Cơ chế là “thằng” nào mà có tác dụng ghê gớm như vậy?
Tội trạng, mức độ vi phạm pháp luật, vi phạm đường lối, chính sách của đảng, vi
phạm kỷ cương, kỷ luật dù cho cỡ nào, bí quá, đổ tại 'thằng cơ chế', coi như xong, êm
xuội! Không có một Tòa án nào có thể lôi “thằng” cơ chế ra hầu tòa. Cơ chế do
con người đẻ ra, là hiện hữu, nhưng cũng rất trừu tượng, chung chung, nói cách
gì cũng được, bẻ cong quẹo thế nào cũng ra. Không ít hiện trạng, vụ việc con người đẻ ra cơ chế, lại dùng ngay cơ chế để vụ lợi, chạy tội,
bỏ qua pháp luật, …
Cơ chế là gì? Ta vẫn thường nghe các cụm từ "đi
xin cho X một cơ chế?", "cơ chế xin cho", “cơ chế giải quyết
chính sách”, “cơ chế cho nhân sự”, "cơ chế vận hành bộ máy', …
Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ
điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách
thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau".
Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là
"cách thức theo đó một quá trình
thực hiện". Cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt như vậy rất chung
chung, lấy khái niệm giải thích cho khái niệm, chưa thể gọi là chuẩn xác.
Không rõ từ “cơ chế” bắt đầu được dùng ở nước ta tự
bao giờ, nhưng có thể khẳng định rằng nó được dùng trước tiên và từ lâu trong
ngành y. Các thầy thuốc thường nói đến cơ chế gây bệnh và cơ chế tác dụng của
thuốc. Và khi người ta đã nhận biết được những cơ chế ấy, có nghĩa là đã
giải thích được bệnh và phương pháp chữa bệnh có cơ sở khoa học. Nếu chưa nhận
biết được thì việc chẩn đoán và điều trị vẫn chỉ là theo triệu chứng, theo kinh
nghiệm mà thôi. Điều đáng lưu ý là cả cách dùng trong ngành y, cả định nghĩa
trong từ điển, đều cho thấy “cơ chế” được dùng với hàm ý chỉ hiện tượng ở trạng
thái động chứ không phải ở trạng thái tĩnh. Cho nên hiểu cơ chế chỉ là các qui
định quản lý là hiểu theo trạng thái tĩnh, chưa thấu triệt hết tính chất động
của hiện tượng.
Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh
vực chính trị-kinh tế, quản lý xã hội từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng
ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như
là những qui định về quản lý. Cách hiểu đơn giản này dẫn tới cách hiểu tách rời
cơ chế với con người như nêu trên.
Việc tiến hành công việc theo "Cơ chế
xin-cho" có thể được hiểu trong xã hội hiện nay theo 1 cách như sau: Trong
mọi ban ngành đều có các chỉ tiêu, nguồn vốn do Nhà nước giao hàng năm theo kế
hoạch và cơ quan chủ quản có quyền quyết định đơn vị nào sẽ được thực hiện.
Nhưng để giành được các chỉ tiêu, nguồn vốn đó thì đơn vị thực hiện cần phải đề
đạt mong muốn của mình và có một số hoạt động sao cho đáp ứng
được yêu cầu của Cơ quan Chủ quản. Trong quá trình thực hiện, cả hai
bên đều phải nỗ lực vì các chỉ tiêu, nguồn vốn đều có thời hạn xác định và nếu
không kịp thì sẽ không thực hiện được và nhất là nguồn vốn Nhà nước sẽ không
kịp giải ngân được.
Có lẽ cái "cơ chế xin-cho" phải được hiểu
theo một cách khác, vì nếu nó có giá trị tích cực như vậy, sao nhiều cơ quan,
đơn vị yêu cầu phải xóa bỏ "cơ chế xin-cho"?
Cơ
chế xin-cho được mang nghĩa tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào trong quá
trình con người thực hiện, những "hoạt động" và "yêu
cầu" đặt ra như đã nói ở trên là tích cực hay tiêu cực.
Riêng trong lĩnh vực quản lý, có các loại cơ
chế sau đây, xin liệt kê để khi ai đó viết bài cơ chế đỡ mất công
tìm: cơ chế hiện đại; cơ chế lạc hậu; cơ chế cũ; cơ chế mới; cơ chế một
cửa; cơ chế đúng; cơ chế sai; cơ chế vay trả; cơ chế xin cho; cơ chế thoáng; cơ
chế mở; cơ chế cải cách, cơ chế phù hợp, cơ chế không phù hợp...
Bàn về cơ chế quản lý như là một hiện tượng đang
chuyển động, không thể không nói tới những con người hoạt động trong đó như là
những chi tiết không thể thiếu của bộ máy quản lý. Con người nằm trong cơ chế,
tham gia vào sự vận hành của cơ chế, bị cơ chế điều khiển, chứ không nằm ngoài
cơ chế và điều khiển cơ chế. Quan hệ giữa cơ chế với con người là quan hệ giữa
cục bộ với toàn bộ. Cho nên nó không chỉ bao gồm những qui định về cách thức
vận hành, mà còn bao gồm cả con người hoạt động theo những cách thức đã được
định sẵn trong thiết kế cơ chế. Và chính những hành động của tất cả chi tiết
con người như thế tạo nên cơ chế như là một bộ máy quản lý đang vận hành.
Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành
theo những cách thức định sẵn, trong đó mỗi chi tiết phải đóng được vai trò của
mình. Chỉ cần một chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ
lập tức trục trặc. Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại
trừ những chi tiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó.
Theo tác giả Lê Văn Tứ (Tuổi trẻ): Cơ chế phân bổ
quota hàng dệt may đã không đạt được tới mức như thế nên mới có vụ Mai Thanh
Hải. Cho nên không thể qui vụ này chỉ là do có người xấu, mà phải thấy ngược
lại, chính là do cơ chế có khiếm khuyết. Nếu cơ chế tốt thì dù có Mai Thanh Hải
là chuyên viên Vụ Xuất nhập khẩu, y cũng không dám làm và không thể làm. Và nếu
y cả gan làm thì cũng sẽ bị cơ chế phát hiện và thải loại, vụ việc không thể
xảy ra. Còn nếu cứ theo cơ chế hiện hành thì dù không có Mai Thanh Hải đang bị
tạm giam hiện nay, cũng sẽ có một hay những Mai Thanh Hải khác. Người ta bàn
nhiều về tính không minh bạch, không công khai của cơ chế phân bổ quota hiện
nay. Vì vậy kết quả phân bổ không phụ thuộc vào cơ chế, mà phụ thuộc vào người
làm việc phân bổ. Phải chăng chính vì thế mà tiêu cực đã xảy ra, và còn có thể
tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi khác.
Có người lý luận rằng trong quan hệ giữa cơ chế với
con người, con người là yếu tố quyết định vì cơ chế do con người tạo ra. Ở đây
có sự lẫn lộn giữa người tạo ra cơ chế và đứng ngoài cơ chế với người thực hiện
nằm trong cơ chế như là một bộ phận của cơ chế. Cơ chế đúng là do con người tạo
ra, nhưng người đó không phải là ông vụ phó Lê Văn Thắng hay ông chuyên viên
Mai Thanh Hải, mà là những người thiết kế ra cơ chế và giám sát nó vận hành.
Xét cho cùng trách nhiệm phải qui về đó.
Đến đây có thể gút lại câu chuyện như sau: Cơ chế phân
bổ quota khiếm khuyết đã khuyến khích và tạo điều kiện khách quan cho Mai Thanh
Hải và đồng bọn tiêu cực. Đó là lỗi về cơ chế. Tất nhiên nếu Mai Thanh Hải là
người liêm chính thì tiêu cực có thể không xảy ra, song đó là trường hợp may
mắn, mà quản lý thì không thể dựa vào may rủi được. Đến lượt mình, cơ chế không
tốt là do người thiết kế cơ chế yếu kém hoặc cũng không tốt nốt. Đó mới là lỗi
về con người. Câu chuyện đã đi tới cội nguồn của nó…
Một ví dụ khác: Trên thực tế, cam kết trong WTO về
doanh nghiệp nhà nước ghi rõ: Chính phủ Việt Nam không tác động trực tiếp hay
gián tiếp tới các quyết định thương mại của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước,
do Nhà nước kiểm soát, hay doanh nghiệp được hưởng độc quyền.
Cho đến gần đây, quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước
được thực hiện bởi các bộ, các ủy ban tỉnh, và hội đồng quản trị các tổng công
ty. Cơ chế này, đã dẫn đến tình trạng các quyết định đầu tư vốn ở doanh nghiệp
do nhiều cấp thực hiện (bộ, ngành, địa phương, tổng công ty) theo kiểu phong
trào.Việc giao vốn, cấp vốn trực tiếp từ ngân sách hoặc cho vay ưu đãi cho
doanh nghiệp nhà nước mang tính hành chính, bao cấp nên hiệu quả đầu tư chưa
cao.Việc quản lý vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp còn rất “lỏng lẻo” vì
trách nhiệm của cơ quan quản lý và doanh nghiệp được nhà nước đầu tư vốn không
rõ ràng.
“Cơ chế chủ
quản” đối với các doanh nghiệp như
hiện nay là không phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và Luật
doanh nghiệp đòi hỏi. Do đó phải có biện pháp kiên quyết xoá bỏ sự can thiệp
trực tiếp của cơ chế này nhằm nâng cao hiệu quả tạo môi trường, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế.
Có một điều gây bức xúc từ lâu: Người ta cho rằng đã
thành cơ chế thì không thể thay đổi. Do hiểu vậy, người ta coi cơ chế như một
“hằng đẳng thức”, không mấy ai dám sáng
tạo trong thực thi và vận dụng, không mấy ai dám bỏ hoặc thay nó bằng một cách
thức khác, hoặc bỏ đi, hoặc chuyển đổi cho phù hợp thực tế. Cho nên, “thằng” cơ
chế cứ nghiễm nhiên tồn tại, thành bức bình phong cho những ai chỉ nhăm nhe tìm
cớ áp dụng nó, nhằm vơ lợi cho cá nhân, phe nhóm, thậm chí cho cả ‘hệ thống lợi
ích’ của các tầng, hệ quan chức!
BVB
-------------
Bản thân hai chữ "Cơ chế" không nói lên điều gì.
Trả lờiXóaCũng như 4 chữ "Xã hội chủ nghĩa" mà lại chỉ thấy độc tài mà chẳng thấy vai trò của "Xã hội" ở đâu.
Thậm chí một khẩu hiệu "Trung với đảng hiếu với dân" thì lúc này chúng nó đang phá đảng, đang vào tận sào huyệt của đảng để chém giết lẫn nhau.
Còn với dân thì không chỉ bất hiếu vô ơn mà còn chà đạp lên dân một cách rất khốn nạn.
Còn "Cơ chế" là cái gì?
Là một kiểu hành xử tùy tiện tắc trách vô nhân tính.
Cám ơn bác Bồng
Bác Bồng Kính mến : nói đến những thứ trừu tượng không giống các nước tiên tiến nào trên thế giới thì chỉ có các nước có đảng Cộng sản ,trong đó có Việt Nam do mấy ông đứng đầu Đảng trình độ văn hóa Lùn U U Mê Mê tham quyền muốn bóc lột Dân hơn cả phong kiến thực dân nên mới dùng nhiều thủ đoạn từ ngữ chẳng ai hiểu nổi để mị hiện tại nhất là ông Trọng trưởng cái ĐCS của ông , nói nhiều nhưng chẳng biết ông nói thứ gì .nào là cơ chế , qui trình biện chứng tùm lum v..v..v...đều là tào lao nên Nhân Dân Việt mới lâm vào cực khổ đất nước nợ lần tụt hậu so với thế giới . chỉ những ông Đảng viên là Vua từ làng xã đến Vua trung ương là giàu xụ hỏi lấy đâu ra ..... chắc chỉ có Bất Chính .
Trả lờiXóaChẳng hiểu vì cái gì mà xã hội càng ngày càng khốn nạn,chỉ biết chửi TIÊN SƯ THẰNG CƠ CHẾ và TIÊN SƯ THẰNG ĐÁNH MÁY
Trả lờiXóaCơ chế VN là thấy DNTN nào làm ăn khá lên là các cơ quan ban nghành lại "xin đểu", thậm chí ra luật để hạn chế sức mạnh của các DNTN VN trong nước và quốc tế.
Trả lờiXóaCơ chế Trung Quốc là hổ trợ DNTN chẳng những phát triển mà còn đủ khả năng cạnh tranh với cả Thế giới, nhất là các đại công ty Mỹ, ví dụ như Baidu, Oppo, Vivo, nhất là Alibaba....
Vậy nước nào làm nô lệ cho nước nào rõ rồi.
Làm người cộng sản thậ nhục nhã!
Trả lờiXóaBởi vì khi hắn ta có nói những điều tốt đẹp cũng bị thiên hạ cười khẩy!
thằng cơ chế phải dựa vô con quy trình
Trả lờiXóaGửi anh Bùi Văn Bồng, bài viết của anh rất hay, tôi xin có ý kiến thêm cái cơ chế ở VN này, theo tôi hiểu, nó là một sợi dây buộc cổ nhân dân để Đảng cộng sản kéo nhân dân đi theo hướng của nó. Từ lâu các tầng lớp trí thức trong cũng như ngoài nước và nhân dân, khi lên án phản biện một vấn đề nào đó. Nếu Đảng chỉ đạo nhà nước thực hiện sai hoặc Đảng làm sai. Đương nhiên, vấn đề đó được nhân dân & mọi người vạch ra cụ thể, vạch ra để mọi người cùng quan tâm, đóng góp để đưa XH tốt lên. Nhưng bao nhiêu năm nay, tôi thấy Đảng cộng sản đều dùng chính sách bưng bít sự thật. Cụ thể như vụ Boxit Lâm ĐỒng, cá chết đầy biển Vũng Áng,.... Đó là những thực tế không ai chối cãi được. Khi nhân dân phản biện, biểu tình thì Đảng và Nhà nước dùng công an, xã hội đen đàn áp, bỏ tù. Cụ thể như Cù Huy Hà Vũ đã phản đối vụ Boxit Lâm Đồng & gần đây nhân dân biểu tình nhà máy formosa. Nhân dân đòi hỏi rất thực tế là đám nào, nhóm nào đã đưa những người độc hại này về cho đất nước? Thì Đảng & Nhà nước chỉ đạo đám tuyên giáo ăn theo, bới lông tìm vết, tìm các câu nói có kẽ hở hay trong các bài viết của các nhân sĩ trí thức, chỗ nào có kẽ hở là quy tội xâm phạm đời tư của người ta để đàn áp nhân dân. Mà nó không nói được cái sự thật là ai đã đưa cái tai họa này về đất nước? Đấy là bản chất của vấn đề thì nó không nói. Tôi hỏi cá chết ở miền Trung như vậy, nhân dân thất nghiệp như thế, dân đói khổ, các cháu không được học hành thì có bài báo nào của Đảng & Nhà nước nói lên sự thật những điều ấy không? Vì thế tôi muỗn nói với anh rằng: Cái cơ chế của VN là cái dây thắt cổ dân lại. Nó thắt "trong mọi tình huống" để nó giữ cái ghế quyền lực của nó mà thôi, anh Bồng ạ!
Trả lờiXóaCơ chế có mẹ, có con
Trả lờiXóaCơ chế lớn nhất ôm tròn: ĐẢNG TA
Ngồi trên hiến pháp quốc gia
Bao nhiêu tệ nạn đẻ ra chỗ này
Thằng cơ chế do chế độ CS đẻ ra . Nó có tác dụng kìm kẹp , bịt miệng tiếng nói dân chủ . Là nơi chú ẩn cho các mưu toan thanh toán lẫn nhau giữa các “ Đồng chí “ . Là nơi đổ sạch và giấu biệt tội lỗi của chính quyền . Mọi thất bại đều được hoán đổi thành “ Vinh quang đảng ta “ , thằng cơ chế cũng luôn được chia phần .
XóaCảm ơn bài viết của Bác Bùi Văn Bồng .
ĐGCĐ
Bao nhiêu tệ nạn chỗ này(đảng ta) đẻ ra,xin sửa 1 chút hy vọng chính xác hơn.Sorry
XóaThằng cơ chế thực ra là thằng giống như cái bình sinh ra chuột của thể chế " Kinh tế thị trường định hướng XHCN ". Nó là một thứ quái thai vô nhân tính !
Trả lờiXóaCho chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc là do CƠ CHẾ. Khi thấy có vi phạm vẫn không xử lý là do CƠ CHẾ. Công ty thua lỗ, đốt tiền của dân vẫn ‘bơm’ thêm tiền cho nó để nó đốt nữa là do CƠ CHẾ. Phá hàng trăm ngàn tỉ vào lễ lạt, phè phỡn trên lưng dân đen, để dân ngập chìm trong nước lũ cũng là do CƠ CHẾ...Tất cả tội trạng thuộc về CƠ CHẾ. Chẳng có đồng chí nào có tội cả."Thằng CƠ CHẾ" đã thừa sức gánh cho hết... He, he...!
Trả lờiXóaTruy đến cùng thì THẰNG CƠ CHẾ là con của thằng đang ngồi chổm hỗm trên Hiến pháp của đất nươc,nó sẽ còn tiếp tục đẻ ra nhiều thứ quái thai để kìm hãm,làm tổn hại đến sự phát triển của đất nươc.
Trả lờiXóaCho Formosa hoạt động bừa , ông Cự bảo "đúng qui trình" , tức thằng CƠ CHẾ. Cho thủy điện xả lũ bừa vào dân , Hoàng trung Hải đứng trước QH vẫn lớn giọng "đúng qui trình" : đó là thằng CƠ CHẾ...bất kỳ việc gì cũng là thằng CƠ CHẾ ! Thế sao người ta không thay thằng CƠ CHẾ đó đi? Vì có thằng CƠ CHẾ cái đảng này mới tồn tại được !
Trả lờiXóaCơ chế và qui trình chính là máu thịt của cs.xoá cơ chế,bỏ qui trình cs tắc tử.
XóaMuốn cho nước Việt mạnh giàu
Trả lờiXóaDiệt thằng cơ chế cưỡi đầu nhân dân
Ai chư từng biết một lần
Điều 4 hiến pháp mở cần xem ngay
Co chế là là một khái niệm trừu tượng nhưng đang điều chỉnh sự vận hành của một lĩnh vực , phạm vi nào đó. Cơ ché VN hiện tại là: đảng lảnh đạo trực tiếp, toàn diện, phủ kín mọi lĩnh vực; Nhà nước điều hành nhưng theo sự ...lãnh đạo của đảng và Dân làm chủ, nhưng lại phải "làm chủ" trong khuôn khổ của...nhà nước. Vậy nên ở ta là theo cơ chế...đèn cù. Chúc ông Anh luôn mạnh khỏe, bình an. TR.H
Trả lờiXóaCơ chế là một từ ghép để chỉ việc “cơ cấu” một số thành phần tác động tối thiểu nhằm “tiết chế” hay “điều chế” hiệu quả một công việc cụ thể. Nguyên nhân làm cho các loại cơ chế ở Việt Nam kém hiệu quả là do có một thành phần tác động không mong muốn (không cần thiết) cho công việc, đó là thành phần đảng lãnh đạo. Thậm chí do không có chuyên môn nên thành phần này còn làm hỏng công việc cần thực hiện. Thành phần này nằm ngoài vòng pháp luật (cao hơn cả hiến pháp) nên không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, là nguồn gốc của mọi loại rối loạn xã hội.
Trả lờiXóaCơ chê độc đảng cs toàn trị là thằng mất dạy khốn nạn đã hành hạ dân tộc này 71 năm nay
Trả lờiXóaMất,thất thoát hàng nghìn tỷ là tiền của ai nhỉ? Có phải là tiền của dân không nhỉ ? Tham nhũng, lợi ích nhóm do ai làm nhỉ? Có phải cán bộ nhà nước không nhỉ? Vậy là cán bộ nhà nước thành lập bè đảng ăn cướp của dân. Bây giờ ai xử cái đám ăn cướp này nhỉ. Hy vọng người nhà nước còn người tốt để xử cái đám ăn cướp này....
Trả lờiXóaMột lũ ngu xuẩn, nói mà chẳng biết nói gì.
Trả lờiXóaThế mà mở mồm ra la đỉnh cao trí tuệ