Chủ tịch nước Trần Đại Quang trả lời các câu hỏi của
các học giả.
Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN
|
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Singapore, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài phát biểu tại Đối thoại Singapore (Singapore Lecture) thứ 38 do Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức.Ngày 30/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam tham dự và phát biểu tại Đối thoại Singapore.
Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) là một tổ chức độc lập, được thành lập theo một đạo luật của Quốc hội năm 1968. Những mục tiêu chính của Viện là: Trở thành trung tâm nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, an ninh và chính trị - xã hội và những diễn biến ở khu vực Đông Nam Á; khuyến khích nghiên cứu và thảo luận trong giới học giả, tăng cường nhận thức chung về khu vực và thúc đẩy tìm kiếm những giải pháp khả thi cho các vấn đề khác nhau của khu vực; phát triển cộng đồng học giả quan tâm đến khu vực và tham gia nghiên cứu đa chiều về các vấn đề ổn định, an ninh và phát triển kinh tế và những thay đổi về chính trị, xã hội và văn hóa...
Mô hình nhà máy điện hạt nhân
Ninh Thuận 1. Ảnh: HNM
|
Bắt đầu từ năm 1980, Viện Yusof Ishak - ISEAS tổ chức các chương trình Đối thoại Singapore, với sự tham dự và phát biểu đối thoại của các học giả, nhà lãnh đạo các nước.
Nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới đã từng tham dự và phát biểu tại Đối thoại Singapore về các vấn đề khu vực và quốc tế, như Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan, Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Nelson Mandela, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Australia Kevin Rudd...
Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang mang chủ đề “Đoàn kết, chung sức hành động, cùng phát triển bền vững”. Đây là bài phát biểu thứ 38 của lãnh đạo cấp cao các nước tại Viện nghiên cứu ISEAS. Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang thu hút sự quan tâm của khoảng 550 đại biểu, trong đó nhiều lãnh đạo, quan chức chính phủ Singapore.
Mở đầu bài phát biểu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự quan tâm sâu sắc của giới học giả, các nhà nghiên cứu tại Đối thoại Singapore đối với quan hệ Việt Nam - Singapore.
Điều này cũng cho thấy các nhà lãnh đạo Singapore, cũng như các học giả, nhà nghiên cứu mong muốn cùng chia sẻ, chung sức hành động vì một Đông Nam Á ổn định, hợp tác và phát triển; một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và thịnh vượng trong một thế giới đang chuyển mình với nhiều cơ hội và thách thức, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành nhu cầu tất yếu của các quốc gia và là xu thế lớn trên thế giới. Đây chính là cơ hội, nền tảng rất cơ bản để các quốc gia cùng chung sức xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, cùng hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích và thịnh vượng của toàn nhân loại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng bên cạnh thời cơ và thuận lợi, thế giới cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức gay gắt; trong đó, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khủng bố quốc tế tiếp tục gia tăng với quy mô, tần suất, tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn...
Tính nghiêm trọng của các thách thức rất đáng lo ngại khi tư duy đề cao sức mạnh, coi sử dụng vũ lực như một giải pháp, vẫn còn tồn tại. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
Quá trình quốc tế hóa sản xuất và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đã làm thay đổi phương thức sản xuất, quan hệ lao động và cuộc sống của mỗi người. Các quốc gia cần cùng nhau chung sức để biến xu thế này thành cơ hội hợp tác, phát triển bền vững và phồn vinh.
Đánh giá về tình hình khu vực, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - chiến lược, kinh tế, chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới. Biển Đông nằm trong lòng khu vực Đông Nam Á, đem lại nhiều lợi ích quan trọng không chỉ cho các quốc gia trong khu vực mà còn là tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của thế giới...
Tuy nhiên, những diễn biến đáng quan ngại gần đây trong khu vực và trên Biển Đông đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, nhất là tự do, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, có nguy cơ làm xói mòn lòng tin, ảnh hưởng đến tiến trình hợp tác khu vực. Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh ước vọng về hòa bình, an ninh và phát triển bền vững đối với khu vực càng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Để cơ hội không trở thành sự nuối tiếc, triển vọng chỉ là sự thất vọng, Chủ tịch nước cho rằng con đường duy nhất để biến ước vọng trở thành hiện thực là tất cả các quốc gia phải đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Như cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói: “Bạn không thể chỉ đưa ra những lời hứa hẹn mà bạn phải thực hiện những điều bạn nói”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định một thực tế, mục tiêu của ASEAN cũng chính là sự đoàn kết, chung tay hành động, tăng cường hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi của các quốc gia thành viên. Nhiều năm qua, với tầm nhìn vượt qua những lợi ích riêng của mình, ASEAN đã và đang thể hiện tiếng nói ngày càng mạnh mẽ, có trách nhiệm đối với những mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế và khu vực, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh...
Chủ tịch nước nhấn mạnh ASEAN cho đến nay đã rất thành công trong việc thu hút sự can dự chiến lược của các nước lớn vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của khu vực và trên thế giới. Một cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc với vai trò trung tâm của ASEAN là phù hợp và đáp ứng lợi ích của tất cả các bên.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng để phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò trong việc duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác, vững vàng trước những khó khăn, thách thức, ASEAN cần đẩy mạnh thực hiện bốn nội dung then chốt (CIROP).
Đó là: Tăng cường gắn kết về chính trị, tập trung thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực ứng xử chung; Đẩy mạnh liên kết về kinh tế, văn hóa - xã hội, khai thác thế mạnh kinh tế, kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, tạo nên sức mạnh của Cộng đồng; Đề cao trách nhiệm, ý thức cùng chung vận mệnh, trong đó coi trọng thực hiện các nguyên tắc nền tảng của ASEAN, lấy đoàn kết và đồng thuận là giá trị đặc trưng mà các quốc gia thành viên cần tôn trọng, giữ gìn; Cùng hướng tới người dân, hình thành các cơ chế để người dân các nước ASEAN tham gia vào quá trình hoạch định, giám sát và thực thi chính sách, lấy phục vụ người dân là mục tiêu tối thượng trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng.
Điểm lại thực tế của Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ trong thế kỷ 20, dân tộc Việt Nam đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Với sự hợp tác và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, với ý chí và tinh thần tự lực, tự cường, nhân dân Việt Nam đã vươn lên từ áp bức, đứng lên từ đổ nát và đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu.
Lịch sử cho thấy đoàn kết, trong đó có đoàn kết quốc tế, là “truyền thống quý báu và bài học lớn” của dân tộc Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm đó ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối, chính sách đối ngoại và hành động của Việt Nam. Qua hơn 30 năm Đổi mới, đất nước Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Kinh tế có bước phát triển nhưng chưa vững chắc, nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; cơ cấu nguồn nhân lực mất cân đối, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chủ trương tiếp tục phát huy cao độ tinh thần yêu nước, huy động mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân, đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc Đổi mới để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Chủ tịch nước khẳng định trong quan hệ đối ngoại, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam chú trọng phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng, thúc đẩy quan hệ hợp tác với đối tác lớn, đối tác quan trọng, nâng cao hiệu quả hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.
Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình thông qua các tiến trình chính trị, ngoại giao, pháp lý, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, yêu cầu các bên liên quan nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đề cập tới thực tế thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ mới, kỷ nguyên của kết nối internet vạn vật, vật liệu mới, tự động hóa và trong tương lai gần là trí tuệ nhân tạo, Chủ tịch nước cho rằng, đây có thể là thách thức, đòi hỏi nỗ lực rất lớn, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Chủ tịch nước cũng lưu ý, những thách thức, đòi hỏi này không phải là cuộc chơi được mất, mà là cơ hội chia sẻ, hợp tác, phát triển.
Kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu ví dụ thành công của Singapore trong nỗ lực nắm bắt cơ hội phát triển. Singapore, đất nước khởi nguồn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiểu rất rõ giá trị của việc chung sức, đồng lòng nắm bắt cơ hội này...
Sự phát triển rất đáng khâm phục của Singapore qua 51 năm từ ngày lập nước đến nay là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao và quan tâm học hỏi kinh nghiệm thành công của Singapore trong việc hoạch định và thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, coi trọng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã trả lời câu hỏi của các nhà nghiên cứu, học giả tham dự về biện pháp tăng cường vai trò và tiếng nói của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế, những định hướng nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Singapore về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân...
(TTXVN/Tin Tức)
-----------
Con vẹt cũng nói điều này
Trả lờiXóaChỉ người là nói: vậy nay làm gì
Chứ xong rồi cứ ù lỳ
Cầm bằng chẳng nói có khi nhẹ lòng
Kiện còn không dám kiện nói gì đến xung đột vũ trang!
XóaDo đó, nếu một ngày nào đó, dưới sự lãnh đạo "anh hùng" của đảng, khi hải quân của Tàu cộng bao vây khắp bờ biển Đông, bộ binh của Bắc Kinh vượt qua biên giới, thì nhân dân Việt Nam cũng đừng ngạc nhiên khi TBT đảng và CT nước của đảng lên TV tuyên bố: chúng ta nhất định không đánh vì đánh thì tất cả cùng thua.
Do đó, hãy thua từ từ. Mất nước nhưng không thể mất đảng. Miễn sao Trần Đại Quang vẫn làm chủ tịch, dù là chủ tịch nước hay chủ tịch tỉnh Việt Nam.
Dài nhở?
Trả lờiXóaQuan trọng quá đi chứ lị, đổ xiền vô mà đầu tư đi
Quang có cảnh báo rất bựa và đầu hàng là "tất cả sẽ thua nếu xung đột Biển Đông!"?
Trả lờiXóaXung đột mẹ nó đi, hóa hay, cho công bằng, tất cả lại quay về vạch xuất phát
XóaVN nên thay đổi để học Singapor cả về đối nội lẫn đối ngoại!
Trả lờiXóaVN nên thay đổi để học Singapor cả về đối nội lẫn đối ngoại!
Trả lờiXóa“Nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột vũ trang thì không có người thắng, người thua, mà tất cả cùng thua”.
Trả lờiXóaÔng không nên phát biểu những lời này ở đây ( Singapo ) . Ông nói hớ hay tại thằng thư ký đánh máy sai .
Vì đảng và nhà nước, VN hèn và nhu nhược , chấp nhận mất đất , mất biển mà không muốn chiến tranh , nên TQ đã chiếm gần hết Biển Đông rồi . Kẻ xâm lược là TQ , người gây chiến cũng là chúng , và chúng đang trên đà thắng lợi hoàn toàn . Cứ im đi cho chúng chiếm hết hay sao . Vì vậy phải tận dụng cơ hội sau phán quyết PCA và tranh thủ đoàn kết bè bạn trong Asean để ngăn chúng lại . Tại sao lại gây chia rẽ Asean trong lúc này . VN ở vị thế nào mà khuyên Singapore như vậy .
“ Cùng thua “ là tự buông súng đầu hàng rồi . Vì lãnh đạo VN hèn nên đất nước đang phải chịu hậu quả . Đừng rủ rê nước khác nhu nhược như mình .
Đây là cách nói tung hỏa mù của TQ . Ông đừng phát biểu thay cho TQ như thế .
Có hai điều :
1- Nên thôi cái giọng chính ủy này đi .Đừng nhầm lẫn lời nói trong tư cách của một lãnh đạo nhà nước với nước khác , và phát biểu huấn thị trong nội bộ .
2- Vị thế của Singapo khác VN nhiều . Kẻ sắp chết đuối . Nói chung . Đừng bao giờ khuyên thằng trên bờ.
ĐGCĐ
Chan Tai Kwang!
Trả lờiXóaIf you resolve the dispute and end up with a compromise, you can be accused of betraying your country or giving up the territory of your nation!
Nếu ông giải quyết một tranh chấp và đi đến một thỏa hiệp, ông có thể bị cáo buộc là phản bội đất nước hoặc để nhượng bộ lãnh thổ của quốc gia!
Chắc chắn 2 nhà máy điện hạt nhân thổ tả này sẽ kết liễu chế độ cộng sản ở Việt Nam!
Trả lờiXóaVừa mới tuyên thệ bảo vệ đất nước mà đã thua ngay từ trong ý nghĩ. Nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ thua, “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, bằng mọi giá phải luôn sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của bành trướng Bắc Kinh trên Biển Đông. Càng mong muốn an phận hòa bình, nhân nhượng vô nguyên tắc thì kẻ địch càng lấn tới, và không ngăn được chúng cố tình gây ra xung đột vũ trang để dành lợi thế. Phải làm cho kẻ địch bị xa lầy không có lối thoát trên Biển Đông, chính nghĩa nhất định thắng lợi.
Trả lờiXóaTay chủ tịt gian manh này thì lời nói cũng gian manh theo
XóaTổ tiên ta xưa hùng mạnh đã từng đánh tan bao lần xâm lăng của giăc Trung Quôc và đã tưng đánh bai cả hai đế quôc to tên tuổi lẫy lừng thế giới.Hiện tại vì quá nhiều sâu đục Dân nên nguồn lực có yếu đi chút đỉnh nên phải nhỏ nhẹ với láng giềng... Đến đời cháu đời chút chít nó nhập đươc thuốc đặc hiêu về diệt hết được cái lũ sâu đục Dân,nó khỏe,hùng mạnh lên khi đó hãy coi chừng Việt Nam nghe bọn bành trướng,khi đó con cháu Viêt Nam sẽ đuổi cổ hết chung mày lên bờ trả biển đảo lại cho Việt Nam-Lời của AQ đời mới.
Trả lờiXóaĐịa CT có quan trọng đến mấy mà chủ nhà như thảo khấu , chèn ép dân , tham nhũng hàng khủng , độc tài độc đoán,...thì cũng không bằng những QG khác không có lợi thế trời cho. Quan trọng nhất vẫn là CON NGƯỜI ! Chỉ có XH dân chủ mới tập hợp được mọi nguồn lực CON NGƯỜI cùng phát triển : như Singapor , như Hàn Quốc , như Đài loan,...
Trả lờiXóaTôi chưa tin, chừng nào ông Quang minh bạch lý lịch mình trước cái đã. Tôi xêm mạng rất kỹ thấy ông sinh 1950 sao khai 1956. Khi man 6 tuổi thì cái khác ông nói đã chắc gì
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaĐúng là Bác Tông tông Phi Luật Tân tâm thần !!
**************************************
https://s3.amazonaws.com/lowres.cartoonstock.com/none-rodrigo_duterte-president_elect-death_penalty-execution-cartoon-knin949_low.jpg
Đúng là Bác Tông tông Phi tâm thần !!
Mặt mày khá bầm dập nông dân
Lúc Lão đòi rút khỏi Liên Hiệp Quốc
Lúc mắng đại sứ Mỹ súc sinh hóa phân
http://www.thenational.ae/storyimage/AB/20160512/OPINION/160519633/AR/0/&NCS_modified=20160514100831&MaxW=640&imageVersion=default&AR-160519633.jpg
Bác Tông tông Phi quả mưa chiều nắng sớm
Mồm quan trôn trẻ ăn nói bừa bãi khắp sân !
Nồng độ ''phân hóa'' còn hơn Nguyễn U Chiết
Cu Ba ngủ Cu Má thức .. .. mà nghe ''đô vật'' rên ầm !
TỶ LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện
Tôi cũng không tin mọi lời ông Quang nói khi lý lich không rõ ràng. Không ai dùng giấy khai sinh bằng chuhwngs nhận của bí thư tỉnh Ninh bình như ông cả, ông Quang ạ
Trả lờiXóa