Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Bauxite Tây Nguyên đổi công nghệ thải: TKV phải làm!

TKV phải làm việc chuyển đổi công nghệ
 * Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Việc muốn thay đổi công nghệ thuộc quyền của nhà đầu tư miễn là đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường, TKV phải làm nhưng cần có tiền.
Đương nhiên, nước nhiễm kiềm có thể ngấm vào nước ngầm, ảnh hưởng đến môi trường. Những sự cố xảy ra trong thời gian qua, chủ yếu ở hồ thải quặng đuôi chứ không phải là hồ bùn đỏ.
Mặt khác, trong quá trình vận hành thử nghiệm việc không đấu nối riêng biệt hệ thống thoát nước mưa chảy tràn để chảy vào hồ bùn đỏ cũng là một nguyên nhân làm tăng pH trong nước thải.
Thông thường nước mưa chẩy tràn được thu gom để bơm quay trở lại nhà máy Alumina, chỉ có điều là trong mùa mưa thì nước mưa này quá nhiều nên nhà máy không sử dụng hết được.
Nếu có nước mưa nhiều trên bề mặt hồ bùn đỏ thì sẽ bơm nước này trở lại nhà máy để tận dụng và tránh kiềm theo ra ngoài. Còn nước lắng dưới đáy hồ cũng được bơm trở lại nhà máy.
Vì trong bùn đỏ có oxalate từ quá trinh phân hủy cây cỏ, nên bốc mùi rất khó chịu, người ta thường phải tưới phun. Bùn đỏ là chất lỏng có dung trọng lớn hơn nước nên áp lực lên đập lớn hơn áp lực nước, gần bằng áp lực đất, cho nên không thể tính ổn định như đập chứa nước.
Quay trở lại vấn đề thải khô. Bùn đỏ sau khi được ép lọc, đạt độ rắn trên 60 % mới gọi là bùn đỏ khô. Hiện nay, công nghệ phổ biến được áp dụng trong thập kỷ qua là “Dry Stacking”, bùn đỏ từ nhà máy Alumina được ép rồi phun trải thành lớp trên mặt bằng nghiền, để khô tự nhiên, xong lại phun trải lớp khác…sau đó thu gom lại.
Rồi quy trình lặp lại. Hiện đại hơn, bùn đỏ từ nhà máy được xục CO2 để trung hòa bớt xút.
Tuy nhiên, ngoài chi phí đầu tư cao, công nghệ này phù hợp với những nơi thiếu đất xây dựng bãi thải, không mưa nhiều. Ở VN, 6 tháng mưa thì không thể để khô tự nhiên được, mà phải có mái che.
Sự cố tràn xút do bục đường ống, cho thấy cần phải thiết kế bể quây để chống tràn. Đối với các dự án bauxite Tây Nguyên lo ngại nhất là chất lượng và tuổi thọ của hệ thống dây chuyền, thiết bị từ chế biến quặng, sản xuất alumina và hồ chứa bùn đỏ chứ công nghệ không phải là vấn đề chính của các dự án này...
Phải rà soát, điều chỉnh lại mục tiêu phát triển
Khi nói về bài toán kinh tế so với mối nguy về môi trường, trong đánh giá dự án, có hai phân tích được xem xét: (1) Phân tích tài chính gồm đánh giá lợi ích của dự án đối với chủ đầu tư, trong trường hợp này là TKV; (2) Phân tích kinh tế , đánh giá lợi ích của dự án đối với quốc gia.
Về cơ bản, hai phân tích này bao gồm trong phân tích dòng tiền một số hạng mục chi phí chung và riêng.
Ví dụ, trong phân tích tài chính có xem xét các loại thuế như là một hạng mục chi phí, tuy nhiên trong phân tích kinh tế thì thuế không được xem xét, vì bản chất của thuế là một khoản chuyển giao (transfer payment) giữa các bên trong một quốc gia.
Ngoài ra, các chi phí mà TKV không trả nhưng nhà nước vẫn phải đầu tư hay các chi phí ngoại ứng (môi trường và xã hội) cũng phải được bao gồm trong phân tích kinh tế.
Trong dự án bauxite, rõ ràng phân tích kinh tế quan trọng hơn rất nhiều so với phân tích tài chính. Trong trường hợp điều chỉnh thuế chẳng hạn, có thể đem lại lợi nhuận cho TKV nhưng không có tác động gì đến kết quả phân tích kinh tế.
Vì vậy, để xét đến hiệu quả kinh tế của dự án bauxite cần nói rõ là hiệu quả đối với chủ thể nào, TKV hay quốc gia. Vì nếu nó chỉ làm lợi cho một đối tượng trong quốc gia (phân tích tài chính đạt hiệu quả cho TKV) nhưng phân tích kinh tế không hiệu quả (Quốc gia không có lợi) thì cũng cần phải dừng dự án.
Theo tôi hiểu tài nguyên được xem là nguồn vốn quý của quốc gia nhưng không phải là vô hạn. Tình trạng khai thác lãng phí, thiếu quy hoạch càng làm cho nguồn vốn này mau cạn kiệt. Ăn vào vốn tài nguyên là con đường kiếm tiền nhàn hạ nhất, nhanh nhất nhưng đó cũng là nguyên nhân gây nên những hậu quả không ai lường hết được.
Phải chăng đó cũng là một trong các nguyên nhân mà dự án Bauxite Tây Nguyên bị công luận, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước phản ứng quyết liệt đến thế.
Càng ngày, mọi người càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của khoa học công nghệ và vai trò tư vấn phản biện của các nhà khoa học trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược, nhiệm vụ kinh tế xã hội nhất là những vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường.
Người dân mong muốn phải rà soát, điều chỉnh lại mục tiêu phát triển vì đất nước nói chung, vì chất lượng cuộc sống của thế hệ hôm nay và cũng phải vì tương lai cho con cháu chúng ta.
TS Tô Văn Trường/BaoDatViet.vn
--------------

11 nhận xét:

  1. Lũ ngu thì chỉ biết moi tài nguyên của đất nước đem bán thô!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ngu mà biết moi biết móc đi bán?

      Xóa
    2. 0946 chắc là loại "thông minh moi"?!

      Xóa
  2. đối với cộng sản, bao giờ cũng là vấn đề đầu tiên

    Trả lờiXóa
  3. E hèm.. này tiến sĩ Trường, tầm nhìn chúng tôi là 5 năm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao lại 5 năm. Tầm nhìn quá ngắn ! 50 năm cơ mà hi hi ...

      Xóa
  4. Đến Hít le nó còn coi vai trò của khoa học-công nghệ là hàng đầu , Tàu khựa cũng vậy ! Chỉ mỗi ông VN coi trọng "CA,tuyên ráo" chứ dân khoa học-công nghệ "xịn" chỉ cho làm điếu đóm hầu bàn thôi , nên ý kiến của các nhà KH, nhân sĩ trí thức... toàn bị vứt sọt rác hết, nên đất nước mới bi bét như ngày nay!

    Trả lờiXóa
  5. Khốn nạn cho đất nước là ở chổ,những người "nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của khoa học công nghệ..." lại chẳng là cái đinh gì với những kẻ đang nắm trong tay "quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối".
    Gã Mao,cha đẻ của chúng,đã nói toạc ra rồi : trí thức như cục phân.

    Trả lờiXóa
  6. Nếu TKV không muốn thành tội đồ của lịch sử và dân tộc thì phải làm ngay đi. Nếu không có tiền và hoạt động không có lãi thì hãy đóng cửa Boxit. Đừng lấy tiền thuế của dân ra làm và hủy hoại môi trường và giết dần giết mòn đất nước này...

    Trả lờiXóa
  7. đào lên bán mà lỗ thì đào làm gì, 1,5 tỉ usd để tạo công ăn việc làm cho 3000 công nhân thì quá ngu, lấy tiền đó mua thẻ xanh Mỹ cho 3000 gia đình thì hiệu quả kinh tế tăng gấp bội

    Trả lờiXóa
  8. SAI HẾT CẢ RỒI!

    Phải khai thác quặng Bô Xít thô – và chuyên chở quặng bằng dây băng chuyền (Conveyor belts) từ các mỏ khai thác Bô xít - từ trên vùng cao nguyên trực tiếp xuống vùng đồng bằng duyên hải. Việc chuyên chở quặng này sẽ sản xuất ra một số lượng điện năng nhất định (Thay vì “thủy điện” như Thủy điện Đa Nhim hay Đại Ninh thì sẽ là “Bô xít điện” Tân Rai - Ở xứ Jamaica đã áp dụng công nghệ này rồi).

    Tại vùng duyên hải, một nhà máy sẽ tinh luyện từ Bô xít thô ra sản phẩm Alumina với các hóa chất dùng trong công nghệ sản xuất Alumina. Các phế phẩm như bùn đỏ và các hóa chất thải khác phải được xử lý nghiêm ngặt – theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất – trước khi đưa vào các nơi chôn cất theo qui định. Chớ nên làm như Formosa – thải phế chất bừa bãi – cá chết hết.

    TQ muốn khai thác biển Đông - một phần lớn cũng vì nhu cầu lương thực – chiếm 35% nhu cầu cá trên thế giới. Cá trong lục địa đã bị ô nhiễm nặng nề vì các chất thải công nghiệp – Nền ngư nghiệp cá nước ngọt bị băng hoại vì không giữ môi trường trong sạch.

    Mười năm nữa, ôm nhau mà… chết!

    Trả lờiXóa