Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Sông Hồng và lịch sử chống ngoại xâm

* Đại tá ĐẶNG VIỆT THỦY
Dòng sông Hồng - nơi ghi dấu chiến công trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Do vậy, khi làm một dự án cần phải thật cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng.
LTS: Dự án giao thông đường thủy xuyên Á kết hợp thủy điện do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất đã chính thức được Bộ Kế hoạch - đầu tư trình Thủ tướng xem xét.
Dự án này tham vọng sẽ tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía Bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện, trong đó sẽ xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên sông với công suất khoảng 228 MW. 
Nhiều ý kiến chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu làm đập thủy điện đụng đếnsông Hồng sẽ mất vựa lúa.
Với tư cách là một Đại tá quân đội đã nghỉ hưu, Đại tá Đặng Việt Thủy nhìn nhận vai trò của sông Hồng ở khía cạnh lịch sử dân tộc nhằm cảnh báo một số hậu quả trước khi dự án đi vào thực hiện. 
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả ý kiến của Đại tá: 
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy qua đất Việt Nam dài 510 km. 
Sông Hồng còn có nhiều tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái.
Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang.
Đoạn chảy qua Phú Thọ (Việt Nam) gọi là Sông Thao.
Đoạn qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.
Từ Lào Cai “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, sông Hồng còn chảy qua các tỉnh (thành phố): Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình. 
Sông Hồng góp phần quan trọng trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt đời sống của nhân dân ta. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định.
Nguồn cá bột ở sông Hồng đã cung cấp giống đáng kể cho nghề nuôi cá nước ngọt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Với vị trí địa lý như vậy, từ xa xưa nhân dân ta đã liên tục đấu tranh chế ngự sông Hồng với những công trình đắp đê ngăn lũ, “nghiêng sông đổ nước vào đồng”, xây cầu, đào kênh… để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 
Đi đôi với cuộc đấu tranh chế ngự sông Hồng, từ bao đời nay nhân dân ta còn tiến hành những cuộc đấu tranh oanh liệt và vĩ đại khác, đó là đấu tranh chống ngoại xâm trên lưu vực con sông còn có tên “rồng đỏ” này.
Sông Hồng đã chứng kiến những cảnh đau thương tang tóc của nhân dân ta khi bị ngoại bang xâm lấn. 
Trên lưu vực sông Hồng đã diễn ra bao cảnh giết chóc dã man, phá hoại khủng khiếp của giặc ngoại xâm như Triệu, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Nhật và sau này là chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ.
Nhân dân ta với tinh thần bất khuất đã kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của mình, trong đó có lưu vực sông Hồng yêu quý với những chiến công vô cùng oanh liệt vang dội núi sông.
Từ đời Hùng Vương, giặc Ân đã bị phá tan ở tả ngạn sông Hồng vùng Bắc Ninh. Đời An Dương Vương, thế kỷ thứ III trước Công nguyên, quân Triệu Đà đã phải nhiều phen thất bại trước thành Cổ Loa (tả ngạn sông Hồng) trước khi cướp được Âu Lạc. 
Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân lưu vực sông Hồng đã không ngừng đứng lên chống giặc, điển hình như:
- Năm 40, sau khi đánh đuổi quân Tây Hán ra khỏi đất nước, Bà Trưng đã đóng đô ở Mê Linh (tả ngạn sông Hồng). 
- Giữa thế kỷ thứ VI, Lý Bí và Triệu Quang Phục đã dùng các căn cứ địa Khuất Lão (Tam Nông, Phú Thọ, hữu ngạn sông Hồng), Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên, tả ngạn sông Hồng) để chống cự với quân Lương và cuối cùng đã thu được thắng lợi. 
- Hơn hai thế kỷ sau, khoảng những năm 766-779, Phùng Hưng cùng hai em là Phùng Hải và Phùng Dĩnh (người đất Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, hữu ngạn sông Hồng) hiệu triệu dân Việt nổi lên chống lại và đánh đuổi quân Đường khỏi thành Long Biên…
Đến thời kỳ tự chủ, vào đời nhà Trần thế kỷ thứ XIII, ba lần quân Nguyên sang xâm lược nước ta thì cả ba lần đều bị quân dân nhà Trần đánh bại.
Những chiến thắng ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, trên những khúc sông Hồng, ở kinh thành Thăng Long… mãi mãi đi vào lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Năm 1390, danh tướng Trần Khát Chân đã chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan quân Chiêm Thành ở vùng ngã ba sông Luộc và sông Hồng, bắn chết vua Chiêm là Chế Bồng Nga, chấm dứt nạn xâm lăng nội địa nước ta đến tận Thăng Long của quân Chiêm luôn mấy lần trong khoảng một chục năm. 
Năm 1408, Giản Định Đế Trần Ngỗi (còn gọi là Trần Quỹ) đánh tan quân Minh ở bến Bồ Cô (Nam Định), chém tướng Minh là Lữ Nghị làm chùn hẳn bước tiến quân của giặc.
Sau đó, khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống quân Minh (1418-1427) xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo đã kết thúc thắng lợi sau 10 năm chiến đấu kiên cường, gian khổ, buộc chủ tướng giặc phải đầu hàng ở thành Đông Quan (Hà Nội) và rút quân về nước.
Cuối năm 1788 đầu năm 1789, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ lấy lưu vực sông Hồng làm trục hành binh đã lần lượt đánh tan quân Thanh và quân bù nhìn Lê Chiêu Thống ở các trận Gián Khẩu, Thanh Quyết, Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, Thăng Long… ở hữu ngạn sông Hồng. 
Đặc biệt, khi trốn chạy khỏi kinh thành Thăng Long bằng cầu phao bắc qua sông Nhị, chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị  sợ quân Tây Sơn lợi dụng cầu phao đuổi theo, chỉ lo bảo toàn tính mạng của bản thân, y đã không ngần ngại ra lệnh cắt đứt cầu phao để chặn phía sau. 
Hành động ích kỷ và tàn nhẫn của Tôn Sĩ Nghị đã làm cho hàng vạn quân Thanh bị dòng nước sông Nhị cuốn trôi. “Cầu gãy, người bị chết vô kể” và “nước sông Nhị vì thế mà tắc nghẽn không chảy được” (Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí).
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp sang xâm chiếm nước ta. Khi ra Bắc, chúng chủ yếu tiến theo dọc sông Hồng để đánh các căn cứ của quân ta. Nhưng chính ven bờ sông Hồng suốt từ Lào Cai ra đến biển cũng là những nơi quân khởi nghĩa Việt Nam nổi lên chống lại quân Pháp.
Không những thế, dọc theo các nhánh của sông Hồng cũng là những cứ điểm của quân khởi nghĩa, khiến cho địch rất nhiều khó khăn trong việc “bình định” miền Bắc. Tiêu biểu là: 
- Năm 1883, Quản Kỳ khởi nghĩa ở vùng Hưng Yên, tả ngạn sông Hồng.
- Năm 1885, Nguyễn Thiện Thuật lấy Bãi Sậy (gồm địa phận ba huyện Văn Giang, Mỹ Hào, Khoái Châu tỉnh Hưng Yên) làm căn cứ để chống Pháp. 
- Năm 1886, nghĩa quân nổi dậy chống Pháp ở các vùng Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu (thượng lưu sông Đà); Đề Kiều, Đốc Ngữ là những thủ lĩnh xuất sắc trong các cuộc khởi nghĩa ở vùng này thời đó. 
- Từ năm 1890 đến 1895, rất nhiều cánh quân khởi nghĩa đã đồng thời nổi lên dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh: Đốc Thực ở tả ngạn thượng lưu sông Hồng; Đốc Đức, Đốc Dụng ở vùng Chợ Bờ, trung lưu sông Đà; Lãnh Tanh, Đội Khoát, Tán Rật, Đề Thượng… ở Phú Thọ, giữa khoảng sông Hồng và sông Lô; Quản Tha ở vùng thượng lưu sông Lô…
- Năm 1909, Tổng Khiêm lãnh đạo nhân dân địa phương đánh chiếm tỉnh lỵ Hòa Bình ở trung lưu sông Đà. 
- Năm 1918, Ba Chai, thủ lĩnh người Mèo nổi dậy chống Pháp ở thượng lưu sông Đà. 
- Năm 1930, nhiều địa điểm dọc theo sông Hồng đã được Việt Nam Quốc dân Đảng chọn làm mục tiêu tấn công quân Pháp và đi vào lịch sử như Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao. 
Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã có những bước phát triển vượt bậc. 
Ở nhiều đô thị lớn và những vùng dân cư thuộc lưu vực sông Hồng đã nổ ra những cuộc đấu tranh rầm rộ của các tầng lớp nhân dân. Trong cao trào tiền khởi nghĩa, lưu vực sông Hồng và các nhánh sông lại là những lò lửa cách mạng rừng rực cháy, những căn cứ vững chắc đánh Pháp đuổi Nhật. 
Cùng với Thủ đô Hà Nội, các địa phương thuộc lưu vực sông Hồng cũng như cả nước đã phất cao lá cờ đỏ sao vàng làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám kỳ diệu, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, chấm dứt ách thống trị của thực dân, phong kiến.
Nước Việt Nam đã giành được độc lập nhưng thực dân Pháp lại dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Việt Nam kiên quyết đứng lên kháng chiến và lưu vực sông Hồng cùng các nhánh sông khác lại là mồ chôn của quân Pháp.
           Bẻ gãy gọng kìm phía tây của cuộc tấn công với quy mô lớn vào Việt Bắc năm 1947 của Pháp là những trận địa pháo binh ta bắn chìm hàng loạt tàu chiến và ca nô giặc trên sông Lô ở Đoan Hùng và ngã ba sông Lô - sông Gâm. 
Tiếp đó ta lại bẻ gãy cuộc tấn công của giặc dọc theo sông Lô năm 1949, 1952; tiêu diệt hơn một vạn tên địch ở Ba Vì, Tu Vũ, Hòa Bình dọc theo sông Đà đông xuân 1951-1952… 
Ngoài ra còn có hàng trăm trận đánh du kích ở tả ngạn, hữu ngạn cũng như chi lưu sông Hồng của bộ đội địa phương và dân quân du kích trong suốt cuộc kháng chiến, góp phần giành thắng lợi cuối cùng.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc thực sự là hậu phương lớn, vững mạnh, chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Quân và dân miền Bắc đã đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.
Sông Hồng và các con sông, nhánh sông khác một lần nữa lại dậy sóng nhấn chìm những máy bay “Con ma”, “Thần sấm”, “Cánh cụp cánh xòe” và cả máy bay ném bom chiến lược B52… của không lực Hoa Kỳ. 
Bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, quân và dân Hà Nội đã làm nên “Trận Điện Biên Phủ trên không” lịch sử vào tháng 12 năm 1972, góp phần vào việc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ. 
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh bị thất bại về cơ bản, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri năm 1973, rút hết quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày nay trên lưu vực sông Hồng còn lưu lại rất nhiều di tích lịch sử. Từ những di tích về đồ đá cũ, đồ đá mới, đồ đồng đến những di tích khác như đền Hùng, đền Tản Viên, đền Phù Đổng, bãi Tự Nhiên, đền Cổ Loa… 
Dòng sông Hồng cũng là nơi ghi dấu những chiến công trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tìm hiểu về sông Hồng không chỉ về địa lý mà còn về lịch sử và văn hóa cũng như an ninh, quốc phòng của dân tộc. Quá khứ, hiện tại, tương lai là một dòng chảy vô tận của thời gian.
Do vậy, khi làm một dự án hay quy hoạch nào đó đối với sông Hồng, con người cần phải thật cẩn trọng và cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định.
ĐVT/GDVN
-------------

7 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 09:26 10 tháng 5, 2016

    Bài viết hay.
    Ngoài ra.Yếu tố phong thủy:Đụng tới "Hà Bá",đụng tới thiên nhiên là chết.
    Chĩ sợ mấy ông.Xuyên qua vụ Formosa tôi thật sự sợ mấy ông:Ngu.Tham.Đễu(lời Giáo Sư Nguyễn Đình Cống).

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 11:09 10 tháng 5, 2016

    Bất kể ai, muốn đề xuất khai thác con sông phần đi qua Việt Nam, dài tới 500 Km này, xuyên qua 2 thành phố lớn và 6 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh... đều phải nghiên cứu Địa chất, Thủy văn, lịch sử, Văn Hóa, Dân cư, Kinh tế....của hai thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và 6 tỉnh nói trên đồng thuận, thì mới được gửi đến các bộ chuyên ngành như giao thông, xây dựng, thủy lợi, Bộ văn hóa thông tin, Tổng cục địa chất và bộ Tài chính ....Lũc đó Bộ kế hoạch đầu tư mới tổng hợp.

    Bộ kế hoạch đầu tư muốn trình Thủ tướng xem xét phải có đầy đủ thông tin của từ 8 tỉnh thành nói trên, phải có bản phân tích chính xác lợi ích kinh tế dân sinh mang lại cho các địa phương nói trên và những khó khăn bất cập cùng các giải pháp khắc phục cho từng vấn đề cụ thể có thể xẩy ra... và không được bỏ sót một ý kiến xây dựng hoặc phản bác nào của bất cứ địa phương nào.
    Đây là tôi chưa phân tích sâu về các thảm họa sạt lở, lũ lụt, làm tan nát đồng bằng Bắc bộ, dẫn đến mất mùa và nạn chết đó của mấy chục triệu dân...

    Vậy Xin hỏi, Bộ kế hoạch đầu tư đã tham vấn 8 đơn vị hành chính nói trên cùng các Bộ Ngành liên quan chưa mà dám trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ????

    Tôi đảm bảo Bộ kế hoạch đầu tư đã bỏ sót trình tự nghiên cứu và các bước xét duyệt này, ngoài một số cuộc gặp gỡ báo cáo có tính tuyên truyền khoe khoang lắm tiền, đầu tư lớn, thu lợi nhuận cao của cái công ty Xuân Thành, Thuận Thành gì đó.
    Xin thưa với ngài đại gia, ông buôn bán đàng hoàng, hoặc ông buôn lậu ma túy, hoặc ông lừa đảo ăn cắp ăn trộm để có tiền bạc tỷ Đô La thì ông cũng chỉ là một đại diên của một đơn vị tư nhân, nhưng khi ông có ý định đầu tư trên một diện rộng như vậy, là ông đã chạm vào quyền lợi của cả một cộng đồng, một quốc gia, việc đó không còn là việc của cá nhân ông nữa.

    Ông không thể lấy mấy buổi chào hàng khoe khoang để ru ngủ bộ Kế hoạch đầu tư là xong đâu
    Xin thưa
    Một Comment không thể nói quá dài.
    Tôi đề nghị bác bỏ ngay đề xuất hồ đồ tham lam vô lối nói trên

    Trả lờiXóa
  3. Nhờ bác Bồng VẠCH MẶT tên CÔN AN tội phạm đánh dân BT
    Trên trang chính


    Gửi anh đeo khẩu trang y tế

    FB Phan Xuân Trung
    9-5-2016

    Trong một clip quay biểu tình ở quanh nhà thờ Đức Bà ngày 8 tháng 5 em chợt chú ý đến anh. Anh trông rất bình thường trong chiếc áo thun sọc ngang, đội nón kết và đeo khẩu trang. Tất nhiên là với trang phục kín đáo đó, cho tới nay, em không biết anh là ai.

    Anh cầm điện thoại to, có vẻ là đang làm nhiệm vụ quan trọng.

    Anh chỉ tay điều khiển ai đó như đang chỉ huy.

    Anh thấy một người phụ nữ đang cầm biểu ngữ giấy trắng đòi bảo vệ môi trường và anh rướn người giật phắt tờ giấy đó vứt vào xe tải nhỏ.

    Đến bây giờ thì em nhận ra anh. Có lẽ anh đang chống biểu tình.

    Nhưng sao anh không mặc sắc phục công an? Sao anh phải đeo khẩu trang y tế? Anh sợ bị ô nhiễm chăng? Hình như không phải vậy, bởi vì anh đang chống lại những người đang chống ô nhiễm môi trường. Có lẽ anh đeo khẩu trang chỉ để che mặt, để giấu mặt khi làm một hành vi đáng hổ thẹn.

    Anh giấu vậy thì che được em và nhiều người khác nhưng chắc vợ con anh, mẹ cha anh thì vẫn nhận ra anh trong clip. Ngoài những người thân của anh còn có những đồng nghiệp anh, có trời, có đất và có chính anh nhận ra anh. Họ vẫn thấy rất rõ việc anh đang làm. Họ thấy anh giật phăng tờ biểu ngữ trắng vẽ con cá hiền lành. Họ thấy anh thị uy với mấy chị phụ nữ đang đòi một môi trường trong sạch. Môi trường đó đang bị xâm hại khiến cho cá tôm chết, sinh vật biển chết. Vợ anh không dám đi chợ vì sợ làm món độc cho anh, con anh, mẹ anh… Họ đấu tranh để con anh có bữa ăn an lành ở nhà trường. Họ lên tiếng để bữa nhậu hỉ hả của anh với các món tôm hùm, cá mú không bị nhiễm kim loại nặng. Họ muốn gia đình anh được tắm biển trong lành, mát mẻ vào mùa hè này…

    Anh đang chống lại những người muốn bảo vệ cho anh và gia đình anh. Anh chống lại lương tâm con người. Anh đang chống lại những người tử tế. Anh đang chống lại vợ con anh, cha mẹ anh…

    Không ai nhận ra gương mặt anh nhưng chính anh nhìn vào gương và nhìn thấy rõ mặt của anh, một gương mặt đáng sợ. Vợ anh sẽ thấy sợ cái mặt phía sau chiếc khẩu trang. Con anh sẽ ám ảnh gương mặt đáng sợ của anh sau lớp khẩu trang. Anh đang mang một gương mặt mà anh giấu hết mọi người bởi lẽ anh đang làm một công việc xấu xa, đê hèn và nhục nhã.

    Anh muốn giấu nhưng không thể giấu được dù anh có mang bao nhiêu lớp khẩu trang. Từ nay trở đi, dù có hay không có khẩu trang anh cũng đã đeo lên mặt một gương mặt đáng sợ nhất, gương mặt của bạo tàn, của kẻ giết chết lương tri.

    (Em mong mọi người share để stt này đến được gia đình anh).

    Thông tin thêm:
    Họ tên: Phạm Hữu Đức
    Ngày sisnh 09/10/1990
    Nguyên quán:Thái Nguyên – Thái Thụy – Thái Bình
    Sdt:0979063179

    Có 1 cửa hàng di động riêng tại Nguyễn Trãi, p2, q5. Hiện đang được xác minh
    Email: phamhduc.tb@gmail
    Yahoo: phamhductb@yahoo.com

    Sử dụng iphone với thuê bao trả trước
    Công tác tai CAQ5

    Nguyên nhân: thường xuyên trà trộn tham gia vào đoàn tuần hành, đánh đập, bắt bớ người dân tuần hành ôn hòa vì môi trường một cách dã man.

    Xem video bằng chứng tại đây:
    https://2.bp.blogspot.com/-LmOb08Mp7iA/VzE1-BBqaMI/AAAAAAAAXjE/NpWpWtq3t3sjWIMtR6KkNSbcfCbB7TzHACLcB/s1600/h1316.jpg

    https://3.bp.blogspot.com/-_04Znq3ts4o/VzFF0xwRVfI/AAAAAAAAXjg/VdgWz4Szo6g9KhjWY98Nuw_1AO5FwlatwCLcB/s1600/13124721_636115876536077_2841578221518217960_n.jpg
    https://pbs.twimg.com/profile_images/678404546394124288/guVy-tGb.jpg

    Công An Phạm Hữu Đức đánh dã man người biểu tình vì môi trường
    http://youtu.be/NSR7KTaiGOw


    Trả lờiXóa
  4. "Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã có những bước phát triển vượt bậc"

    Đúng . Vì vậy chúng ta cần phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản hơn nữa để phong trào cách mạng của ta phát triển hơn nữa, hòa vào dòng thác cách mạng vô sản của thế giới . Việc "cải tạo" sông Hồng nối Vân Nam với biển là nằm trong dự án hòa giải & hòa nhập dòng thác cách mạng vô sản của thế giới . Thời điểm này mọi người đã thấy rõ, dòng thác cách mạng vô sản sẽ bắt đầu từ Trung Quốc . Việc đầu tiên chúng ta phải làm là hòa giải tiến tới hòa nhập với Trung Quốc .

    Trả lờiXóa
  5. Kẻ nào phá sông Hồng, làm các đê/kênh ngăn dòng chảy, nghĩa là làm cắt đứt Long mạch của đất nước thì kẻ đó sẽ bị Tru di cửu tộc đó.
    Liệu mà lo khi hãy còn tỉnh táo!!!

    Trả lờiXóa
  6. TỔ QUỐC TÔI

    Lời dẫn : Những tháng cuối năm 2013 này, ở Việt Nam xảy ra nhiều sự kiện quá. Xin các ACE cho phép tôi không liệt kê những sự kiện không vui, thậm chí đau lòng đó ở đây. Tôi chỉ xin cùng các anh chị, các bạn chia sẻ những suy nghĩ vui buồn của cá nhân trước những sự kiện không vui đó.

    Tổ quốc tôi :
    Từ thưở hồng hoang mang dáng hình Người Mẹ
    Khiêm nhường, nhỏ bé
    Còng lưng gánh nợ cuộc đời
    Tổ quốc tôi Nàng Tô Thị đơn côi
    Một đời ôm con
    chờ chồng
    rồi hóa đá…




    Tổ quốc tôi :
    Dải đất hẹp nơi cuối nguồn, đầu sóng
    Bão tố nhiều
    Tài nguyên được bao nhiêu ?

    Tổ quốc tôi :
    Văn hiến bốn ngàn năm
    Cũng bốn ngàn năm : chiến tranh rực lửa
    Ai biết được nỗi đau của Mẹ
    Sau mỗi lần đất nước hết ngoại xâm
    Lại chiến tranh
    huynh đệ tương tàn

    Tổ quốc tôi :
    Con cháu bốn phương ra từ một bọc
    Chữ ‘’ đồng bào ‘’ nhắc cho ta nguồn gốc
    Lại lạc loài lũ súc vật hình nhân
    Từ bao đời nung nấu một dã tâm
    Bán rẻ quê hương cho loài cầm thú

    Tổ quốc tôi :
    Hào kiệt, anh hùng đời nào cũng có
    Sao nhân dân cứ chìm trong bể khổ
    Bốn phương dậy tiếng khóc than :
    Đâu rồi các vị Minh quân ???
    Đâu rồi những Hiền nhân, Quân tử ???

    Tổ quốc tôi
    - Nước mắt cạn bao lần
    Cũng bao lần bao dung cho kẻ ác
    Nhưng sao cứ lần này qua lần khác
    Quân thù dày xéo Tổ quốc tôi ???



    Tổ quốc tôi
    – Ôi Tổ quốc của tôi
    Trái tim bao dung hãy gửi nơi tin cậy ?
    Và cầm lại Thanh kiếm Thần giữ nước
    Bởi kẻ thù vẫn ở lẫn quanh ta.

    Trả lờiXóa
  7. Thật tình mà nói nghe một nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại ai cũng đều ham . Nhưng những thực tế hơn 20 đổi mới mới thấy được sự tàn phá vô biên vì thiếu tri thức khoa học .

    Không phải chỉ giương cao ngọn cờ đảng và CNXH với quyết tâm là đủ . Yếu tố con người không suy xét cho cùng mới chính là sự cố chấp ngu muội của của chế độ .

    Không học tập từ những nước như Nhật , Hàn , Đài loan hoặc Sing , Thái lân cận . Tự cao , tự đại với Giải Phóng dân tộc đã khiến cho VN lâm vào thế mắc lưới do chính mình giăng .

    Hai mươi năm chiến tranh nội chiến đã kiềm hãm đầu óc cả một dân tộc về tri thức khoa học chậm tiến hon thế giới . Tiếp theo 15 năm đương đầu cùng các nước đồng chí anh em vẫn không chịu nhận ra sự phá sản về tri thức của một dân tộc . Kế đến là sự hủy hoại lương tri đạo Đức với tệ trạng tham nhũng hối lộ để có một VN bất ổn về mọi phương diện như hòm nay , thua Lào , thua Campuchia là chuyện đương nhiên chả có gì lạ .

    Điều tệ hại là tinh thần đoàn kết bị phản hoá trầm trọng , lòng tin giữa chính quyền và nhân dân hầu như bị triệt tiêu . Thế thì nền tảng con người để xây dựng xem như đã sụp , trí thức vong bản hướng ngoại , giá trị cái lợi che phủ cái danh giữa một thể chế chuyên quyền , độc đoán , xu nịnh bè phái .

    Một đất nước lạc hậu vì chiến tranh mang bản tính lãnh đạo cố chấp , chuyên chế , đi ngược lại lịch sử nhan loại đương nhiên không nhận ra được phải từng bước tiến lên bằng tích lũy tài sản vật chất cũng như tri thức . Chính cái tư duy búa liềm lãnh đạo đã hủy hoại nước Việt & dan Việt .

    Đảng vẫn không chịu chấp nhận điều này vì tự ái truyền thống Đảng . Hôm nay ngộ ra lại khoe các Đại biểu QH hầu như 100% có trình độ đại học , thế thì cờ Đảng mang dấu hiệu Công Nông đã mất ý nghĩa , mất giá trị kể cả cái nền móng tư bản đầu tư và kinh doanh cũng phải theo học thì hai tiếng Cộng sản đã vô giá trị , tại sao không dám loại bỏ ?

    Bây giờ một dự án náo được đưa ra từ xây dựng địa phương cho đến nhà nước đều dậy mùi tham nhũng và tham nhũng triệt để . Cá chết hàng loạt vì ngộ độc cũng có thể đắp mền bao che để mà cả lợi lộc bản thân cho Đảng , đảng viên thì cái dự án Sông Hồng này nào đáng sá gì .

    Một VN rừng vàng biển bạc , khí hậu ôn hoà , phong cảnh đẹp hàng bậc nhất thế giới rất thích hợp đầu tư về ngành du lịch khi dân trí được nang tầm lại không chú trọng để khai thác . Nong nghiệp là nền móng kinh tế lại nhẫn tâm mua bán , đổi chác trục lợi đất đai . Hai yếu tố căn bản và bền vững để yên dân vì ngu dốt và năng nỗ đã phá hoại . Dân chưa yên đã đòi thịnh thì chỉ có Cộng Sản mới dám nghỉ và dám làm .

    Bởi thế người dân cả ba miền mới than vãn nói rằng còn Đảng thì còn khổ , còn tan hoang , còn mất nước . Đợi cho đến khi Đảng chỉnh đốn Đảng xong thì người Việt chắc chắn như những xương cá Formosa .

    Trả lờiXóa