm sao thoát khỏi sự quan sát của đối thủ từ trên
không, cũng như hạn chế được nguy cơ bị phương tiện hải quân của nước khác phát
hiện sau lúc rời cảng và trước khi tiến đến được vùng nước sâu nơi các chiếc
tàu này có thể cho giấu hành tung.
Hiện nay, 4 chiếc tầu ngầm lớp Tấn – mà số lượng sẽ
tăng lên thành 8 chiếc vào năm 2020 – vẫn còn rất ồn, nên rất dễ bị phát
giác... Chính vì thế mà Bắc Kinh cần phải làm cho Biển Đông sạch bóng Hải Quân
nước khác… »
Dùng Biển
Đông để chặn Mỹ từ xa
Theo tướng Schaeffer, Bắc Kinh đang sống trong nỗi ám
ảnh bị Mỹ bao vây cho nên cũng cần khống chế Biển Đông để ngăn chặn không cho
đối thủ áp sát lục địa Trung Quốc :
Tướng Schaeffer : “Trung Quốc có cảm giác là họ
đang bị Mỹ bao vây, dù không hoàn toàn như trước đây, vì không còn mối đe dọa
từ Nga ở phương Bắc, nhưng họ cảm thấy bị Hoa Kỳ bao vây bằng sự hiện diện của
quân đội Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc, bằng sự tăng cường hợp tác quốc phòng với
Philippines thông qua Thỏa thuận Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao EDCA ký kết năm
ngoái, và được Tối Cao Pháp Viện Philippines thông qua gần đây”.
Mỹ cũng đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam , với Ấn Độ
một nước trước đây không mặn mà lắm với Hoa Kỳ, và với cả Miến Điện.
Miến Điện hiện đang bị lôi kéo từ cả hai phía, vì
Trung Quốc thực sự là rất cần đến Miến Điện, vì cần đến đường ống dẫn dầu khí
băng ngang quốc gia Đông Nam Á này để về đến Côn Minh, cho phép Trung Quốc
tránh được eo biển Malacca và nguy cơ eo biển này bị Mỹ và đồng minh phong tỏa.
Cũng chính vì thế mà Trung Quốc đang thuyết phục Thái
Lan cho đào con kênh Kra ở miền Nam Thái Lan, để khỏi bị lệ thuộc vào tuyến
hàng hải thông qua eo biển Malacca.
Giấu hành
tung của tàu ngầm đi tấn công Mỹ
Biển Đông, theo tướng Schaeffer, còn đóng một vai trò
rất lớn trong tham vọng của Trung Quốc, muốn răn đe Mỹ bằng tên lửa hạt nhân.
Ông giải thích như sau :
Tướng Schaeffer :Trung Quốc cảm thấy mình bị Mỹ
bao vây, nhưng vấn đề của họ lại là muốn đe đọa được Mỹ, không phải là để tấn
công trước vào Mỹ, vì chiến lược của Trung Quốc hiện nay vẫn là tấn công lần
hai, nghĩa là phản công khi bị đánh trước. Nói cách khác, nếu bị Mỹ đánh trước,
Trung Quốc phải có khả năng phản pháo bằng các loại tàu ngầm mang đầu đạn hạt
nhân.
Vấn đề của Bắc Kinh do đó là phải làm thế nào để đưa
được các tầu ngầm mang tên lửa đạn đạo ra khỏi Biển Đông mà không bị phát hiện.
Nhưng mà vì các phương tiện này của Trung Quốc chưa có năng lực trốn khỏi sự dò
tìm của đối phương, vì vậy, mà Trung Quốc cần độc chiếm Biển Đông, và vẫn duy
trì đường lưỡi bò cũng như quyền thống trị hoàn toàn trên Biển Đông.
Đây cũng là điều mà Liên Xô trước đây từng tiến hành
với các tầu ngầm phóng tên lửa đạn đạo của họ tại vùng biển Okhostsk và
Barents.
Tôi gọi điều mà Trung Quốc đang làm là « lãnh địa hóa
» vùng Biển Đông, người Nga gọi đó là chiến lược « tiền đồn », còn các nhà
nghiên cứu Anh-Mỹ thì xem đấy là việc áp dụng học thuyết Monroe vào Biển Đông.
Tất cả đều như nhau.
Chiến lược « lãnh địa hóa » - sanctuarisation – Biển
Đông đã được tướng Schaeffer giải thích chi tiết với ban Việt Ngữ RFI trong một
bài phỏng vấn thực hiện tháng 10/2012.
Không bên
nào muốn xung đột bùng lên
Biển Đông như vậy có thể có là một đấu trường
Mỹ-Trung. Tuy nhiên, theo tướng Schaeffer, cho dù lúc này, lúc kia đã có những
sự cố giữa hai bên trên Biển Đông, nhưng nhìn chung, cả hai bên đều tranh,
không để cho xung đột nổ ra.
Tướng Schaeffer : Tôi nghĩ rằng vào lúc này, cho
dù phương tiện quân sự quy ước, và cả hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn hạn chế
so với Mỹ, cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không muốn xẩy ra chiến tranh. Mỹ là cường
quốc đáng trên đà đi xuống thì không muốn rơi vào nguy cơ suy sụp hoàn toàn,
trong lúc Trung Quốc thì không muốn đà vươn lên của mình bị gẫy đổ.
Điều tốt nhất cho cả hai bên là cố gắng chung sống với
nhau một cách hòa hoãn nhất, dù vẫn nghi kỵ nhau tương tự như chúng ta đã làm
trước đây, thời Chiến Tranh Lạnh. Chúng ta yên vị chờ Liên Xô tràn sang vùng
đồng bằng châu Âu của chúng ta, trong lúc Liên Xô cũng vậy, họ chờ NATO tấn
công họ trước.
Phải nói là trong thời gian qua cũng đã có những sự cố
nghiêm trọng, ở cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông, những mỗi lần xẩy ra một điều
gì đó, thì Trung Quốc và Mỹ lại gặp nhau để bàn cách cải thiện các biện pháp mà
hai bên đã đề ra để đối phó với những trường hợp đối đầu nhau trên biển, và
trên không cũng vậy.
Đừng nên làm
như Hitler !
Riêng về lời đe dọa của Trung Quốc là sẽ rút ra khỏi
Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, tướng Schaeffer cho rằng Bắc Kinh
không thể nào bắt chước trùm phát xít Hitler trước đây :
Tướng Schaeffer : Tôi xin nêu một trường hợp song
song : Trước đây, Hitler, lãnh đạo phát xít, từng quyết định rút ra khỏi Hội
Quốc Liên (Société des Nations), chỉ vì những đòi hỏi của ông ta không được
thỏa mãn. Điều mà ta có thể hy vọng là Trung Quốc, vốn rất thông thạo chuyện
này, sẽ từ từ điều chỉnh lập trường mà không để mất thể diện, và từng bước một
hội nhập trở lại cộng đồng tôn trọng luật pháp quốc tế.
Liệu Trung Quốc có sẽ phớt lờ dư luận thế giới và luật
pháp quốc tế để đẩy mạnh chiến lược độc chiếm Biển Đông hay không. Theo giới
phân tích, một phần câu trả lời sẽ được biết sau ngày 5/09, tức là sau khi
Trung Quốc tổ chức xong Hội Nghị Thượng Đỉnh G-20 (04-05/2016). Từ nay đến đó,
Bắc Kinh sẽ cố tránh những hành vi quá lố.
Trọng Nghĩa/(RFI)
-----------
"Chống Mỹ" chỉ là cái cớ, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài mãi mãi vẫn là độc chiếm biển Đông , trong đó có HS-TS của VN.
Trả lờiXóa"Chống Mỹ" chỉ là cái cớ, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài mãi mãi vẫn là độc chiếm biển Đông , trong đó có HS-TS của VN.
Trả lờiXóaMỹ không đánh TC, trừ khi TC đánh Mỹ trước.
Trả lờiXóaNhưng TC chưa điên khùng đến mức ấy.
Vậy là cứ đưa đẩy...
Nhưng nếu ai cho rằng TC sẽ đứng đầu thế giới thì quá phản động! Vì như vậy CNCS độc tài sẽ thống trị nhân loại à?!
Đã nói TQ quyết chiếm biển Đông mà không chiếm VN thì chẳng lẽ TQ ngu hơn con bò ? Họ đã thực hiện đường lối đó từ hơn 80 năm trước rồi .
Trả lờiXóaChỉ có những kẽ “ anh là ai “ mới cho rằng “ tình hữu nghị bền vững muôn đời “
Dân VN mong cho TQ và Mỹ đánh nhau còn hơn là đào trúng mỏ vàng , nhưng 2 kẽ này đâu có ngu trở thành kẽ chết , người nằm nhà thương . Không chừng TC sẽ dùng diệu kế , nhờ Quân Đội nhân dân VN anh hùng đánh cho Mỹ cút khõi biển Đông 1 lần nữa .
Mỹ ai chả ghét, tên sen đầm quốc tế, dưng tiền của nó đáng yêu phết
Trả lờiXóaThử điểm danh những ai ghét người Mỹ : phát xít,cộng sản,IS,độc tài.
XóaĐó đều là những cặn bã của nhân loại.
Những ai coi Mỹ là bạn,đồng minh : Đức,Nhật,Hàn,Đài,Úc,Anh,Pháp,Sing,Ý...
Đó đều là những đất nước văn minh hàng đầu của thế giới.
Ông 08:34 nên động não một chút đi,bị đãng nhồi sọ quá nặng rồi đấy.
Càng không thể chấp nhận được, chống Mỹ là chống lại lương tri loài người, chống lại tiến bộ xã hội
Trả lờiXóaTướng Schaeffer không hiểu hay cố tình đánh lạc hướng dư luận mà cho rằng TQ muốn độc chiếm biển Đông để chống Mỹ? Chỉ có những nước nằm cạnh TQ, đặc biệt là VN mới hiểu rõ bản chất tham tàn của TQ. Mộng bành trướng của bọn TQ thì mấy ngàn năm qua không thay đổi.
Trả lờiXóaTôi vẫn thích quan điểm của bà KTS Trần Thanh Vân: Trung Hoa muốn chiếm VN và biển Đông để thực hiện giấc mơ làm bá chủ hoàn cầu: Vì đồng bằng Bắc bộ ,kéo dài đến đảo Trường sa là cái đuôi của rặng Hy Mã Lạp Sơn, nơi có nhiều linh địa nên thường sản sinh ra các nhân tài:Nhân tài thời nào cũng có!Khi đã chiếm được thế giới thì cần có nhân tài để điều hành nó: Nhưng hởi ơi nay nhìn vào thực trạng của xã hội Trung Quốc chỉ thấy một cảnh loạn! Một quốc gia cũng ví như một gia đình phải có sự đoàn kết, gắn bó yêu thương,nhường nhịn nhau thì gia đình ấy mới phất lên, đằng này dân giàu có chỉ mong tìm đường bỏ ra ngoại quốc cho được yên thân.Những toan tính của Tưởng Giới Thạch cho đến Tập Cận Bình chỉ là những toan tính của con dã tràng xe cát
Trả lờiXóa