Cựu Bộ trưởng Bộ 4T Lê Doãn Hợp. Ảnh: VietTimes. |
Đôi
lời: Về hưu rồi nên ông cựu Bộ trưởng Bộ 4T
nói hay lắm: “Chúng ta phải hiểu rằng những việc xảy ra trong nước, mà ta
không đưa tin thì bên ngoài sẽ đưa tin. Như vậy thì đâu còn chức năng định
hướng dư luận xã hội, đâu còn tiêu chuẩn tiên phong. Mà mất đi vai trò tiên
phong là mất đi vị trí của mình. Trong xã hội, báo chí đi sau, người dân sẽ
không dùng đến báo chí nữa“.
Nếu các nhà báo trong nước đều làm đúng
như lời ông Hợp nói bây giờ, thì làm sao họ có thể “đi đúng lề đường
bên phải” như ông đã định hướng cho họ trước đây? Ai đã
biến các nhà báo thành những con cừu, khi đưa ra khái niệm các nhà báo phải đi
theo “lề phải”, nhằm hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin của người dân, hả
ông Hợp?
Nói về cách ứng xử của báo chí với những
vấn đề được cho là “nhạy cảm”, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê
Doãn Hợp cho rằng tất cả những điều gì được coi là nhạy cảm thì đều phải làm rõ
ràng sẽ hết nhạy cảm.
LTS: Gặp chúng tôi vào một buổi chiều hè ở
trụ sở của Hội truyền thông số Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn
Hợp khiến người ngồi đối diện chẳng ai nghĩ ông đã nghỉ việc dù ông nghỉ hưu đã
được một khoá. Có lẽ, vị Bộ trưởng “hay cho chữ” “hợp” với mảng công việc này
nên ông luôn tươi cười và không giảm đi độ nhiệt tình vốn có.
Ấy vậy, mở đầu câu chuyện với chúng tôi
– những phóng viên trẻ của ngành Thông tin và Truyền thông, ông lại nói về một
nỗi buồn mà theo ông chia sẻ: Nỗi buồn đó có từ khi đương chức. Ông buồn bởi có
rất nhiều điều nói ra (cho đến giờ vẫn đúng) nhưng ông lại luôn ở dạng thiểu
số, ý kiến ít được tiếp thu.
“Báo chí đi sau, người dân không cần đến báo chí nữa”
- Ông Lê Doãn Hợp: Tại thời điểm Chính phủ cho các đơn vị
kinh tế làm đa ngành, đa lĩnh vực, với tư cách là một thành viên Chính phủ, tôi
là một trong những người rất băn khoăn. Lý do băn khoăn xuất phát từ quan điểm
muốn đa ngành đa lĩnh vực thì phải có ba điều kiện: Thứ nhất là nhân – quả. Thứ
hai là xâu chuỗi và thứ 3 là liên kết được với nhau. Như vậy, để làm đa ngành,
đa lĩnh vực phải có điều kiện chứ không phải là thả tự do không điều kiện.
Và thời gian đã chứng minh trăn trở của
tôi không sai. Vì không hội đủ 3 điều kiện nên nhiều doanh nghiệp đã không
thành công, thậm chí thất bại. Hàng loạt các doanh nghiệp đầu tư ra ngoài ngành
quá lớn và đó là những lĩnh vực không có kinh nghiệm, thị trường và kỹ năng
quản lý. Cho đến giờ công việc thoái vốn để bảo toàn vẫn là một công việc dở
dang của nhiều đơn vị kinh tế Nhà nước.
Với Bộ TT&TT, tôi là người khuyến
khích nói những điều đúng. Nhưng cũng nên khuyến khích báo chí nói đúng những
điều sai, nói đúng điều sai sẽ có bài học để làm điều đúng nhiều hơn. Việc chưa
động viên báo chí nói đúng những điều sai: trong chủ trương, đường hướng chỉ
đạo, trong tổ chức thực hiện đã khiến chúng ta không kịp thời rút ra được những
bài học cần thiết. Ví dụ như bất động sản có nhiều bài học, quản lý xây dựng cơ
bản, quản lý nhà ở, quản lý tài nguyên khoáng sản v.v. Vì thế có lĩnh vực chúng
ta đã sai, đang sai và tiếp tục sai.
– Diễn đạt theo cách khác, theo ý ông vừa nói, nói đúng điều sai chính là
sự phản biện đúng?
- Chính là phản biện. Nó rất cần cho sự
lãnh đạo của Đảng. Không có đảng cầm quyền nào có thể bao quát hết được mà đòi
hỏi phải có sự góp ý, phản biện, giám sát của dân, của trí thức, của các nhà
quản lý, các doanh nghiệp, của những người tâm huyết với đất nước. Nhờ sự phản
biện đó mà Đảng có nhiều thông tin đa chiều để ít sai hơn.
Việc quản lý báo chí trong thời đại công
nghệ thông tin, trong thời kỳ xã hội mạng đã trở thành phổ biến phải hoàn toàn
khác. Nhưng chúng ta vẫn đang quản lý theo những kinh nghiệm truyền thống của
thế kỷ 20. Đó là tư duy cái gì tốt thì đưa tin mà cái gì không tốt thì hạn chế
đưa tin. Thế kỷ 20, người dân tiếp nhận thông tin chủ yếu qua báo chí nhưng thế
kỷ 21, có cả mạng xã hội rộng lớn. Điều đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đi
trước mạng xã hội chứ không phải đi sau. Nếu đi sau mạng xã hội là đối phó,
không kịp thời, như vậy người ta sẽ đọc mạng xã hội nhiều hơn. Đó là điều bất
lợi.
Ví dụ như hiện tượng cá chết ở miền
Trung vừa rồi, thông tin mạng đưa hết rồi nhưng báo chí nhà nước lại đi sau.
Hay nhắc lại vụ Mường Nhé cách đây gần một nhiệm kỳ rồi, BBC đã đưa tin có cả
nội dung phỏng vấn chủ tịch Điện Biên nhưng báo chí trong nước thì lại chậm trễ
là khó chấp nhận. Còn vụ cưỡng chế ở Hải Phòng, báo chí thế giới đưa tin nhưng
báo in của Việt Nam
lại không đưa tin… Như thế, ngay về mặt đối ngoại, thế giới nhìn Việt Nam rất khó
hiểu. Lẽ ra mình chỉ cần đưa tin ban đầu rồi sau đó sẽ bổ sung dần, việc định
hướng dư luận sẽ tốt hơn nhiều.
Chúng ta phải hiểu rằng những việc xảy
ra trong nước, mà ta không đưa tin thì bên ngoài sẽ đưa tin. Như vậy thì đâu
còn chức năng định hướng dư luận xã hội, đâu còn tiêu chuẩn tiên phong. Mà mất
đi vai trò tiên phong là mất đi vị trí của mình. Trong xã hội, báo chí đi sau,
người dân sẽ không dùng đến báo chí nữa. Với tư cách là một người làm truyền
thông, tôi thấy rất nhiều điều phải quan tâm.
Nhiều việc phải chỉ đạo bằng mệnh lệnh
hành chính khiến cho anh em báo chí lúng túng. Tôi cho rằng chỉ cần đưa ra quan
điểm: đưa tin chính xác và có lợi cho đất nước (kể cả cái đúng và cái chưa
đúng, cái đúng để phát huy, cái chưa đúng để rút kinh nghiệm), còn nếu đưa tin
không chính xác sẽ xử lý. Như thế, báo chí sẽ năng động hơn và nghiêm túc hơn.
Bởi báo chí luôn tự chịu trách nhiệm trước thông tin của mình, trước vận mệnh
của đất nước và lợi ích của nhân dân thì mới sáng tạo. Chúng ta cho anh em “bầu
trời để sáng tạo” chứ không nên cầm tay chỉ việc.
Bây giờ có 59% người đọc tin tức qua internet. Tức là có khoảng
52 triệu người đọc báo qua mạng trong khi đó số người đọc báo in chỉ có khoảng
5 triệu. Mà đa số người đọc thông tin trên mạng là thế hệ trẻ.
Báo chí chưa dũng cảm thể hiện đúng mình
– Qua những trường hợp trên, ông có nghĩ rằng trong những vụ việc
ông kể ra để ví dụ cho việc báo chí trong nước chậm hơn so với báo chí nước
ngoài có yếu tố “sợ” không?
- Không hẳn là như thế. Tôi nói báo chí
không phải sợ mà báo chí chưa dũng cảm thể hiện đúng mình. Với báo chí, tôi
nghĩ không ai xử lý người nói đúng và cũng không ai xử lý người nói có lý có
tình. Tôi cho rằng báo chí phải dũng cảm hơn, nói có tình, có lý, nói trên tinh
thần góp ý xây dựng, chứ không phải chỉ trích, phê phán theo kiểu khen thâm
thúy, chê vùi dập thì sẽ khó thuyết phục.
Nếu báo chí tự cảm thấy nhạy cảm và
không dám vào vùng nhạy cảm thì đó là không đúng. Tôi nghĩ tất cả những điều
được coi là nhạy cảm thì đều phải làm rõ ràng. Nếu được làm rõ thì sẽ hết nhạy
cảm. Bởi vì chính bản thân cái được gọi là nhạy cảm cũng làm cho xã hội lúng
túng về mặt thông tin. Bây giờ dân trí cao, mình đừng sợ dân hiểu sai. Ngay cả
những người nói không chính xác mà thiếu thiện chí, dân cũng nhận ra ngay. Dân
trí bây giờ cao hơn trước nhưng không cẩn thận thì dân chủ thua ngày trước.
– Nhân việc ông nói đến từ nhạy cảm, ở Việt Nam , từ này hay được gắn với các
chữ nhạy cảm chính trị, nhạy cảm kinh tế… Vậy thì từ nhạy cảm này cần được xử
lý thế nào ngoài việc tập trung làm rõ như ông đã nói?
- Những vấn đề được coi là nhạy cảm thì
Đảng và Nhà nước cần phải dồn sức, tập trung ưu tiên làm rõ. Ví dụ, vấn đề Biển
Đông được coi là nhạy cảm thì phải tập trung làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta ít nhất là đến cấp Tổng biên tập. Chúng ta cần phải có cách nói thuyết
phục. Khi đã rõ rồi, báo chí sẽ tác nghiệp dễ dàng hơn và nếu sai thì xử lý
cũng dễ hơn.
Thứ hai là vấn đề kinh tế, các vụ án,
khi đang điều tra hãy để các cơ quan tư pháp xử lý. Nếu xử lý rồi mà phát hiện
ra những điểm chưa chính xác. Hãy để anh em báo chí góp ý, phản biện.
Hay là vấn đề về biểu tình cũng thế, đó
là công cụ rất cần để biết lòng dân. Điều đó rất có lợi cho việc quản lý của
Nhà nước. Hay như vấn đề luật về Hội cũng vậy: Hội là cánh tay nối dài của quản
lý nhà nước, kênh hoạt động của hội chính là sự bù đắp thông tin cho quản lý
nhà nước.
– Ông là người đi nhiều nước trên thế
giới, trong lĩnh vực truyền thông của các nước mà ông đã đi qua có từ “nhạy
cảm” không?
- Gần như không có. Có nước còn
không có Luật Báo chí. Tôi sang Úc, hỏi cơ quan quản lý báo chí của các vị là
ai? Họ bảo chúng tôi không có cơ quan quản lý báo chí, dân sẽ là người quản lý.
Viết hay viết đúng thì dân tin, dân mua, viết không hay, không đúng thì dân sẽ
tẩy chay. Mà dân tẩy chay chắc chắn sẽ bị đào thải.
Về nguyên tắc, đã là báo chí thì phải
nói đúng. Anh nói đúng thì sẽ được Nhà nước và người dân chấp nhận, ủng hộ. Còn
nói sai thì sẽ bị xử lý nghiêm. Cái đúng có thể khiến ai đó mất lòng nhưng suy
cho cùng, cái đúng sẽ có sức thuyết phục cao nhất.
Còn ở Việt Nam , chúng ta đang quản lý báo chí
bằng mệnh lệnh hành chính hơi nhiều. Mà đã là mệnh lệnh hành chính thì người
quản lý và người tác nghiệp đều khổ. Nếu Luật Báo chí không đầy đủ, luôn phải
bù đắp bằng các mệnh lệnh hành chính thì đó là một nền quản lý tình thế, giật
cục và làm cho báo chí nhiều lúc khó thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.
– Xin cảm ơn ông!
------------
Lúc xưa anh thích bưng bít.
Trả lờiXóaHôm nay anh thích làm rõ.
Ngay mai anh thích gì?
Ngày mốt anh thích gì?
Anh là cựu bộ trưởng 4T
Anh có định thêm T nào nữa?
Không nơi nào trên thế giới quản lý hạ tầng xã hội kiểu Việt Nam! Quản lý về CNTT, viễn thông lại gộp chung với báo chí và giao cho ông chuyên về báo chí, tuyên truyền quản lý thì thử hỏi hạ tầng, bảo mật mạng được hoạch định kiểu gì? Hay là chỉ tập trung vào đội ngũ dư luận viên để đảm bảo an toàn thông tin?
Trả lờiXóa"Với báo chí,tôi nghĩ không ai xử lý người nói đúng và không ai xử lý người nói có lý,có tình".
Trả lờiXóaTay Hợp xem mọi người như trẻ con,ưa nói chi thì nói.
Đáng ra,ông phải thòng thêm vế "theo quy định của đãng" nữa thì mới đúng với bản chất.
Chắc chắn ông thừa biết anh Ba Sàm,ông Kim Quốc Hoa và hàng nghìn người khác trên khắp đất nước này đã và đang bị đãng dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để đày đoạ,khủng bố họ và người thân chỉ vì họ dám "nói đúng,nói có lý,có tình".
Lúc đương chức,ông có dám để cho các báo đăng ảnh ngôi nhà dát vàng của lão Mạnh và cặp ngà voi của của lão Phiêu không?
Đệt. Luật pháp, nhà nước pháp quyền lại có vấn đề nhày nhụa cảm
XóaMấy ổng mấy bả nguyên lắm chuyện
"Nhạy cảm" là từ sai! csVn dùng từ này để mù mịt hóa, bịt mắt nhân dân. Ý chúng là "Kỵ húy", không được phép bàn đến?!
Trả lờiXóaHưu rồi ông Hợp mới tỉnh ngủ, mà hình như hầu hết các vị lãnh đạo đều như thế cả. Đất Nước nát bét cũng phải thôi. Chán các ông lắm rồi
Trả lờiXóaTa đánh Mỹ là đánh cho Lx,cho Trung quốc.Câu nói này của Lê Duẩn chứng tỏ rằng csvn là tay sai của Nga-Tàu,tay sai cs quốc tế.
XóaChúng có cái đầu,có khối óc chúng tất nhiên phải biết phải,trái,lợi,hại.Tiếc thay vì mê cuồng cái chủ thuyết Mac-Lê mà chúng đành đoạn huỷ hoại quê hương,tận diệt nòi giống quyết làm tay sai cho ngoại bang.Ai nghèo khó,mặc xác họ-Đất nước này cỏn hay mất chúng không quan tâm miễn chúng và gia đình mãi trên đỉnh cao quyền lực,trong tay thao túng tài nguyên quốc gia và tài sản đã và sẽ tiếp tục cướp của nhân dân.
Nhạc sĩ thiên tài Việt-Khang đã cho ta sáng mắt sáng lòng-Lẽ nào ta vẫn cứ mãi hèn dù nước mất nhà tan.
Cái hay cái đỉnh cao trí tuệ cộng sản là lũ đương ngậm miệng ăn tiền đô, khi hiu hắt hết thời về vườn, nguyên ...mới dám mở miệng mở mồn
XóaCái cơ bản, theo tôi là giữa đảng và Dân không cùng chung một suy nghĩ, cho nên đảng đọc báo của đảng, Dân đọc báo của Dân
Trả lờiXóacs là gì mà một đám cuồng tín tôn thờ , bắt dân theo, hay nó chỉ là cái ô che một ổ thối tha tham nhũng
Trả lờiXóaÔi thôi mấy ông nội cs nầy ông nào cũng vậy, lúc tại vị chuyện sai trước nào dám mỡ miệng,
Trả lờiXóaMà dám mỡ miệng thì chúng nó thọt cây vào họng ngay, nên câm như hến.
Đên lúc về hưu thì la cho kêu để mọi đừng quên chúng thôi.
Nghe gì cái lũ nhà sãn, trơ trẽn, dối gian là bản chất rồi các bác ạ.
Le-doan-hop: Chuc-nang "dinh-huong' " du-luan xa-hoi
Trả lờiXóa???
Hôm qua anh nói và làm,
Trả lờiXóaTheo đảng vơ vét lòng tham quá dày.
Hôm nay anh nói rất hay,
Sao anh không nghĩ những ngày "ác ôn".
Hôm nay nói tưởng mình khôn,
Xin thưa anh hãy liệu hồn với dân.
Bây giờ tôi thấy anh cần,
Anh nen giáo hóa cho chân tay mình.
Nhất là bộ trưởng Trương Minh,
Mồm to-đầu hói trên mình đầy gai
Làm thứ trưởng chẳng thương ai.
Nó đe nó dọa nó gài bẫy oan.
Bây chừ bộ trưởng ,miệng quan,
Khác chi trôn trẻ,xả toàn đồ dơ.
Khuyên anh Hợp chớ thờ ơ,
Dạy cho thằng Tuấn bây giờ giúp dân./.
Cái "Míc" mà biết nói năng
Trả lờiXóaThì Lê Doãn Hợp hàm răng không còn!