Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

ĐỪNG BÁN NƯỚC THEO CẢ NGHĨA ĐEN


* Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Dự án giao thông thủy xuyên Á kết nối với Vân Nam-Trung Quốc trên sông Hồng “lợi bất cập hại”. Lợi thì chủ đầu tư và các “cổ đông” được hưởng nhưng tác hại thì toàn dân phải gánh chịu. Trung Quốc ngày càng tác động mạnh và chi phối nguồn nước ở cả sông Hồng và sông Mekong. Họ xây dựng tràn lan các nhà máy thủy điện bất chấp các hậu quả ở hạ lưu, thậm chí cho đến nay vẫn không cho các nước trong lưu vực sông được biết quy trình vận hành các nhà máy thủy điện vv ...

Dự án sông Hồng mới chỉ là ước tính khoảng 1,1 tỷ đô la Mỹ nhưng sẽ đội giá lên rất cao khi phải tính đúng, tính đủ ngoài việc tạo điều kiện giao thông thủy thuận lợi đến Vân Nam , còn phải bổ sung hàng loạt các công trình để đảm bảo lấy nước ở hạ du vv… trong khi tiềm lực tài chính thì có hạn. Lúc đó, ai, thế lực nào sẽ nhẩy vào để làm người chi phối, điều hành hoặc “sân sau” cho dự án tỉ đô này?
Về mặt an ninh và quốc phòng, chấp nhận dự án này đồng nghĩa với bán nước theo cả nghĩa đen. Đất nước này, không phải của riêng ai. Nhân dân yêu cầu phải hoàn toàn chấm dứt nạn chặt, xé, băm vằm đất nước rất tùy tiện theo lợi ích và quyền lực "nhóm" như đã xảy ra trong mấy chục năm qua!
Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua chủ trương đầu tư Dự án giao thông thủy xuyên Á (kết nối với Trung Quốc) trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng, sở hữu, vận hành). 
Tính pháp lý của dự án
Siêu dự án này do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất. Tháng 12/2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ dự án, lập báo cáo thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án trên theo quy định của pháp luật.
Theo báo cáo của nhà đầu tư thì dự án này sẽ thực hiện việc xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét 288km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp III; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai, với tổng mức đầu tư ước tính lên tới 24.510 tỷ đồng. Bài toán kinh tế hòan vốn còn rất mơ hồ nhưng chủ đầu tư đòi hỏi nhiều quyền ưu tiên như bán điện với giá cao, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới thời kỳ hoàn thành vốn vv…
Một điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là “dự án” khủng tỉ đô này không nằm trong các quy hoạch rất quan trọng  như quy hoạch khai thác thủy điện, quy hoạch trị thủy nguồn nước (quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng chống lũ…). Ngay cả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng chưa xem xét ý tưởng này.
Nhận thức chung
Theo ý tưởng của công ty đề xuất, đây là dự án “siêu thủy lộ” là chính, còn “phát điện” chỉ là mục đích phụ. Lợi ích chính của dự án này được xác định từ thu phí giao thông thủy (thông qua các âu tầu qua đập và hệ thống cảng sông được xây dựng dọc sông Hồng). Còn về thủy điện chỉ khai thác được tổng công suất 228MW thì không mang lại lợi ích đáng kể. Người đọc nhân thấy khía cạnh tích cực của dự án chính là đoạn sông Thao từ Lào Cai đến Việt Trì khá dốc, dòng chảy trong mùa kiệt nhỏ nên tình hình vận tải thủy trên sông Thao hiện nay là không ổn định, chỉ các tàu có quy mô nhỏ có thể vận hành. Việc cải tạo sông Thao sẽ tăng cường khả năng vận tải thủy ở đoạn sông này.
Xét về thủy thế, đoạn sông Hồng từ Việt Trì lên đến Lào Cai (cửa khẩu Cốc Lếu) có độ dốc khá lớn, chưa kể địa hình đồi núi phía bên tỉnh Vân Nam còn có độ dốc lớn hơn. Như vậy việc vận hành các âu thuyền qua đập sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn, tàu ngược dòng sông cần công suất lớn. Thực tế những năm gần đây, vấn đề hạ thấp mực nước ở hạ lưu sông Hồng, sông Thái Bình đã được ghi nhận, có những năm vào mùa kiệt đoạn sông Hồng qua Hà nội cạn gần trơ đáy. Bên sông Đuống (trục chính nối sông Hồng và sông Thái Bình) cũng có sự hạ thấp đáng kể. Như vậy, để tàu thuyền (tàu công suất lớn) qua lại được như ý tưởng của công ty Xuân Thiện thì cần phải có thêm nhiều đập điều tiết nữa trên tuyến đường thủy này mới ra được đến các cảng biển của Việt Nam.
Với 6 con đập, dòng sông Hồng đương nhiên bị chia cắt thành 7 khúc và giao thông đường thủy sẽ không thể thông suốt. Các phương tiện thủy sẽ chỉ có thể vận chuyển từng chặng ngắn và buộc phải sử dụng hệ thống 7 cảng sông dọc tuyến như phương án của nhà đầu tư.  Không những thế, dự án này còn được đầu tư theo hình thức BOO (xây dựng, sở hữu, vận hành) tức là sẽ không có thời hạn, nhà đầu tư có thể thu phí vĩnh viễn đối với luồng tuyến, đồng nghĩa với việc sở hữu hoàn toàn dòng sông Hồng. Ẩn khuất lợi ích to lớn cho riêng nhà đầu tư chưa được nêu ra chính là nguồn khai thác cát khổng lồ do nạo vét sông.
Xét về mặt chính trị, có thể nói trục giao thông với mục đích chính là nối liền Trung Quốc với các cảng biển của Việt Nam sẽ dễ bị Trung Quốc chi phối. Bởi nguồn nước và sự giao lưu về thương mại đều phụ thuộc vào Trung Quốc. Mà bài học trước nay trong quan hệ với Trung Quốc cho thấy chúng ta luôn bị động, nhất là khi nguồn nước sông Hồng chảy vào Việt Nam do họ điều tiết phần lớn trên dòng chính. Trong khi hiện nay các đập Trung Quốc quy chế vận hành như thế nào, họ không cho phía VN được biết.
Điều gì sẽ xảy ra, khi dòng sông mẹ của cả một dân tộc, nguồn phù sa cho toàn bộ vùng châu thổ màu mỡ nhất miền bắc trở thành sở hữu riêng của một doanh nghiệp? Có lẽ đó là một viễn cảnh khó lòng tưởng tượng đối với số phận của hàng chục triệu con người đang mưu sinh trên bờ bãi, đồng ruộng dọc theo 500km chiều dài con sông này.
Các tác hại dễ thấy
Đồng bằng sông Cửu Long đã mặn chát vì thủy điện của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mekong. Tây Nguyên cũng đã cạn khô do hiện tượng Enino và thủy điện. Đồng bằng châu thổ sông Hồng sẽ ra sao khi bị chia thành 7 khúc cũng vì thủy điện?
Nguồn nước qua các đập dâng không thể điều tiết chủ động như từ các hồ chứa lớn (như trên sông Đà, sông Lô Gâm) nên tác dụng điều tiết nước tích cực là không nhiều. Trong khi với mục đích khai thác phục vụ giao thông (đảm bảo đầu nước nhất định) thì có nhiều khả năng nguồn nước xuống hạ du còn bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực, đặc biệt trong mùa cạn. Việc các đập dâng đầu nước tưới cho vùng từ Việt Trì trở lên không có nhiều ý nghĩa, vì vùng này diện tích đất nông nghiệp không nhiều, địa thế lại dốc nên lấy nước từ sông Hồng chủ yếu vẫn phải bằng bơm động lực.
Việc xây dựng các đập dọc sông Thao sẽ làm dâng mực nước đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai trong điều kiện bình thường bình quân khoảng 11m trong phương án 3 bậc và khoảng 9m trong phương án 6 bậc, do đó cần có tính toán định lượng các khu vực bị ngập úng dọc sông. Ngoài ra, việc dâng mực nước trên sông sẽ làm giảm khả năng tiêu thoát nước của các khu vực dân cư, khu vực canh tác ven sông. Ngập lụt vùng thượng lưu các đập, ảnh hưởng hiệu quả tiêu thoát của các công trình tiêu nước vùng thượng lưu các đập
Việc xây dựng các đập dâng nước kết hợp âu tàu sẽ làm giảm khả năng chuyển lũ và ảnh hưởng đến khả năng phòng chống lũ của hệ thống sông Thao. Lòng sông Thao đoạn từ Việt Trì đến Lào Cai có độ dốc lớn, việc nạo vét lòng sông sẽ gây sạt lở bờ sông, bãi sông và các công trình đê điều, thủy lợi dọc sông. Sau khi đồng bằng sông Hồng bị giảm đáng kể lượng phù sa từ hai nhánh sông  Đà và sông Lô – Gâm thì nay nhánh còn lại là sông Thao cũng sẽ bị chặn lại. Hậu quả là độ màu mỡ của vựa lúa lớn thứ 2 của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn, trong khi lòng sông sẽ có nguy cơ tiếp tục bị hạ thấp và xói lở mạnh hơn, càng làm giảm khả năng của các công trình lấy nước dọc sông.
Dự án sẽ tác động đến an toàn công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, đến tỉ lệ phân bổ lượng dòng chảy lũ giữa hai phân lưu của dòng chính sông Hồng và tuyến sông Đuống tác động đến toàn bộ hệ thống công trình phòng lũ vùng hạ lưu. Đấy là chưa kể các tác động đến thủy sản và mực nước ngầm.
Tác động của dự án đến môi trường, hệ sinh thái, lịch sử, văn hóa vốn tồn tại hàng nghìn năm, và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, không có lợi ích nào bù đắp nổi. Nếu dự án này được Chính phủ cho phép đầu tư sẽ biến dòng sông Hồng thành biến thái!
“Lỗ hổng” trong công tác thẩm định
Những nhà khoa học am hiểu thực trạng của đất nước đều hiểu từ ngày xửa, ngày xưa, các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thường mang tính ‘sào sáo’, hình thức để được phê duyệt. Nước ta, có rất nhiều công ty tư vấn làm thuê báo cáo ĐTM cho các dự án của nước ngoài ở VN. Phía nước ngoài, chỉ cần đưa qui trình công nghệ và mô tả xử lý theo cách của họ để dễ được thông qua. Khi có sẵn các số liệu khí hậu, địa chất thủy văn nơi xây dựng dự án, tư vấn VN biên tập thành báo cáo ngay, rồi tư vấn VN cũng đi bảo vệ luôn cùng với chủ đầu tư.
Việc này giống như làm luận chứng kinh tế kỹ thuật, muốn “Return Rate hay Net Value”  bao nhiêu là có thể làm được ngay vv...Hội đồng thẩm định gồm nhiều nhà khoa học, thường nể nang do mối quan hệ xã hội, chưa nói đến năng lực và bản lĩnh, nhiều khi không vượt lên được chính mình.
Đừng đối xử bất hiếu với mẹ của mình
Trong lịch sử phát triển của mình, con người thường bám vào các dòng sông  hoặc cố gắng tìm đến các nguồn nước để sinh sống. Hầu hết mỗi quốc gia đều có một “dòng sông mẹ”. Trung Quốc có sông Dương Tử, Nga có sông Volga, Ấn Độ có sông Hằng, Brazin có sông Amazon vv…và Việt Nam chúng ta có sông Hồng.
Chính sông Hồng là mạch nguồn nuôi sống và tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt, là tiền đề vật chất nền “văn minh lúa nước” rất đáng tự hào. Với ý nghĩa đó sông Hồng chính là “dòng sông mẹ” của đất nước ta, dân tộc ta. Trên thế giới, không thiếu những ví dụ về những khát vọng vơ vét làm giầu bằng mọi cách làm cho mờ mắt đã khai thác, “bóc lột” đến triệt để dòng sông mẹ, bất chấp mọi hậu quả, đặc biệt về môi trường sinh thái. Đừng để trở thành những đứa con bất hiếu, bị muôn đời nguyền rủa vì đã đối xử vô ơn, bất hiếu với Mẹ của mình!
Bài học đắt giá
Nhiều quốc gia phát triển đang tìm cách khôi phục trạng thái trước kia của các dòng sông lớn. Từ những năm 1990, Thụy Điển đã bắt đầu khởi động chương trình tái tạo các dòng sông. Liên minh châu Âu vào năm 2000 đã đưa ra chỉ định khung về nguồn nước, yêu cầu tất cả dòng sông chảy qua các quốc gia thành viên cần phải được đưa trở về “tình trạng tốt” trước năm 2015. Một trong những dòng sông lớn nhất Tây Ban Nha là Duero cũng đang được “dọn dẹp” các đập và công trình chặn dòng. Các con đập trên dòng Loire, con sông dài nhất nước Pháp, cũng được phá bỏ dần. Cửa sông Skjern của Đan Mạch cũng được bồi đắp sau khi các bờ sông nhân tạo được hạ thấp để dòng lũ chảy tự nhiên. Tại Mỹ đã có hơn 72 đập sông lớn nhỏ được phá bỏ từ năm 2014 đến nay.
Riêng vấn đề giao thông đường sông không đơn giản như những người làm dự án sông Hồng mường tưởng. Xin hãy tham khảo giao thông đường sông trên các sông Seine, Elbe, Rein... với hàng rừng luật và quy định của quốc gia và liên quốc gia phải tuân thủ nghiêm ngặt... thì điều này là không tưởng đối với sông Hồng. Cũng xin đừng quên nhiều nước công nghiêp châu Âu, trước hết là Đức và Pháp đã mất nhiều thập kỷ trong nửa sau thế kỷ 20 mới phục hồi được phần nào những con sông này ở trạng thái hiện nay. Là nước đi sau, vấn đề giao thông của nước ta cũng phải xem lại nghiêm túc.
Hot động ca sông Hng nh hưởng trc tiếp đến an ninh ca đất nước, đến môi sinh ca toàn b min Bc, dòng chy, h sinh thái trong dòng và bên b sông, thy li tiêu thoát lũ, đến đời sng ca toàn b dân Bc B. Vì thế,  không th để cho mt công ty tư nhân, nhn BOO làm thay đổi hot động ca sông này, để ri tt c các qui hoch thy li, tiêu thoát lũ, s dng ngun nước mt sông Hng, phòng chng lũ, đin lc, giao thông vận tải vvvi tm nhìn ti 2030 hay 2035 s phi “chạy theo” làm li?.
Tôi cũng rt ngc nhiên, nghe ông V trưởng V Thm định MPI nói trong cuc hp báo thường k ca Chính ph chiu ngày 05/5 là: MPI nhn đượý kiến đồng thun khá cao ca các b ngành và địa phương tuy đây mi là ý tưởng sơ khai?  Phải xem xét lại năng lực, và tầm nhìn của cán bộ tham mưu loại ngồi “phòng lạnh” này, đối với lãnh đạo.
Thay cho lời kết
Đây là dự án “lợi bất cập hại”. Lợi thì trước hết cho chủ đầu tư và các “cổ đông” nhưng cái hại thì toàn dân phải gánh chịu. Một dự án tỷ đô hay nhiều tỷ đô thì cũng không thể vượt qua hoặc bỏ quên quy hoạch tổng thể hay quy hoạch ngành của Nhà nước.
Dự án càng lớn thì tác động của nó đến các vấn đề kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và cả văn hóa lịch sử càng lớn. Sông Hồng ở Việt Nam, cũng như sông Hằng ở Ấn Độ, sông Volga của Nga vv… là những con sông "mẹ", là cội nguồn sản sinh, nuôi dưỡng phát triển của cả một dân tộc, một quốc gia. Không thể vì lợi ích của nhóm trục lợi, để làm mất đi hoặc biến thái " nền văn minh sông Hồng ", và nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam.
TVT (Tác giả gửi BVB)

-----------

50 nhận xét:

  1. Ts Phạm Gia Minhlúc 21:24 8 tháng 5, 2016

    Bài viết rất thuyết phục, dễ hiểu với giới bình dân .
    Chỉ xin thêm một ý là giống như TQ , các nhóm lợi ích ( nhóm thủy điện, nhóm sinh đẻ có kế hoạch, nhóm dầu khí ....) ở VN bây giờ đã tích lũy đủ tài chính để khuynh loát quá trình hoạch định chính sách tầm quốc gia.
    Theo một số vị trưởng thượng trong ngành An ninh mà tôi được tiếp xúc thì dự án này mang rõ nét " nội gián" của Phương Bắc.
    Nguy quá !

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Chúng ta muốn ôm choàng vào vòng tay Đất Mẹ bị ô nhiễm hôm nay
      ***************************************


      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Thế còn hàng vạn cánh bướm Trường Sơn thì sao ?
      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Tây Nguyên thành cơn Đại Hồng Thủy ?
      Thế còn mưa sắt mưa máu năm xưa thành mưa cường toan acid hôm nay ?

      Thế còn con Sông Tô Lịch ô nhiễm ?
      Thế còn ba trăm ngàn mẫu đất rừng Biên Giới Bắc thì sao?
      Liệu còn có máu xương Tổ tiên Tiền nhân cả hàng ngàn năm xưa ?
      Liệu còn có máu xương Cha anh mới đây năm 1979 từng giữ mỗi gốc cây ngọn cỏ ?

      Thế còn tất cả những điều trăn trở chúng ta về Quê Mẹ hôm nay …
      Có bao giờ em thức tỉnh chú ý rằng hàng triệu xương máu cha ông đã đổ ra
      Có bao giờ em ngừng lại nhìn Mẹ Trái Đất – Đất Mẹ đang buồn đau ??
      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Tây Nguyên thành cơn Đại Hồng Thủy ?

      Chúng ta đã yên lặng cho lâm tặc nhỏ Đại lâm tặc mần thịt Mẹ Trái Đất – Đất Mẹ
      Chúng đang xẻ thịt băm vầm Đất Mẹ – Mẹ Trái Đất

      Thôi hết rồi chẳng còn xanh Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông
      Ngay dù sau Cuộc chiến Việt Nam tàn khốc hàng triệu tấn bom
      Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông vẫn còn là Dòng Sông Xanh

      Thôi hết rồi chẳng còn bạt ngàn Trường Sơn Tây – Trường Sơn Cỏ Đông
      Ngay dù sau Cuộc chiến Việt Nam tàn khốc hàng triệu tấn bom
      Trường Sơn Tây – Trường Sơn Cỏ Đông vẫn còn xanh rừng nguyên sinh

      Thôi hết rồi cánh đồng xanh bát ngát cò bay đến tận Chân trời
      Ngay dù sau Cuộc chiến Việt Nam tàn khốc hàng triệu tấn bom
      Đồng xanh vẫn còn bạt ngàn bát ngát cò bay đến tận Chân mây

      Mẹ Đất đang buồn đau bờ bãi đang khóc ròng ô nhiễm môi sinh
      Mẹ Trái Đất – Ôi Đất Mẹ !
      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Tây Nguyên thành cơn Đại Hồng Thủy ?

      Anh nhớ em bảo anh em từng ước mơ
      Em từng mơ mộng xa hơn Trăng sao
      Tây Nguyên bát ngát bạt ngàn thanh bình
      Sau cuộc chiến Việt Nam điêu linh

      Xóa

    2. Giờ đây em cũng không còn biết Tây Nguyên đi về đâu
      Mái nhà Đông Dương là Trái bom môi trường gài chậm
      Hàng sư đoàn Khựa Tàu nằm vùng nơi đấy
      Dù em biết rằng anh đã trôi lạc vượt biên lưu vong lưu đày

      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Thế còn hàng vạn cánh bướm Trường Sơn thì sao ?
      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Tây Nguyên thành cơn Đại Hồng Thủy ?

      Này em dấu yêu, thế còn Ngày mai Tương lai ? ? ?
      Thế còn biển cả Biển Đông ? ? ?
      Quê Hương Thiên đường đang gục ngã
      Kẻ lưu vong hết trở lại Quê Nhà !! !
      Thậm chí nơi đây tưởng tượng đến lâm tặc đại lâm tặc
      Rừng Trường Sơn hai lá phổi của Mẹ Đất – Mẹ Trái Đất – Đất Mẹ đang ngạt thở
      Thậm chí nơi đây tưởng tượng đến đây anh không còn Dưỡng khí để thở
      Thế còn tất cả mọi tài nguyên thiên nhiên
      Những dòng sông Quê Hương
      Sông Hồng – Sông Hàn – Cửu Long ngàn năm sóng vỗ ?
      Anh đã nhờ em canh giữ lúc ra đi .. ..
      Thế còn mặt nước trong như gương của Hồ Gươm - Thủ đô ?
      Thế còn mặt nước trong như gương của Hồ Than Thở – Đà Lạt ?
      Đó chính là Kỷ niệm không trừu tượng
      Đó chính là Quê Hương không siêu hình mơn trớn vuốt ve được

      Nhưng chúng quan đỏ quan tham đại lâm tặc đã diệt bao nhiêu rừng nguyên sinh
      Thế cũng chẳng còn những đàn con voi chậm rãi bước thanh bình
      Đó chính là Kỷ niệm không trừu tượng
      Đó chính là Quê Hương không siêu hình mơn trớn vuốt ve được
      Thế cũng chẳng còn những đàn cá voi tung tăng nhảy múa trên Biển Đông
      Biển người Khựa – biển thuyền cá – biển tầu chiến đang tàn phá biển cả

      Thế cũng chẳng còn những con đường mòn xuyên Trường Sơn rừng thẳm
      Thiêu rụi rồi bất chấp khóc lớn khẩn nài
      Chưa hết Truyền thống Sức Mạnh Mềm duy nhất thiêng liêng của chúng ta
      Bị xâu xé bởi Ý hệ vô thần phi nhân
      Như bức dư đồ rách nát
      Thế chỉ còn vô cảm lãnh đạm mặc kệ nó

      Quê Hương thành Nhà tù Lớn
      Em và anh chúng ta mất Quyền làm Người Tự do !
      Chúng ta thành con vật kinh tế không hơn không kém
      Hay chỉ là những ký sinh trùng như âm binh quỷ đỏ
      Không vượt ngoài tầm Tứ khoái ! ! !.. ..
      Như những tế bào đơn sinh siêu vi trùng

      Thế còn bao Tuổi Trẻ đang chết vì không Lý tưởng
      Em không nghe các bạn trẻ khóc than sao ?
      Chắc chắn cúng ta đã sai ở đâu

      Ai có thể chỉ rõ ra nguyên do nguyên nhân tại sao SAI ? ??

      Rồi những Ngày mai vô định sắp tới ?
      Liệu em và anh chúng ta có quan tâm hay không ?
      Còn Truyền thống Tổ tiên băng hoại hàng ngày ? ?
      Hàng ngàn cái Chết dần dần hàng ngày .. . .

      Tây Nguyên hay Tây Tạng ?
      Giao Chỉ xưa thành Giao Chỉ nay .. . .

      Tây Nguyên sắp thành Tây Tạng ?
      Giao Chỉ ngày xưa sắp kéo dài đến Giao Chỉ hôm nay .. . .

      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Xóa
    3. Tác giả-đôi lờilúc 22:50 8 tháng 5, 2016

      Dear All
      Sáng hôm nay, báo Tuan Vn-VNN đã đăng bài viết của tôi:"Siêu dự án sông Hồng: Dân hay ai hưởng lợi".
      Theo yêu cầu của nhiều người, tôi mới cập nhật, viết bài "Đừng bán nước theo nghĩa đen".
      Xin chuyển để các anh/chị và các bạn quan tâm có thêm thông tin tham khảo.
      Tô Văn Trường

      Xóa
    4. "Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
      Ở nơi anh đầu nguồn con nước, lắng phù sa in bóng đôi bờ.
      Anh ở biên cương, biết rằng em năm ngóng tháng chờ,
      Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước,
      Nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt
      Anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong.

      Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc,
      Em thương anh nơi chiến hào gặp rét.
      Mà em thương anh... chiều nay đang đứng gác,
      Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lạnh không,
      Hỡi anh yêu, người chiến sĩ biên thùy !

      Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ,
      Có tình yêu (bốn mùa sưởi ấm).
      (Dù gió mưa), (dù mùa đông),
      (Vì rằng em) luôn ở bên anh (2)

      2.
      Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển,
      Ở trên anh đầu nguồn biên giới, cuối dòng sông nơi ấy quê nhà.
      Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo,
      Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước
      Đem lòng mình gửi về miền biên giới.
      Sao chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương.

      Anh ở biên cương sương lạnh giá biết mùa đông tới.
      Nơi quê hương em bước vào vụ mới.
      Rằng anh thương em, đồng quê chưa cấy hết,
      Tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không,
      Hỡi em yêu ở cuối sông Hồng !

      Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ
      Biết là anh nhớ về em đó
      (Là chiến công), (là niềm tin),
      Là tình yêu em gửi cho anh.
      Anh gửi cho em
      Em gửi cho anh
      Anh gửi cho em
      Là tình yêu... ta gửi... cho nhau..."

      Biết bao người dân Việt đổ xương máu vì đất nước, vì sông Hồng đỏ nặng phù sa - vậy mà có những kẻ định hủy hoại!?

      Xóa
  2. Cảm ơn anh Trường về bài viết trên.
    Có mấy điều tôi băn khoăn: Ai đứng sau ý tưởng điên rồ này? Bộ TNMT có công văn đồng thuận như Vụ trưởng Vụ thẩm định đầu tư của Bộ KHĐT nói không? ĐMC của nó sẽ thế nào trong tương quan với các ĐMC khác, đặc biệt ĐMC phát triển KTXH? Chúng nó định chơi cú phá tan đất nước này à?

    Trả lờiXóa
  3. GSTS Phan Văn Tânlúc 21:29 8 tháng 5, 2016

    Dear anh Trường,
    Dường như ý tưởng của dự án này, nếu chưa nói đến “lợi ích nhóm”. Đó là một "ý tưởng táo tợn", và có thể nói là “khùng”.
    Tuy nhiên, cơ sở khoa học để bác bỏ hay ủng hộ nó chỉ có thể là kết quả đánh giá tác động môi trường (ĐTM) một cách nghiêm túc. Em nói vậy là muốn nhắc lại điều em đã đề cập về ĐTM ĐỘC LẬP.
    Theo em, việc anh tung lên mạng bài này có thể sẽ rất hữu ích, vì nó có thể nhận được những phản hồi đa chiều hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Đây là bài viết rất thuyết phục, chỉ rõ các mặt tác hại của dự án khủng tác động đến cả chính trị kinh tế an ninh quốc phòng và môi trường. Đất nước đang lao đao về vụ cá chết ở miền Trung đọc thông tin dự án sông Hồng lại thêm ứa máu vì bàn tay "lông lá" của Tầu thâm nhập khắp mọi nơi.

    Trả lờiXóa
  5. Đừng bán nước theo cả nghĩa đen-Cái tiêu đề đã là trí tuệ.Cảm ơn tiến sĩ Tô Văn Trường,người khai trí,khai luận cho một xã hội tiến bộ đươc tự do và dân chủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TS. Phan Hồng Giang.lúc 22:13 8 tháng 5, 2016

      Tôi hoàn toàn không tin vào cái gọi là "thẩm định" của các Bộ, ngành, địa phương phần lớn là ủng hộ Dự án man trá này. Trình độ chuyên môn thì có hạn, cái tâm với đất nước thì thiếu vắng, lại chắc chắn là còn nhận tiền "bồi dưỡng" (hợp pháp !) của doanh nghiệp nữa, thì kết qủa "thẩm định" thế nào cũng có thể biết trước
      .Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh sáng suốt thế mà sao cái Bộ của ổng là thừa dũng khí trình Thủ tướng một Dự án đến con trẻ học lớp 9 - 10 cũng thấy là Dự án "đại phá hoại " đất nước !
      Tôi không thể hiểu nổi hệ thống công quyền ở ta thế nào ( hình như bị "ngáo đá "?!) mà cứ lâu lâu lại tung ra những ý tưởng khiến người có thần kinh bình thường đều sửng sốt : nào là "ngực lép không được lái xe máy", "bỏ môn sử", "xe phải có bình chữa cháy "( - hiện xe của các Đại biểu Quốc hội , của các đ/c lãnh đạo cao cấp đã có chưa ???), "chưa xác định"Formosa Vũng Áng liên quan đến vụ cá chết (?!) v.v...

      Xóa
  6. Tôi mới đi họp mặt với các anh em lớp cũ nhiều người là cựu chiến binh, giáo sư phó giáo sư, tiến sĩ của nhiều ngành khác nhau nhưng có chung nhận thức không thể hiểu nổi về dự án quái gở này. Cám ơn tác giả và đại tá BVB cho đọc bài viết phân tích rõ ngọn ngành. Nhà nước cần công khai những ai tham mưu và ký công văn ủng hộ dự án này để toàn dân được biết. Chúng nó thật sự muốn bán nước rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhà nước cần công khai những ai tham mưu và ký công văn ủng hộ dự án này để toàn dân được biết"

      Nhà nước có thể công khai chính mình ? Tự sát lẹ hơn bỏ điều 4.

      Xóa
  7. một tỷ USD có gì to tát với thời giá hiện nay mà làm rùm beng.
    Lũ phản bội và phản động bày ra để bán nước,bán chả được nhưng chiến tranh lại đến ngay.
    Phá hoại kinh tế phá nội bộ chỉ gây rối loạn cho vui,rồi có ngày chính chúng cắt cổ lấy lại tiền.Lịch sử còn y chang mà chúng chưa khôn ra.
    Để xem Chính Phủ mới ngu đến mức nào rồi xử lý thôi anh Trường Tô Văn ạ.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
  8. Quy hoạch sử dung sông Hồng, theo tôi phải nằm trong chiến lược phát triển đất nước. Điều đó có nghĩa là phải có trong NQ Đại hội đảng toàn quốc, sau đó thông qua QH. Bộ KH và ĐT dư biết chuyện này mà liều mạng trình CP thì đúng là điên hết cả rồi!

    Trả lờiXóa
  9. Đánh giá tác động môi trường toàn làm cho có lệ, rồi hội đồng thẩm định toàn là người được chọn lọc dễ tánh, cùng cánh hẩu, thế nào cũng OK, rồi hậu quả dân gánh chịu hết. Một ý tưởng ngu dốt, khùng thế mà cũng làm náo lọan cả xã hội. Nghĩ cũng phải vì nước Việt mình nó thế! nên ngày càng lụn bại có nguy cơ vỡ nợ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ts. Thang Văn Phúclúc 22:14 8 tháng 5, 2016

      Toi chia xẻ với nỗi lo của GS Hồng về dự án giao thông + thủy điện trên sông Hồng, cần có thái độ quyết liệt phản đối dự án này, những dự án có tính quốc kế dân sinh và an ninh quốc gia chỉ có nhà nước nắm, chi phối, không thể giao cho tư nhân quản lý.
      Anh Trường cần lên tiếng cản mạnh mẽ dự án này.
      TS Thang Văn Phúc (nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ)

      Xóa
  10. Đúng thế, đất nước này không phải của riêng các nhóm trục lợi.

    Trả lờiXóa
  11. GSTS Nguyễn Tử Siêmlúc 22:09 8 tháng 5, 2016

    Tôi đã đọc chăm chú bài về dự án giao thông sông Hồng và thấy không có gì góp ý. Cùng với các chuyên gia Thủy lợi hùng hậu, tin rằng đề xuất dự án trời ơi này khó lòng qua mặt công chúng.
    + Dù sao tôi vẫn rất sốt ruột với Vũng Áng (đã tâm sự với anh từ hồi còn làm ở Hà Tĩnh) nó là dự án khủng bất chấp luật lệ; bán đứng cổ họng miền Trung cho Tầu (cả lục địa & Đài Loan). TQ cũng nhận của Tầu vì luôn phải ghi Đài Loan - Trung Quốc mà.
    + Hiện nay chỉ chú mục vào nguyên nhân cá chết (mà chưa chắc đã ra). Giải phẫu cái ổ ung thư này phải từ các qui chế bất cập (như bài của Trung Kiên- tôi lấy về từ fb Thu Uyên), sự triển khai vô lối, liên danh Tiền-Quyền (như bài a. Thành Sơn).
    Mong các cây bút phản biện xã hội như anh, Kỳ Duyên ....chuyển tải nó ở mức bình dân, sắc sảo, trên các trang phổ biến, thay vì ở fb.
    + Chuyện Sông Hồng còn hơi bị xa, còn Formosa đã chết người rồi, diệt hải sản, triệt đường sống ngư dân, biển đã & đang chết, họa diệt môi sinh khôn lường.
    Anh nghĩ thêm chuyện này với.

    Trả lờiXóa
  12. Bài viết của Anh về dự án sông Hồng rất hay. Tôi không hiểu vì sao các Bộ đều "hoan nghênh". Chỉ có Bộ Tài Chính "băn khoăn" một chút. Mầm mống "loạn" đã xuất hiện. Các nhà khoa học và quản lí khác cần lên tiếng mạnh mẽ và động viên dư luân dân chúng nhiều vào.
    Nguyễn Chân (Cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than)

    Trả lờiXóa
  13. Tôi đồng tình với cách đặt vấn đề của bài viết.
    Mong tác giả tiếp tục triển khai những bài viết tiếp theo làm rõ các vấn đề :
    1- Người trình đề án này là ai? Đương nhiên mấy anh nhà giàu Xuân Thành chỉ ông chủ (thật hay giả? Tôi không rõ), nhưng cơ quan thiết kế công trình là những ai, căn cứ vào những khảo sát nào, tính toán nào?..
    2- Điều gì trong đề án này là phản khoa học, ngụy khoa học cần bác bỏ, dựa trên những tính toán nào? Thực tế nào?
    3- Những nguy cơ nào cần đươc nhận biết thêm và rõ hơn nhìn từ tầm nhìn toàn diện hơn.
    4- Yêu cầu công bố công khai toàn bộ đề án và ý kiến "thẩm định" cũng như "đồng tình" của những người có trách nhiệm.
    Với cái công trình này, sông Hồng sẽ biến dạng do tư nhân khống chế. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm và vô lý không thể chấp nhận được. Một con đường 5, biến thành BOT đã vô lý (ai đi qua phải trả tiền), còn có thể chấp nhận, nhưng biến một con sông thành môt thứ do tư nhân sở hữu và khống chế, chỉ nhằm một mục tiêu giao thông lấy tiền cho nhà thàu, thì vô lý gấp hàng trăm lần, không thể chấp nhận, vì dòng sông động chạm tới nhiều vấn đề cơ bản trong cuộc sống của quốc gia dân tộc. Giá trị giao thông chỉ là môt phần của dòng sông và việc khai thác nó phải phục tùng các giá trị cơ bản khác lớn hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Một bài viết thật hay và nhiều Ý KIẾN góp ý thật hay

    Thân chúc trang nhà Đại tá BÙI VĂN BỒNG thành công

    cùng với các TÁC GIẢ UY TÍN và các CÒM SĨ có trách nhiệm

    trong SỰ NGHIỆP DÂN TỘC chống lũ hại DÂN bán NƯỚC a tòng với ĐẠI HÁN

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  15. Anh Trường kính mến,
    Em đang thấy có một dự án"khủng" hơn nhiều, đe dọa hàng triệu người dân ở Đồng bằng sông Hồng đó là xây đâp trên sông Hông, với mục đích có vẻ rất "dân sinh": kết hợp phát điện, nâng cấp đường giao thông thủy và lấy nước phục vụ nông nghiệp, được 3 Bộ liên quan cũng rất "khủng" ủng hộ đề xuất Chính phủ cho thực hiện. Đây chính là đề tài sở trường của anh Tô Văn Trường đấy. Mong anh góp gió để Chính phủ tỉnh táo cân nhắc đi ạ.

    Trả lờiXóa
  16. PGS Trần Viết Ổnlúc 22:25 8 tháng 5, 2016

    Mấy ngày gần đây thông qua mạng, em thấy có dự án "khủng" của tập đoàn Xuân Thành đề xuất về cải tạo hệ thống sông Hồng cho mục đích giao thông thủy và phát điện. Không nói thì ai cũng hiểu là ngoài 2 mục tiêu chính như đã nói ở trên thì điều quan tâm của Xuân thành là nguồn cát khai thác được thông qua việc nạo vét luồng lạch hàng năm. Đây có lẽ là nguồn lợi chính mà XT nhắm đến. Dù thế nào thì việc biến một dòng sông thành của riêng nhà đầu tư thì Chính phủ cũng cần cân nhắc thật thấu đáo trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
    Là nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực thủy lợi, em nghĩ anh nên có ý kiến phản biên về vấn đề này để Chính phủ cân nhắc trước khi quyết định "tư nhân hóa" sông Hồng.
    Chúc anh khỏe, Vui.
    PGS Trần Viết Ổn
    (Phó hiệu trưởng trường đại học Thủy lợi)

    Trả lờiXóa
  17. Tầu khống chế nguồn nước cả 2 đâu đất nước. Trong nam là sông Mekong, ngoài Bắc là sông Hồng. Nước là sự sống, không chủ động được nguồn nước là khốn khổ , chưa nói đến chất lượng nước. Chưa có bao giờ VN lại quỵ lụy hèn kém như bây giờ. Ngoài biển Đông ngư dân đang oằn lưng đánh bắt cá , dấn thân như chiến sĩ bảo vệ chủ quyền đáp lại là sự săn đuổi cướp, húc chìm thuyền của Tầu lạ. Cá đánh về cũng không bán được vì chất độc ảnh hưởng khắp nơi, kinh tế phá sản, lòng dân ly tán. Thế mà vẫn còn những bọn táng tận lương tâm đưa ra ý tưởng phục vụ giao thông cho Tầu bất chấp hậu quả dân ta phải lĩnh. Nhục.

    Trả lờiXóa
  18. Kính gửi TS. Tô Văn Trường,
    Cảm ơn bác vì những bài viết sâu sắc và uyên bác. Môi trường của Việt Nam đang bị hủy hoại quá nhanh và trầm trọng, trong khi nhận thức về hậu quả của việc phá hoại môi trường đang ở mức quá thấp. Quả thật là chưa ai có thể lường hết tác hại của một nhà máy thép tầm cỡ như cái ở Vũng Áng. Rồi thì hàng tỷ m3 khí độc, hàng triệu tấn xỉ sẽ đổ đi đâu? Đất, Nước và Không khí sẽ bị ô nhiễm hết, quá xót xa.
    Hiện nay còn một Dự án vừa được lên báo để làm động tác thăm dò nữa đó là làm đập thủy điện nhiều bậc trên sông Hồng. Trong khi chủ đầu tư nói các bộ ngành và địa phương ủng hộ cao thì nguyên thứ trưởng NN&PTNT đã lên tiếng cảnh báo về việc mực nước sông Hồng sẽ hạ thấp nữa dẫn đến nguy cơ mất vựa lúa ở Đồng bằng sông Hồng.
    Kính mong bác dành thời gian theo dõi thêm những vụ việc này với các bài báo sắc sảo để kịp thời cảnh báo đến xã hội và chính quyền.
    Chúc bác luôn dồi dào sức khỏe!
    Cháu Quang - một fan luôn đọc các bài viết của bác.

    Trả lờiXóa
  19. http://www.hanoiparis.com/img_poeme/1229.jpg

    Buổi Sáng trên Đê Sông Hồng (2)
    Sông Hồng ơi !
    Ngàn năm Thăng Long xưa huy hoàng vẫn đây
    Ngút ngàn bạt ngàn
    Lộng gió còn Hương Thời gian Thời khuyết sử
    Vang lên vang lên bài ca giữ Nước bi hùng
    Câu chuyện Dòng Sông Hồng ngàn năm sóng vỗ
    Ru ngủ muôn ngàn linh hồn trong Sông Núi hùng thiêng
    Hà Nội - Thăng Long Ngàn năm





    Sông Hồng trống chiêng ngày hội
    Ngàn năm sóng vỗ miên man về tới Đền Hùng vô cùng
    Thăng trầm Sử lịch bụi hồng thủy chung
    Hồng Hà thổi mãi ngàn năm
    Tiếng sóng vọng ngàn sâu
    Nghe như tiếng voi gầm đoàn quân Hai Bà Trưng Bà Triệu
    Đầu gành sông Hát vọng về tạc vào lịch sử
    Ngàn tấm gương Anh thư Anh hùng
    Sông Hồng sóng vọng ngàn sâu trinh nguyên như trinh nữ






    Thành phố đôi bờ sông Hồng chưa chắc có TƯƠNG LAI !




    Thành phố bên đôi bờ sông Hồng
    Có hướng Tương lai không ???


    Hà Nội - Thăng Long Ngàn năm
    Trung tâm hai bên bờ sông Hồng
    Giá bèo thương hiệu rẻ mạt hữu hình
    Kiến trúc cảnh quan Sông Hàn
    Lạnh buốt giữa Trái Tim cả Nước
    Ngay chính lòng Hà Nội
    Ôi Hàn Giang nào từ Phố Biển Đà Nẵng thân yêu
    Sông Hàn từ Hán Thành Hàn Quốc


    Sông Hồng ơi !
    Ngàn năm Thăng Long xưa huy hoàng vẫn đây
    Ngút ngàn bạt ngàn
    Lộng gió còn Hương Thời gian
    Vang lên vang lên bài ca giữ Nước bi hùng
    Thành bài học máu xương làm ăn kinh tế quốc dân hôm nay !
    Cho đàn con đàn cháu cần tỉnh táo
    Cân nhắc xem xét tránh đại họa về sau !

    * * *

    Thành phố bên đôi bờ sông Hồng
    Có hướng Tương lai không ???


    Đi về đâu nơn vạn hộ dân ven sông Hồng ?
    Đi về đâu Yên Phụ - Liên Hồng ?
    Máu bao Anh hùng Vô danh nhuộm đỏ khúc sông
    Tạc vào không gian
    Khắc vào Thời gian
    Bao tấm gương Anh thư Anh hùng liệt nữ


    Đi về đâu nông dân bị cướp đất mất nhà ?
    Không nghề không nghiệp !
    không cửa không nhà !
    Đi về đâu nông dân Liên Hồng ?
    Từng giờ từng phút từng giây đối đầu bao kẻ thù
    Ngẩng cao đầu chiến đấu
    Kiên cường bám đất giữ làng...
    Đi về đâu những Bông Hồng thôn nữ vệ quốc quân ?
    Đi về đâu những cành huệ trắng tâm tang nguyện cầu linh hồn liệt sỹ
    Xác bồng bềnh Sông Hồng cuộn sóng tiễn đưa về tận Chân trời…



    Đi về đâu các cháu bé thơ thiếu học hành... ?
    Đi về đâu làng nghề dân gian ?
    Đi về đâu điểm dân cư truyền thống ???
    Đi về đâu mênh mông cát mềm phù sa ?
    Đi về đâu dân vũ dân ca hân hoan bên đời khát vọng ?
    Đi về đâu đôi bờ bên bồi bên lở bình yên ?
    Đi về đâu dòng nước xuôi theo dòng vẫn thứ tha bao dung ??
    Đi về đâu câu chuyện Dòng Sông Hồng ngàn năm sóng vỗ
    Ru ngủ muôn ngàn linh hồn trong Sông Núi hùng thiêng


    * * *

    Thành phố bên đôi bờ sông Hồng
    Có hướng Tương lai không ???


    Hay chỉ là kịch bản tồi
    Cuộc vận động hành lang ma quỷ
    Cảnh tang thương nông dân mất đất mất nhà ?
    Đền bù thu hồi với giá như cho
    Đầu tư chút ít nhỏ giọt lấy nhử làm mồi
    Huy động vốn nội địa Việt Nam
    Lấy mỡ nó rán nó
    Rồi bán lại giá cắt cổ nhổ lông !
    Tất cả đang lôi kéo vào guồng chơi bị động


    Khóc lên đi hỡi câu chuyện dòng sông Hồng
    Cho nở lớn tầm nhìn xa thấy rộng những con người trách nhiệm
    Sông Hồng trống chiêng ngày hội
    Ngàn năm sóng vỗ miên man về tới Đền Hùng vô cùng
    Thăng trầm Sử lịch bụi hồng thủy chung
    Hồng Hà thổi mãi ngàn năm
    Tiếng sóng vọng ngàn sâu
    Nghe như tiếng voi gầm đoàn quân Hai Bà Trưng Bà Triệu
    Đầu gành sông Hát vọng về tạc tượng vào lịch sử
    Ngàn tấm gương Anh thư Anh hùng
    Sông Hồng sóng vọng ngàn sâu trinh nguyên như trinh nữ
    Hát lên khúc tự tình quặn lòng réo rắt không hư
    Đấy là linh hồn Cha Ông chết linh thiêng trở về...
    Nhắn gọi Thành phố bên đôi bờ sông Hồng
    Có hướng Tương lai không ???



    Nguyễn Hữu Viện

    Trả lờiXóa
  20. Xem Tam Quốc Chí, Lã Mông giấu quân trong thuyền rồi bất ngờ đánh úp Kinh Châu, nhà Thục từ đó mà bị tiêu diệt.
    Với dự án Sông Hồng kết nối Vân Nam, biết đâu có thằng tướng Tàu con cháu Lã Mông là thằng Lã Đít chẳng hạn, cũng giấu quân trong sà lan rồi đánh úp Hà Nội, Việt Nam 4.000 năm lịch sử liệu có còn không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Mọi chỉ thị của nó đều được thi hành răm rắp suốt hơn hai chục năm qua, trồng cây sắp đến ngày hái quả, nó có điên đâu mà đánh VN cho hỏng việc!

      Xóa
  21. Nước Việt đang thời bị trời trừng phạt. Hạn hán xâm nhập mặn ở miền tây nam bộ, khô hạn khốc liệt Tây Nguyên. Cá chết trắng biển ở miền Trung. Dự an giao thông thủy sông Hồng đang trên bàn giấy của Thủ tướng. Nhà nước vay nợ để ăn và trả nọ. Bao nhiêu phân trăm do thiên tai và do nhân tai?

    Trả lờiXóa
  22. Thưa TS Trường , khi xây 6 con đập trên sông Hồng , liệu chúng có gây lũ lụt khi có mưa lớn đầu nguồn ? vì tôi tin là dòng chảy sẽ bị hạn chế .
    Sông Hồng có sức tải phù sa lớn , như hiện nay , khi chưa có đập , phù sa sẽ bồi đắp cửa biển , nhưng nếu bị các con đập ngăn lại , phù sa lắng đọng trong đập , lâu dần theo thời gian , sông Hồng sẽ chết ! Ở một số nước vùng Balkan họ cũng xây đập ngăn sông , nhưng nước thường xuyên chỉ tới đầu gối vì đủ các thứ tích tụ trong đập . Số phận sông Hồng cũng sẽ như thế sao ?.

    Trả lờiXóa
  23. Nói tóm lại,không dài dòng văn tự,những người dân chân chính của đất nước VN hễ thấy thằng nào có manh tâm bán nước thì CẮT CỔ nó ngay ( ví dụ,hiện tượng Phùng quang Thanh=> cắt cổ 2 cha con nó ngay,để nó sống thì bất công lắm,tài sản kếch sù của nó do hút máu mủ của nhân dân VN mà có,để cho nó tiếp tục hưởng à ???)

    Trả lờiXóa
  24. Ai là "cổ đông" của cái tập đoàn Xuân Thành?
    Chắc chắn là mấy tay chóp bu đãng.
    Đây vừa là dự án vơ vét tài nguyên đất nước vừa là chiêu rửa tiền tinh vi của bọn chúng.Vì thế nó "nhận được sự đồng thuận của các bộ ngành".
    Bọn chúng sẵn sàng tàn phá đất nước,huỷ hoại môi sinh miễn là vơ vét đầy túi.
    Khốn nạn là ở chổ,chúng được cái bình của lão lú che chắn,bảo vệ kĩ lưỡng.

    Trả lờiXóa
  25. Ôi, đất Việt đau thương: Biển chết, sông Cửu Long chết, với "đà tham" kiểu này rồi sông Hồng cũng chết, cuối cùng chết dân!Tanh bành đất nước, lão Trọng ơi!

    Trả lờiXóa
  26. Thế là chúng ta chắc,
    Have one foot in the grave!
    Gần đất xa trời!

    Trả lờiXóa
  27. Kêu cái lão già LÚ LẪN đó làm gì cơ chứ ?
    Đây là con đường hủy diệt VN.của giặc Tàu cộng theo đúng
    "quy trình" hiệp định Thành Đô đến đích nắm 2020 !

    Trả lờiXóa
  28. Nhờ các nhà khoa học chân chính và tâm huyết cực lực phản đối dự án đầy khuất tất và hiểm họa này, nên tôi mới nghe tin nhiều cơ quan ủng hộ đang xem xét lại và chuyển giọng đấy. Mong các nhà khoa học các ngành thủy lợi, tài nguyên nước, giao thông, xây dựng, địa chất, môi trường vv...cùng vào cuộc nói thật lòng mình, không sợ cường quyền.

    Trả lờiXóa
  29. Chủ trương lớn xuất phát từ phần lớn nhiều cái đầu dốt nát và dối trá ắt đẻ ra lũ tham mưu ăn theo nói leo, dựa hơi tiền và quyền lực đẻ ra các dự án quái thai, sống chết kệ bay, tiền thầy bỏ túi, không có gì phải ngạc nhiên

    Trả lờiXóa
  30. Hãy lắng nghe Nguyễn Hữu đối đáp với Trần Thủ Độ để ngẫm suy về thời nay :"– Than ôi, kẻ ngồi trên cao không thể thấy hang sâu đang đục ngàu bùn, đúng lắm thay, đắng chát lắm thay. Ngài có biết gần đây khắp các địa phương bọn tham quan ô lại đang ngày ngày giao thương với giặc phương Bắc hay chăng. Chúng bán đất cho giặc lập đồn ấp sản xuất các loại vũ khí, mua độc dược về điều chế thành thực phẩm bán rẻ cho dân chúng. Bao nhiêu người nghèo khổ chết mòn chết dần vì bệnh tật, đâm đơn cầu cứu nhưng nào có thấu đến tai các bậc ở kinh thành. Cứ tình hình này rồi đây hoàng thượng chỉ còn cai quản một đất nước đầy xương trắng mà thôi."

    Trả lờiXóa
  31. Nhà nước lo không để xảy ra bạo loạn như trước đây ở Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Áng nhưng đàn áp, đánh cả phụ nữ đang mang theo trẻ em tuân hành ôn hòa bảo vệ môi trường ngày hôm qua được đăng trên mạng thật không thê hiểu nổi.

    Trả lờiXóa
  32. Cả cái đảng lúc nào cũng tự sướng là "vĩ đại" là muôn năm" này đang bị một nhúm lợi ích nó sỏ mũi dắt đi như con bò vậy! Tất cả chỉ vì ngu và tham, đến học sinh cấp 3 chúng cũng nhận ra sự tàn phá thiên nhiên của bọn này!

    Trả lờiXóa
  33. sao lại không có khả năng hoàn vốn? riêng cái vụ lợi dụng việc nạo vét để lấy cát bán cũng thừa tỷ đô rồi! chưa kể bọn tàu khựa nó bơm thêm vài tỷ nữa để mà tàn phá đất nước này! có lãi quá đi chứ ! chính phủ đồng ý làm luôn đi rồi mỗi thằng ngoạm một miếng ! xong té như 3X đấy ! ngu gì không làm

    Trả lờiXóa
  34. Đất nước lầm than do cái túi không đáy của các nhóm lợi ích cấu kết với giới thẩm quyền. Xuân Thành là sân sau của ai nhỉ?

    Trả lờiXóa
  35. Thời nay còn tệ hại hơn thời Trần Thủ Độ. Nguyễn Hữu nói thẳng, nói thật được Trần Thủ Dộ trọng dụng mời làm quan. Ngày nay có Nguyễn Hữu tái sinh bị ghép ngay vào tội phản động , dám phê phán góp ý về chủ trương lớn của đảng và nhà nước.

    Trả lờiXóa
  36. Việt Nam có 2 loại dự án làm cho thế giới nể phục và ngưỡng mộ đó là: 1/ Những dự án đỉnh cao trí tuệ =tượng đài.công sở...,2/Nhựng dự án của nhóm lợi ích=phá nát tài nguyên đất nước .Riêng dự án cũa người dân thì không còn gì để làm...

    Trả lờiXóa
  37. Tôi cũng chỉ là một bác sỹ nghỉ hưu , nhưng khi đọc bài viết này của Ts Tô văn Trường , tôi đã dự cảm sự bất an , sự liều lĩnh của những người được cho là " lãnh đạo thiên tài " CSVN khi đề xuất dự án " trị thủy sông Hồng " với biết bao sự " lãng mạn như thơ " ! ( Nói dại , nếu như Nguyễn tấn Dũng cùng bộ sậu của hắn " thắng " trong cuộc chạy đua chức quyền vừa qua tại đại hội XII CSVN thì có lẽ dự án này sẽ trở thành hiện thực chứ chẳng chơi ! ) . Với sự phân tích thấu đáo của các nhà khoa học tử tế như Ts Tô văn Trường , Gs - Ts Đặng hùng Võ .... về sự " lợi bất cập hại " của dự án sông Hồng như thế mà bọn " lãnh đạo thiên tài " vẫn cứ cắm đầu cắm cổ thực hiện thì đúng là dân Việt nam lại gặp đại họa ( chúng làm vụ này không phải là do dân - vì dân mà vì sự vụ lợi của nhóm lợi ích CSVN mà thôi ) . Đất nước này còn khốn nạn , khốn khổ dài dài vì tập đoàn CSVN . Ôi , cái thời buổi chết tiệt này , sao lắm nhiễu nhương làm vậy chứ !

    Trả lờiXóa
  38. Tin vui Thủ tướng đã cho ngừng không xem xét dự án này vì không có trong quy hoạch.

    Trả lờiXóa
  39. dân Việt đâu biết chuyện này?
    Khốn nạn thế này đây: "Tôi cũng biết rằng dựa vào TQ thì sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất đảng" -Nguyễn Văn Linh-trả lời các thành viên Bộ chính trị sau khi ký mật ước Thành Đô 4/9/90.
    Rõ ràng mất nước, dân nô lệ vì cái đảng csVN
    CCB đánh Tàu- Dân HN

    Trả lờiXóa
  40. Trong một clip quay biểu tình ở quanh nhà thờ Đức Bà ngày 8 tháng 5 em chợt chú ý đến anh. Anh trông rất bình thường trong chiếc áo thun sọc ngang, đội nón kết và đeo khẩu trang. Tất nhiên là với trang phục kín đáo đó, cho tới nay, em không biết anh là ai.
    Anh cầm điện thoại to, có vẻ là đang làm nhiệm vụ quan trọng.
    Anh chỉ tay điều khiển ai đó như đang chỉ huy.
    Anh thấy một người phụ nữ đang cầm biểu ngữ giấy trắng đòi bảo vệ môi trường và anh rướn người giật phắt tờ giấy đó vứt vào xe tải nhỏ.
    Đến bây giờ thì em nhận ra anh. Có lẽ anh đang chống biểu tình.
    Nhưng sao anh không mặc sắc phục công an? Sao anh phải đeo khẩu trang y tế? Anh sợ bị ô nhiễm chăng? Hình như không phải vậy, bởi vì anh đang chống lại những người đang chống ô nhiễm môi trường. Có lẽ anh đeo khẩu trang chỉ để che mặt, để giấu mặt khi làm một hành vi đáng hổ thẹn.
    Anh giấu vậy thì che được em và nhiều người khác nhưng chắc vợ con anh, mẹ cha anh thì vẫn nhận ra anh trong clip. Ngoài những người thân của anh còn có những đồng nghiệp anh, có trời, có đất và có chính anh nhận ra anh. Họ vẫn thấy rất rõ việc anh đang làm. Họ thấy anh giật phăng tờ biểu ngữ trắng vẽ con cá hiền lành. Họ thấy anh thị uy với mấy chị phụ nữ đang đòi một môi trường trong sạch. Môi trường đó đang bị xâm hại khiến cho cá tôm chết, sinh vật biển chết. Vợ anh không dám đi chợ vì sợ làm món độc cho anh, con anh, mẹ anh… Họ đấu tranh để con anh có bữa ăn an lành ở nhà trường. Họ lên tiếng để bữa nhậu hỉ hả của anh với các món tôm hùm, cá mú không bị nhiễm kim loại nặng. Họ muốn gia đình anh được tắm biển trong lành, mát mẻ vào mùa hè này…
    Anh đang chống lại những người muốn bảo vệ cho anh và gia đình anh. Anh chống lại lương tâm con người. Anh đang chống lại những người tử tế. Anh đang chống lại vợ con anh, cha mẹ anh…
    Không ai nhận ra gương mặt anh nhưng chính anh nhìn vào gương và nhìn thấy rõ mặt của anh, một gương mặt đáng sợ. Vợ anh sẽ thấy sợ cái mặt phía sau chiếc khẩu trang. Con anh sẽ ám ảnh gương mặt đáng sợ của anh sau lớp khẩu trang. Anh đang mang một gương mặt mà anh giấu hết mọi người bởi lẽ anh đang làm một công việc xấu xa, đê hèn và nhục nhã.
    Anh muốn giấu nhưng không thể giấu được dù anh có mang bao nhiêu lớp khẩu trang. Từ nay trở đi, dù có hay không có khẩu trang anh cũng đã đeo lên mặt một gương mặt đáng sợ nhất, gương mặt của bạo tàn, của kẻ giết chết lương tri.
    (Em mong mọi người share để stt này đến được gia đình anh).

    ____________

    Thông tin thêm:

    Họ tên: Phạm Hữu Đức
    Ngày sinh 09/10/1990
    Nguyên quán:Thái Nguyên - Thái Thụy - Thái Bình
    Sdt:0979063179
    Có 1 cửa hàng di động riêng tại Nguyễn Trãi, p2, q5. Hiện đang được xác minh
    Email: phamhduc.tb@gmail
    Yahoo: phamhductb@yahoo.com
    Sử dụng iphone với thuê bao trả trước
    Công tác tai CAQ5

    Nguyên nhân: là kẻ thường xuyên trà trộn tham gia vào đoàn tuần hành, đánh đập, bắt bớ người dân tuần hành ôn hòa vì môi trường một cách dã man.
    CCB F330

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy THIẾN ngay cho MẤT GIỐNG gian ác !

      Xóa
  41. Dear anh Thang văn Phúc
    Tôi rất chia xe ý kiến của anh,chỉ có Nhà nước của dân do dân vì dân thực sự và được phép của toàn dân thông qua các tổ chức dân sự độc lập phi lợi nhuận mới có thể khởi động dự án này.
    Tôi,Đào Đình Bình cựu thuyền trưởng tàu hút bùn 20/4 T công ty Sông Đà,sinh viên khóa 12 khoa thủy lợi cảng Đại hoc xây dựng.

    Trả lờiXóa