Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

'Mỹ - Việt đang gần nhau hơn bao giờ hết'

Chuyến công du của đương kim Thường trực Ban bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ vào hạ tuần tháng Mười 2016 là một 'chuyến đi rất đáng kể', phản ánh 'một thay đổi rất lớn' trong quan hệ bang giao hai nước mà trong đó Hoa Kỳ và Việt Nam đang 'gần nhau hơn bao giờ hết', một học giả, nhà quan sát chính trị và bang giao quốc tế người Mỹ nói với Tọa đàm Bàn tròn của BBC tuần này.
Từ Đại học Leiden của Hà Lan, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London bình luận về chuyến đi của ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, tới Mỹ từ ngày 24-30 tháng Mười theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
"Tôi thấy đây là một chuyến đi rất đáng kể bởi vì nếu như chuyến đi trước kia của ông Nguyễn Phú Trọng (thăm Mỹ vào tháng 7/2015) là hơi lạ vì ông không phải trong nhà nước, chính phủ mà là Tổng bí thư Đảng, thì hiện nay, việc ông Đinh Thế Huynh sang Mỹ như thế này phản ánh một thay đổi rất lớn.
Học giả người Mỹ nói với Bàn tròn thứ Năm hôm 27/10:  "Có lẽ quan trọng nhất nó cho thấy hiện nay Mỹ và Việt Nam gần nhau hơn bao giờ hết và điều đó rất rõ. Tôi không có hy vọng nào về TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), số phận của TPP chưa hứa hẹn, nhưng như những người khác đã nói, có một thỏa thuận nhất định giữa hai nước...Đặc biệt trong một thời điểm hết sức căng thẳng mà Hạm đội 3 đang hành động ở Thái Bình Dương, ông Durtete (Tổng thống Philippines) nói những điều quá 'vớ vẩn', nguy hiểm và vô trách nhiệm, cũng như tầm nhìn rất kém về tương lai và trái ngược với tinh thần quan hệ Mỹ - Philippines đã được xây dựng qua một thời gian rất lâu; với những động thái của Nga đối với Mỹ và những đòi hỏi không chính đáng và trái pháp luật của Trung Quốc, hiện nay là một thời điểm rất nguy hiểm. Và tôi thấy ông Đinh Thế Huynh sang Washington vào thời điểm này vài tuần trước kỳ bầu cử, mà có lẽ là 90% bà Hillary (Clinton) sẽ thắng, chỉ có một ý nghĩa duy nhất là... quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, dù có một số khác biệt nhất định, đã vào một thời điểm rất quan trọng và cả hai bên rất muốn biết chắc chắn là hai bên hiểu nhau rất rõ. Bởi vì hiện nay không thể có một nguy cơ mà hai bên không hiểu nhau được, họ phải hiểu rất rõ và vì thế tôi nghĩ việc ông Bộ trưởng Kerry gặp trực tiếp một người trong Bộ Chính trị chưa phải là Tổng bí thư Đảng, chưa phải là ai trong nhà nước, chính phủ, thể hiện phẩm chất quan hệ càng ngày càng thân hơn về nhiều mặt giữa hai nước”.
Hoa Kỳ và Việt Nam đang 'gần nhau hơn bao giờ hết'
trong quan hệ song phương được thể hiện
qua chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh.
                              (theo PGS. TS. Jonathan London từ Hà Lan)
Vội vàng săn đón?
Khi được hỏi phải chăng Hoa Kỳ đang 'vội vàng săn đón, ôm ấp' quan hệ với Việt Nam qua chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh vì nhận thấy các lợi ích trong khu vực và tại Đông Nam Á của Mỹ gặp nguy cơ sau khi lãnh đạo Philippines có những chuyển hướng 'tách ra' khỏi quan hệ với Hoa Kỳ, bên cạnh các diễn biến khác, kể cả việc ông Huynh trước khi thăm Mỹ đã ghé thăm Trung Quốc, PGS. TS. Jonathan London nêu quan điểm: "Quan điểm (cho rằng) thế mạnh của Mỹ ở Thái Bình Dương đang giảm đi, tôi không đồng ý. Nhưng tôi thấy là không khí nói chung trên thế giới hiện nay Mỹ thấy là nguy hiểm và có khả năng cao, đặc biệt với hành động vớ vẩn và nguy hiểm của Durtete ở Philippines, thì có khả năng... Trung Quốc sẽ có một hành động nhất định nào đó (với nguy cơ) cao hơn trước nay.
Một người mà ngày xưa là (lãnh đạo) Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ gặp Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry - là chồng của một tỷ phú Mỹ bán 'ketch-up', thì ông (Kerry) bảo là Việt Nam là 'tư bản chủ nghĩa' và ông Đinh Thế Huynh có lẽ sắp thay thế ông Nguyễn Phú Trọng lên Tổng Bí thư Đảng, thì đó là một kết hợp hơi lạ, rất là thú v ị - PGS. TS. Jonathan London.
"Và vì thế dù chưa có một đe dọa cụ thể, việc hai bên (Mỹ - Việt) gặp nhau cũng có một logics, có lý và dù vấn đề bầu cử bên Mỹ ra sao không quan trọng bằng việc những quyền lợi chiến lược của Mỹ và Việt Nam hiện nay ở Thái Bình Dương là thế nào và hai bên phải kết hợp để bảo vệ nó như thế nào, đó là quan trọng và đó là một việc phải đề cập ngay bây giờ."
Trước câu hỏi liệu chuyến thăm Mỹ của ông Đinh Thế Huynh, có phải là một dạng 'lá phiếu' nào đó mà vị Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư này của ĐCSVN, nhận được từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng liên quan khả năng 'kế nhiệm' chiếc ghế lãnh đạo đảng CSVN và phía Mỹ nghĩ thế nào về chính khách Đinh Thế Huynh, PGS. TS. Jonathan London đáp: "Thực ra hơi lạ là có một người mà ngày xưa là (lãnh đạo) Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam sang Mỹ gặp Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry - là chồng của một tỷ phú Mỹ bán 'ketch-up', thì ông (Kerry) bảo là Việt Nam là 'tư bản chủ nghĩa' và ông Đinh Thế Huynh có lẽ sắp thay thế ông Nguyễn Phú Trọng lên Tổng Bí thư Đảng, thì đó là một kết hợp hơi lạ, rất là thú vị.
"Nhưng dù sao hai nước chắc chắn có những quyền lợi quốc gia mà họ chia sẻ cùng nhau và điều đó là yếu tố cơ bản nhất trong quan hệ này," học giả người Mỹ từ Đại học Leiden của Hà Lan nói với Tọa đàm Bàn tròn của BBC.
(BBC)
------------ 

6 nhận xét:

  1. Khi đcsVN không nắm cổ NDVN, Mỹ sẽ nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam.
    Còn bây giờ chỉ là cò cưa, đưa đẩy, "hò dô khoan, là hù là khoan, là hù là khoan này, khoan ới khoan khoan hò dô"...

    Trả lờiXóa
  2. Gửi anh Bồng!
    Từ lâu, tôi đã đọc các tài liệu của Lê-nin, Mao Trạch Đông & Hồ Chí Minh. Tôi thấy các vị đều rất chú trọng về "cái thời" để củng cố địa vị mà hành động cho mình hợp với lẽ phải. Như Lê-nin đã nói:
    -"Muốn thắng lợi khởi nghĩa không được dựa vào một âm mưu của một chính Đảng, mà phải dựa vào giai cấp tiên phong"- Đó là điều thứ nhất.
    -"Khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân"- Đó là điều thứ hai.
    -"Khởi nghĩa phải dựa vào bước ngoặc trong lịch sử khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả. Khi mà những giao động trong hàng ngũ địch mạnh hơn cả."- Đó là điều thứ ba.
    Còn Mao Trạch Đông, trong bức thư gửi cho Giang Thanh, có viết:
    -"Tuyết gặp ngày xuân thì khó có gì sánh kịp,
    Tiếng tăm lớn, khó lòng giữ trọn được cái tiếng tăm."
    Hồ Chí Minh thì:"Gặp thời một tốt cũng thành công."
    Nhìn vào thực tế như ở trong miền Nam, 6 tháng khô & 6 tháng mưa. Nếu vào 6 tháng mưa, nước chảy vô nhà, xúc đổ ra không hết. Rồi ngày mai nó lại đầy. Còn 6 tháng khô, sẽ kiếm không ra một giọt. Như vậy, cái thời là ở chỗ đó.
    Chắc anh Bồng cũng thừa hiểu, nhân dân VN hiện nay 80-90% đều lo sợ và chán chường nếu Trung Cộng thôn tính & cứ nhún nhường với Trung Cộng thì chỉ có mất nước & nhân dân sẽ chết dần, chết mòn thôi. Nghĩa là chết với TQ về mọi mặt, nào là thiên nhiên bị ô nhiễm, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, thực phẩm & thuốc men nhiễm độc,....như hiện nay nó đang diễn ra.
    Còn về phía Hoa Kỳ, nhân dân VN rất tôn trọng & luôn luôn mong muốn quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ để phát triển đất nước. Trong đó, có tự do dân chủ. Nếu Đảng cộng sản VN hiểu được cái thời này, nghĩa là lòng dân VN & các nước xung quanh đều mến mộ Hoa Kỳ thì cần phải thay đổi để hợp với lòng dân & ý trời.
    Anh Bồng ạ, có lẽ tôi chỉ tâm sự với anh và bạn đọc, còn về cái đầu óc của Nguyễn Phú Trọng, chắc gì nó nghĩ tới cái này? Nó chỉ bó chặt cho cái lý thuyết giáo điều, tìm hiểu, đi sâu vào những nguyên lý tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản để định hướng cho ban tuyên giáo rồi lừa bịp nhân dân thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu một "tay" nào đấy vẫn còn u mê mà đọc được những dòng này của bác Nguyễn Văn Quân thì có lẽ hắn ta lại "nhai lại" rằng: cái ông Nguyễn Văn Quân nào đấy tư tưởng giao động lại "tự diễn biến, tự chuyển hóa" rồi!

      Xóa
  3. Phép đu giây nó phải thế đấy ong giáo sư ạ. Đừng nhầm

    Trả lờiXóa
  4. Vâng,VNCs.và Mỹ gần nhau hơn bao giờ hết nhưng đó là khi các ngài chỉ nhìn thấy những gì xảy ra ở MẶT NGOÀI,còn mặt trong với những
    âm mưu thủ đoạn của CsVN.thì các ngài,xin lỗi,KHÔNG BIẾT gí cả !
    Ông Vũ Cao Phan người trong nước thì không nói làm gì vì ông này
    cũng đu giây trong lý luận,có lúc dám nói sự thật nhưng nhiều khi nói "vuốt đuôi" giới chóp bu như bài này chẳng hạn.Còn Jonathan
    London nguời ngoại quốc cũng chỉ phán đoán ở mặt ngoài thì có gì
    chính xác vì phần cốt lõi của chính trị là những toan tính và ý
    đồ nằm ở BÊN TRONG nội bộ có hơi hám hội kín (Mafia) của họ.

    Trả lờiXóa
  5. Đoàn Vọng Đứclúc 11:01 1 tháng 11, 2016

    Đu dây??? Sao không nhớ lại trước đây đã từng đu dây với Nga và Trung cộng không? Khi Nga sụp đổ thì Nguyễn Văn Linh vội chạy sang TQ lạy lục, bám chặt vào nó, thế rồi để mất bao nhiêu ki-lô-mét vuông ở biên giới phía Bắc, vịnh Bắc Bộ mất biết bao nhiêu có nhớ không? Hiện nay, TQ xây 3 nhà máy hạt nhân giáp biên giới để phá hoại MT không khí VN. Còn ở miền Trung, biển bị nhiễm độc, cá chết hàng loạt, tương lai tới đây, dân VN còn mang biết bao nhiêu bệnh hoạn, con người tàn tật & sinh ra nhiều quái thai. Chắc lúc ấy, lại đổ cho chất độc màu da cam của Mỹ để lấy tiền viện trợ về chăng? Mọi người hãy nhìn Philipin, đừng có mừng TQ sẽ nới lỏng cho Phi, khi làm lơ cho ngư dân ra đánh cá, mà sắp tới đây sẽ có một điều kiện buộc chặt PHi vào cổ đó. Lúc đó, chẳng phải lạy đến Mỹ thôi! Ai mà không biết, mánh khóe của TQ?
    "Cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!"

    Trả lờiXóa