Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

GIỚI QUÂN SỰ PHẢI LÊN TIẾNG THÔI

Vấn đề thứ nhất

a * Chỉ riêng riêng dựa trên kết qủa khảo sát Môi trường tĩnh thôi mà hai ông học giả ( chứ không phải học thật ) cũng phải nói những câu có kèm rất nhiều chữ NẾU, CO THỂ, SẼ PHẢI, .... và rất nhiều GIẢ THIẾT CÓ ĐIỀU KIỆN kèm theo. 
Đấy là tình trạng sau gần 5 tháng Formosa ngưng nghỉ hoạt động, 
Lãnh đạo tập đoàn Formosa chịu "Nằm im nín thở" để chờ phán xét.

b * Vậy giả thử ngày mai Formosa được đi vào hoạt động, thì sẽ có đội quân KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG GỒM BAO NHIÊU NGƯỜI? 
Trình độ khả năng của họ do ai đào tạo?
Máy móc thiết bị như thế nào và do ai cung cấp?
Ai quản lý, trả lương và giám sát họ?.....?  
Đến lúc đó, hai ông học giả này có nói rằng : ĐÓ LÀ VIỆC CỦA NHÀ NƯỚC hay không?

c * Một khả năng có thể sẽ xẩy ra: Formosa đi vào hoạt động và Môi trường biển Miền Trung lại bị ô nhiễm thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Người ra lệnh CHO HOẠT ĐỘNG hay mấy ông quân sư
Ai sẽ phải đền bù thiệt hai cho dân

Vấn đề thứ hai 

Quan trọng hơn nhiều: 
Đó là vấn đề An ninh quân sự: 
Tôi đã đọc một tài liệu MẬT về đánh giá đôi quân Trung quốc gồm trên một sư đoàn làm việc tại Vũng Ang với tư cách là công nhân và Nội ứng tiếp sức là Cảng Sơn Dương, có độ sâu 20m, có thể chưa tầu ngâm cỡ lớn, từ nơi này sang Lào chỉ 50Km.... và nguy cơ đất nước Việt Nam có thể bị .... cắt đôi bất cứ lúc nào. 
... Môi trường nghiêm trọng sẽ giúp họ đuổi Formosa....trước khi họ phải lật bài ngửa.

Vào 14:27 Ngày 25 tháng 08 năm 2016, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> đã viết:

25/08/2016  06:00 GMT+7
 - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cùng GS Mai Trọng Nhuận khẳng định với Góc nhìn thẳng, nếu Bộ, Chính phủ triển khai các giải pháp quyết liệt, Việt Nam vẫn sẽ được cả thép và cá.
Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG
Chương trình bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Làm thế nào được cả thép và cá?"do báo điện tử VietnamNet tổ chức, phát trực tiếp và tương tại tại chuyên mục Góc nhìn thẳng đã diễn ra vào chiều qua, 24/8.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và GS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã trao đổi trực tiếp, trả lời bạn đọc nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ sau hội thảo công bố hiện trạng biển miền Trung mới đây.
Chuyên mục Góc nhìn thẳng trân trọng giới thiệu bạn đọc trích đoạn chương trình này. Video đầy đủ chương trình xin xem thêm tại đây.

Nhà báo Phạm Huyền:Tôi nhớ cách đây 2 tháng, nhiều chuyên gia và nhà khoa học lên tiếng nói rằng, phải 50 năm trở lên, môi trường sinh thái biển miền Trung mới có thể trở lại hiện trang trước khi có sự cố xả thải gây ô nhiễm của Formosa. Thế nhưng tại hội thảo vừa qua, kết quả công bố cho thấy đã có cá nhỏ xuất hiện, người dân đã tắm được. Vậy những thông tin này có mẫu thuẫn, khác biết nhau không? Chúng ta cần hiểu mức độ an toàn, mức độ sạch ở vùng biển này như thế nào?
GS Mai Trọng Nhuận: Thứ nhất, hai thông tin đó không hề mâu thuẫn gì với nhau cả.
Môi trường biển đang bắt đầu hồi phục, chứ chưa phải phục hồi xong. Tốc độ phục hồi sinh thái biển còn tùy thuộc vào nhiều thứ và tuỳ thuộc vào các dặng san hô, tùy thuộc vào mức độ bị tác động của chất thải. Bởi có những nơi bị hủy diệt tới 90% và bị những mảng bám của kéo sắt còn dày, rất lớn thì những chỗ đó cần phải có thời gian rất dài mới có thể phục hồi hoàn toàn được. Nhưng những chỗ bị tác động ít hơn, hoặc có thuận lợi của môi trường biển thì nó lại có thể phục hồi nhanh hơn.
Như vậy, việc hôm nay hồi phục và hồi phục hoàn toàn là rất khác nhau. Để có thể nói bao nhiêu năm nữa cho quá trình này thì cần nghiên cứu định lượng trong nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp tới.
An toàn ở đây là an toàn hệ sinh thái biển, an toàn đối với biển đánh bắt, sử dụng thuỷ hải sản. Thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường là cực kỳ quan trọng, là dữ liệu nền cho việc đánh giá chu trình hay mức độ tích lũy độc tố theo chuỗi thức ăn để chúng ta có thể đánh giá dự báo độc tố tích lũy thế nào và đến bao giờ chúng ta mới có thể ăn hải sản được.
ô nhiễm biển miền Trung, cá chết miền Trung, Hoàng Dương Tùng. GS Mai Trọng Nhuận, thép và cá, cá và thép
Đời sống ngư dân bị đảo lộn khi cá chết hàng loại bởi Formosa xả thải chất độc (ảnh: theo Vneconomy)
Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể đánh giá được sự an toàn đối với từng loại sinh vật. Nhưng tôi xin khẳng định, kết quả nghiên của Bộ Tài nguyên và Môi trường là tin cậy cho việc tắm biển an toàn, hoạt động thể thao ở dưới nước là an toàn. Bản thân những nhà khoa học họ đã tắm biển, hôm nay vẫn trở về bình thường thì đó là dấu hiệu để chúng ta có thể khẳng định rằng là an toàn.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông Tùng, ông có thể cho biết thêm, vòng đời của san hô hay các sinh vật biển mất bao lâu để được như trước kia?
Ông Hoàng Dương Tùng: Theo các nhà khoa học, mỗi năm rạn san hô trung bình phát triển thêm 2 - 3 cm. Theo tôi, chúng ta sẽ mất thời gian khá dài để các rạn san hô có thể phát triển tới chiều dài 30- 40cm như trước đây. GS Nhuận đã giải thích, các rạn san hô đã bắt đầu có dấu hiệu khôi phục, không còn dấu hiệu chết chóc nữa và đã có mầm sống, san hô bắt đầu nhú. Nhưng để nói đến bao giờ như trước, được 30-40 cm sẽ cần rất nhiều thời gian.
Nhà báo Phạm HuyềnThưa ông, bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường có nói, miền Trung sản xuất được cả thép cả cá. Người dân đang thực sự băn khoăn về điều này? Xin ông có thể phân tích cụ thể hơn?
Ông Hoàng Dương Tùng: Vừa qua, chúng ta đã thấy ở đâu đó, một số địa phương, một số ngành nghề có hiện tượng hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Cá và thép ở đây là bài toán phát triển bền vững. Bài học Formosa một lần nữa khẳng định, chúng ta không được hy sinh môi trường để phát triển kinh tế. Trong buổi họp trực tuyến sáng nay về môi trường, Thủ tướng đã nhắc lại điều này. Chúng tôi thấy đây là thông điệp rất đúng.
Chúng ta cũng phải kiểm soát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường của họ, sao cho vừa sản xuất, vừa phát triển kinh tế nhưng không được gây ô nhiễm. Những nơi nào, loại hình nào gây ô nhiễm hoặc có khả năng gây ô nhiễm cao, chúng ta cần cương quyết từ chối. Chúng tôi được biết, vừa rồi có nhiều địa phương cũng đã từ chối các dự án đầu tư lớn nhưng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và đã được thủ tướng khen ngợi trong buổi họp sáng nay.
GS Mai Trọng Nhuận: Tôi nghĩ thêm, ngoài việc quản lý nhà nước rất nghiêm ngặt như anh Tùng vừa nói thì một phần quan trọng nữa, bản thân các doanh nghiệp phải nâng cao tính trách nhiệm xã hội, phải nâng cao trách nhiệm của mình đối với những vùng mà, những đất nước mà mình đến vì cái đó là đạo đức của người kinh doanh. Cần phải đảm bảo môi trường tuyệt đối an toàn cho chính xí nghiệp của mình, cho những người dân xung quanh đó. Còn nếu không, chúng ta phải đánh đổi rất nhiều.
Tôi ví dụ, như Formosa hiện nay, họ đánh mất uy tín trên toàn cầu, cái giá họ trả là rất lớn. Thứ 2, người dân ở đó họ khốn khổ như thế nào. Thứ 3, tôi nghĩ rất quan trọng để đảm bảo vừa có thép, vừa có cả cá đó là sự giám sát của cộng đồng như Hiến pháp có nói người dân có quyền giám sát Nhà nước và giám sát doanh nghiệp. Do đó, chúng ta cần nâng cao vai trò của người dân trong việc giám sát, đặc biệt là trong việc giám sát khâu xả thải.
Nhà báo Phạm Huyền: Bạn đọc Thanh Loan có gửi một câu hỏi tới Fanpage Vietnamnet rằng: "Thưa Phó Tổng cục trưởng Tùng và GS Nhuận, rõ ràng Formosa sẽ còn là vấn đề rất lâu dài, khi sự cố cá chết chưa kịp lắng, lại tiếp tục phát sinh các sự cố mới về chất thải rắn hay chất thải nguy hại.
Rõ ràng, lời của ông Chu Xuân Phàm ngày này không hề sai: chọn gang thép hay chọn tôm cá, và có lẽ ai cũng hiểu rằng đây là quy luật đánh đổi tự nhiên. Song, vấn đề ở đây không phải là con tôm, con cá, mà còn là vấn đề về hệ sinh thái biển và còn rất nhiều thứ nữa chúng ta có thể hoặc không thể gọi tên.
Vậy các nhà chuyên môn và các nhà quản lý đã có những giải pháp gì trong ngắn hạn và dài hạn để ngăn chặn Formosa nói riêng cũng như các doanh nghiệp FDI nói chung và các doanh nghiệp trong nước cố tình lách luật?
Vâng, câu hỏi này xin dành cho nhà quản lý, mời ông Hoàng Dương Tùng chia sẻ ý kiến ạ? 
Ông Hoàng Dương Tùng: Qua vụ Formosa vừa rồi, chúng ta đã thấy một loạt vấn đề phải đương đầu, từ hệ thống pháp luật cần phải chỉnh sửa, bổ sung như thế nào để lấp các kẽ hở. Hiện nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật được bổ sung cũng như các biện pháp kỹ thuật, ví dụ như các hệ thống quan trắc tự động theo dõi 24/24 để chúng ta sát sao các thông số trước khi xả thải ra môi trường.
Sắp tới đây, chính phủ, Bộ TNMT sẽ triển khai kiểm tra lại các cơ sở, nguồn gây ô nhiễm lớn, các nguồn thải cả trong không khí, nước và rác xả thải, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ ngành, các địa phương. Sáng nay, như Thủ tướng đã nhấn mạnh, trách nhiệm bảo vệ môi trường sẽ được giao cho người đứng đầu các địa phương. Như vậy, sự phối hợp giữa các bộ ngành, các địa phương từ trên xuống dưới với việc ứng dụng các công nghệ, nâng cao công tác quản lý để thực hiện được chiến lược phát triển bền vững của chúng ta.
Nhà báo Phạm Huyền: Ở câu hỏi của bạn đọc này, có thể thấy nổi lên vấn đề, dù quy định, chế tài đã rõ và các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã làm hết sức mình thì vẫn còn thói quen xấu của một bộ phận các doanh nghiệp vẫn lách luật, tìm mọi cách vì lợi nhuận sẵn sàng hủy hoại môi trường. Thưa GS Nhuận, ông có tin về hiệu lực quản lý của nhà nước trước tình trạng các doanh nghiệp như hiện nay hay không?
GS Mai Trọng Nhuận: Tôi nghĩ, hệ thống quy phạm pháp luật của chúng ta là đủ hết rồi, qua sự cố chúng ta cần phải chú ý hơn đến tổng lượng chất thải chứ không phải chỉ hàm lượng độc tố trong nước thải trong tiêu chuẩn đạt hay không đạt.
Hàm lượng thì nhỏ nhưng tổng lượng phát thải cần chú ý và giới hạn tổng lượng phát thải trong một ngày đêm bao nhiêu để dưới mức độ hồi phục được, sự chịu đựng của sinh thái biển.
Câu hỏi rất hay là liệu hiệu lực quản lý của Nhà nước chúng ta có đáp ứng được không thì tôi nghĩ, có 2 khía cạnh.
Ngoài áp dụng các biện pháp chế tài theo luật pháp thì cần phải có sự tham gia của cộng đồng khoa học, là đối tượng khách quan cho cả 2 phía, cả nhà quản lý và nhà doanh nghiệp. Họ có thể kiến nghị các giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các biện pháp dừng hay là phạt, thậm chí là khởi tố nếu các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
Tôi tin 4 tháng vừa qua, Bộ Tài nguyên và môi trường đã áp dụng đồng bộ rất quyết liệt các giải pháp từ cơ sở khoa học thì có thể yên tâm, chúng ta có thể yên tâm sẽ vừa có thép và vừa có cả cá.
Ông Hoàng Dương Tùng: Tôi cũng xin bổ sung là, như GS Nhuận đã nói, chúng ta phải kiểm soát cả tổng lượng. Hiện nay Luật Bảo vệ môi trường cũng đã nêu, không chỉ quản lý môi trường bằng nồng độ mà còn tính đến cả khả năng chịu tải, chẳng hạn như khả năng chịu tải của dòng sông, không khí, biển, ...
 Tiến tới, chúng ta sẽ tính toán quota xả thải để đảm bảo lưu vực sông đó không bị ô nhiễm. Hiện có nhiều công cụ khác nhau và đây là vấn đề mới đối với Việt Nam nên chúng ta cần thêm thời gian nghiên cứu. Song luật đã nêu ra và hy vọng rằng, trong 1 - 2 năm tới, chúng ta sẽ đưa ra các công cụ như vậy để quản lý tốt hơn.
Nhà báo Phạm HuyềnXin cảm ơn các khách mời!
VietNamNet
Thực hiện: Phạm Huyền- Thanh Bình- Văn Hùng- Hoàng Long
Clip: Đức Yên, Bạt Tuấn, Huy Phúc, Xuân Quý, Thuý Hồng
(From:  Van Tran thanh <van.oikos@gmail.com>); To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com>
---------------

20 nhận xét:

  1. Người dân không tham nhũng chúng tôi thì cho rằng sự nguy hiểm vẫn còn đó, chừng nào vẫn còn cs và lũ như Formosa!

    Trả lờiXóa
  2. Người VN chân chínhlúc 06:41 26 tháng 8, 2016

    Hay thật, khoa học mà cứ chung chung cảm tính kiểu này thì dân sẽ chết thảm mà tính mạng các ông sẽ chẳng an toàn đâu các nhà khoa học ơi.
    Hơn nữa cho dù các ông là các nhà khoa học mà phát biểu dựa trên BÁO CÁO RẤT KHÔNG KHOA HỌC CỦA ÔNG BỘ TRƯỞNG TNMT TRẦN HỒNG HÀ thì cũng bằng thừa

    Trả lờiXóa
  3. Bên chuyên môn nói bậy
    Là việc các giáo sư
    Còn phía ngành quân sự
    Đang bận ngồi tâm tư

    Trả lờiXóa
  4. Tốt nhất là ngưng mọi hoạt động của Formosa để đất nước được An toàn mọi mặt cho cả Nước và Nhân Dân lâu dài , tương lai cho con cháu mai sau đều có Lợi về chiến lược và kinh tế . Đừng dốt như Cự , Hải , Dũng cùng một lũ ăn theo chào mời bọn phá hại Đất nước ta như Formosa .

    Trả lờiXóa
  5. Hài bỏ mạ, vấn đề cốt lõi là hương hoa hồng, dầu bôi trơn làm mờ cả mắt cả lũ

    Trả lờiXóa
  6. Với phát biểu của ông Tùng cho thấy Đảng ta đã quyết định cho Formosa tiếp tục hoạt động v với chủ trương có cả cá lẫn thép . Cái chết của biển kéo dài có thể 50 năm nếu làm sạch từ hòm nay . Thế cá ở đâu ? Còn thép thì phải đổi cả tính mệnh có đáng không ? Đổi cả an ninh lãnh thổ ?

    Đảng muốn gì quá rõ , hy sinh tính mạng nhân dân và cả an toàn lãnh thổ cho một lợi ích dầu to tát đến đâu cũng vẫn là một việc làm nguy hiểm , ngu muội và độc tài độc đoán , tự cao tự đại . Chỉ một lý do duy nhất vừa hèn nhát , vừa tự cao , vừa vì bị mua chuộc , ông Tổng bí thư Trọng mới giữ nguyên quyết định tiếp tục cho Formosa tồn tại .

    Khi nào TQ chiếm trọn VN chưa biết nhưng hành động của ông Trọng để Formosa tồn tại tiếp tục hoạt động gọi là " Vừa có cá , vừa có thép " , đủ để kết luận ông Trọng là kẻ tội đồ , Việt gian , hại dân và nối giáo cho giặc TQ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho dân Việt chết bớt để nhường chổ cho tàu

      Xóa
  7. Nhảm nhí quá -Không làm cái gì cả mà biến tự sạch nhanh thế ?.Đúng là bà bị ;Nhật bản phải đầu tư triệt để -mất hơn 10 năm trời mà biển vẫn chưa sạch.Thế mà dưới sự nãnh đạo tài tình của đảng ta -không cần làm gì cả mà biến sạch tự nhiên .Chỉ cần nổ lực chính trị của đảng là đủ ;Biết thế này ,trước đây Nhất không phải lao tâm ,khổ tu để làm sạch biển -mà chỉ cần sang Việt nam thuê Đảng CSVN RA 1 NGHỊ QUYẾT LÀ TỨC KHẮC BIẾN SẼ SẠCH NHƯ CHÙI .Bo tien su cai thang CS VN .Thien tai-thien tai .hu.hu..hu....

    Trả lờiXóa
  8. Các bác thông cảm nhé
    Chúng em đang rối này
    Cứ lên trời một phát
    Máy bay liền ngả quay

    Trả lờiXóa
  9. Khi biển nhiễm độc, dân lên tiếng phản đối Formosa và chỉ rõ chính Formosa là thủ phạm gây ô nhiễm - khi dân xuống đường yêu cầu chính phủ phải đình chỉ hoạt động của Formosa thì chính phủ cho quân đội, công an và cả côn đồ đàn áp . Cũng khoảng thời gian đó Bộ TN - Môi trường nói thẳng ra rằng cá chết do thủy triều đỏ chứ không phải Formosa . Các nhà chính trị xuống biển tắm, quay phim tung lên các kênh truyền hình và báo chí bảo đảm với dân rằng biển không độc, tắm được, ăn cá được ... Bây giờ chính phủ và các bộ liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển sạch chưa làm gì cả, không có một nghiên cứu nghiêm túc nào về mức độ nhiễm độc ra sao thì bộ trưởng bộ TN-Mt lại tuyên bố biển đã sạch, đã bắt đầu hồi phục ... Chuyện cứ như đùa ! Đảng có siêu phàm thiên tài đến mấy, chính phủ có giỏi bao nhiêu thì những công bố về biển Miền Trung đã hồi phục ... khố mà tin được . Lừa dân từ đầu đến cuối , làm sao dân coi trọng đảng và chính phủ , làm sao tin được các tuyên bố thiếu căn cứ của chính phủ dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyết đối của đảng hôm nay (?) ! Nói ra điều này, chúng tôi - những người đã suốt đời làm theo lời kêu gọi của Đảng trước đây - chẳng sung sướng mà đau lòng vì dang thấy đảng mỗi ngày một đi ngược lòng dân, đi ngược những cương lĩnh ban đầu VÌ DÂN của đảng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Vũ Linh hẳn chưa quên câu:Vắt đất ra nước,thay trời làm mưa.
      Đản(g)csvn ưu việt biết bao và hàng ngũ đản viên lúc nhúc thiên tài quyết sẽ đưa VN xuống hố cả nút-Vinh quang thay csvn thổ tả.

      Xóa
    2. Kính gửi bác Linh Vũ, bác ạ cái đảng mà bác theo là đảng của bác, chứ không phải của nhà cháu nên bác gọi thế nào cũng được nhưng viết lên đây để mọi người đọc thì lần sau kính đề nghị bác viết rõ là đảng cộng sản Việt Nam nhé. Thêm nữa là cái đảng mà bác theo cả đời ấy chưa bao giờ đồng hành cùng nhân dân Việt Nam cả, nó chỉ nhăm nhe cướp chính quyền và củng cố chính quyền bằng máu và nước mắt của nhân dân Việt Nam thôi ạ. Cho nên đối với nhà cháu cái đảng của bác nó đi ngang đi dọc cháu chả quan tâm mà nếu nó đi xuống địa ngục thì nhà cháu còn mổ lợn ăn mừng. Nhà cháu chỉ đau là nó không chết đi mà ngày ngày chà đạp lên nhân phẩm, lên đời sống dân sinh của nhân dân Việt Nam mà thôi.
      Chúc bác sức khỏe và nhanh chóng thoát khỏi bến mê!

      Xóa
  10. Lại thêm Tân Sân Nhất
    Đất chia chác chưa xong
    Bảo là lo chuyện biển
    Có mà mơ, đừng hòng

    Trả lờiXóa
  11. Không hiểu ông trung tướng Lê Xuân Duy chết tắc tử là vì gì ta.Hay lại noi gương thượng tướng Phạm Quý Ngọ bên công an là đang sống mạnh khỏe bỗng chuyển sang từ trần đây

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ có đóng cửa nhà máy, đuổi chúng nó về nước mới là giải pháp đúng nhất, an toàn nhất cho đất nước. Nhưng đảng không muốn thế, dù kiểu gì thì đảng vẫn chủ trương "phạt rồi cho tồn tại", sống chết mặc bay. Thế mới là đảng quang vinh muôn năm chứ, nếu không chỉ quang vinh một đoạn thôi.

    Trả lờiXóa
  13. Giới Kuân Xự lo kiếm tiền thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Lại còn lo quyền chức
    Giành giật phải giết nhau
    Xem thằng nào đi trước
    Thằng nào dành lại sau

    Trả lờiXóa
  15. Cuối cùng giới quân sự
    Còn đang bận đâm trào
    Vào thị trường sao gạch
    Giờ nghe đồn giá cao

    Trả lờiXóa
  16. Lại còn sắp năm hét
    Chuyện sao gạch bán mua
    Bỏ đi lo việc nước
    Các bác hay bông đùa

    Trả lờiXóa
  17. Vinh hạnh bác Lê Xuân Duy
    Đang khỏe được dảng cử về Diêm Vương
    Báo cùng dưới ấy khẩn trương
    Trên này có đợt trung ương xuống chầu

    Trả lờiXóa