Cứ tưởng ngân hàng đã hết thời và câu chuyện muốn vào
được ngân hàng nọ, ngân hàng kia phải “mất bao nhiêu” đã lùi xa vào dĩ vãng,
nhưng thực tế câu chuyện ấy vẫn… còn nguyên tính thời sự.
Đã qua cái thời làm ngân hàng được “ngồi mát hưởng bát
vàng”, ngày nay người làm trong ngân hàng luôn phải vất vả lo toan với hàng
loạt chỉ tiêu, lại thiếu thốn thời gian dành cho bản thân, gia đình.
Mức lương
nhìn trên báo cáo thì bình quân vẫn trên chục triệu đồng/tháng, thậm chí những
ngân hàng lớn lương còn hơn 20 triệu đồng, nhưng thực tế có hàng nghìn người
vẫn đang hưởng lương vài triệu đồng, thậm chí 3-4 triệu đồng/tháng.
Ấy là chưa kể, nhiều người vẫn phải đối diện với nỗi
lo thường trực bị cắt giảm lương, thậm chí bị cho nghỉ việc nếu không hoàn
thành chỉ tiêu.
Tưởng như ngân hàng đã hết thời, câu chuyện muốn vào
được ngân hàng nọ, ngân hàng kia phải “mất bao nhiêu” đã lùi xa vào dĩ vãng,
nhưng thực tế câu chuyện ấy vẫn… còn nguyên tính thời sự.
Chẳng hạn như trường hợp của một cán bộ ngân hàng mới
đây, vì muốn có được một công việc như ý với kỳ vọng lương cao, gia đình cậu đã
“chạy” 400 triệu đồng để vào được ngân hàng. Nhưng vào rồi mới biết “đời không
như là mơ”, cậu phải rất vất vả với chỉ tiêu, kế hoạch từ lúc thử việc cho đến
khi được nhận vào chính thức. Nghe mọi người mách bảo, cậu phải la cà quán
nhậu, cà phê để kiếm tìm khách, thậm chí đến mức phải uống thuốc dạ dày, thuốc
giải độc gan trước khi tiếp khách để cố bám trụ lại ngân hàng. Trót “đâm lao”,
cậu đành “theo lao” với kỳ vọng sớm thu hồi vốn về trả cho gia đình.
Muôn vàn lý do cho việc “chạy cả trăm triệu” để vào
ngân hàng
Tiến sĩ Bùi Quang Tín, giảng viên ĐH Ngân hàng Tp. Hồ
Chí Minh cho rằng, có muôn vàn lý do cho việc một số người vẫn sẵn sàng bỏ ra
hàng trăm triệu để vào ngân hàng.
Chẳng hạn, có thể họ nghĩ rằng nghề ngân hàng có “giá”
và “sang trọng” hơn những nghề khác, được xã hội tôn trọng. Họ cũng nghĩ làm
ngân hàng sẽ có được mức thu nhập ổn định và công việc nhàn hạ, áp lực ít.
Không ít người còn cho rằng nếu bỏ ra hàng trăm triệu
để có được một “chân” trong ngân hàng thì cũng sẽ có thể nhanh chóng lấy lại
được số tiền đó và làm giàu bằng nghề này.
Nhiều người cũng nghĩ khi vào được ngân hàng, có được
địa vị nhất định, có uy tín rồi thì sẽ dễ dàng làm thêm các công việc khác bên
ngoài vào ngoài giờ hành chính, ví dụ như làm thêm cho một doanh nghiệp khác,
bán bảo hiểm, mở quán cafe hay mở 1 công ty sản xuất kinh doanh khác…
Thậm chí có người (chưa có gia đình) còn hi vọng rằng sẽ
tìm được một nửa còn lại của mình với địa vị sang trọng và quý phái hơn khi
biết họ làm trong ngân hàng…
Tuy nhiên, theo TS. Tín đó là những suy nghĩ hết sức
vô lý, thực tế ngày nay ngành ngân hàng không phải toàn “màu hồng” như vậy. Áp
lực công việc, lương thưởng, rồi muôn vàn những rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc
nào nếu người cán bộ không có nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Trong khi đó, giám đốc một ngân hàng thương mại cổ
phần (xin không nêu tên) lại nói rằng, việc tồn tại tình trạng “chạy cửa sau”
để vào ngân hàng có mấy lý do như sau.
Thứ
nhất, việc thì ít trong khi số người cần việc làm lại đông nên nhu cầu có việc
làm rất cao. Thứ hai, theo lý thuyết, tổ chức nào cũng chỉ có 20% nhân sự làm
việc tốt, tích cực, 60% làm đạt yêu cầu và 20% còn lại làm việc kém cần thay
đổi nên việc biến động nhân sự (tuyển dụng và sa thải) là lẽ đương nhiên.
"Những người nhờ mối quan hệ hoặc chạy tiền vào
ngân hàng thường không được đánh giá cao hoặc dễ bị sai thải bởi họ không tự
tin, thiếu bản lĩnh, không nhiệt huyết và kém năng lực, thậm chí là có tâm lý
tìm cách "thu hồi vốn đã bỏ ra mua việc" nên dễ hư hỏng và tiêu cực
gây thiệt hại lớn cho DN/hay tổ chức."
Thứ ba, vấn đề tiêu cực thì thực tế hiện nay trong
ngành nào, tổ chức nào cũng có, nên trong tuyển dụng nhân sự cũng vậy. Thứ tư,
người làm việc trong tổ chức cũng luôn có nhu cầu xin việc cho con cái, người
thân và bạn bè quen biết. Điều này có nghĩa việc tuyển dụng rất dễ bị nhờ vả để
giải quyết việc làm cho người thân, từ đó gây ra sự bất bình đẳng trong tuyển
dụng, khiến cho tâm lý xin, chạy tăng lên, tạo điều kiện cho tiêu cực phát
triển.
Ngoài ra, trong cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp,
cũng có nhiều vị trí làm việc đơn giản, không cần phải có cá nhân xuất sắc nên
dễ tuyển dụng, vì vậy người này làm hay người khác làm cũng được. Điều này
khiến cho người làm công tác tuyển dụng rất dễ lợi dụng để “bán” việc làm.
Liệu có dẹp được tình trạng “chạy việc”?
Tiến sĩ Tín cho rằng rất khó để dẹp bỏ hoàn toàn tình
trạng “chạy” vào ngân hàng vì nó đã thành một thói quen, không chỉ ở ngân hàng
mà cả ở các cơ quan khác. Chính việc “chạy chọt” này nên chất lượng nhân sự
ngân hàng giờ đây cũng không còn tốt, trong khi đó Nhà nước lại khó kiểm soát
vì việc chạy chọt này hoàn toàn là dùng tiền mặt để chi.
Chính bởi không thể dẹp bỏ tình trạng tuyển dụng nhân
sự theo cách này nên việc để xảy ra những rủi ro trong ngân hàng là điều khó
tránh khỏi. Khi một nhân sự được tuyển dụng không bằng con đường chính thức,
không ai có thể đảm bảo được chất lượng của họ, thậm chí một số đối tượng còn
bất chấp các quy định của ngân hàng, của ngành nghề mà vi phạm pháp luật, gây
ra hệ lụy với ngân hàng, ảnh hưởng tới hoạt động chung.
Tuy
nhiên, dưới góc nhìn của người lãnh đạo ngân hàng, một giám đốc ngân hàng ở khu
vực phía Nam cho rằng, việc tuyển dụng người quen vào làm vẫn có thể chấp nhận
được, chẳng hạn như trường hợp người có quan hệ lớn vì như vậy doanh nghiệp
hoặc tổ chức kia có thể tuyển một người không vừa ý nhưng họ lại thu được cái
lợi vô hình lớn hơn và lâu dài.
Nhưng nhìn chung ngày nay, vị giám đốc ngân hàng cho
rằng, các doanh nghiệp đã đi vào thực chất hơn trong việc tuyển dụng, chứ không
phụ thuộc vào quan hệ nhiều như ngày xưa. Các doanh nghiệp buộc phải "nhìn
việc chọn người", bởi thành bại trên thương trường do chất lượng nguồn
nhân lực quyết định. Nếu không có nguồn nhân lực đủ chất, sẽ khó mà thành công
trong việc cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới trong một thế giới
phẳng.
Để có được nguồn nhân sự chất lượng, doanh nghiệp có
thể thuê công ty chuyên về nhân sự tuyển dụng thay hoặc đích thân mời người
"thích hợp" đang làm ở nơi khác về. Họ cũng có thể thực hiện việc
tuyển dụng một cách minh bạch, công khai và công bằng như đề ra quy chế thi
tuyển, tổ chức thi tuyển rộng rãi, đưa ra các yêu cầu cụ thể cho từng vị trí
cần tuyển, rồi sau đó là phỏng vấn trực tuyến.
Việc thi tuyển là để chọn được người thích hợp nhất
với vị trí công việc trong số các ứng viên. Lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay ai
cũng biết điều này và cũng đều muốn như vậy. Cho nên với họ những cá nhân không
muốn hoặc không dám thi tuyển mà dùng quan hệ để xin việc hay dùng tiền để mua
công việc thì đều không được đánh giá cao, thậm chí sẵn sàng sa thải ngay. Lý
do là bởi những người như vậy thường không tự tin, thiếu bản lĩnh, không nhiệt
huyết và kém năng lực, thậm chí là có tâm lý tìm cách "thu hồi vốn đã bỏ
ra mua việc" nên dễ hư hỏng và tiêu cực gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp
hay tổ chức.
Nhìn chung, tiêu cực thường rất tinh vi, thời nào cũng
có, xã hội nào cũng có nhưng nếu lãnh đạo doanh nghiệp quyết tâm thì sẽ hạn chế
tiêu cực trong tuyển dụng ở mức thấp nhất.
(Nguồn: Tùng Lâm - Cẩm Vân/Trí thức
trẻ)
-----------
Vì ngành léo lào cũng thế, đâu mỗi ngân hàng
Trả lờiXóaCác Ngân hàng VNcs vẫn được rót tiền Hồ thoải mái. Vì hàng năm Chọng Nú vẫn in thêm không dưới hàng trăm nghìn tỉ VNĐ! Kệ mẹ lạm phát.
Trả lờiXóaCòn biết làm gì hơn?!
Vào đảng có được gì không
Trả lờiXóaThế mà vẫn có rất đông người vào
Ngân hàng cũng vậy chứ sao
Tương nơi thỏa sức vét cào của dân
Cái thời liếm láp đã qua
Trả lờiXóaBây giờ chỉ cái hồn ma bạc tiền
Cứ như danh hiệu đảng viên
Đánh lừa các bạn thanh niên hám quyền
Trong chán ngoài thèm. Và thất nghiệp tràn lan...nó mới thế bác ạ...mua quan bán tước mà !
Trả lờiXóa