Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Thúc đẩy tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp bền vững

Ảnh minh hoạ (Ảnh: BVB)
Trong xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa là một nội dung rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng cơ giới hoá, khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác.
Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, đa số diện tích đất được sử dụng cho trồng trọt. Mặc mặc dù đã chuyển đổi khoảng 700.000 ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho mục đích công nghiệp, thuỷ điện, phát triển đô thị, nhưng tổng diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng 15% kể từ năm 2000. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2001 - 2003, diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 8,9 triệu ha, thì con số này tăng lên 10,2 triệu ha trong giai đoạn 2011 - 2013.
Còn theo số liệu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, từ năm 2000, tuy diện tích đất trồng lúa thay đổi rất ít, dao động trong khoảng 4 - 4,2 triệu ha, nhưng diện tích gieo trồng vẫn tăng trung bình 1,7%/năm trong giai đoạn 2000 - 2010 do canh tác 2 - 3 vụ mỗi năm. Diện tích gieo trồng lúa một số năm vượt 7,5 triệu ha. Diện tích gieo trồng cây hàng năm không thay đổi đáng kể trong những năm 2000, nhưng trong vài năm gần đây đã tăng lên, chủ yếu là ngô và sắn. Diện tích trồng cây hàng năm khác đã tăng từ 2 triệu ha trong thập niên 2000-2010, lên 2,3 triệu ha trong thời gian gần đây.
Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam được thực hiện dưới các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau như hộ nông nghiệp, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp,… Và, khoảng 90% đất nông nghiệp thuộc các hộ nông nghiệp và các trang trại, 6% thuộc các doanh nghiệp, số còn lại thuộc các cơ sở khác. Đa phần các hộ nông nghiệp có quy mô rất nhỏ. Theo số liệu Tổng điều tra nông nghiệp của Tổng cục Thống kê, cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp thay đổi rất ít. Nhóm có quy mô sản xuất nhỏ dưới 0,2 ha chiếm khoảng 35%; nhóm có quy mô trên 2 ha chiếm khoảng 6%. Tuy vậy, thực tế ở nhiều nơi cho thấy các hộ quy mô rất nhỏ lại thu được hiệu quả cao - tính theo sản lượng bình quân trên diện tích đất canh tác và nguồn lực khác. Đối với một số loại cây trồng trong một số trường hợp, hiệu quả tăng dần với quy mô đến một mức độ nào đó, sau đó giảm khi quy mô tiếp tục tăng. Nhưng, quan niệm “nhỏ là tốt” này chưa tính đến vấn đề quản lý rui ro của chủ hộ cũng như các chi phí giao dịch cao khi phải thu gom sản phẩm của nhiều hộ nhỏ để mang ra thị trường.
Nhìn chung, các hộ nông dân nhỏ không đạt hiệu suất cao do ruộng đất manh mún, phân tán. Tại nhiều nơi, ruộng đất được chia đều cho mọi người. Kết quả là các hộ có từ 3 - 4 mảnh ruộng, thậm chí nhiều hơn, và các mảnh ruộng đó lại cách xa nhau. Thực tế đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả quản lý. Mức độ manh mún tại mỗi địa phương khác nhau, do đặc điểm địa hình, mật độ dân số, cách thức phân bố đất, các yếu tố lịch sử và văn hóa khác. Nhìn chung, hai vùng có mức độ manh mún cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc.
Trước thực trạng này, nước ta đã đề ra mục tiêu giảm mức độ manh mún đất đai thông qua chương trình dồn điền đổi thửa, khuyến khích các hộ nông dân đổi ruộng cho nhau để có các mảnh liền thửa và gia nhập hợp tác xã. Tại một số nơi, nông dân cho doanh nghiệp thuê đất và một số thành viên gia đình tiếp tục làm việc trong các trang trại được quản lý chuyên nghiệp hơn. Những chương trình này đã mang lại một số hiệu quả, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Hồng. Tính chung cả nước, số thửa bình quân mỗi hộ đã giảm từ 4,27 thửa năm 2004 xuống còn 2,83 thửa năm 2014. Tuy vậy, tình trạng manh mún đất đai vẫn là cản trở đáng kể đối với quá trình hiện đại hóa nông nghiệp. Tại hầu hết các địa phương trong cả nước, thị trường cho thuê đất vẫn chưa phát triển do hạn chế về quy mô thửa ruộng, chi phí giao dịch cao và công tác định giá đất của chính quyền địa phương còn nhiều bất cập.
Nhìn chung, Việt Nam hiện mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình tập trung ruộng đất, tuy tốc độ tập trung sản xuất hàng hóa diễn ra nhanh hơn, nhất là trong ngành chăn nuôi, lúa gạo và một phần trong ngành thủy sản. Đa số các hộ nông dân vẫn không thoát ly mà tiếp tục sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình, gồm hầu hết nhóm có dưới 0,2 ha đất, có lẽ sẽ tiếp tục bám vào đất nông nghiệp vì những lý do xã hội hơn là kinh tế. Nếu giữ được đất nông nghiệp có nghĩa là đảm bảo được an sinh, duy trì được quan hệ gắn kết với cộng đồng và có lẽ là cả nơi nghỉ hưu khi tuổi già.
Trong một thời gian dài, nền nông nghiệp truyền thống của Việt Nam chủ yếu dựa trên sức người và gia súc cày kéo, mức độ sử dụng máy móc rất ít. Dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất đã tạo điều kiện cơ giới hóa phát triển nhanh trong những năm gần đây dưới sức ép của các yếu tố như tăng chi phí lao động, nỗ lực giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp. Máy cày, máy bơm và các máy thu hoạch khác ngày càng được sử dụng nhiều, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và những nơi diện tích thửa ruộng lớn hơn 1 ha. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, công suất máy nông nghiệp cũng tăng lên với tốc độ ngày càng cao. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công suất máy nông nghiệp tăng từ 4,6% trong nửa đầu thập kỷ 2000 lên 11% năm 2011. Tổng số máy cày dùng trong nông nghiệp tăng từ 163.000 năm 2000 lên khoảng gần 375.000 vào thời điểm hiện nay.
Thực tế cho thấy, dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cho các nông hộ nhỏ đạt lợi thế nhờ quy mô. Tập trung ruộng đất bằng nhiều hình thức khác nhau để nâng cấp sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí trong chuỗi giá trị, giúp các hộ nông dân đảm bảo một mức sống trung bình từ sản xuất nông nghiệp.
Tập trung ruộng đất cũng tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất khi giá nhân công tăng. Thực tế cho thấy sự phát triển của thị trường cho thuê đất nông nghiệp là phương pháp tập trung ruộng đất quan trọng mà không cần thay đổi quyền sở hữu ruộng đất tại Việt Nam. Để hỗ trợ hoạt động này, cần tăng cường các dịch vụ liên quan, như dịch vụ thông tin, đăng ký, giải quyết tranh chấp đất đai và các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Cần khuyến khích nông dân tham gia các hình thức hợp tác hoặc hỗ trợ doanh nghiệp liên kết kinh doanh để dựa trên việc tận dụng được lợi thế theo quy mô nhờ tập trung được nguồn lực.
Tiếp tục khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mới về thực phẩm, cải thiện thu nhập và việc làm. Muốn vậy, cần cho phép nông dân có thêm nhiều lựa chọn sử dụng đất bằng cách nới lỏng hạn chế về sử dụng đất lúa, tăng cường dịch vụ thủy lợi và xây dựng hạ tầng tưới tiêu linh hoạt hơn phù hợp với các loại cây trồng khác nhau. Đồng thời, cần tăng cường dịch vụ thú y, theo dõi dịch bệnh, nâng cao năng lực thực thi các quy định về sử dụng hóa chất nông nghiệp, kháng sinh, tạo điều kiện tiếp cận vốn cho nông dân và các doanh nghiệp nhỏ.
Hỗ trợ bảo vệ môi trường để cạnh tranh về chất lượng. Một số chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trước đây có vẻ mâu thuẫn với các mục tiêu về bảo vệ môi trường. Nhưng, Việt Nam có thể biến bất cập thành lợi thế. Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở thành trách nhiệm quan trọng. Với nhận thức về môi trường, Chính phủ có thể tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào bảo vệ môi trường thông qua các biện pháp ưu đãi và cung cấp thông tin.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, để thúc đẩy tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất hàng hoá lớn, thì vấn đề quản lý rủi ro khí hậu cần triển khai theo hướng thích ứng. Nền nông nghiệp Việt Nam bị đe dọa bởi các rủi ro của biến đổi khí hậu như biến động lượng mưa, biến động nhiệt độ, nước biển dâng. Vì vậy, công tác xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cần đi theo 3 hướng, bao gồm việc xây dựng các nguyên tắc về quản lý thích ứng; tăng cường năng lực ứng phó thông qua thúc đẩy năng lực sáng tạo ở các cấp; và ưu tiên các chiến lược giảm thiểu rủi ro.
Nhanh chóng cải tiến công tác quản lý nguồn nước. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng về sử dụng đất, nước và ngân sách, cần liên tục cải tiến công tác thủy lợi theo hướng tăng hiệu quả và tính trách nhiệm. Tình trạng thiếu nước ngọt để sản xuất nông nghiệp thời gian qua ở miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long thời gian vừa qua là một ví dụ điển hình. Các bộ, ngành cần làm việc với các địa phương và các tổ chức sử dụng nước để thúc đẩy và khuyến khích tưới tiêu sao cho phù hợp hơn với nhu cầu người dùng bằng cách điều chỉnh các biện pháp ưu đãi…/.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “…đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất, thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh…” 
Đặng Hiếu/ Tạp chí Cộng sản
--------------

13 nhận xét:

  1. Tay hiếu chân đút gậm bàn phòng lạnh biên bài
    Đi xuống xã huyện mà nghe dân ai oán






    Trả lờiXóa
  2. Tích tụ ruộng đấtbằng phương pháp cướp không à?

    Trả lờiXóa
  3. Thông thường, những vùng đất nông nghiệp màu mở thích hợp với loại cây trồng nào, người ta sẽ phát triển cây trồng đó, còn nhửng vùng đất không hợp với nông nghiẹp, người ta mới xây dựng công trình.
    Những năm gần đây, người ta thấy những điều ngược lại: Những vùng đất màu mở đang canh tác, bị chính quyền đem xe ủi, lực lượng công an ra tịch thu, cưỡng chế, mặc cho nông dân ra sức chống đối, sau khi tịch thu xong thì có nơi lại bỏ...hoang cho cỏ mọc!
    Với cái đà này, chỉ ít lâu nửa thì những vùng đất nổi danh cùng với đặc sản cây trái của nó, có lẽ chỉ còn tìm trong những truyện cổ tích, về một nước Việt Nam xa xưa nào đó... nay ...đã mất !

    Trả lờiXóa
  4. Việc quan tâm đến sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết . Sản xuất nông nghiệp đối với nước ta càng có ý nghĩa và quan trọng trong tương lai gần trước sự hội nhập quốc tế . Phải hội nhập trong thế mạnh của nền kinh tế . Phải hội nhập một cách chủ động !
    Rất tiếc trong thời gian vừa qua, chúng ta muốn đổi mới, muốn tăng trưởng, chúng ta dồn sức công nghiệp hóa . Nhưng công nghiệp hóa bằng công nghệ gì , lợi ích từ công nghệ đó hiện nay ra sao ... hình như những người cầm quyền không chú ý tới. Chúng ta đã công nghiệp hóa bằng những nhà máy với công nghệ lạc hậu , người ta muốn thải loại . Không thể biến nền công nghiệp Việt nam thành một kiểu bãi rác của thiên hạ. Rất tiệc ... chúng ta đã chuyển về không biết bao nhiêu là bãi rác thải công nghiệp dưới dạng những ụ nổi ụ chìm , xây dựng những khu công nghiệp hoành tráng mà chưa sản xuất đã xả độc gây thảm họa kinh hoàng . Chúng ta hy vọng công nghiệp hóa sẽ mang lại cho Việt nam một bộ mặt mới, sẽ làm cho đân ta có nhiều công ăn việc làm , thu nhập quốc dân sẽ tăng như ngựa phi ... Thực tế thì ngược lại , trong khi chúng ta để cho nông dân được mùa thì mất giá , thu trong sản xuất không lại với các khoản chi . Nông dân luôn luôn vất vả nhưng nghèo . Việc quan tâm tìm những giải pháp nâng cao năng suất lao động nông nghiệp là cần thiết, đúng hướng nếu chúng ta tận dụng được những thuận lợi về đất đại , về điều kiện thiên nhiên . Trên thế giới đã có nhiều nước kiếm lời rất hấp dẫn nhờ nông nghiệp . Vì vậy nghĩ về nông nghiệp Việt nam không nên dừng lại ở những cố gắng " cổ điển " mà phải tìm những hướng đi riêng đồng thời với việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước . Những thành quả về nông nghiệp của Israen , của Malaisia , của Nhật ... rất đáng quan tâm , học hỏi , từ đó tìm cho mình một con đường thích hợp của riêng mình , thích hợp với những điều kiện của nước ta mà những nước khác không có.
    Ngoài việc tích tụ ruộng đất cho sản xuất lớn nông nghiệp , như tác giả đã nói ở trên , việc tổ chức tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp cần được sớm quan tâm và thực hiện có bài bản , kết hợp một cách khoa học và có kế hoạch chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến . Chúng ta đã rất bị động vì sản phẩm nông nghiệp được bán ra hoàn toàn dưới dạng nguyên liệu tươi , nên với sức ép của thị trường thì được mùa là mất giá . Vì vậy nếu ta có tích tụ ruộng đất, áp dụng công nghệ mới cho sản xuất , năng suất cao , sản lượng dồi dào nhưng chỉ bán sản phẩm nguyên liệu tươi , để cho thương lái ép giá thì rồi lại công cốc cho người nông dân - được mùa mất giá , mất mùa thì chồng chất nợ nần vì giá giống, giá phân bón, giá công máy ... Chưa thấy nhà nước có chủ trương và tạo điều kiện cho công nghiệp hóa phục vụ nông nghiệp , phục vụ chế biến sau thu hoạch . Tôi nghĩ đay là việc không thể không làm .
    Một điều mà tôi thiết nghĩ là cần bảo vệ đất đai cho nông dân . Không thể tùy tiện thu hồi đất của dân cho những dự án không phục vụ quốc phòng và phúc lợi xã hội . Nếu muốn sử dụng đất cho các dự án ngoài hai nội dung nói trên thì phải thỏa thuận theo quy chế thị trường. Nhà nước không nên - có lẽ phải nói rõ hơn : không được phép đưa công an, quân đội đi cưỡng ép chiếm đoạt đất nông nghiệp của nông dân nếu không thỏa thuận, tính toán thỏa đáng . Phải bảo vệ đất nông nghiệp , phải tôn trọng nông dân . Phải làm cho nông dân thấy có thể sống sung túc với sản xuất nông nghiệp , gắn bó với ruộng đất và thiết tha với những toan tính nâng cao sản lượng và chất lượng của sản phẩm của mình . Israen đất cằn khô cạn nhưng họ đã có một nền nông nghiệp hấp dẫn . Tôi nghĩ người Việt nam cũng sẽ làm được như họ nếu chúng ta biết tôn trọng nguyện vọng và sự sáng tạo của người nông dân . Gương của Đoàn Văn Vươn và nhiều lão nông mới ở đồng bằng sông Cửu long là những mẫu người làm nên chuyện lớn , đang tiềm ẩn trong mọi miền đất nước. Vấn đề là họ phải được thực sự tự do và được tôn trọng !

    Trả lờiXóa
  5. "Việt Nam (của VC) là đất nước không chịu phát triển!"
    (Bà Phạm Lan Chi)

    Trả lờiXóa
  6. Đây có vẻ là chính sách đỡ công san ủi sau khi cướp của dân bán cho doanh nghiệp

    Trả lờiXóa
  7. Đâtx càng quy vùng, bán càng được giá. Đảng khôn thật

    Trả lờiXóa
  8. Tổ Quốc thì giao cho dang lãnh đạo quản lí mâ ruộng đất không giao cho dân thì làm sao phát triển được.Trước đây cứ hô hào"hợp tác hóa,thủy lợi hóa" nhưng nền nông nghiệp lụn bại dân dói vàng măt.Tích tụ ruông đất là quy luật khách quan để phát triển nền nông nghiệp,người nông dân có thể làm giàu trên đồng ruông của mình.Nươc Mỹ rông bao la,diện tích hơn 9 triệu cây số vuông,thế mà chỉ khoảng 20 phần trăm dân làm trong ngành nông nghiệp và chiếm tỷ trong 21 phần trăm tổng thu GDP .Sau hơn nửa thế kỷ cải cách ruộng đất,bây giờ họ mới sáng măt ra,phá nát nền tích tụ ruộng đất đã có để bây giờ mới băt đàu lại,tuy muộn nhưng còn biết quay đầu lại.thế mà cứ bảo đưa dân tộc heo con dường đã chọn cơ đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Chính trị đổi mới lần này , đảng muốn đưa VN trở lại thời kỳ cải cách ruộng đất với danh xưng mới tích tụ ruộng đất .

    Hết tiền , cướp đất một cách hợp pháp hòng nuôi đảng viên .

    Trả lờiXóa
  10. Dồn điền đổi thửa gom kẻng lại
    Cộng trừ lao động ... chấm chấm công
    Bo bo mấy thuở còn vương vấn
    Lê dân lếch thếch sống như không!

    Trả lờiXóa
  11. Dân lương thiệnlúc 16:05 13 tháng 10, 2016

    Bản chất và ý nghĩa của hai từ: CƯỚP RUỘNG ĐẤT của dân hay TÍCH RUỘNG ĐẤT GIAO CHO BỌN ĐỊA CHỦ MỚI chỉ là một.
    Mỗi ngày ĐCS lại nghĩ ra một trò.
    Vậy thì chúng phải chịu chết chém?????

    Trả lờiXóa
  12. Chỉ khi cho "sở hữu tư nhân về đất đai"(bằng khoán chứ không phải "quyền sử dụng đất" như hiện nay) thì người dân mới dám "tích tụ" đất ạ. Thời buổi này tích tụ vàng và USD chắc ăn.

    Trả lờiXóa
  13. Tất cả chỉ có thể nói sau khi đcsVN không còn lộng hành ở đất nước.

    Trả lờiXóa