Trường mẫu giáo Tuổi Thơ 7 - nơi Công an TP.HCM đã bắt trái phép nhà báo Phạm Chí Dũng |
* Trần
Thành - Nguyễn Tuấn
(VNTB)
- Những tình tiết sau đây đã khiến nhiều phụ huynh ở quận 3, Sài Gòn
nhớ lại câu chuyện tương tự từng xảy ra với ông Phạm Chí Dũng. Bữa sáng nọ, ông
đưa con đến trường mẫu giáo Tuổi Thơ 7 (nằm gần bên trụ sở Thành ủy TP.HCM), và
bất ngờ bị nhiều nhân viên an ninh ập đến, khóa tay lôi ông Dũng ra xe công an
mà không có bất kỳ lệnh bắt nào được đọc theo quy định của pháp luật liên quan.
Mới đây, lại xảy ra vụ một công an thuộc Trại giam Chí Hòa đánh đập vợ tàn nhẫn
ngay trong trường mẫu giáo này…
“Loạn hết cả
rồi”. Chỉ có thể nói như vậy về câu chuyện xảy ra hôm 26-8-2016. Khoảng 7 giờ
30 sáng 26-8, ông Lê Hồng Phong (sinh năm 1980) chủ doanh nghiệp nhà hàng tiệc
cưới Malis ở thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, lái xe hơi biển số 86A-03845 chở đứa
con 3 tuổi là bé gái Lê Ngọc Diệp tới trường mẫu giáo Tuổi Thơ trên đường Lê
Lợi, phường Phước Hội, thị xã La Gi. Xe vừa dừng thì bất ngờ 1 chiếc ô tô 7 chỗ
cúp đầu, 6 thanh niên lao xuống khống chế, cướp tay lái và chở 2 cha con chạy
ra hướng quốc lộ!
Chứng
kiến sự việc, nhiều người bèn báo công an Lagi, ông Phong cũng nhắn tin được về
gia đình là mình bị bắt cóc.
Đến chiều cùng ngày, sự việc vỡ lở, đại diện Bộ Công
an thông tin, nhóm “bắt cóc” trên là các chiến sĩ Công an quận Hai Bà Trưng,
TP. Hà Nội vào TP.HCM làm việc, rồi tự tiện ra Bình Thuận bắt giữ người tình
nghi như “xã hội đen”, không cần lệnh bắt, không phối hợp công an địa phương,
mà giữ kèm theo cả đứa trẻ.
Quả tang
phạm luật
Nửa tiếng sau khi xảy ra vụ việc “bắt cóc” như nói
trên, các ngả đường liên quan tuyến quốc lộ nối Bình Thuận với TP.HCM, các xe
du lịch đều bị cảnh sát giao thông chặn lại kèm lời xin lỗi nhã nhặn: “Anh, chị
thông cảm, vì vừa có vụ bắt cóc người ở Bình Thuận bằng ôtô đi về hướng TP.HCM,
nên chúng tôi được lệnh phối hợp chặn xe để kiểm tra”. Nhờ vậy mà báo chí đã
thông tin rất nhanh về vụ “bắt cóc” táo tợn này.
Đến chiều cùng ngày, đại diện Bộ Công an thông tin,
nhóm “bắt cóc” trên là các chiến sĩ Công an quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội vào
TP.HCM làm việc, rồi tự tiện ra Bình Thuận bắt giữ người tình nghi như “xã hội
đen”, không cầm lệnh bắt, không phối hợp công an địa phương, mà giữ kèm theo cả
đứa trẻ. Báo chí nhanh chóng vào cuộc. Cuối giờ chiều ngày 26-8, trao đổi với
báo chí, đại tá Đinh Huy Hoàng, Trưởng
Công an quận Hai Bà Trưng (Công an TP. Hà Nội) xác nhận có việc trên và
cho biết, đây là chuyên án riêng và được đơn vị thực hiện đúng các quy trình.
Đại tá Hoàng nói rằng: “Họ (tức ông Lê Hồng Phong) nói vậy là nhằm gây ảnh
hưởng, cũng như khó khăn cho chuyên án mà cán bộ chiến sĩ quận Hai Bà Trưng
đang thực hiện”.
Trường mẫu giáo ở Lagi nơi xảy
ra vụ công an Hà Nội
bắt trái phép công dân Lê Hồng Phong
|
Ngày 27-8, trong một trao đổi với báo chí, đại tá Phạm
Duy Khang, trưởng Công an thị xã La Gi, cho biết theo quy trình, khi bắt nghi
phạm lực lượng công an phải phối hợp với địa phương, nếu muốn đảm bào bí mật
thì sau khi bắt xong cũng phải báo cho địa phương biết. Tuy nhiên trường hợp
mời anh Phong không được thông báo cho nên mới xảy ra sự việc truy đuổi trong
ngày 26-8. “Trong hồ sơ có lệnh bắt mang số 72, chúng tôi đã có báo cáo vụ việc
cho cấp trên. Việc đưa ông Lê Phong Phong đi trong ngày 26-8 như vậy có thiếu
sót” - đại tá Khang khẳng định.
Như vậy, nếu căn cứ theo pháp luật hiện hành, việc
“tạm giữ” hay “bắt giữ” theo các tình tiết như nói trên đều đưa đến chung một
nhận xét lâu nay của người dân: “Công an muốn bắt cứ bắt, chẳng cần giải thích,
luật lệ gì ráo”.
Khi
nào thì được quyền “bắt khẩn cấp”?
Bắt khẩn cấp (hay gọi đầy đủ tên biện pháp này là bắt
người trong trường hợp khẩn cấp) là trường hợp bắt người khi người đó đang
chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi
thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội
phạm.
Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) năm 2003 có quy
định các trường hợp khẩn cấp cụ thể, mà trong những trường hợp đó, chủ thể nhà
nước có thẩm quyền có thể tiến hành bắt khẩn cấp. Ba điều kiện cơ bản để bắt
khẩn cấp đó là: (1) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (2) Khi người bị
hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận
đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người
đó trốn; (3) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người
bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn
hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì tính chất
phức tạp và nghiêm trọng của nó nên chỉ có những chủ thể nhất định mới có thẩm
quyền ra quyết định. Khoản 4 Điều 81 Bộ luật TTHS quy định: “Trong mọi trường
hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn
bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn. Viện
kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt
trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn”.
Thông tin từ vụ việc xảy ra tại trường mẫu giáo Tuổi
Thơ ở La Gi sáng 26-8, cho thấy ông Lê Hồng Phong không phải là “bị can, bị cáo
bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã”. Ông Phong cũng không thuộc các trường
hợp: Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm
tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; Bị
can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Một số tình
tiết nghi vấn
Sáng 27-8, báo chí đã gặp được bà Phan Thị Kim Thảo là
mẹ cháu Lê Ngọc Diệp, khi bà đến làm thủ tục đón con về. Phía gia đình ông Lê
Hồng Phong cho biết phía công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã đưa thông tin
không đúng. Lực lượng công an ở Hà Nội đã không khám nhà ông Phong, mà đưa ông
vào TP.HCM để bay ra Hà Nội làm việc tiếp. Riêng chiếc xe hơi của gia đình, bà
Thảo đang trên đường từ TP.HCM lấy về.
Theo biên bản do ông Phạm Huy Sơn, cán bộ đội Cảnh sát
điều tra kinh tế Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), lập nhưng để trống phần
ghi ngày giờ, thì lúc 7g ngày 26-8 Công an quận Hai Bà Trưng đã mời Lê Hồng
Phong về trụ sở Công an phường Tân Phú (quận 7, TP.HCM). Khi được mời về TP.HCM
để làm việc các công an quận Hai Bà Trưng đã xuất trình các giấy tờ cần thiết
có liên quan để ông Phong biết và chấp hành.
Ông Phong đã chấp hành theo giấy mời của Công an quận
Hai Bà Trưng nhưng do đang đưa con đi học mẫu giáo nên công an đã yêu cầu ông
gửi con vào Trường mầm non Tuổi Thơ. Tuy nhiên – theo biên bản - ông Phong nói:
“Con em nó mến em lắm, chiều 16g cháu về, nếu không có bố thì cháu khóc lắm. Em
thương con em lắm, các anh cho em đưa cháu đi cùng, em cam đoan không làm ảnh
hưởng đến công việc của các anh và em sẽ bảo người nhà đến đưa cháu về”. Sau đó
ông Phong cho con vào ô tô và lên xe lái, nhưng cháu Diệp khóc nhiều nên đã vào
ghế sau ngồi với con và bảo một đồng chí Công an quận Hai Bà Trưng lái giúp…
Cũng theo biên bản, đến chiều 26-8, Công an quận Hai
Bà Trưng thực hiện lệnh khám xét với ông Phong về hành vi làm giấy tờ, tài liệu
giả và có đưa cháu Diệp về cùng.
Đại tá Phạm Duy Khang cho báo chí biết là ông không ký
vào biên bản bàn giao cháu bé con ông Phong cho gia đình vì “không thể ký vì
hôm qua tôi đã báo có vụ bắt cóc”.
Tiền lệ rất
xấu
Như lời đại tá Phạm Duy Khang thì vụ “bắt khẩn cấp” (công
an quận Hai Bà Trưng nói là “mời”!) như trên là sai quy trình. Còn đại tá Đinh
Huy Hoàng, Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng thì, “đây là chuyên án riêng
và được đơn vị thực hiện đúng các quy trình”.
Nếu làm vậy mà là đúng quy trình, thì tiền lệ rất xấu
có thể bắt đầu: công an ở địa phương khác nhau đến bắt người theo đúng quy
trình là… không báo cáo Công an tỉnh, thành phố… Bắt nhau cứ loạn xạ. Rồi mai
đây từng công an địa phương phải tung quân đi… bắt công an, vì tưởng đó là
những tên bắt cóc. Nguy hiểm hơn là mai đây người dân nghĩ rằng bọn bắt cóc
chính thị là… công an, hoặc người của công an, nên không báo công an chi cho ầm
ỉ, cho thêm tốn tiền thuế của dân như vụ xảy ra hôm sáng 26-8 rồi ở La Gi.
Đúng là loạn hết cả rồi !
(Ban Biên tập VNTB gửi BVB)
-----------
Điều 81 và Điều 82 BLHS quy định rất rõ về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, nhưng trên thực tế, với động từ “mời” công an đã luôn giẫm lên luật pháp trong mọi tình huống.
Trả lờiXóaMột điều quan trọng ở đây là việc “mời người đúng quy trình” của công an quân Hai Bà Trưng đã diễn ra trước mắt và liên quan đến bé gái 4 tuổi (con ông Phong).
Hành vi bắt giữ tuỳ tiện này là bằng chứng vi phạm nhân quyền cụ thể của lực lượng công an với toàn công luận.
Một khi công an còn cho mình quyền “mời” công dân kiểu tuỳ tiện như đã làm thì các tuyên bố cải thiện hệ thống tư pháp, những lời hứa, cam kết tôn trong nhân quyền của Việt Nam với thế giới chỉ là trò hề.
Nhân quyền ở Việt Nam có hay không, hôm nay các bạn đã có câu trả lời cụ thể.
Rồi có ngày sẽ có vụ côn an vây bắt toàn bộ Bộ chính trị của Trọng Lú cũng là đúng quy trình!
Trả lờiXóaMới nghe qua vụ việc,tưởng đâu là bọn mafia đã vươn vòi đến chốn thiên đường xhcn rồi chứ.
Trả lờiXóaTé ra là "biện pháp nghiệp vụ" của mấy anh còn đãng còn mình.
Còn nhớ,tay thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng,cố vấn an ninh của 3x tử tế,đã từng tuyên bố : ...chúng tôi còn nhiều biện pháp nghiệp vụ chưa sử dụng,ví dụ như một buổi sáng đẹp trời,anh đi uống cafe về,tự nhiên người cứng đơ...
Mật vụ thực dân Pháp củng phải gọi mật vụ của chế độ ưu việt xhcn bằng sư phụ.
Đã có người lên tiếng cho rằng đây chỉ là mời ông Phong đi làm việc. Trời ạ, mời cái kiểu gì mà xung quanh ai cũng nghĩ đây là một vụ bắt cóc!
Trả lờiXóaMặc dù từ triệu tập theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là gọi, mời nhưng khi nhận giấy triệu tập của cơ quan tố tụng, người dân (không phải là bị can/bị cáo) đã thấy khó chịu rồi. Vì từ triệu tập nghe cứ như là ra lệnh vậy. Bởi theo phép lịch sự trong giao tiếp, khi muốn mời ai đó thì người mời phải gửi giấy mời trước hoặc có lời nói, cử chỉ khi mời phải lịch sự, tử tế. Khi đó, người được mời cảm thấy mình thực hiện lời mời một cách tự nguyện, trong danh dự.
Đằng này, người ta đang đưa con đi học thì bị khống chế đưa đi mà bảo là mời! Cái kiểu mời “đúng quy trình” gì mà lạ lùng, quái đản vậy?! Nói mời như thế thì liệu có ai tin nổi không, hay đây chỉ là lời biện minh vụng về!
Còn nếu nói đây là vụ bắt người (để thực hiện công vụ) thì phải xét xem nó có đúng trình tự, thủ tục quy định của BLTTHS hay không. Điều 6 BLTTHS 2003 quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang”. Ông Phong không phạm tội quả tang, không đang bị truy nã, không thuộc trường hợp bắt người khẩn cấp. Vì vậy nếu không có lệnh bắt giữ thì hành vi của các công an quận Hai Bà Trưng là sai luật.
Trả lờiXóaCòn nếu có lệnh bắt tạm giữ, tạm giam thì việc bắt giữ đó cũng phải tuân thủ trình tự nghiêm ngặt theo khoản 2 Điều 80 BLTTHS. Đó là: “Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú thì phải có đại diện chính quyền xã, phường... và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến”.
Rõ ràng đối chiếu với quy định của luật, việc bắt người như thế là sai.
Trẻ em như búp trên cành. Đứa trẻ bốn tuổi không đủ sức chịu đựng khi phải chứng kiến cảnh cha cháu bị công an khống chế, bắt giữ. Nếu các công an quận Hai Bà Trưng chỉ phạm một sai lầm là khống chế, bắt giữ ông Phong trước mặt con ông đã là nghiêm trọng lắm rồi. Vậy mà ở đây họ lại bắt theo cả đứa trẻ bốn tuổi, để cháu nó phải chứng kiến những điều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu.
Trả lờiXóaCứ giả dụ việc bắt hoặc mời ông Phong là cần thiết cho công vụ (dù việc làm ấy sai luật như đã nói) thì việc để cháu bé phải đi cùng cha là điều quá bất thường. Điều này ngoài việc tổn hại đến cháu, nó còn có thể gây áp lực buộc ông Phong phải khai báo sai sự thật. Bất cứ lời biện minh nào trong trường hợp này - chẳng hạn vì làm theo yêu cầu của ông Phong - cũng không thể chấp nhận được.
Hành vi bắt giữ cháu bé và cả ông Phong - cha cháu đã có dấu hiệu của tội bắt, giữ người trái pháp luật theo khoản 1 Điều 123 BLHS.
Nếu ông Phong vi phạm pháp luật hình sự thì ông phải bị xử nghiêm nhưng phải đúng quy trình của BLTTHS. Tương tự, nếu các công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có hành vi sai luật thì cũng phải bị xem xét, xử lý đúng quy trình. Muốn vậy, thiết nghĩ Cục Điều tra VKSND Tối cao cần sớm vào cuộc.
Đối với trường hợp ông Phong nếu không phải là tội phạm bắt quả tang, tội phạm có lệnh truy nã, bắt nghi phạm có phê duyệt của Viện kiểm sát... thì đây là hành vi bắt giữ người trái pháp luật (cho dù đó là Công an bắt). Đối với cháu bé 3 tuổi bị bắt chung thì chắc chắn đây là bắt giữ người trái pháp luật rồi. Đề nghị khởi tố vụ án để xử lý nghiêm những cán bộ công an này.
Trả lờiXóaLoạn cơm mẹ nấu rồi, cái con củ cải gì cũng đúng quy trình
Trả lờiXóalũ công an giờ là bố thiên hạ roài
ĐÚNG LÀ CSVN ĐANG BỊ LOẠN CA2P CÀO RỒI: công an ở địa phương khác nhau đến bắt người theo đúng quy trình là… không báo cáo Công an tỉnh, thành phố… Bắt nhau cứ loạn xạ. Rồi mai đây từng công an địa phương phải tung quân đi… bắt công an, vì tưởng đó là những tên bắt cóc. Nguy hiểm hơn là mai đây người dân nghĩ rằng bọn bắt cóc chính thị là… công an, hoặc người của công an, nên không báo công an chi cho ầm ỉ, cho thêm tốn tiền thuế của dân như vụ xảy ra hôm sáng 26-8 rồi ở La Gi!
Trả lờiXóaRỒI CÓ NGÀY ĐẢNG VIỆT TÂN GIẢ DANH CÔN AN VÀO BẮT BÍ THƯ, CHỦ TỊT TỈNH...THÌ CSVN SẼ TIÊU ĐỜI!
Tại sao CA địa phương không biết? Không được hợp đồng hành động? Đây là biểu hiện bộ sở CA không còn tin nhau? Rồi đây có khi nào CA cấp trên hay mật vụ gián điệp của tàu chệt hành động đan xen và CA sở tại bù trất. Hậu quả tất yếu là thế. Hãy đợi đấy chờ xem.
Trả lờiXóaRồi đây sẽ không còn phải chết tại trong phòng như Yên Báy. mà sẽ bị khử chết "đúng qui trình" ở ven đường hay góc, bụi cây hoặc cua quẹo nào đó...
Thời của nạn kiêu binh lên ngôi, rất đúng quy luật quy trình, rất bình thường...sao gọi là loạn?
Trả lờiXóaThằng bẩu đúng, đứa kêu không?
Trả lờiXóamời bác cả lu cho ý kiến?
Lộng hành. Vô pháp luật. Một đất nước do đảng lãnh đạo toàn diện mà giữa thời bình này, nhân dân (người đóng thuế nuôi chính quyền) phải chịu đàn áp, bắt bớ tùy tiện vô luật pháp như thế này thì cái chính thể này phục vụ cho ai ?
Trả lờiXóaXin chào mấy chú công an
Trả lờiXóaMà sao các chú cả gan làm liều?
Loạn lâu rồi!!!
Trả lờiXóaQuốc hội họp quanh băm ngày tháng để làm Luật-đâu cả rồi ? Mà bi giờ chỉ thấy toàn luật rừng lộng hành thôi ! loạn hết rồi !
Trả lờiXóaLần sau chùm chăn cho nó bí mật hơn.
Trả lờiXóaKiêu binh hay là kiểu hành xử Maphia cổ điển?. Đúng là loạn có " quy trình" của CA Hà Nội?
Trả lờiXóa