Chính phủ dứt khoát không nới trần nợ công, siết chặt
kỷ luật tài chính, ngân sách, tạo mọi điều kiện để phát triển doanh nghiệp, đẩy
mạnh thu hút đầu tư từ xã hội để tạo nguồn lực cho tái cơ cấu...
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Quốc hội tỉnh
Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp tổ sáng 22/10
về các vấn đề tái cơ cấu thu chi ngân sách gắn với bảo đảm an toàn nợ công,
thúc đẩy hiệu quả của tái cơ cấu nền kinh tế trong 5 năm tới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn 5 năm tới, nguồn lực đầu tư từ xã hội ít nhất phải gấp 5
lần của đầu tư công khoảng 10 triệu tỷ đồng. Vì vậy chúng ta phải huy động
nguồn lực càng nhiều càng tốt. Phải huy động nguồn lực trong dân, các thành
phần kinh tế. Nợ công đã sát trần, áp lực trả nợ lớn, chính sách tiền tệ chật
hẹp lắm rồi. Nguồn vốn đầu tư công cho giai đoạn 2016-2020 là 2 triệu tỷ đồng
đã được Chính phủ công bố, trong đó từ ngân sách Trung ương là 1,2 triệu tỷ
đồng còn lại ngân sách địa phương phải chi 880.000 tỷ đồng. Quốc hội sẽ thảo
luận việc này.
- Thưa ông, trong bối cảnh GDP tăng trưởng thấp và quy
mô 220 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra con số huy động để tái cơ cấu không phải là
ít (10,5 triệu tỷ đồng, tương ứng 480 tỷ USD), như vậy liệu có khả thi không?
- Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ: Cứ nhân
tổng mức huy động toàn xã hội là khoảng 30% GDP ra con số. Mỗi năm quy mô GDP
220 tỷ USD thì 5 năm được bao nhiêu rồi tính 30% của số đó thì sẽ ra con số huy
động nguồn lực. Trong đề án tái cơ cấu lần trước, Chính phủ không đưa ra con số
cụ thể như lần này. Lần này xác định được cũng là nhờ dự báo định hướng. Mình
định hướng được là vì mình làm theo Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà
nước, có kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Từ
đó có điều kiện để cân đối được tổng thể hơn, chứ trước đây ta chỉ làm theo
từng năm.
- Lâu nay hay xảy ra tình trạng các dự án đầu tư công
bị đội vốn so với dự toán ban đầu. Vậy lần này Chính phủ có lường trước những
tình huống này?
- Phó Thủ
tướng Vương Đình Huệ: Sau khi có
Chỉ thị số 1792 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ
vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) và vốn trái phiếu Chính phủ thì Nhà nước kể cả
cấp Trung ương, địa phương chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã được duyệt. Còn
ai làm đội vốn thì người nào quyết định đầu tư, người đó chịu trách nhiệm.
Chính phủ đã nắm kỹ luật, thực hiện thắt chặt tài chính ngân sách. Lần này phải
siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách.
Nhưng có ý kiến cho biết Chính phủ đề xuất nới trần nợ
công để có dư địa mới cho đầu tư phát triển nữa. Vấn đề nới hay không nới trần
nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới
chuyên gia theo nguyên lý chung: Nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có
của ăn của để nên phải đi vay để phát triển. Nhiều người cũng nói rằng tại sao
các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% như Nhật Bản mà mình lại cứ
chốt 65%. Cái này Chính phủ đã tính toán kỹ. Đúng là đặt ra trần nợ công là
quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng. Theo
thông lệ quốc tế, tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ của NSNN trên thu NSNN là 25% đang rất
khó khăn.
Thực tế, năm 2015 tỉ lệ này của Việt Nam đã là 27,5%,
kể cả phần trực tiếp chi trả nợ, phần vay để đảo nợ trong khi giai đoạn hiện
nay và đặc biệt năm 2017 là cực đỉnh của nợ công. Vì vậy, nếu ta nới trần lên
thì áp lực trả nợ sẽ lớn hơn rất nhiều. Do đó, để bảo đảm bền vững an toàn nợ
công thì dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công không vượt quá 65% GDP,
nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia là không quá 55%
GDP cho đến tận năm 2020.
Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ và đã trình với
Quốc hội như thế. Để bảo đảm được đất nước phát triển thì phải có thể chế để
huy động được cao độ nguồn lực. Mọi người đều nói, kiều hối về nhiều, ngoại tệ
trong dân cũng nhiều, vàng trong dân cũng còn lắm. Bây giờ Chính phủ đang đẩy
mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp thành lập nhiều lên thì đầu tư
vào nhiều hơn, môi trường kinh doanh tốt hơn, người dân sẵn sàng bỏ vốn ra để
đầu tư, kinh doanh và Nhà nước phải thực hiện công việc này.
Một đồng Nhà nước bỏ ra đầu tư chỉ có tác dụng “mồi”
thôi. Tái cơ cấu đầu tư công phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và
bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. Muốn như thế thì NSNN chỉ đầu tư vào những
cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất mồi và phấn đấu làm sao tỉ trọng đầu tư
công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống. Thứ hai hệ số sử dụng vốn
(ICOR) phải giảm tức là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt
ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới.
Muốn như thế, phải làm bài bản, khoa học. Kế hoạch đầu
tư công trong 5 năm tới đang được xác định như thế rồi, nhưng từng năm thì phải
siết chặt kỷ luật tài khóa; coi tiết kiệm là quốc sách và siết chặt kỷ luật kỷ
cương, cố gắng tăng thu để tăng chi mà chi tiêu là phải trong khả năng của nền
kinh tế, vay nợ tương ứng với khả năng trả nợ, dứt khoát không nâng trần nợ
công, không để nợ lại cho đời sau gánh.
- Phó Thủ tướng có nói tại thảo luận tổ rằng chi tiêu
theo kịch bản tăng trưởng kinh tế, nhưng dự báo kịch bản tăng trưởng hiện dưới
mức kế hoạch đặt ra thì trần nợ công sẽ tăng lên. Vậy phải khắc phục điều này
như thế nào thưa Phó Thủ tướng?
- Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ: Thực tế, bội chi như năm nay Chính phủ đã đưa xuống
mức rất thấp là 3,5% và như vậy tổng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản không
được như mong muốn của các bộ, ngành, địa phương.
Chính phủ quyết tâm kiểm soát tổng bội chi tuyệt đối
theo đúng số Quốc hội quyết định, tức là không vượt. Nhưng tăng trưởng kinh tế
không đạt, hiện dự báo quy mô GDP là 4,6 triệu tỷ đồng cho nên để khắc phục sẽ
có thêm nguyên tắc bổ sung là nếu như các địa phương giảm thu thì phải điều
chỉnh các khoản chi. Thứ hai, trong thời gian tới đây, phải phấn đấu để tăng
thu ngân sách kể cả thu nội địa và thu thuế quan. Trong thu thuế quan thì quản
lý chặt giá tính thuế. Còn thu nội địa thì mở rộng cơ sở thuế bằng cách nâng
dần tỉ trọng kinh tế phi chính thức lên thành chính thức; khuyến khích 1,7
triệu hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp mới; tăng
cường thêm chế độ chứng từ, hóa đơn ngoài quốc doanh.
- Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!
(Theo
Chinhphu.vn)
-------------
Pv nào đây bố láo. Trần nợ công do quốc hội quy định dựa khoa học, chứ ai nâng, hạ được. Nếu có thì cũng chẳng ông nào đứng tên, mà thuộc về tập thể chính phủ. Đây là loại bài nâng bi của báo quốc doanh
Trả lờiXóaVương Đình Huệ học kinh tế gì và ở đâu mà chi biết hô
Xóakhâu hiệu như thế này thì hỏng qúa rồi !
Một đất nước "rừng vàng biển bạc" có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, có lực lượng lao động trẻ khoẻ, tay nghề cao và 1 đội ngũ giáo sư Tiến sỹ hùng hậu tới 25 nghìn người, đã hơn 40 năm hoà bình thống nhất “thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá" mà không sản suất nổi (1 cái đinh vít) làm không đủ ăn, mỗi một đầu người từ em bé mới sinh đến cụ già sắp về với đất phải mang món nợ công 30 triệu VNĐ.
Trả lờiXóaQuả là đáng buồn và đáng xấu hổ.
Cách đây 12 năm, Nhật Bản, Hàn Quốc đã cho xuất khẩu sang Việt Nam những chiếc ô tô cần cẩu máy xúc, xe nâng và những chiếc xe bơm bê tông tươi lên độ cao 30- 40 mét phục vụ cho các công trình xây dựng. Rất hiện đại, tiện ích và vô cùng hiệu quả.
Cả cỗ máy khổng lồ chỉ cần một thanh niên ôm chiếc hộp điều khiển từ xa đi đi lai lại bấm bấm, như người chơi trò chơi điện tử. Thật nhàn nhã mà khối lượng công việc đổ bê tông trong 1 ca làm việc bằng cả mấy trăm người.
Một chiếc xe như thế giá bán bằng thu nhập của cả một huyện trồng lạc, nuôi tôm cá tra trong suốt cả một năm. Thế mà người Nhật , người Hàn Quốc họ rất khiêm tốn.
Trong khi Việt Nam mới có được một chút tôm đông lạnh cá da trơn và gần đây có được ít hoa quả như dưa hấu Thanh Long, vải thiều xuất khẩu với giá rẻ mạt còn bị đánh thuế chống phá giá, lợi nhuận thu được không đủ chi phí vận chuyển...Thế mà báo chí phát thanh truyền hình ra rả cả ngày ca tụng hết lời. Thật chẳng ra sao.
Không hiểu các nhà quản lý, các đ/c Lãnh đạo đảng nhà nước có suy nghĩ gì không?
Cac dinh cao TRI TE cua dang lai nham nham nhin ao tui tien com coi cua dan ,da gan chay tui de cuop not day .CUOP-CUOP -CUOP NUA -CUOP MAI CHO DAY TUI THAM CUA DANG MOI THOI./
Trả lờiXóaVương Đình Huệ leo được vào BCT cũng nhờ Nguyễn Phú Trọng, bây giờ làm đến Phó TTg, đang tỏ ra là một chuyên gia tài chính, đang tỏ ra sáng suốt cứu nguy nền kinh tế đang suy sụp.
Trả lờiXóaLiệu ông ta có cứu được không?
Khẳng định là không.
Làm được bất cứ điều gì lúc này cũng chỉ để vớt vát trong vô vọng.
ĐCS đã đưa đất nước xuống đến đáy rồi.
Vo vọng
Chắc chắn ông Huệ biết rõ rằng,một "bộ phận không nhỏ" trong đống nợ công đó nằm trong các biệt thự của bọn chóp bu đảng,nằm trong các tài khoản gửi qua các nước tư bản giãy chết cho bọn con cháu chúng ăn chơi đập phá dưới cái mác du học,nằm trong các cổ phần mà vợ con cháu chắt của bọn chúng góp vào các công ty sân sau,các nhà thờ họ hoành tráng,các buổi ăn chơi trác táng không tiếc tiền,các tour du lịch khắp thế giới...
Trả lờiXóa"Đó chính là nét ưu việt của chế độ ta" - cựu anh hùng lực lượng vũ trang Hồ Xuân Mãn
Chào bác pv bưng bô . Trần nợ công do ai quyết định hả ông pv
Trả lờiXóaÔng Vương Đình Huệ có vị trí hôm nay là nhờ ơn "chiếu cố" của cụ Tổng.
Trả lờiXóaNhưng chắc chắn 100% là ông ta chẳng một lòng trung thành với cụ tổng.
Hai vợ chồng cùng mới thăng tiến, chắc ông ta cố gắng nhặt nhạnh chút đỉnh rồi sẽ chuồn sớm mà chẳng sợ bị nhân dân hỏi tội
Nghe thằng huệ nói biết ngay là đứa vô học!!! Đm mấy thằng chó tưởng dân ngu như chúng sao mà thích sủa gì thì sủa tự sướng lòi mẹ cái chuôi nhục lắm huệ ơi!!! Óc chúng mày là óc chó óc lợn giỏi thì 4 triệu đảng viên gần 3 triệu khuyển công an mà từ thắng hồ đến thằng trọng lú quang điên lâm điện ngân ngu phúc đần mà không dám đối thoại với Đức cha NAM,chị Phong Tần,Lê Thị Công Nhân,Mẹ Nấm phải dùng hành động súc vật luật rừng nhục cái đảng chúng mày!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trả lờiXóaHuệ là thằng bình thường như bao người khác thôi! chém gió từ khi lên đến giờ chứ làm được gì nên hồn đâu.
Trả lờiXóa